GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TÔNG DU AI CẬP

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp

 

 

 

dẫn nhập

Đây là chuyến tông du ngoại dự tính cho năm 2017, mới được thêm vào, và là chuyến tông du có thể nói là mạo hiểm nhất, hơn cả chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ cuối tháng 11/2014, một chuyến tông du ngài đã bị đe dọa ám sát.

 

Chuyến tông du Ai Cập cuối tuần này của ngài có 3 mục đích rõ ràng: 1- mục đích mục vụ đối với Kitô hữu Công giáo ở một đất nước chỉ là thiểu số và bị bách hại dữ dội; 2- mục đích đại kết đối với Kitô hữu Chính Thống giáo (Coptic Orthodox) ở nước này cũng có các nhà thờ bị các tín đồ Hồi giáo cực đoan quá khích tấn công; và mục đích đối thoại liên tôn (ở the Muslim University of Al-Azhar) với tín đồ Hồi giáo chiếm đa số ở một trong vài quốc gia có nền văn hóa cổ nhất thế giới này.

 

Về vấn đề an ninh của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn sử dụng xe bình thường, không phải loại xe bọc sắt hay loại xe chống đạn, thậm chí loại xe có mui trần để ngài còn có thể ra mặt chào dân chúng nghênh đón ngài ở hai bên đường nữa. Trên chuyến bay từ Ba Tây Nam Mỹ về lại Roma sau chuyến tông du đầu tiên của mình, để trả lời cho câu phỏng vấn thứ hai của thành phần phóng viên truyền thông, ngài đã cho biết chủ trương của ngài như sau:

 

"Nhờ ít vấn đề an toàn mà tôi đã có thể đến với dân chúng, ôm lấy họ, chào hỏi họ, không cần có những chiếc xe bọc sắt... nó là một thứ an toàn tin tưởng vào dân chúng... đúng thế, bao giờ cũng nguy hiểm khi gặp người điên, thế nhưng lúc nào Chúa cũng bảo vệ chúng ta không phải hay sao? Đồng thời cũng điên khùng khi vị giám mục tách mình ra khỏi dân chúng, và tôi thích cái khùng này hơn".

 

LỊCH TRÌNH TÔNG DU

Friday 28 April 2017

10:45 Departure by plane from Rome/Fiumicino Airport for Cairo  
14:00 Arrival at Cairo International Airport  
 

Official welcome

 
  Welcome ceremony in the Presidential Palace in Heliopolis  
  Courtesy visit to the President of the Republic  
  Courtesy visit to the Grand Imam of al-Azhar  
 
  • Speech of the Grand Imam
  • Speech of the Holy Father
 
16:40
  • Speech of the President
  • Speech of the Holy Father
 
 
  • Speech of Pope Tawadros II
  • Speech of the Holy Father
 

Saturday 29 April 2017

10:00 Holy Mass  
12:15 Lunch with the Egyptian bishops and the Papal delegation  
15:15 Meeting and prayer with the clergy, religious and seminarians  
  Farewell ceremony  
17:00 Departure by plane for Rome/Ciampino Airport  
20:30 Arrival at Rome/Ciampino Airport


MỞ ĐẦU - SÁNG THỨ SÁU 28/4/2017

Bao giờ cũng vậy, trước và sau mỗi chuyến tông du của mình ĐTC Phanxicô đều đến Đền Thờ Đức Bà Cả để hiến dâng chuyến tông du cho Đức Mẹ: ngài dâng Mẹ một bó hoa và quì cầu nguyện một lúc trước tượng Mẹ Salus Populi Romani Từ ngày làm giáo hoàng cho tới lần này, xẩy ra vào chiều hôm qua, Thứ Năm 27/4/2017, ngài đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả 46 lần. 


 

Thế rồi, cũng theo thói quen, ngài đã gặp gỡ một số di dân ở Roma đến chào ngài ở Nhà Trọ Matta trước khi ngài ra phi trường. Lần này ngài gặp gỡ 9 thanh niên nam nữ Ai Cập di dân đang ở tạm trú tại Centro Astalli of Rome trong khu JRS (Jesuit Refegee Service). Đây không phải là lần đầu trước khi tong du ngài gặp gỡ thành phần di dân. Vào Tháng 9/2015 gia đình những người tị nạn Kitô giáo Syria ở giáo xứ Thánh Anna Vatican đã đến chào ngài trước chuyến tông du Cuba và Hoa Kỳ. Rồi vào ngày 27/7/2016, 15 thanh niên nam nữ chưa được giấy tờ đi Balan tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần đó cũng đã đến chào ngài.

 

 



ĐTC Phanxicô đã rời Roma sau 11 giờ sang một chút trên chuyến bay Alitalia A321, và sau 3 tiếng 15 phút qua một không trình dài 2.350 cây số, ngài đã đến thủ đô Cairo Ai Cập vào lúc 2 giờ chiều địa phương. Đây là chuyến tong du thứ 18 của ngài, và Ai Cập là nước thứ 27 ngài tới thăm viếng, và đây là chuyến viếng thăm lần thứ hai của một vị giáo hoàng đến một quốc gia ở Bắc Phi (vị giáo hoàng đầu tiên đến đây là ĐTC GPII năm 2000).

 

 


 

 

Sau khi bay được nủa tiéng từ phi trường Fiumicino Roma, ĐTC Phanxicô, theo thói quen, xuống cuối máy bay chào tất cả phái đoàn phóng viên truyền thống tháp tùng ngài trên chuyến bay Airbus Alitalia 321 đến Ai Cập và trở về.

 

 

 

 

“Cám ơn anh chị em đã về việc tháp tùng của anh chị em và về công việc anh chị em làm để giúp cho rất nhiều người hiểu được những gì về chuyến đi này, những gì đã được làm và những gì đã được nói.

 

“Dân chúng theo dõi anh chị em và chuyến đi này ấp ủ một niềm mong đợi đặc biệt. Nó là một chuyến đi do lời mời của Vị Tổng Thống Nước Cộng Hòa này, của Đức Thượng Phụ Tawadros II, của Thượng Phụ Lễ Nghi Copts Alexandria, của Thượng Phụ Công Giáo Lễ Nghi Copts cũng như của Đại Giáo Trưởng Of Al Azhar. Bốn vị đã mời tôi.

 

“Đây là chuyến đi của hiệp nhất và tình huynh đệ. Xin cám ơn việc anh chị em làm là những gì sẽ rất căng thẳng trong thời gian chưa đầy 2 ngày này”.

 

Trong đoàn tùy tùng của ngài, ngoài ĐHY Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ đặc trách Các Giáo Hội Đông Phương Leonardo Sandri, Vị Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất là Kurt Koch, và Đức Giám Mục Bruno Musaró, Khâm Sứ Tòa Thánh ở Ai Cập còn có một thư ký riêng để làm thông dịch viên cho ngài, một nhân viên của văn phòng quốc vụ khanh, đó là Đức Ông Yoannis Lahzi Gaid, một linh mục Công Giáo theo lễ nghi Coptic thuộc Tòa Thượng Phụ Alexandria.

 

 

 

Trong tổng số 90 triệu dân Ai Cập, tối thiểu 85% là tín hữu Hồi giáo, và khoảng chứng 10% tín hữu Kitô giáo, bao gồm cả Chính Thống giáo và Công giáo, cả 2 hầu hết đều thuộc lễ nghi Coptic. Chuyến tông du Ai Cập này của Đức Thánh Cha Phanxicô có ba chiều kích: thứ nhất là chiều kích mục vụ đối với tín hữu Công giáo, thứ hai là chiều kích đại kết đối với tín hữu Chính Thống giáo, thành phần vừa mới bị khủng bố tấn công 2 lần liền trong Tuần Thánh, và thứ ba là chiều kích liên tôn đối với tín hữu Hồi giáo.

 

Trong ngày tông du đầu tiên này ở Ai Cập, Đức Thánh Cha Phanxicô nói 3 bài: bài thứ nhất với các vị thẩm quyền của quốc gia này cùng với ngoại giao đoàn; bài thứ hai ở hội nghị quốc tế về hòa bình ở Al-Azhar (nơi Đức Thượng Phụ hoàn vũ Batolomeo mới phát biểu hôm qua về vai trò của tôn giáo trong thế giới pân cực giữa tương đối chủ nghĩa và cực đoan chủ nghĩa); và bài thứ ba trong cuộc gặp gỡ Đức Thượng Phụ Chính Thống Lễ Nghi Coptic là Tawadros II.

 

Đức Thượng Phụ hoàn vũ Chính Thống Giáo Bartholomeo, trong bài thuyết trình của mình, đã có một số câu phát biểu rất đáng chú ý sau đây:

 

“Tiếc thay, thế giới đương đại của chúng ta đang bị ghi dấu hoặc bởi chủ nghĩa tương đối (relativism) – có lien hệ mật thiết với chủ nghĩa tục hóa (secularism) – hay bởi chủ nghĩa cực đoan bảo thủ (fundamentalism), một chủ nghĩa được nhiều người coi như là phản ứng lại chủ nghĩa tương đối. Thật vậy, chủ nghĩa bảo thủ cực đoan thường cho mình bị đa dọa, thậm chí bị chủ nghĩa tương đối bách hại. Trong khi chủ nghĩa tương đối chối bỏ sự hiện hữu của sự thật thì chủ nghĩa bảo thủ cực đoan coi sự thật của mình là những gì chuyên nhất, và vì thế cần phải được áp đặt trên người khác, do đó làm cho tôn giáo không thể nào trở thành một nhịp cầu nối giữa nhân loại…”

 

 

“Bạo lực thật sự là sự phủ nhận các niềm tin và tín lý nống cốt của tôn giáo”.

 

“Với sự hiện diện của chúng ta hôm nay, trong cuộc Hội Nghị quan trọng này, chúng ta muốn chống lại ít là một thành kiến đó là Hồi giáo không tương đồng với khủng bố, vì khủng bố là những gì xa lạ với bất cứ tôn giáo nào”.


 

 

 

TÔNG DU NGÀY MỘT - THỨ SÁU 28-4-2017


Đức Thánh Cha Phanxicô với Tổng Thống Ai Cập Al Sisi

 

 

Vị tổng thống này, trước đó 2 tiếng, đã nghênh đón ĐTC Phanxicô ở Dinh Heliopolis, khi ngỏ lời chào ngài rằng: "Việc phục hồi vấn đề đối thoại giữa al-Azhar và Giáo Hội Công Giáo là một 'bước tích cực'... Chúng tôi xin lấy làm biết ơn việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cổ võ hòa bình, khoan dung và chung sống giữa các dân nước", và đó là "lý do đáng ca ngợi và trân trọng". 


Vị tổng thống này cũng nhắc nhớ rằng việc Đức Giáo Hoàng viếng thăm này trùng với thời điểm kỷ niệm 70 năm bang giao giữa Ai Cập và Vatican, và Đức Thánh Cha Phanxicô là "một vị khách quí và là vị lãnh đạo tinh thần cho các dân tộc thuộc các tôn giáo khác nhau". 


Vị tổng thống này tái khẳng định quyết tâm "nhổ tận gốc khủng bố". Nước Ả Rập này "ở ngay tuyến đầu của nạn khủng bố và đã phải trả giá đắt bằng mạng sống con người "để chống khủng bố". "Một Hồi giáo chân chính không bao giờ ra lệnh sát hại, nhưng theo đuổi "hòa bình và khoan dung".

 

 

 

VỚI THÀNH PHẦN THẨM QUYỀN VÀ CHÍNH TRỊ GIA AI CẬP
THỨ SÁU 28/4/2017



"Không có một xã hội văn minh nào có thể được xây dựng mà không nhổ tận gốc hết mọi ý hệ sự dữ, bạo lực và cực đoan là những gì đang lạm dụng đàn áp người khác và trong việc hủy hoại đi tính chất đa dạng bằng cách mạo dụng và tục hóa Thánh Danh Thiên Chúa".

 

Ngài Tổng Thống, Quí Vị Tôn Nữ Tôn Nam,

Tôi chỉ biết phấn khích các nỗ lực kiên trì đang được thực hiện để hoàn thành một số những dự án quốc gia và nhiều sáng kiến xây dựng hóa bình, cả ở trong xứ sở này lẫn ở cả bên ngoài biên cường ờ cõi của nó, nhắm đến việc phát trIển một cách thịnh vượng và hòa bình là những gì nhân dân của nó mong ước và đáng hưởng.

Phát triển, thịnh vượng và hòa bình là những sự thiện thiết yếu xứng đáng mọi hy sinh. Chúng là những đích điểm đòi phải nỗ lực hoạt động, xác tín và dấn thân, phác họa một cách thích đáng và nhất là tôn trọng các quyền lợi bất khả tước đoạt của con người, như quyền bình đẳng giữa tất cả mọi công dân, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do phát biểu bất khả phân biệt (cf. Universal Declaration of Human Rights; Egyptian Constitution of 2014, Chapter 3). Những đích điểm này cũng đòi phải lưu ý đặc biệt đến vai trò của nữ giới, của giới trẻ, của người nghèo và của người bệnh. Nói cho cùng thì vấn đề phát triển thực sự được đo lường bởi mối quan tâm giành cho con người, thành phần là cốt lõi của tất cả mọi phát triển: quan tâm đến việc giáo dục của họ, sức khỏe và phẩm giá của họ. Cái cao cả của bất cứ quốc gia nào là ở việc nó chăm sóc một cách hiệu năng các phần tử mềm yếu nhất trong xã hội - phụ nữ, trẻ em, người già, bệnh nhân, khuyết tật nhân và thiểu số - không để cho bất cứ một con người hay nhóm nào trong xã hội bị loại trừ hay sống bên lề xã hội.

Trong tình trạng mong manh và phức tạp của thế giới ngày nay, một thế giới tôi đã diễn tả là “một thế chiến đang đánh nhau từng phần”, cần phải nói rõ ràng rằng không có một xã hội văn minh nào có thể được xây dựng mà không nhổ tận gốc hết mọi ý hệ sự dữ, bạo lực và cực đoan là những gì đang lạm dụng đàn áp người khác và trong việc hủy hoại đi tính chất đa dạng bằng cách mạo dụng và tục hóa Thánh Danh Thiên Chúa. Ngài Tổng Thống, ngài đã thường nói về điều này cũng như vào các dịp khác nhau một cách rõ ràng đáng chú ý và cảm nhận.

Tất cả chúng ta đều có phận sự dạy cho các thế hệ tương lai rằng Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành trời đất, không cần được con người bảo vệ; thật vậy, chính Ngài là Đấng bảo vệ họ. Ngài không bao giờ muốn chết chóc gây ra cho con cái của Ngài, mà là muốn họ được sự sống và hạnh phúc. Ngài không thể nào lại đòi hỏi cũng chẳng chính đáng hóa bạo lực; thật thế, Ngài kỵ và loại trừ bạo lực (“Thiên Chúa… ghét kẻ yêu thích bạo lực”: Thánh Vịnh 11:5).  Vị Thiên Chúa chân thật này kêu gọi hãy có một tình yêu thương vô điều kiện, sự tha thứ từ ái, lòng thương xót, hoàn toàn tôn trọng hết mọi sự sống, và tình huynh đệ giữa con cái của Ngài, thành phần tín hữu cũng như không tín hữu.

Phận vụ của chúng ta là cùng nhau loan báo rằng lịch sử không tha thứ cho những ai rao giảng công lý mà sau đó lại thực hành bất chính. Lịch sử không tha thứ cho những ai nói về bình đẳng mà sau đó lại loại trừ đi những ai khác biệt. Phận sự của chúng ta là lột mặt nạ những kẻ rao bán các thứ ảo tưởng về đời sau, những ai giảng dạy hận thù ghen ghét để cướp mất tính chất chân thành nơi đời sống hiện tại của họ cũng như quyền sống xứng với phẩm giá của họ, và những ai khai thác kẻ khác bằng việc lột trần những ý nghĩ chết chóc và những ý hệ cực đoan, trong khi chấp nhận tính chất bất tương hợp giữa đức tin chân thực và bạo lực, giữa Thiên Chúa và các hành động của kẻ sát nhân.

Trái lại, lịch sử tôn vinh những con người nam nữ của hòa bình, những con người can đảm và bất bạo động nỗ lực xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn: “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mathêu 5:9).

Ai Cập, vào thời của Giuse, đã cứu những người khác khỏi nạn dói (xem Khởi Nguyên 47:57); ngày nay nó được kêu gọi để cứu miền đất yêu dấu này khỏi nạn đói yêu thương và tình huynh đệ. Nó được kêu gọi lên án và khống chế tất cả mọi bạo lực và khủng bố. Nó được kêu gọi để gieo rắc hạt giống hòa bình trên tất cả mọi tấm lòng khao khát sống chung an lành, khao khát công ăn việc làm xứng đáng và khao khát nền giáo dục nhân bản. Ai Cập, trong việc xây dựng hòa bình và đồng thời chiến đấu với nạn khủng bố, được kêu gọi để chứng tỏ rằng “al-din lillah wal watan liljami” – tôn giáo thuộc về Thiên Chúa và quốc gia thuộc về tất cả mọi người”, như khẩu hiệu của cuộc Cách Mạng ngày 23/7/1952. Ai Cập được kêu gọi chứng tỏ rằng việc tin tưởng và sống hòa hợp với nhau là những gì khả dĩ, chia sẻ với họ những giá trị nồng cốt của con người và tôn trọng quyền tự do và đức tin của tất cả mọi người (cf. Egyptian Constitution of 2014, Article 5). Ai Cập đóng một vai trò đặc biệt về phương diện này, nhờ đó mà miền đất đây, cái nôi của ba đại tôn giáo, có thể và thật sự bừng dậy khỏi cái đêm dài hoạn nạn, và một lần nữa chiếu tỏa những giá trị cao cả của công lý và tình huynh đệ là nền tảng vững chắc và là đường lối cần thiết dẫn đến hòa bình (cf. Message for the 2014 World Day of Peace, 4). Người ta không thể mong đợi gì hơn nữa nơi các đại quốc!

Năm nay là năm đánh dấu 70 năm mối liên hệ ngoại giáo giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập, một quốc gia Ả Rẫp đầu tiên thiết lập mối liên hệ như vậy. Những mối liên hệ ấy bao giờ cũng có đặc tính thân hữu, trân trọng và tương hợp. Tôi hy vọng rằng chuyến viếng thăm của tôi giúp củng cố và kiên cường mối liên hệ ấy.

Bình an là tặng ân Thiên Chúa ban, nhưng cũng là công việc của con người. Nó là một sự thiện cần phải xây đắp và bảo vệ, bằng việc tôn trọng nguyên tắc hỗ trợ quyền lực của luật pháp chứ không phải luật pháp của quyền lực / the force of law and not the law of force (cf. Message for the 2017 World Day of Peace, 1). Bình an cho xứ sở than yêu này! Bình an cho toàn miền đất này, nhất là cho Palestine và Do Thái, cho Syria, cho Lybia, cho Yemen, cho Iraq, cho Nam Sudan. Bình an cho tất cả mọi người thiện tâm!

…………….

“Phúc cho Ai Cập dân của Ta”, Chúa nói trong Sách Isaia (19:25).

Shukran wa tahya misr! Xin cám ơn anh chị em và Ai Cập muôn năm!

http://www.news.va/en/news/pope-francis-addresses-egypts-civil-authorities-fu

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu                                                                         

 

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô ngỏ lời cùng Hội Nghị Quốc Tế Al -Azhar về Hòa Bình

 

(Al-Azhar là viện thần học và tôn giáo có giá nhất của giáo phái Hồi giáo Sunni trên thế giới 

và là đại học đường Hồi giáo cổ nhất)


 

 

"Cùng nhau chúng ta hãy khẳng định tính chất bất tương hợp giữa niềm tin và hận thù ghen ghét".

"Là thành phần lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi lên án các nỗ lực biện minh cho hết mọi hình thức hận thù ghen ghét nhân danh tôn giáo". Cần phải "ngăn chặn luồng tiền bạc và khí giới cung cấp cho nhng ai khơi động bạo lực... là việc chối bỏ hết mọi thể hiện tôn giáo chân thực".

"Chẳng có ích gì trong việc lên tiếng rồi lo chạy tìm kiếm khí giới bảo vệ bản thân mình: cái cần ngày nay là những con người xây dựng hòa bình, chứ không phải là những kẻ phát động xung đột, những lính cứu hỏa chứ không phải những tay châm lửa; những giảng viên hòa giải chứ không phải những tên khơi động hủy diệt". 

 

ĐTC Phanxicô và Đại Giáo trưởng Hồi giáo Ai Cập Al Tayyeb

 

ĐTC Phanxicô cùng Thượng Phụ Chính Thống Lễ Nghi Coptic Tawadros II

 

"Việc tiến bộ sâu xa trong cuộc hành trình đại kết của chúng ta cũng được nâng dỡ, một cách huyền nhiệm và thật là thích đáng, bằng một thứ đại kết chân thực bằng máu"





Hai vị lãnh đạo ký vào Bản Tuyên Ngôn chung, trong 12 điều có câu:
"Tự do tôn giáo, bao gồm cả tự do lương tâm, những gì được bắt nguồn nơi phẩm giá của con người, là nền tảng của tất cả mọi quyền tự do khác. Nó là một thứ quyền linh thánh và bất khả lấy đi".





Đức Thánh Cha Phanxicô kính viếng các nạn nhân của cuộc khủng bố tấn công vào Tháng 12/2016




TÔNG DU NGÀY THỨ HAI - THỨ BẢY 29/4/2017





ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
CHỦ TẾ VÀ GIẢNG LỄ CHO TÍN HỮU CÔNG GIÁO 
Tại Air Defense Stadium”  Cairo Ai Cập Thứ Bảy 29/4/2017



"Đấng Phục Sinh đã làm cho họ sống lại từ ngôi mộ ngờ vực của họ và sâu thương của họ. Khi gặp gỡ Chúa, Đấng tử giá và phục sinh, họ đã khám phá ra ý nghĩa và viên trọn của tất cả Thánh Kinh, Lề Luật và lời Các Tiên Tri. Họ đã khám phá ra ý nghĩa của cái thảm bại hiển nhiên của thập tự giá.
Những ai không trải qua từ cảm nghiệm của thập giá đến sự thât của phục sinh là những kẻ mang lại cho mình bản án tuyệt vọng!"


 

 

As-salamu alaykum!   Bình an ở cùng anh chị em!


Bài Phúc Âm hôm nay cho Chúa Nhật III Phục Sinh nói với chúng ta về cuộc hành trình về Emmau của hai môn đệ lên đường từ Giêrusalem. Bài Phúc Âm này có thể được tóm gọn trong 3 chữ: chết đi, sống lại và sự sống.


Chết đi. Hai người môn đệ đầy thất vọng và chán nản này đang trở về với đời sống bình thường. Vị Sư Phụ đã chết nên chẳng còn gì là hy vọng nữa. Họ cảm thấy chán nản và thất vọng. Cuộc hành trình của họ là một cuộc hành trình trở về, khi họ bỏ lại sau lưng cái cảm nghiệm đớn đau về cuộc khổ giá của Chúa Giêsu. Cuộc khủng hoảng thập giá, thực sự là những gì "tệ hại" và là những gì "điên rồ" của thập giá (xem 1Corinto 1:18,2:2), dường như đã chôn vùi đi mọi thứ hy vọng nơi họ. Đấng mà họ đã tin tưởng cậy dựa xây dựng đời sống của họ đã chết rồi; nơi cái thảm bại của Người, Người đã mang đi tất cả những gì là hứng thú của họ xuống mồ.


Họ không thể nào tin rằng Thầy của họ và là Đấng Cứu Thế của họ, Đấng đã làm cho các kẻ khác sống lại và đã chữa lành bệnh nạn tật nguyền, lại đi đến chỗ bị treo trên cây thập tự giá nhục nhã như vậy. Họ không thể hiểu được tại sao Thiên Chúa Toàn Năng đã không ra tay cứu Người khỏi cái chết nhuốc hổ như vậy. Cây thập tự giá của Chúa Kitô đã trở thành cây thập tự giá của những gì họ nghĩ về Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô đã là cái chết về những gì họ tưởng tượng Thiên Chúa thế này thế kia. Thế nhưng, họ mới thực sự là kẻ đã chết đi, đã bị chôn táng trong ngôi mồ kiến thức hạn hẹp của họ.


Thường xuyên biết bao chúng ta làm cho mình trở thành bại liệt bởi việc không chịu biến đổi ý nghĩ của chúng ta về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa đã bị tạo dựng nên theo hình ảnh và tương tự con người! Thường xuyên biết bao chúng ta thất vọng bởi việc không chịu tin tưởng rằng quyền toàn năng của Thiên Chúa là một thứ quyền năng và quyền uy của yêu thương, tha thứ và sự sống!

Các người môn đệ này đã nhận ra Chúa Giêsu nơi "việc bẻ bánh", nơi Thánh Thể. Trừ phi chúng ta xé rách bức màn che phủ nhãn quan của chúng ta và phá tan cái cứng lòng của chúng ta cùng với các thành kiến của mình, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể nhận ra dung nhan của Thiên Chúa.

Sống lại. Trong bóng lu mờ của cái đêm tối nhất của mình, ở vào lúc họ thất vọng nhất, thì Chúa Giêsu đã đến với hai người môn đệ ấy và bước đi bên họ, làm cho họ thấy rằng Người là "Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" Gioan 14:6). Chúa Giêsu đã biến nỗi thất vọng của họ thành sự sống, vì khi niềm hy vọng của con người tan biến, thì niềm hy vọng thần linh bắt đấu chiếu soi nơi vị thế của nó. "Những gì con người bất khả thì lại khả dĩ với Thiên Chúa" (Luca 18:27; xem 1:37). Khi chúng ta chạm tới vực thẳm của thua bại và bất lực, khi chúng ta tước lột bản thân mình khỏi cái ảo tưởng cho mình là đệ nhất thiên hạ, ảo tưởng tự mãn và cho mình là tâm điểm của thế giới này thì Thiên Chúa mới chạm tới chúng ta để biến đêm đen của chúng ta thành rạng đông, biến nỗi khốn khổ của chúng ta thành niềm vui, biến đổi cái chết của chúng ta thành phục sinh. Người đã quay gót họ về lại Giêsurusalem, về lại với sự sống và về lại với cuộc vinh thắng của Thánh Giá (xem Do Thái 11:34).

Sau khi gặp gỡ Chúa Phục Sinh, hai người môn đệ tràn đầy hân hoan, tin tưởng và nhiệt thành trở về, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã làm cho họ sống lại từ ngôi mộ ngờ vực của họ và sâu thương của họ. Khi gặp gỡ Chúa, Đấng tử giá và phục sinh, họ đã khám phá ra ý nghĩa và viên trọn của tất cả Thánh Kinh, Lề Luật và lời Các Tiên Tri. Họ đã khám phá ra ý nghĩa của cái thảm bại hiển nhiên của thập tự giá.

Những ai không trải qua từ cảm nghiệm của thập giá đến sự thât của phục sinh là những kẻ mang lại cho mình bản án tuyệt vọng! Vì chúng ta không thể nào gặp gỡ Thiên Chúa mà không trước hết đóng đinh các quan niệm hẹp hòi của mình về một vị thiên chúa chỉ suy nghĩ theo kiến thức của mình liên quan đến những gì là toàn năng và quyền lực.

Sự sống. Cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi đời sống của hai người môn đệ này, vì việc gặp gỡ Đấng Phục Sinh là cuôc gặp gỡ biến đổi hết mọi đời sống, và làm sinh hoa kết trái những gì là son sẻ khô cằn (cf. BENEDICT XVI, General Audience, 11 April 2007). Đức tin vào sự phục sinh không phải là một thứ sản phẩm của Giáo Hội, nhưng chính Giáo Hội được xuất phát từ niềm tin vào sự phục sinh. Như Thánh Phaolô nói: "Nếu Chúa Kitô đã không sống lại thì việc rao giảng của chúng tôi hóa ra luống công vô ích và đức tin của anh em chỉ bằng không" (1Corinto 15:14).

Vị Chúa Phục Sinh đã biến khuất khỏi mắt của các môn đệ này để dạy chúng ta rằng chúng ta không thể bám víu vào Chúa Giêsu như Người đã xuất hiện ra trong lịch sử: "Phúc cho những ai tin tưởng mà chẳng thấy" Gioan 21:29; xem 20:17). Giáo Hội cần nhận biết và tin tưởng rằng Chúa Giêsu sống trong Giáo Hội và ban cho Giáo Hội sự sống nơi Thánh Thể, Thánh Kinh và các bí tích. Các môn đệ trên đường về Emmau đã nhận ra điều ấy, và đã trở về Giêrusalem để chia sẻ cảm ngiệm của họ với những người môn đệ khác: "Chúng tôi đã thấy Đấng Phục Sinh... Phải, Người đã thực sự sống lại!" (Luca 24:32).

Cảm nghiệm của các người môn đệ này trên đường về Emmau dạy chúng ta rằng chẳng có ích gì ở những nơi chúng ta tôn thờ đông đầy mà lòng chúng ta lại trống rỗng niềm kính sợ Thiên Chúa cùng với sự hiện diện của Ngài. Cầu nguyện nào có ích gì nếu việc chúng ta cầu nguyện cùng Thiên Chúa lại không hướng đến tình yêu thương anh chị em của chúng ta. Tất cả tính chất đạo đức của chúng ta chẳng có nghĩa lý gì nếu nó không được tác động bởi niềm tin sâu xa và bác ái yêu thương. Chuyện cần phải quan tâm đến hình ảnh của chúng ta nào có ích gì, vì Thiên Chúa nhìn vào tâm hồn và tâm can (xem 1Samuel 16:7), và Ngài rất kỵ những gì là giả hình (cf. Lk 11:37-54; Acts 5:3, 4 - Thánh Ephraim kêu lên rằng: “Chỉ cần bỏ cái mặt nạ che đậy những gì là giả hình thì các bạn sẽ chỉ thấy toàn là băng hoại thôi" - Sermon. “Khốn cho họ là những kẻ hai lòng" theo Sách Ecclesiasticus - 2:14, Vulg). Đối với Thiên Chúa, thà đừng tin tưởng còn hơn trở thành một kẻ tin tưởng sai lầm, mt kẻ giả hình!

Đức tin chân thực là đức tin làm cho chúng ta bác ái hơn, nhân hậu hơn, chân thành hơn và nhân bản hơn. Nó tác động lòng của chúng ta để yêu thưong hết mọi người bất chấp cái giá phải trả, bất phân biệt và bất thiên vị. Nó làm cho chúng ta thấy người khác không phải là kẻ thù cần phải không chế, mà là một người anh chị em cần phải yêu thương, phục vụ và giúp đáp. Nó thúc đẩy chúng ta tiếp tục loan truyền, bênh vực và sống thứ văn hóa gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ. Nó cống hiến lòng can đảm để tha thứ cho những ai phạm đến chúng ta, giơ tay ra với những ai sa phạm, cho kẻ trần trụi mặc, cho kẻ đói ăn, viếng thăm tù nhân, giúp đỡ cô nhi, cho kẻ khát uống, và giúp đỡ người già yếu và những ai thiếu thốn (xem Mathêu 25). Đức tin chân thật dẫn chúng ta đến chỗ bảo vệ quyền lợi của những người khác với cùng một lòng nhiệt thành và hăng say chúng ta sử dụng để bênh vực quyền lợi của chúng ta. Thật vậy, chúng ta càng gia tăng trong đức tin và kiến thức, thì chúng ta càng trưởng thành trong sự khiêm hạ và trong sự nhận biết cái bé nhỏ của chúng ta.

Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa chỉ hài lòng trước một đức tin được loan báo bằng đời sống của chúng ta, vì chỉ có thành phần tín hữu cuồng tín này mới có đức tin bác ái ấy! Bất cứ một thứ cuồng tín nào khác không xuất phát từ Thiên Chúa thì không làm hài lòng Ngài! 

Vậy, giờ đây, như các người môn đệ về Emmau, tràn đầy niềm vui, lòng can đảm và đức tin, anh chị em hãy trở về với Giêrusalem của mình, đó là trở về với cuộc sống hằng ngày của anh chị em, với gia đình của anh chị em, với công việc của anh chị em và với xứ sở thân yêu của anh chị em. Đừng sợ mở lòng mình ra cho ánh sáng của Chúa Phục Sinh và hãy để Người biến đổi những gì bất định của anh chị em thành một quyền lực tích cực cho chính bản thân của anh chị em và những người khác. Đừng sợ yêu thương hết mọi người, bạn bè và kẻ thù nữa, vì sức mạnh và kho tàng của kẻ tin ở tại một đời sống yêu thương!

Xin Đức Mẹ và Thánh Gia, các Đấng ở nơi mảnh đất khả kính của anh chị em đây, soi sáng tấm lòng của chúng ta và chúc lành cho anh chị em và xứ sở thân yêu Ai Cập của anh chị em, một xứ sở ở thuở bình minh của lịch sử Kitô giáo đã đón nhận việc rao giảng của Thánh Marco, và qua suốt giòng lịch sử của mình đã mang lại nhiều vị tử đạo và đông đảo các con người nam nữ thánh thiện.

Al Masih qam!  Bi-l-haqiqa qam!

Christ is risen!  He is truly risen!

 http://www.news.va/en/news/pope-francis-in-cairo-full-text-of-homily-at-sat-a


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

 

 

Huấn Từ ngỏ cùng Thành Phần giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh 
tại Chủng Viện Thượng Phụ Thánh Lêô Cả ở Al-Maadi
về 7 khuynh hướng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

As-salamu alaykum! Bình an cho anh chị em!

 

...

 

Mặc dù có nhiều lý do để chán nản, giữa nhiều thành phần tiên tri của việc hủy hoại và lên án, cũng như giữa rất nhiều tiếng nói tiêu cực và thất vọng, chớ gì anh chị em là một thứ lực tích cực, là muối và là ánh sáng cho xã hội này. Như bộ máy của một chuyến xe lửa, chớ gì anh chị em là lực kéo để dẫn tất cả đến đích của họ. Chớ gì anh chị em là những cn người gieo vãi niềm hy vọng, là những người bắc các nhịp cầu và là tác nhân của việc đối thoại và hòa giải.

 

Điều này có thể xẩy ra nếu con người nam nữ sống đời tận hiến không chào thua các khuynh hướng hằng ngày họ gặp phải trên đời. Tôi xin đề cao một số những khuynh hướng lớn nhất trong các khuynh hướng này:

 

1- Khuynh hướng để bị bị lôi kéo hơn là lôi kéo. Vị Mục Tử Nhân Lành có trách nhiệm hướng dẫn chiên (xem Gioan 10:3-4), mang chúng tới những đồng cỏ xanh tươi và những suối nước tuôn chảy (xem Thánh Vịnh 23). Ngài không thể để cho mình bị kéo lê bởi chán chường và bi quan yếm thế: "Tôi có thể làm gì đây?" Ngài bao giờ cũng đầy khởi động và sáng tạo, như giòng suối nước tuôn chảy cho dù giữa cảnh khô cằn. Ngài lúc nào cũng chia sẻ việc chăm sóc ủi an ngay cả khi cảm thấy tan nát cõi lòng. Ngài là một người cha khi con cái của ông tỏ ra biết ơn ông, nhưng đặc biệt là khi chúng tỏ ra vô ơn bội nghĩa (xem Luca 15:11-32). Việc chúng ta trung thành với Chúa không bao giờ được tùy thuộc vào lòng biết ơn của con người: "Cha các con là Đấng thấu biết nơi kín đáo sẽ tưởng thưởng cho các con" (Mathêu 6:4,6,18).

 

2- Khuynh hướng liên tục phàn nàn trách móc. Thật là dễ dàng cứ than phiền về người khác, về những thiếu sót của bề trên, vào tình trạng của Giáo Hội và xã hội, về thiếu cơ hội... Thế nhưng, những con người tận hiến, nhờ được xức dầu Thánh Linh, là những con người biến mọi chướng ngại thành cơ hội, chứ không phải biến mọi khó khăn thành cớ thoái thác! Con người nào cứ luôn phàn nàn trách móc thực sự là kẻ không muốn làm việc. Chính vì thế mà Chúa đã nói cùng các vị mục tử rằng: 'Hãy giơ đôi tay rã rời của ngươi lên và hãy kiên cường đầu gối yếu mềm' (Heb 12:12; xem Is 35:3).

 

3- Khuynh hướng đồn đoán nhảm nhí và ghen tương tị hiềm. Nó là những gì rất nguy hiểm nếu những con người sống đời tận hiến tu trì thay vì giúp đỡ những con người nhỏ bé tăng trưởng và hoan hỉ nơi sự thành đạt của anh chị em mình, thì lại để mình bị thống trị bởi lòng ghen tương tị hiềm và làm tổn thương người khác bằng việc đồn đoán nhảm nhí. Khi họ, thay vì nỗ lực vươn lên, lại bắt đầu hủy hoại những ai vươn lên; thay vì theo gương sáng của những người đó thì họ lại phán xét và hạ giá những người ấy. Lòng tị hiềm ghen tị là một chứng ung thư hủy hoại thân xác bất kể thời gian: 'Nếu nước nào chia rẽ nhau thì nước ấy không thể nào tồn tại. Nếu nhà nào chia rẽ thì nhà ấy sẽ không thể đứng vững" (Marco 3:24-25). Thật vậy, "vì lòng ghen tị của ma quỉ mà chết chóc đã lọt vào thế gian" (Khôn Ngoan 2:24). Việc đồn đoán nhảm nhí là phương tiện của nó và là khí giới của nó vậy.

 

4- Khuynh hướng so sánh mình với người khác. Việc phong phú ở nơi tính chất đa dạng và tính chất chuyên biệt của mỗi người chúng ta. So sánh mình với những ai khá hơn mình thường tiến tới chỗ ác cảm; so sánh mình với những ai tệ hơn mình thường dẫn tới chỗ kiêu hãnh và lười biếng. Những ai lúc nào cũng so sánh mình với người khác thì cuối cùng trở thành bại liệt. Chớ gì chúng ta học được cảm nghiệm của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô về tính chất đa dạng cỉa các phẩm tính, các đặc sủng và các ý kiến nhờ việc sẵn sàng lắng nghe và tỏ ra dễ dạy với Chúa Thánh Linh. 

 

5- Khuynh hướng trở thành như một Pharaoh, tức là trở thành cứng lòng và khép mình lại trước Chúa và anh chị em của chúng ta. Khuynh hướng này ở đây là nghĩ rằng chúng ta khá hơn người khác, và hãnh diện được hơn họ; cho mình đáng được hầu hạ hơn là hầu hạ. Nó là thứ khuynh hướng, ngay từ ban đầu, đã hiện diện nơi các môn đệ, thành phần - như Phúc Âm cho chúng ta biết - "trên đường đi đã tranh luận với nhau xem ai là người cao trọng nhất" (Marco 9:34). Chất khử đi cái độc này là: "Nếu ai muốn làm đầu thì họ phải là cuối rốt mọi người và là đầy tớ mọi người" (Marco 9:35).

 

6- Khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa. Như một vị Ai Cập nổi tiếng đã nói: "Tôi và sau tôi là lụt lội!" Đó là khuynh hướng của con người vị kỷ: từ từ họ sẽ mất đích nhắm, và thay vì nghĩ về người khác, họ lại trơ trẽn chỉ nghĩ về bản thân mình thôi, tệ hơn nữa, lại công chính hóa bản thân mình. Giáo Hội là một cộng đồng tín hữu, Thân Thể Chúa Kitô, nơi ơn cứu độ của một phần tử này có liên hệ tới thánh đức của tất cả mọi người (xem 1Corinto 12:12-27; Lumen gentium 7). Cá nhân chủ nghĩa là nguyên nhân gây ra tệ hại và xung khắc.

 

7- Khuynh hướng cứ tiến bước một cách vô phương hướng và bất định. Những con người nam nữ sống đời thánh hiến có thể đánh mất căn tính của mình và bắt đầu trở thành "ba phải sao cũng được". Họ có thể sống với một con tim giữa Thiên Chúa và thế tục. Họ có thể quên đi tình yêu ban đầu của họ (xem Khải Huyền 2:4). Thật vậy, khi họ đã đánh mất cái căn tính rõ ràng và vững chắc của họ, thì những con người nam nữ tận hiến cuối cùng tiến bước một cách vô định; thay vì dẫn dắt người khác, họ lại làm người khác bị phân tán đi. Căn tính của anh chị em là con cái nam nữ của Giáo Hội đó là những tín hữu Copts - một căn tính có nguồn gốc cao quí và cổ kính - và là Công giáo - thuộc về một Giáo Hội phổ quát: như một cái cây, càng đâm rễ sâu vào lòng đất thì càng vươn cao lên trời!

 

Các bạn sống đời tận hiến thân mến, việc chống chọi với những khuynh hướng này không phải là chuyện dễ, nhưng khả dĩ nếu chúng ta được tháp nhập với Chúa Giêsu: "Các con hãy ở trong Thày và Thày ở trong các con. Như cành nho tự mình không thể nào sinh hoa trái trừ khi dính liền với cây nho thế nào thì các con cũng thế, trừ phi các con ở trong Thày" (Gioan 15:4). Chúng ta càng đâm rễ sâu vào Chúa Kitô thì chúng ta càng sống động và sinh hoa kết trái! Chỉ có thế chúng ta mới bảo trì được cái ngỡ ngàng và niềm đam mê của cuộc gặp gỡ ban đầu với Thiên Chúa, và mới cảm nghiệm được cái hứng khởi mới mẻ cùng lòng biết ơn trong đời sống của chúng ta với Thiên Chúa cũng như nơi sứ vụ của chúng ta. Phẩm chất của việc chúng ta tận hiến lệ thuộc vào phẩm chất của đời sống thiêng liêng của chúng ta.

 

Ai Cập đã làm phong phú Giáo Hội bằng giá trị vô giá của đời sống đan tu. Bởi thế, tôi tha thiết kêu gọi anh chị em hãy rút tỉa từ gương của Thánh Phaolô Ẩn Sĩ, Thánh Antôn, các vị Tổ Phụ Sa Mạc, và muôn vàn đan sĩ nam nữ, bằng đời sống và gương sống của mình, đã mở cửa nước trời cho rất nhiều anh chị em. Cả anh chị em nữa cũng là muối đất và là áng sáng thế gian, nhờ đó là cơ hội cứu độ cho chính bản thân anh chị em cũng như cho tất cả những người khác, tín hữu cũng như vô tìn hữu, nhất là cho những ai nghèo khổ, những ai thiếu thốn, bị bỏ rơi và bị loại trừ.

 

Xin Thánh Gia bảo vệ và chúc lành cho tất cả anh chị em, xứ sở của anh chị em và tất cả nhân dân của anh chị em. Với tất cả lòng mình, tôi xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho anh chị em, và qua anh chị em tôi xin chào tín hữu là những người được Chúa ủy thác cho anh chị em chăm sóc. Xin Ngài ban cho anh chị em các hoa trái của Thánh Linh của Ngài là: yêu thương, hoan lạc, bình an, nhẫn nại, từ ái, nhân lành, thành tín, dịu hiền, tự chủ" (Galata 5:22).

 

Anh chị em luôn ở trong tâm can của tôi và lời cầu nguyện của tôi. Hãy can đảm và tiến bước theo ơn trợ giúp của Thánh Linh! "Đây là ngày Chúa đã lập nên, chúng ta hãy hân hoan trong Ngài!" Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi!       

http://www.news.va/en/news/pope-to-egypts-priests-and-religious-be-sowers-of

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu       

 

 

 

 

 

 

TRUYỀN THÔNG PHỎNG VẤN

 

 

 

 

 

 

Về tình hình Bắc Triều Tiên: "Vấn đề đầu đạn nguyên tử Hàn quốc đã được nói đến cả năm nay, thế nhưng giờ đây vấn đề trở nên quá ư là nóng bỏng. Tôi khẩn thiết xin hãy thương thuyết vì nó liên quan đến tương lai của nhân loại... Ngày nay một thứ chiến tranh lan tràn sẽ hủy diệt một phần lớn nhân loại, điều này là những gì kinh hoàng. Cần có một giải pháp ngoại giao và can thiệp của tổ chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức cần phải lấy lại vai trò lãnh đạo của mình vì vai trò này đang suy yếu một chút". 

VVề bầu cử ở Pháp và tình hình Âu Châu: "… Mỗi quốc gia đều tự do thực hiện những chọn lựa được tin là thuận lợi nên tôi không thể phán đoán về lý do quyết định này nọ. Tôi không biết chuyện chính trị nội bộ. Âu Châu thật sự là đang có nguy cơ an rã, đúng như thế. Chúng ta cần phải suy nghĩ. Đang có một vấn đề gây khiếp sợ và có lẽ nung nấu những hiện tượng này, đó là vấn đề di dân. Thế nhưng chúng ta đừng quên rằng Âu Châu đã được làm nên bởi những người di dân, qua nhiều thế kỷ của thành phần di dân là chính chúng ta. Nó là một vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, bằng một cuộc bàn luận chính trị rộng lớn hơn, trong khi vẫn tôn trọng các ý nghĩ…"

Về Trại Tập Trung: "Có các trại tị nạn thực sự là những trại tập trung. Một số có thể là ở Ý quốc, một số có thể ở những nơi khác. Hãy nghĩ về những gì dân chúng làm khi họ bị chặn nhốt ở một cánh đồng không thể thoát nổi. Hãy nghĩ đến những gì xẩy ra ở Bắc Âu khi những người di dân muốn băng qua biển để đến Anh quốc nhưng bị chặn nhốt".

Về Venezuela: "Theo lời yêu cầu của 4 vị tổng thống đang đóng vai trò làm dễ dàng hóa vấn đề, Tòa Thánh đã can thiệp, thế nhưng không thành công bởi các dự án đề ra không đươc chấp nhận hay trở nên suy yếu..."

Về Việc ngài ủng hộ chính quyền Ai Cập?: "Tôi nói chính yếu về các thứ giá trị, về việc bênh vực hòa bình, hòa hợp dân chúng, về quyền bình đẳng của người công dân bất kể tôn giáo họ thuộc về. Chúng là những thứ giá trị và tôi đã nói về các thứ giá trị ấy. Còn việc vị lãnh đạo bênh vực giá trị này hay giá trị kia là một vấn đề khác..."