GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Colombia 6-11/9/2017
Hòa Giải và Hòa Bình
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
Thứ Hai 11/9/2017
12:40 pm - Về tới Roma sau khi rời Colombia lúc 7 giờ tối Chúa Nhật và sau khi ngỏ lời từ biệt Columbia lúc 6:45 pm
"NÔ LỆ CỦA HÒA BÌNH MÃI MÃI - SLAVES OF PEACE, FOREVER"
"Anh chị em thân mến, tôi muốn lưu lại cho anh chị em lời cuối cùng. Chúng ta đùng chấp nhận "thực hiện bước trước - taking the first step" (ở đây, căn cứ vào các bài nói và tư tưởng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nói "bước trước" đây là chính bản thân mình hãy tự động tha thứ và hòa giải trước, chứ đừng cứ phải chờ đối phương đi "bước trước" mình rồi mới chịu làm, như thế chỉ chẳng bao giờ xẩy ra, nhưng cho dù có can đảm và quảng đại đi "bước trước" như thế vẫn chưa đủ). Trái lại, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta mỗi ngày một cách mới mẻ, bằng cách xông pha gặp gỡ người khác và phấn khích sự hòa hợp và tình huynh đệ.
"Chúng ta không thể đứng yên tại chỗ. Ở nơi chính chỗ này đây, vào ngày 8/9/1654, Thánh Phêrô Claver đã chết, sau 40 năm tình nguyện làm nô lệ, không ngừng hoạt động cho người nghèo khổ. Ngài đã không đứng im: bước tiên khởi của ngài đã được tiếp nối bằng nhiều bước khác. Gương sống của ngài là những gì lôi kéo chúng ta ra khỏi bản thân mình để gặp gỡ tha nhân. Colombia, anh chị em của ngươi cần đến ngươi. Hãy tiến ra gặp gỡ họ. Hãy mang đến cho họ cái ấp ủ hòa bình, thoát khỏi tất cả mọi bạo lực. Hãy là "nô lệ của hòa bình mãi mãi". NÔ LỆ CỦA HÒA BÌNH MÃI MÃI - SLAVES OF PEACE, FOREVER".
Phỏng vấn truyền thông trên chuyến bay về lại Rôma
Trong vòng 38 phút trên chuyến bay từ Colombia về Roma, ĐTC Phanxicô đã trả lời phỏng vấn truyền thông về di dân, về thay đổi khí hậu, về việc hủy bỏ của tổng thống Trump, về tình hình Venezuela và về Colombia
Về di dân ở Ý: "Chính sách giới hạn đến từ Lybia"
ĐTC Phanxicô: "Tôi cảm thấy cần phải bày tỏ lòng biết ơn Ý quốc và Hy Lạp, vì họ đã mở lòng ra cho những người di dân. Đón nhận những người di dân là một lệnh truyền của Thiên Chúa... Thế nhưng chính quyền cần phải thực hiện vấn đề này một cách cẩn trọng. Bởi thế, trước hết là vấn đề mình có bao nhiêu chỗ đã? Sau nữa là vấn đề không phải chỉ "đón nhận họ" mà còn cần phải làm sao "hội nhập họ" nữa. Tôi đã từng thấy những trường hợp ở Ý về những cuộc hội nhập tuyệt vời. Khi tôi đến Roma Tre University, tôi nhận ra người sinh viên cuối cùng trong 4 sinh viên hỏi tôi, tôi đã biết mặt cô ta. Cô ta là một trong những người cùng trên máy bay từ Lesvos về Roma. Cô ta đã học sinh ngữ, học lực của cô ta được cho là khá. Đó mới gọi là hội nhập
Về thay đổi khí hậu: "Các khoa học gia nghĩ rằng độ nóng của đại dương khiến bão lụt càng dữ dội hơn. Các nhà lãnh đạo chính trị có chịu trách nhiệm về luân lý hay chăng khi họ không cộng tác với các quốc gia khác vì họ chối bỏ tình trạng thay đổi khí hậu này là do con người gây ra?
ĐTC Phanxicô: "Những ai chối bỏ điều này cần phải hỏi các khoa học gia: các khoa học gia nói rất rõ, họ nói chính xác. Có lần tin tức phát ra từ một con tầu của Nga đi từ Norway đến Nhật, băng qua Bắc Cực mà không còn thấy đá nữa. Từ một viện đại học, họ đã nói rằng chúng ta chỉ có ba năm nữa "để lui bước", bằng không, hậu quả sẽ khủng khiếp. Tôi không biết vấn đề ba năm này đúng hay sai, thế nhưng chúng ta nếu không lui bước chúng ta sẽ sụp đổ! Chúng ta có thể thấy tình trạng thay đổi khí hậu nơi những tác hiệu của nó, và tất cả chúng ta đều có trách nhiệm luân lý khi chúng ta thực hiện quyết định. Tôi nghĩ đó là một vấn đề rất ư là nghiêm trọng. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm luân lý và các chính trị gia có trách nhiệm của họ. Họ hãy hỏi các khoa học gia rồi sau đó quyết định. Lịch sử sẽ phán quyết các quyết định của họ".
Về việc hủy bỏ của tổng thống Trump: "Tổng thống Trump ở Hoa Kỳ đã bãi bỏ DACA, the "dreamers' law", nghĩa là 800 ngàn em trai em gái vào Mỹ bất hợp pháp khi họ còn nhỏ sẽ bị mất tương lai. Đức Thánh Cha nghĩ gì về điều này?"
ĐTC Phanxicô: "Tôi đã nghe về việc bãi bỏ luật này, thế nhưng tôi không được đọc các bài viết về lý do và cách thức thực hiện quyết định này. Tôi không rõ tình hình cho lắm. Tuy nhiên, việc tách giới trẻ khỏi gia đình của chúng sẽ không mang lại hoa trái cho giới trẻ hay gia đình. Luật này xuất phát từ hành pháp chứ không phải lập pháp: nếu thế thì tôi hy vọng rằng họ sẽ nghĩ lại một chút. Tôi đã nghe thấy Tổng Thống Hoa Kỳ nói mình là người phò sự sống. Nếu ông là một người phò sự sống tốt lành thì ông hiểu được tầm quan trọng của gia đình và sự sống: mối hiệp nhất gia đình là những gì cần phải được bênh vực. Khi giới trẻ cảm mình bị khai thác lợi dụng, chúng cuối cùng cảm thấy thất vọng. Và ai sẽ chộp lấy chúng? Thuốc phiện, các thứ nghiện ngập khác, tự tử... đều là những gì khả dĩ xẩy ra khi gốc rễ của các bạn bị chặt đứt. Bất cứ cái gì phạm đến gốc rễ đều là những gì cướp đi niềm hy vọng".
Về tình hình Venezuela: "Tổng Thống Nicolas Maduro sử dụng những lời nói dữ dội chống lại các vị giám mục, trong khi ông lại khẳng định rằng ông ta 'hợp với Giáo Hoàng Phanxicô'. Đức Thánh Cha nghĩ sao?"
ĐTC Phanxicô: "Tôi tin rằng Tòa Thánh đã nói to và nói rõ rồi. Điều Maduro nói thì Maduro giải thích. Tôi không biết những gì chất chứa ở trong đầu của ông ta. Tòa Thánh đã làm quá nhiều, gửi đến nhóm làm việc với 4 vị nguyên tổng thống, một vị khâm sứ ở cấp cao nhất: Ngài đã nói với dân chúng và nói một cách công khai. Tôi đã thường nói ở Huấn Từ Truyền Tin, tìm kiếm một "lối thoát", cống hiến sự trợ giúp để thoát khỏi tình trạng này, thế nhưng dường như rất khó, và cái đớn đau nhất là vấn đề nhân đạo: quá nhiều người thoát chạy hay chịu khổ. Chúng ta cần phải giúp giải quyết tình hình này bằng mọi cách. Tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc cần phải nhúng tay vào trợ giúp".
Về Colombia: 1- "Cần phải làm gì để thắng vượt hận thù? Nếu Đức Thánh Cha trở lại một ít năm nữa ngài muốn thấy Colombia ra sao?"
ĐTC Phanxicô: "Khẩu hiệu của chuyến đi này là "Chúng ta hãy thực hiện bước trước". Nếu tôi trở lại tôi muốn câu tâm niệm là: "Chúng ta hãy thực hiện bước ké tiếp". Khoảng 54 năm của cuộc chiến phiến quân với nhiều hận thù chồng chất, nhiều linh hồn bệnh hoạn.... Những phiến quân cùng với các thứ bán quân sự này đã vấp phạm những tội lỗi ghê rợn và gây ra chứng bệnh hận thù này. Thế nhưng có những bước tiến mang lại hy vọng. Bước mới nhất là việc ngưng chiến của ELN (National Liberation Army), tôi cám ơn họ rất nhiều. Tôi đã thấy được một ước vọng tiến tới vượt ra ngoài những thương thảo hiện nay, một quyền lực đột phát. Lòng ước muốn của dân chúng là ở chỗ đó. Dân chúng muốn được hít thở và chúng ta cần phải giúp họ bằng việc gần gũi và nguyện cầu".
2- "Làm sao đương đầu với cái nạn (băng hoại thối nát) này (ở Colombia)? Những ai băng hoại thối nát có cần phải bị tuyệt thông hay chăng?"
ĐTC Phanxicô: "Những ai băng hoại thối nát có thể được tha thứ hay chăng? Tôi tự hỏi, và ở một tỉnh Á Căn Đình xẩy ra trường hợp bạo động và lạm dụng một người con gái trẻ liên quan cả đến những quyền lực chính trị nữa, tôi đã viết một cuốn sách nhỏ tựa đề "Tôi lỗi và sự bằng hoại thối nát". Tất cả chúng ta đều là tội nhân, và chúng ta biết rằng Chúa ở gần với chúng ta và không thôi tha thứ cho chúng ta. Thế nhưng tội nhân thì xin được tha thứ, còn kẻ băng hoại thối nát thì lại không xin tha thứ và quên cách thức xin được thứ tha: họ ở trong một tình trạng vô cảm đối với các thứ giá trị, với việc khai thác người khác. Rất khó để giúp cho ai băng hoại thối nát nhưng Thiên Chúa có thể làm được".
3- "Đức Thánh Cha đã nói về vấn đề bước trước... cần bao gồm các tham dự viên khác nữa. Ngài có nghĩ rằng kiểu mẫu Colombia này có thể áp dụng ở các cuộc xung đột khác hay chăng?"
ĐTC Phanxicô: "Việc bao gồm người khác: đây không phải xẩy ra lần đầu tiên, nó đã được thực hiện ở rất nhiều cuộc xung đột. Nó là một đường lối khôn ngoan trong việc 'tiến bước', nó là sự khôn ngoan trong việc xin giúp đỡ. Các bản hiệp ước về chính trị đôi khi hữu ích và đôi khi cần đền sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc để thoát được cuộc khủng hoảng, thế nhưng tiến trình hòa bình sẽ cứ tiến nếu dân chúng biết nắm bắt lấy cơ hội".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi
tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Chúa Nhật 10/9/2017
10:30 am - Làm Phép và Đặt Viên Đá đầu tiên
cho các nơi cư trú của người vô gia cư và các công việc của Talitha Qum ở St Francis Square
Ba tấm hình trên đây chúng ta thấy có một cái gì đó là lạ ở nơi mắt trái của Đức Thánh Cha Phanxicô
Sau khi làm phép và đặt viên đá đầu tiên cho một ngôi nhà phục vụ anh chị em vô gia cư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã vào nhà của một phụ nữ 77 tuổi, Lorenza, người đã liên tục suốt 52 năm nấu nướng và phân phát lương thực cho những ai thiếu thốn
12:00 pm - Nguyện Kinh Truyền Tin ở trước Thánh Đường Thánh Phêrô Claver
12:15 pm - Viếng Thăm Đền Thánh Phêrô Claver
Rõ nhất là tấm hình này, chúng ta thấy nơi bên trái của mắt trái của ĐTC Phanxicô có một vết trắng. Đó là cái băng cứu thương dán ở mép lông mày của ngài và bên dưới mắt trái có một chỗ xưng hơi tím.
Bởi trước đó khi ngài đang ở trên chiếc giáo hoàng xa đi qua dân chúng, ngài đã vươn mình ra để chào một em bé nên đã bị đụng phải thành xe. Nhưng ngài vẫn tiếp tục chuyến tông du như thường.
“Tôi trườn mình ra để chào các trẻ em mà không thấy kính nên bị va chạm"
4:30 pm - Thánh Lễ Chúa Nhật ở Cảng Contecar
"Phẩm Giá của Con Người và Các Quyền của Con Người"
Ở thành phố này, một thành phố đã từng được gọi là "anh hùng" vì tính chất kiên cường bênh vực tự do hai trăm năm trước đây, tôi cử hành Thánh Lễ kết thúc cuộc viếng thăm Colombia của tôi. Trong 32 năm qua, Cartagena de Indias cũng là tổng hành dinh ở Colombia về Nhân Quyền. Vì ở nơi đây, dân chúng yêu chuộng sự kiện là "nhờ nhóm truyền giáo được hình thành bởi các vị linh mục Dòng Tên là Phêrô Claver y Corberó, Alonso de Sandoval và Thày Nicolás González, được hỗ trợ bởi nhiều công dân của thành phố Cartagena de Indias vào thế kỷ 17, đã xuất phát là ước muốn làm giảm nhẹ tình trạng của thành phần bị áp bức bấy giờ, nhất là những người nô lệ, tình trạng của những ai xin được đối xử công bằng và tự do" (Congress of Colombia 1985, law 95, art. 1).
Ở nơi đây, Đền Thánh của Thánh Phêrô Claver, nơi mà việc tiến bộ và áp dụng nhân quyền ở Colombia vẫn tiếp tục được nghiên cứu và kiểm tra một cách có tổ chức, Lời Chúa nói với chúng ta về sự tha thứ, về việc chỉnh sửa, về cộng đồng và về cầu nguyện.
Ở bài giảng thứ tư của Phúc Âm Thánh Mathêu này, Chúa Giêsu nói với chúng ta, thành phần đã quyết định hỗ trợ cộng đồng, nói với chúng ta, thành phần cùng nhau trân quí sự sống và mơ về một dự phóng bao gồm hết mọi người. Đoạn Phúc Âm trước là đoạn Phúc Âm về người mục tử nhân lành bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc duy nhất. Sự kiện này thấm đẫm tất cả đoạn Phúc Âm ấy, ở chỗ, không một ai quá lạc loài không đáng chúng ta chăm sóc, cận kề và tha thứ. Theo chiều kích ấy chúng ta có thể thấy rằng một lầm lỗi hay một tội lỗi do một người vấp phạm là những gì thách thức tất cả chúng ta, thế nhưng, chính yếu là bao gồm nạn nhân gây ra bởi tội của ai đó. Họ được kêu gọi để khởi động nhờ đó ai đã gây hại không bị lạc mất.
Trong mấy ngày vừa qua, tôi đã nghe nhiều chứng từ của những ai đã vươn mình ra với người đã tác hại họ; những thương tích kinh hoàng tôi thấy được nơi thân mình của họ; các thứ mất mát bất khả bù đắp vẫn còn ứa lệ. Tuy nhiên, họ đã vươn mình ra, đã thực hiện bước trước một cách khác nhau với ai đã lên đường. Qua các thập niên, Colombia đã mong muốn hòa bình, nhưng, như Chúa Giêsu dạy, hai bên có tiến đến với nhau để đối thoại cũng chưa đủ; nó cũng cần nhiều tác nhân khác tham gia nữa vào cuộc đối thoại nhắm đến chỗ chữa lành các tội lỗi này. Chúa đã nói với chúng ta trong Phúc Âm: "Nếu người anh em của các con không nghe các con thì hãy mời thêm một hai người khác với các con" (Mathêu 18:16).
................
Chúa Giêsu cũng tỏ cho chúng ta thấy trường hợp có thể xẩy ra là người khác vẫn cứ khép kín, từ chối thay đổi, kiên trì gian ác. Chúng ta không thể chối bỏ rằng có người cứ phạm tội gây tác hại cho cơ cấu chung sống và cộng động cùa chúng ta: "Tôi cũng nghĩ đến thảm kịch lạm dụng nghiện hút đau lòng, những gì hái được lợi lộc bằng việc khinh thường các thứ luật lệ về luân lý và dân sự. Tôi nghĩ đến tình trạng tàn phá các nguồn lợi thiên nhiên cùng với việc phóng uế đang diễn tiến, và thảm trạng khai thác lao công. Tôi cũng nghĩ đến việc chuyển tiền bất hợp pháp và việc đầu cơ tích cữ về tài chính thường cho thấy tính chất bóc lột và tai hại cho toàn thể guồng máy kinh tế và xã hội, đẩy hằng triệu con người nam nữ đến chỗ nghèo khổ. Tôi nghĩ đến nạn làm điếm mà hằng ngày kiếm lợi các nạn nhân vô tội, nhất là giới trẻ, cướp mất tương lai của họ. Tôi nghĩ đến cái kinh tởm của việc buôn người, đến các tội ác và những lạm dụng thành phần vị thành niên, đến cái kinh khiếp của việc làm nô lệ vẫn còn xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới; cái thảm trạng di dân thường bị coi thường, thành phần thường là nạn nhân của việc mạo dụng ô nhục và bất hợp pháp" (Sứ Điệp Ngày Hòa Bình 2014, đoạn 8), và thậm chí đến một "tính chất hợp pháp cằn cỗi" duy hòa bình coi thường xác thịt của anh chị em mình, xác thịt của Chúa Kitô. Chúng ta cũng phải sẵn sàng với tình trạng kiên trì tội lỗi này nữa, và vững chắc căn cứ vào những nguyên tắc về công lý mà không hề làm suy giảm đức bác ái. Chỉ có thể sống bình an bằng cách tránh đi những hành động làm băng hoại hay tác hại sự sống. Theo chiều hướng này, chúng ta nhớ đến tất cả những ai đã hiên ngang và liên tục hoạt động, đến mất mạng sống mình, để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cùng phẩm giá của con người. Lịch sử muốn chúng ta hãy gắn bó với một cuộc vĩnh viễn dấn thân để bênh vực nhân quyền, ở nơi Cartagena de Indias này, nơi mà anh chị em đã chọn như là một trụ sở toàn quốc cho việc bênh vực của họ.
Sau hết, Chúa Giêsu xin chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, để lời cầu nguyện của chúng ta, cho dù có những sắc thái riêng tư và những nhấn mạnh khác biệt, trở thành một hợp tấu phát lên như một lời kêu duy nhất. Tôi tin rằng hôm nay chúng ta đang cùng nhau cầu nguyện cho việc giải cứu những ai sai lầm chứ không cho việc hủy hoại của họ, cho công lý chứ không cho việc trả thù rửa hận, cho việc chữa lành trong chân lý chứ không phải cho sự lãng quên. Chúng ta cầu nguyện cho việc hoàn trọn đề tài của chuyến viếng thăm này: "Chúng ta hãy đi bước trước!". Chớ gì bước trước này trở thành một chiều hướng chung.
"Việc thực hiện bước trước", trên hết, là vươn mình ra để gặp gỡ người khác cùng với Chúa Kitô. Người luôn xin chúng ta hãy thực hiện một bước quyết liệt và vững vàng hướng tới những người anh chị em của chúng ta, và loại trừ đi việc chúng ta đòi được tha thứ mà không tỏ ra thứ tha, được yêu thương mà không tỏ ra thương yêu. Nếu Colombia muốn có được hòa bình vững chắc và bền bỉ thì nó cần phải khẩn trương thực hiện bước đi theo chiều hướng ấy, chiều hướng của công ích, của công bình, của việc tôn trọng bản tính con người cùng với các đòi hỏi của nó. Chỉ cần chúng ta giúp vào việc tháo gỡ các thắt nút bạo lực chúng ta sẽ tháo gỡ được cái mạch phức tạp của những gì là bất đồng. Chúng ta được kêu gọi thực hiện bước đi gặp gỡ anh chị em của chúng ta, và dám liều thực hiện việc chỉnh sửa mà không loại trừ hơn là hội nhập. Chúng ta được kêu gọi vững mạnh một cách bác ái yêu thương nơi những gì bất khả thương thuyết. Tóm lại, vấn đề cần ở đây là xây dựng hòa bình, "nói năng không phải bằng lưỡi mà bằng tay và việc làm" (Thánh Phêrô Claver), và cùng nhau hướng mắt của chúng ta về trời. Chúa là Đấng có thể tháo gỡ những gì có vẻ bất khả đối với chúng ta, và Ngài hứa hỗ trợ chúng ta cho đến tận cùng thời gian, và sẽ mang lại hoa trái cho tất cả mọi nỗ lực của chúng ta.
http://www.news.va/en/news/pope-in-colombia-at-mass-peace-requires-healing-of
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi
tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Thứ Bảy 9/9/2017
10:15 am - Thánh Lễ ở Enrique Olaya Herrera Medellín airport
"Cuộc Đời Kitô Hữu Sống Vai Trò Môn Đệ"
Anh Chị Em thân mến,
Trong Thánh Lễ hôm Thứ Năm ở Bogota, chúng ta đã nghe thấy Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ tiên khởi của Người; phần Phúc Âm của Thánh Luca mở ra với đoạn này, kết thúc ở ơn gọi của Nhóm 12. Các vị thánh ký đang nhắc nhở chúng ta những gì giữa hai biến cố này? Nhắc nhở rằng cuộc hành trình theo Chúa Giêsu bao gồm cả một công việc thanh tẩy cần thiết nơi thành phần môn đệ của Người. Một số những huấn thị, những cấm đoán và những chỉ thị đã làm cho họ cảm thấy an toàn; việc hoàn trọn một số những điều thực thi cùng các lễ nghi là những gì châm chước cho họ khỏi cái vấn nạn day dứt là "Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?" Chúa Giêsu đã nói với các vị rằng việc hoàn trọn của các vị bao gồm việc theo Người, và cuộc hành trình này sẽ làm cho các vị gặp gỡ những người phong cùi, những kẻ bại liệt và các tội nhân. Những thực tế ấy đòi hỏi nhiều hơn là một công thức, một qui chuẩn ấn định. Các vị môn đệ đã học biết rằng việc theo Chúa Giêsu bao hàm cả những ưu tiên khác nữa, các quan tâm khác nữa trong việc phục vụ Thiên Chúa. Vì đối với Chúa, cũng như đối với cộng đồng tiên khởi, thì điều quan trọng nhất chúng ta gọi mình là môn đệ là những gì không gắn liền với một kiểu cách nào đó hay với những việc thực thi đặc biệt khiến cho chúng ta giống một số Người Pharisiêu hơn là giống Chúa Giêsu. Cái tự do của Chúa Giêsu tương phản với cái thiếu tự do nơi thành phần tiến sĩ luật thời đó, thành phần bị bại liệt bởi một thứ dẫn giải và thực thi lề luật một cách cứng cỏi. Chúa Giêsu không sống theo một thứ tuân giữ "đúng" một cách nông nổi; Người làm cho lề luật nên trọn. Đối với chúng ta thì đó là những gì Người muốn chúng ta theo Người ở chỗ theo những gì thiết yếu, canh tân và tham phần. Đó là ba thái độ cần phải làm nên đời sống là môn đệ của chúng ta.
Trước hết, theo những gì là thiết yếu. Điều này không có nghĩa là "hủy bỏ hết mọi sự" không hợp với chúng ta, vì Chúa Giêsu không đến "để hủy bỏ lề luật mà là hoàn trọn nó" (Mathêu 5:17); nghĩa là đi sâu hơn, đến những gì là trọng yếu và có giá trị cho đời sống. Chúa Giêsu dạy rằng muốn liên hệ với Thiên Chúa thì không thể nào lại là một thứ gắn bó lạnh lùng với những gì là qui tắc và luật lệ, không phải là việc tuân giữ một số tác hành ngoại diện không dẫn đến việc thực sự thay đổi đời sống. Vai trò làm môn đệ của chúng ta cũng không thể nào chỉ được tác động bởi tập tục, vì chúng ta có một bản chứng nhận phép rửa. Vai trò môn đệ cần phải bắt đầu bằng một cảm nghiệm sống động về Thiên Chúa và về tình yêu của Ngài. Nó không phải là một cái gì đó tĩnh đọng, mà là một vận chuyển liên tục về Chúa Kitô; nó không chỉ là việc trung thành làm cho một tín lý trở thành hiển nhiên mà là cảm nghiệm thấy sự hiện diện sống động, từ ái và chủ động của Chúa, là một liên tục hình thành bằng việc lắng nghe lời Người. Và lời này, chúng ta đã nghe, tỏ mình ra cho chúng ta nơi những nhu cầu cụ thể của anh chị em chúng ta: thành phần đói khổ trong số những ai gần chúng ta nhất ở trong đoạn vừa được công bố, hay bệnh hoạn như Thánh Luca trình thuật sau đó.
Sau nữa là canh tân. Như Chúa Giêsu "đã lay động" các vị tiến sĩ luật trong việc giúp họ thoát khỏi tính chất cứng cỏi của họ, giờ đây Giáo Hội cũng đang được Thần Linh "lay động" để gạt ra ngoài những gì là tiện nghi và lưu luyến. Chúng ta không được sợ canh tân đổi mới. Giáo Hội bao giờ cũng cần canh tân - Ecclesia semper reformanda. Giáo Hội không canh tân đổi mới bản thân mình theo đột hứng của mình, mà là thực hiện một cách "mạnh mẽ bằng một đức tin vững bền và kiên định, không tách khỏi niềm hy vọng của phúc âm" (Colose 1:23). Canh tân đổi mới bao gồm việc hy sinh và lòng can đảm, không phải để chúng ta coi mình là siêu việt hay hoàn mỹ, mà là đáp ứng tốt đẹp hơn với lời mời gọi của Chúa. Vị Chúa của Ngày Hưu Lễ, lý do cho các mệnh lệnh và luật điều của chúng ta, mời gọi chúng ta hãy phản chiếu trên các thứ qui định khi chúng ta theo Người cần phải liều mình; khi các thương tích hở của Người cùng với các tiếng kêu của những ai đói khát công lý của Người vang đến chúng ta và đòi phải có những đáp ứng mới. Ở Colombia có nhiều trường hợp thành phần môn đệ cần phải ôm ấp lối sống của Chúa Giêsu, nhất là ôm ấp tình yêu được biến thành hành động bất bạo động, hòa giải và hòa bình.
Sau hết là tham phần. Cho dù anh chị em có đích thân bị bẩn thỉu hay lem luốc chăng nữa, hãy cứ tham phần. Như Đavít cùng với đoàn tùy tùng của ngài đã vào Đền Thánh vì họ đói, và các môn đệ của Chúa Giêsu đã ăn bông lúa trong cánh đồng thế nào, thì cả ngày hôm nay nữa chúng ta cũng được kêu gọi tỏ ra can trường, có được lòng can đảm của phúc âm xuất phát từ nhận thức rằng đang có nhiều người đói khát, thành phần đói khát Thiên Chúa, thành phần đói khát phẩm giá, vì họ đã bị cướp mất. Là Kitô hữu, chúng ta hãy giúp họ được Thiên Chúa cho thỏa mãn; đừng ngăn trở họ hay ngăn chặn họ về cuộc gặp gỡ này. Chúng ta không thể là những Kitô hữu tiếp tục đặt những bảng hiệu "miễn vào", chúng ta cũng không được coi chỗ này chỉ giành cho tôi hay cho anh mà thôi, hoặc chúng ta có thể lấy làm sở hữu cái gì đó tuyệt đối không phải của chúng ta. Giáo Hội không phải của chúng ta, Giáo Hội là của Thiên Chúa; Ngài là chủ nhân ông của đền thờ này và cánh đồng ấy; hết mọi người đều có một chỗ đứng, hết mọi người đều được mời gọi tìm thấy ở nơi đây, giữa chúng ta, của nuôi dưỡng của họ. Chúng ta chỉ là thành phần tôi tớ (xem Colose 1:23) và chúng ta không thể ngăn cản cuộc gặp gỡ ấy. Trái lại, Chúa Giêsu nói với chúng ta, như Người đã bảo các môn đệ của Người rằng: "Các con hãy kiếm gì cho họ ăn đi" (Mathêu 14:16); đó là việc phục vụ của chúng ta. Thánh Phêrô Claver đã hiểu rõ điều này, ngài là vị chúng ta cử hành lễ kính hôm nay và là vị tôi sẽ tôn kính ngày mai ở Cartagena. "Mãi mãi làm nô lệ của người da đen" là câu tâm niệm cho đời sống của ngài, vì ngài đã hiểu, như một người môn đệ của Chúa Giêsu, rằng ngài không thể nào cứ dửng dưng lạnh lùng với nỗi đau khổ của những con người bất lực nhất và bị đối xử tàn tệ nhất vào thời của ngài, và ngài cần phải làm một cái gì đó để giảm nỗi khổ đau của họ.
......
http://www.news.va/en/news/pope-at-mass-in-medellin-colombia-remain-steadfast
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn
mạnh tự ý bằng mầu
Nguyên tổng thống Colombia là Álvaro Uribe Vélez, lãnh đạo khối đối lập, trong chuyến tông du Colombia của Đức Thánh Cha Phanxicô, ông đã không nhận lời tham dự với thẩm quyền của đất nước này để nghênh đón ngài, nhưng ông và gia đình đã bình thường hóa khi đứng chung lộn với tất cả mọi người để tham dự Thánh Lễ ở phi trường Medellin hôm Thứ Bảy mùng 9/9/2017.
Trong một bức thư kính gửi Đức Thánh Cha Phanxicô, ông đã viết rằng ông "không bao giờ chống lại hòa bình" mà là chống lại "cái hoàn toàn miễn chấp phạt cho những ai phải chịu trách nhiệm về những tội ác tàn bạo" cùng với "tính cách hợp lý về chính trị của họ".
Sau Thánh Lễ, ông đã gửi một tweet cho Đức Thánh Cha như thế này: "Tâu Đức Thánh Cha, con xin đa tạ về những ấn tượng nơi linh hồn của con, con sẽ cố gắng cải tiến những cái yếu hèn của con". (http://www.lastampa.it/2017/09/10/vaticaninsider/eng/the-vatican/opposition-leader-uribe-among-the-pilgrims-at-popes-mass-K7Jt8TsszQx3Rf41K5lqdK/pagina.html)
3:00 pm - Gặp Gỡ Nhà Trẻ Em "Hogar San Jose"
4:00 pm - Gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và gia đình của các vị ở "La Macarena Stadium"
Thứ Sáu 8/9/2017
9:30 am - Thánh Lễ ở the Esplanade of Catama
"Trong Thiên Chúa hãy hòa giải với nhân dân Colombia và với Thiên Nhiên Tạo Vật"
"Ngày sinh của Mẹ, Ôi Vị Trinh Mẫu của Thiên Chúa, là bình minh mới loan báo niềm vui cho toàn thế giới, vì từ Mẹ xuất hiện mặt trời công chính là Đức Kitô Chúa chúng con" (cf. Antiphon for the Benedictus). Lễ sinh nhật của Đức Mẹ chiếu tỏa ánh sáng của mình trên chúng ta, như là một thứ ánh sáng dịu dàng của hừng đông rạng ngời trên đồng bằng rộng lớn Colombia, trên phong cảnh tuyệt vời này có cửa ngõ là Villavicencio, và cũng chiếu tỏa ánh sáng của nó trên tính cách da dạng phong phú của các dân tộc bản xứ của mình.
Mẹ Maria là ánh sáng đầu tiên loan báo hồi kết thúc của đêm đen, nhất là loan báo một ngày đang đến. Sinh nhật của Mẹ giúp chúng ta hiểu được dự án yêu thương, êm ái, thương xót của tình yêu Thiên Chúa nhờ đó Ngài cúi xuống kêu gọi chúng ta tới với một giao ước tuyệt vời với Ngài, một giao ước mà không một sự gì và không một ai có thể phá vỡ.
Mẹ Maria đã biết làm thế nào để truyền đạt ánh sáng của Thiên Chúa, và Mẹ đã phản chiếu những tia sáng của ánh sáng đó nơi nhà của mình là nơi Mẹ chúng sống với Thánh Giuse và Chúa Giêsu, đồng thời cũng phản ánh nó nơi nhân dân của Mẹ, xứ sở của Mẹ cũng như cho ngôi nhà chung của toàn thể nhân loại là thiên nhiên tạo vật.
Trong Phúc Âm chúng ta đã nghe đến gia phả của Chúa Giêsu (Mathêu 1:1-17), một gia phả không phải là "một bản liệt kê toàn là tên gọi", trái lại, là "một lịch sử sống động", lịch sử của một thành phần dân được Thiên Chúa đồng hành; bằng việc biến thành một trong chúng ta, Thiên Chúa đã muốn loan báo rằng lịch sử của chính nhân cũng như tội nhân là ở máu của Người, ơn cứu độ của chúng ta không phải là một thực thể héo hon ở trong phòng thí nghiệm, mà là một cái gì đó cụ thể, một ơn cứu độ của một sự sống tiến triển. Bản liệt kê dài này nói với chúng ta rằng chúng ta là một phần nhỏ nhoi của một lịch sử bao rộng, và nó giúp chúng ta đừng quan trọng hóa bản thân mình; nó giúp chúng ta tránh được khuynh hướng của những gì quá linh thiêng hóa; nó giúp chúng ta không rút lui khỏi các thực tại lịch sử cụ thể chúng ta đang sống. Nó cũng tháp nhập vào lịch sử cứu độ của chúng ta những trang sử đen tối nhất và buồn thảm nhất, những giây phút cảm thấy ưu phiền và bị bỏ rơi so với cảnh lưu đầy.
Việc đề cập đến nữ giới - cho dù không có một nữ nhân nào được kể tới trong gia phả này thuộc loại nữ giới cao cả trong Cựu Ước - giúp chúng ta có được một tái lập mối hữu nghị đặc biệt, ở chỗ, chính họ, trong bản gia phả này, là những người nói với chúng ta rằng giòng máu dân ngoại chảy trong huyết mạch của Chúa Giêsu, và là thành phần nhắc lại các câu chuyện về sự khinh khi và nô dịch hóa. Ở các cộng đồng là nơi chúng ta vẫn còn coi trọng các thứ tập tục cha ông và vô sanh này thì cần lưu ý rằng cuốn Phúc Âm này bắt đầu bằng việc đề cao nữ giới, thành phần đã có ảnh hưởng và làm nên lịch sử.
Trong tất cả những sự ấy chúng ta thấy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Mẹ Maria, bằng tiếng xin vâng quảng đại, đã để cho Thiên Chúa làm chủ lịch sử ấy. Thánh Giuse, một con người công chính, đã không để cho niềm kiêu hãnh của mình, những nhiệt tình của mình loại trừ ngài ra khỏi ánh sáng. Đoạn trình thuật này cho chúng ta biết rằng thậm chí trước khi Thánh Giuse nhận ra những gì đã xẩy ra cho Mẹ Maria. Quyết định của ngài, xẩy ra trước khi thiên thần giúp ngài hiểu được những gì đang xẩy ra quanh ngài, cho thấy những tính chất nhân loại của ngài. Tính chất cao sang của tấm lòng Thánh Giuse là ở những gì ngài đã học biết từ lề luật và ngài đã làm theo đức bác ái; và ngày nay, trong thế giới này, nơi mà bạo động về tâm lý, ngôn từ và thể lý đối với phụ nữ lại quá ư là hiển nhiên, thì Thánh Giuse được trình bày như là một nhân vật nam nhân trân trọng và tế nhị. Cho dù ngài không hiểu toàn cảnh bức tranh, ngài cũng đã thực hiện một quyết định có lợi cho danh thơm tiếng tốt của Mẹ Maria, cho phẩm giá của Mẹ và cho đời sống của Mẹ. Nơi việc ngài tỏ ra lưỡng lự làm sao để tác hành một cách tốt đẹp nhất, Thiên Chúa đã giúp ngài bằng việc soi sáng cho phán đoán của ngài.
Nhân dân Colombia là dân của Thiên Chúa; cả ở đây nữa, chúng ta có thể viết các bản gia phả đầy những truyện kể, nhiều truyện về yêu thương và ánh sáng; những câu truyện khác về những gì là bất đồng, nhục mạ, thậm chí chết chóc... Bao nhiêu người trong anh chị em có thể nói về cuộc lưu đầy và sầu thương! Biết bao nhiêu nữ giới, trong âm thầm lặng lẽ, đã một mình kiên trì, và biết bao nhiêu là nam nhân đã cố gắng loại bỏ hận thù và phẫn uất, hy vọng cùng nhau mang lại công lý và nhân ái! Chúng ta làm sao có thể hết sức để cho ánh sáng lọt vào? Đâu là đường lối hòa giải chân thực? Như Mẹ Maria, bằng cách đồng ý với toàn bộ lịch sử, chứ không phải chỉ một phần lịch sử nào. Như Thánh Giuse, bằng việc gạt sang một bên những nhiệt tình và cái kiêu hãnh của mình. Như Chúa Giêsu Kitô, bằng việc nắm bắt lấy lịch sử, yêu thích nó, ấp ủ nó. Đó là loại người anh chị em là, đó là những người mà nhân dân Colombia là, đó là nơi anh chị em tìm thấy được căn tính của mình. Thiên Chúa có thể làm tất cả mọi sự nếu chúng ta tuân theo chân lý, với thiện hảo, với hòa giải, nếu chúng ta làm tràn đầy lịch sử tội lỗi, bạo lực và loại trừ của mình bằng ánh sáng Phúc Âm.
Hòa giải không phải là chữ nghĩa chúng ta cần phải coi là trừu tượng; nếu thực sự là thế thì nó chỉ mang lại tính chất héo hon và khoảng cách sâu rộng hơn nữa. Hòa giải nghĩa là mở cửa cho hết mọi người đã trải qua kinh nghiệm thực tại xung đột thảm khốc. Khi mà các nạn nhân thắng vượt được khuynh hướng trả thù có thể thông cảm, khi họ thắng vượt được khuynh hướng có thể hiểu được này, họ trở thành những con người đóng vai chính uy tín nhất cho tiến trình xây dựng hòa bình. Điều cần đối với một số người đó là can đảm thực hiện bước đầu tiên theo chiều hướng ấy, không cần phải chờ đợi kẻ khác làm như vậy. Chúng ta chỉ cần một con người tốt lành để có được niềm hy vọng! Và mỗi một người chúng ta có thể là con người ấy. Xin đừng quên: chúng ta chỉ cần một con người tốt lành để có được niềm hy vọng! Điều này không có nghĩa là coi thường hay che giấu đi những gì là khác biệt và xung khắc. Đây không phải là hợp pháp hóa những gì là bất chính về cá thể và cấu trúc. Việc sử dụng đến việc hòa giải thực sử không thể nào chỉ thuần giúp vào việc củng cố thêm những tình trạng bất chính. Trái lại, như Thánh Gioan Phaolô II đã dạy: "[Hòa giải] trái lại là một cuộc gặp gỡ giữa anh em với nhau, những con người tỏ ra thắng vượt khuynh hướng bản ngã và loại trừ đi những nỗ lực của thứ công lý giả tạo. Nó là hoa trái của những tình cảm mạnh mẽ, cao quí và bao dung dẫn tới chỗ thiết lập một cuộc chung sống căn cứ vào việc tôn trọng từng cá nhân cũng như vào các thứ giá trị hợp với từng xã hội dân sự" (Letter to the Bishops of El Salvador, 6 August 1982). Bởi thế, hòa giải, trở thành những gì là trọng yếu và được củng cố bởi việc đóng góp của tất cả mọi người; nó giúp chúng ta có thể xây dựng tương lai, và làm cho niềm hy vọng gia tăng. Hết mọi nỗ lực cho hòa bình mà thiếu việc dán thân chân thành để hòa giải bao giờ cũng đi tới chỗ thất bại.
Bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe đạt tới tột đỉnh nơi Đức Giêsu được gọi là Emmanuel, chuyển dịch là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đó là lý do tại sao Phúc Âm của Thánh Mathêu cả mở đầu lẫn kết thúc đều là: "Thày sẽ mãi ở cùng các con cho tới tân thế" (Mathêu 28:20). Chúa Giêsu là Emmanuel được hạ sinh và là Emmanuel đồng hành với chúng ta hằng ngày, Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta được hạ sinh và là Vị Thiên Chúa bước đi với chúng ta cho tới tận thế. Lời hứa hẹn này được hoàn trọn nơi Colombia, nơi Đức ông Jesús Emilio Jaramillo Monsalve, Vị Giám Mục Giáo Phận Arauca, và nơi vị linh mục tử đạo ở Armero, Pedro Maria Ramirez Ramos, là những dấu hiệu về điều này, một biểu hiệu cho một dân tộc muốn vùng lên khỏi vũng lẫy bạo lực và khổ ải.
Nơi các khung cảnh tuyệt vời này, tùy chúng ta chấp nhận với một thứ hòa giải cụ thể; thì chớ gì việc chấp nhận của chúng ta cũng bao gồm cả môi trường tự nhiên nữa. Không phải tự dưng mà chúng ta đã buông thả ước muốn chiếm hữu và nô lệ hóa đối với thế giới thiên nhiên của mình. Một trong những người đồng hương của anh chị em hát lên điều này một cách hay ho: "Cây cối đang than khóc, chúng là chứng nhân chứng kiến bạo lực qua bao nhiêu năm trường. Biển khơi nhuốm sắc nâu trộn lẫn máu và đất" (Laudato Si’, 2). Chúng ta cần xin vâng với Mẹ Maria, và hãy cùng hát với Mẹ về "những điều kỳ diệu của Chúa", vì Ngài đã hứa điều ấy với cha ông của chúng ta, Ngài giúp đỡ tất cả mọi dân nước, Ngài giúp Colombia là một dân nước hôm nay đây muốn hòa giải; đó là một hứa hẹn được thực hiện cho cả các miêu duệ của dân nước này nữa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi
tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
"Chúa Kitô tan nát và không có tứ chi đối với chúng ta
thậm chí còn là 'Đức Kitô hơn nữa - even more Christ'"
"Cái nạng của bạn là một biểu hiệu còn quan trọng hơn nữa cho tất cả chúng ta, đó là yêu thương và tha thứ..."
"chúng ta cũng đều là nạn nhân"
....
Tôi đến đây không phải để nói cho bằng để gần gũi với anh chị em và để tận mắt thấy anh chị em, để lắng nghe anh chị em và để mở lòng của tôi ra trước chứng từ về đời sống và đức tin của anh chị em. Và nếu được phép, tôi còn muốn ôm lấy anh chị em, và nếu Thiên Chúa ban ơn cho tôi - vì đó là một ân sủng - tôi cũng muốn khóc với anh chị em nữa. Tôi xin chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau - cả tôi cũng cần đến thứ tha - để cùng nhau tất cả chúng ta có thể nhìn lên và bước tới trong đức tin và hy vọng.
Chúng ta đã qui tụ lại dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojaya, một Tượng Chịu Nạn đã chứng kiến thấy và đã chịu đựng cuộc tàn sát cả hơn 100 người từng đến ngôi Nhà Thờ đây để ẩn náu vào ngày mùng 2 tháng 5 năm 2002. Hình ảnh này mang một tính biểu hiệu mãnh lực và một giá trị linh thiêng. Như chúng ta nhìn vào hình ảnh ấy, chúng ta nhớ đến chẳng phải những gì đã xẩy ra hôm đó mà còn cả nỗi khổ đau khôn xiết, cả đầy giẫy cảnh chết chóc và những cuộc sống tan nát, cùng với tất cả máu huyết đổ ra ở Colombia trong những thập niên qua. Việc nhìn thấy Đức Kitô như thế, mất hết tứ chi và bị thương tích, khiến chúng ta đặt vấn đề. Người không có cánh tay, cũng chẳng có thân mình ở đó, mà chỉ còn khuôn mặt là nơi Người nhìn xuống chúng ta và yêu thương chúng ta. Chúa Kitô tan nát và không có tứ chi đối với chúng ta thậm chí còn là "Đức Kitô hơn nữa - even more Christ", vì Người cho chúng ta thấy một lần nữa rằng Người đã đến để chịu khổ đau cho dân của Người và với dân của Người. Người đã đến để tỏ cho chúng ta thấy rằng hận thù ghen ghét không phải là phán quyết cuối cùng, rằng tình yêu mạnh hơn chết chóc và bạo lực. Người dạy chúng ta hãy biến khổ đau thành một nguồn mạch sự sống và phục sinh, nhờ đó, cùng với Người, chúng ta biết được cái quyền lực của lòng tha thứ, cái cao cả của tình yêu thương.
Tôi cám ơn 4 người anh chị em đã chia sẻ các chứng từ của mình với chúng tôi, thay cho rất nhiều người khác. Lợi ích tốt đẹp biết bao cho chúng ta - có vẻ như vị kỷ vậy - khi nghe thấy các câu chuyện của anh chị em! Tôi cảm kích khi nghe thấy những câu chuyện ấy. Chúng ta nghe thấy những câu chuyện khổ đau và sầu buồn, thế nhưng, trên hết, chúng là những câu chuyện của tình yêu thương và lòng tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu chuyện không để cho hận thù ghen ghét, rửa hận hay đớn đau làm chủ chi phối tâm can của chúng ta.
Lời tiên tri cuối cùng ở Thánh Vịnh 85 - "Tình thương và lòng trung tín sẽ gặp nhau; công chính và hòa bình sẽ hôn nhau" (câu 10) - theo sau hoạt động của ân sủng cùng lời thỉnh nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Xin phục hồi chúng con". Lạy Chúa, cám ơn Chúa về chứng từ của những ai bị hoạn nạn khổ đau và những ai xin tha thứ; về chứng từ của những ai chịu đựng bất công và những ai thứ tha. Điều này chỉ khả dĩ bằng ơn trợ giúp và sự hiện diện của Chúa... điều ấy đã trở thành một dấu hiệu cả thể của lòng Chúa muốn phục hồi hòa bình và hòa hợp nơi mảnh đất Colombia đây.
Pastora Mira, bạn đã nói đúng: bạn muốn đặt tất cả khổ đau của bạn, cũng như của hằng ngàn nạn nhân, dưới chân Chúa Giêsu Tử Giá, để hiệp với khổ đau của Người, nó được biến thành phúc lành và tha thứ hầu chặn đứng cái vòng xoắn bạo lực đã từng làm chủ Colombia. Bạn đúng đấy: bạo lực gây thêm bạo lực, hận thù gây thêm hận thù, chết chóc gây thêm chết chóc. Chúng ta cần phải chặn đứng cái vòng xoắn dường như bất khả vượt thoát này; điều này chỉ có thể xẩy ra nhờ lòng thứ tha và việc hòa giải cụ thể mà thôi....
Chúng ta cũng cảm kích trước những gì Luz Dary đã nói trong chứng từ của mình: đó là các thương tích của cõi lòng thì sâu hơn và khó chữa lành hơn là các thương tích của thân xác. Đúng là thế. Quan trọng hơn nữa, bạn còn nhận thấy rằng không thể nào sống với uất hận, mà chỉ với tình yêu thương là những gì giải thoát và xây dựng mà thôi... Tôi cám ơn bạn đã cống hiến cái nạng của bạn. Cho dù bạn vẫn còn đó các thương tích, những hậu quả bởi những tổn thương của bạn, nhưng bước đi thiêng liêng của bạn lại nhanh hơn và vững vàng hơn. Việc bước đi thiêng liêng của bạn không cần đến các chiếc nạng; nó nhanh nhảu và vững vàng vì bạn nghĩ đến người khác - cám ơn bạn - và bạn muốn giúp họ. Cái nạng của bạn là một biểu hiệu còn quan trọng hơn nữa cho tất cả chúng ta, đó là yêu thương và tha thứ...
Tôi cũng công nhận cả chứng tử mãnh liệt của Deisy và Juan Carlos nữa. Các bạn đã giúp chúng tôi hiểu được rằng, cuối cùng thì, không cách này thì cách khác, chúng ta cũng đều là nạn nhân, vô tội hay có lỗi, nhưng tất cả đều là nạn nhân, dù là bên này hay bên kia: tất cả chúng ta đều là nạn nhân. Tất cả chúng ta đều gặp nhau nơi cái mất mát của nhân loại đó là bạo lực và chết chóc. Deisy đã nói thế một cách rõ ràng: bạn đã nhận ra rằng chính bạn là một nạn nhân và bạn cần có một cơ hội. Khi bạn nói thế, lời của bạn đã đánh động lòng của tôi...
7:00 pm - Address of the Holy Father at the Apostolic Nunciature
Thứ Năm 7/9/2017
9:00 am - Gặp Gỡ Chính Quyền và Đại Diện Dân Sự Colombia
"Nhờ đức tin và đức cậy, chúng ta mới có thể thắng vượt được nhiều khó khăn gặp phải trên đường đi hầu xây dựng một xứ sở là quê mẹ và là ngôi nhà cho tất cả mọi người dân Colombia"
...
Tôi đến Columbia theo vết chân của những vị tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Phaolô VI và Thánh Gioan Phaolô II. Như các ngài, tôi được tác động bởi ước muốn chia sẻ với anh chị em Colombia của mình tặng ân đức tin, một đức tin đã bén rễ sâu ở mảnh đất này, cùng với niềm hy vọng đang vang lên trong tâm can của hết mọi người. Chỉ có thể, nhờ đức tin và đức cậy, chúng ta mới có thể thắng vượt được nhiều khó khăn gặp phải trên đường đi hầu xây dựng một xứ sở là quê mẹ và là ngôi nhà cho tất cả mọi người dân Colombia.
....
Cuộc gặp gỡ này cho tôi cơ hội để bày tỏ việc cảm nhận của tôi đối với tất cả các nỗ lực đã được thực hiện ở các thập kỷ vừa qua, trong việc chấm dứt tình trạng bạo lực vũ trang cũng như trong việc tìm kiếm những đường lối hòa giải.... Điều này cần chúng ta phải lấy con người làm tâm điểm của tất cả mọi hoạt động về chính trị, xã hội và kinh tế, một con người được hoan hưởng phẩm vị cao quí nhất của mình, và phải biết tôn trọng công ích. Chớ gì quyết tâm này giúp chúng ta thoát được khuynh hướng trả thù cũng như khỏi cái thỏa đáng về những thứ lợi lộc đảng phái ngắn hạn. Con đường dẫn đến chỗ hòa bình và thông cảm càng cam go thì chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa để nhận biết lẫn nhau, chữa lành thương tích, thiết dựng nhịp cầu, củng cố liên hệ và nâng đỡ nhau (xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 67).
Khẩu hiệu của xứ sở này là: "Tự Do và Trật Tự". Hai lời này chất chứa một bài học thật sự. Các công dân cần phải được đánh giá theo quyền tự do của họ và phải được bảo vệ bởi một trật tự vững bền. Nó không phải là thứ luật của thành phần quyền lực nhất, mà là quyền lực của luật lệ, được mọi người công nhận, có thể điều hành một cuộc chung sống an bình. Cần phải có những luật lệ chính đáng, có thể bảo đảm sự hòa hợp và giúp thắng vượt những thứ xung khắc xâu xé quốc gia này qua các thập kỷ; các thứ luật lệ cần phải có không được xuất phát từ thứ nhu cầu giáo điều để truyền khiến xã hội, mà là từ ước muốn giải quyết những căn nguyên về cấu trúc của nghèo khổ dẫn đến chỗ loại trừ và bạo động. Chỉ có thế mới có thể chữa lành thứ bệnh trạng gây ra cho xã hội những gì là mỏng dòn dễ vỡ và thiếu phẩm giá, bỏ mặc xã hội hằng bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng mới. Chúng ta đừng quên rằng tình trạng bất bình đẳng là căn nguyên của các thứ bệnh hoạn trong xã hội (xem cùng nguồn - 202).
Theo chiều hướng ấy, tôi xin quí vị hãy nhìn đến tất cả những ai hôm nay đây đang bị xã hội loại trừ và cho ra rìa, những ai chẳng có giá trị gì trong con mắt của đa số, những ai bị bỏ lại sau lưng, bị tẩy chay. Hết mọi người đều cần thiết trong việc kiến tạo và hình thành xã hội. Điều này không đạt được chỉ bởi những ai "có máu tinh tuyền", mà là bởi tất cả mọi người. Tính cách cao cả và mỹ miều của một xứ sở là ở chỗ đó, chỗ mà tất cả mọi người đều đáng giá và tất cả đều quan trọng. Cái phong phú thực sự là tính chất đa dạng vậy...
https://zenit.org/articles/colombia-remarks-to-president-of-colombia-and-authorities/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi
tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
11:00 am - Gặp Gỡ Các Vị Giám Mục Colombia
"Tôi là anh em của chư huynh, mong muốn chia sẻ Chúa Kitô phục sinh là Đấng không bức tường nào bất khả thấu nhập, không một nỗi sợ hãi nào mà chẳng khống chế, không có một thứ bệnh nào mà bất khả chữa lành"
Bình an ở cùng các con.
Đó là lời chào của Vị Chúa Phục Sinh ngỏ cùng đàn chiên nhỏ của Người sau khi Người đã chiến thắng sự chết. Chớ gì nó là lời chào của tôi gửi đến chư huynh vào lúc khởi đầu chuyến viếng thăm của tôi.
.....
Tôi đến để loan báo Chúa Kitô, và để thực hiện một cuộc hành trình hòa bình và hòa giải nhân danh Người. Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta! Người đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và với nhau!
Tôi tin rằng Colombia có một đặc tính đáng kể: nó chưa bao giờ có một mục tiêu nào hoàn toàn đạt tới, một định mệnh nào hoàn toàn đạt thành, hay một kho tàng nào hoàn toàn sở hữu. Tôi nghĩ đến các kho tàng nhân bản của quốc gia này, các nguồn lợi thiên nhiên phong phú, nền văn hóa của nó, sự tổng hợp Kitô giáo rạng ngời của nó, gia sản đức tin của nó và ký ức về những vị truyền bá phúc âm hóa của nó....
Vì thế tôi đến với Giáo Hội của chư huynh như là một người lữ hành, một kẻ hành hương. Tôi là anh em của chư huynh, mong muốn chia sẻ Chúa Kitô phục sinh là Đấng không bức tường nào bất khả thấu nhập, không một nỗi sợ hãi nào mà chẳng khống chế, không có một thứ bệnh nào mà bất khả chữa lành.
.....
Là những bảo quản viên và là bí tích của bước đi đầu
"Chúng ta hãy đi bước đầu tiên". Đó là đề tài cho chuyến viếng thăm của tôi và đó là điều đầu tiên tôi muốn nói cùng tất cả chư huynh. Chư huynh biết rất rõ là Thiên Chúa là Chúa của bước đầu tiên. Ngài liên tục đi trước chúng ta. Thánh Kinh chỗ nào cũng nói về Thiên Chúa như xuất thân vì yêu thương. Đó là khi mới chỉ có tối tăm, chao đảo, thì Thiên Chúa ra tay tạo dựng nên tất cả mọi sự cho có (xem Khởi Nguyên 1:2-4). Đó là khi Ngài bước đi trong Địa Đường và thấy cảnh trần truồng nơi các tạo vật của Ngài (xem Khởi Nguyên 3:8-9). Đó là khi Ngài như một kẻ lữ hành ở trong lều của Abraham, lưu lại cho ông lời hứa về một cái thai không ngờ (xem Khởi Nguyên 18:1-10). Đó là khi Ngài hiện ra với Moisen đang chăn đàn dê của nhạc phụ và đã mở ra cho chàng những chân trời mới (xem Xuất Hành 3:1-12). Đó là khi Ngài không chịu bỏ rơi Giêrusalem yêu dấu của mình, ngay cả khi nàng làm điếm theo những lối sống lệch lạc bất trung (xem Ezêkiên 16:15). Đó là khi Ngài di tản vinh quang của Ngài tới với dân của Ngài đang bị lưu đầy sống kiếp nô lệ tôi đòi (xem Ezêkiên 10:18-19).
Thế rồi, vào thời điểm viên trọn, Thiên Chúa đã muốn mạc khải danh xưng đích thực của bước tiên khởi này, bước tiên khởi của Ngài. Danh xưng đó là Giêsu, và bước đó là một bước bất khả vãn hồi. Nó được xuất phát từ một tình yêu thương đi trước tất cả mọi sự khác. Vì Người Con này đích thân là biểu hiện sống động của tình yêu thương ấy. Những ai nhận biết và chấp nhận Người thì nhận được quyền tự do để trong Người bao giờ cũng thực hiện bước tiên khởi ấy. Họ không sợ bị lạc nếu họ xuất thân, vì họ đã đặt cọc cho tình yêu thương xuất phát từ bước tiên khởi này của Thiên Chúa, một thứ địa bàn giúp họ khỏi bị trệch đường sai lối.
....
Thiên Chúa đi trước chúng ta. Chúng ta chỉ là cành chứ không phải là cây nho... Nơi đời sống của một vị giám mục thì việc cầu nguyện là thứ nhựa sống được truyền sang từ cây nho, mà không có nó cành nho sẽ héo tàn và chẳng sinh hoa kết trái gì. Bởi vậy hãy cứ đấu chọi với Thiên Chúa, thậm chí cả vào lúc đêm tối vắng bóng của Ngài, cho đến khi Ngài chúc phúc cho chư huynh (xem Khởi Nguyên 32:25-27). Những thương tích của cuộc đối chọi quan trọng hằng ngày nơi cầu nguyện ấy sẽ trở thành một nguồn mạch chữa lành cho chư huynh. Chư huynh sẽ được Thiên Chúa chữa lành, nhờ đó, về phần mình, chư huynh có thể chữa lành cho người khác.
Hãy tỏ rõ chư huynh là một bí tích cho bước tiên khởi của Thiên Chúa
Thật vậy, việc tỏ rõ chư huynh là bí tích cho bước tiên khởi của Thiên Chúa là những gì đòi chư huynh phải liên lỉ xuất thân. "Không có một mời gọi nào mãnh liệt hơn là yêu trước" (Saint Augustine, De catechizandis rudibus, I, 4.7, 26: PL 40). Bởi thế, hết mọi lãnh vực ở nơi thừa tác vụ giáo phẩm của chư huynh cần phải có đặc tính tự nguyện thực hiện bước trước. Tiền đề cho việc thực hành thừa tác vụ tông đồ này đó là việc sẵn sàng đến gần với Chúa Giêsu, bỏ lại đằng sau tất cả những gì chúng ta là, để trở nên một cái gì đó không phải là chúng ta (Saint Augustine, In. Psal.,121, 12: PL 36).
...
Đừng sử dụng tiêu chuẩn của những ai muốn chư huynh chỉ thuần là thừa hành viên, cúi mình trước những gì là độc tài trong thời điểm của nó. Trái lại, hãy gắn mắt mình vào cõi vĩnh hằng của Đấng đã chọn chư huynh, luôn sẵn sàng chấp nhận phán quyết tối hậu của Ngài.
.... Hiện Xuống nghĩa là hết mọi người phải làm sao có thể nghe được sứ điệp bằng ngôn ngữ rtiêng của mình. Vậy chư huynh hãy tiếp tục tìm kiếm mối hiệp thông giữa chư huynh. Đừng bao giờ thôi xây dựng mối hiệp thông này, bằng việc đối thoại thẳng thắn và huynh đệ, tránh đi những việc làm kín đáo như là một thứ tai họa. Hãy hết sức thực hiện bước trước, cố gắng hiểu đường lối suy nghĩ của nhau. Hãy để mình được phong phú hóa bởi những gì người khác cống hiến cho chư huynh và xây dựng một Giáo Hội có thể cống hiến cho xứ sở này một chứng từ thuyết phục về việc tiến bộ có thể thực hiện khi không để những sự vật lọt vào tay một nhóm nhỏ...
Chạm đến xác thịt của thân mình Chúa Kitô
Tôi xin chư huynh đừng sợ đụng chạm tới xác thịt thương tích của lịch sử chư huynh cũng như của nhân dân chư huynh. Hãy làm như thế một cách khiêm hạ, không ôm ấp thứ kỳ vọng hoang tưởng của thứ chủ nghĩa hoạt động phục vụ bản thân mình, và bằng một tấm lòng thành tín, không thỏa hiệp và quị lụy. Chỉ có Thiên Chúa là Chúa; vì chúng ta là các mục tử của Ngài, tâm can của chúng ta không được trở thành công cụ cho bất cứ một sai khiến nào.
....
Một trong những tác giả nổi tiếng của chư huynh đã nói về một tính chất hư cấu của ông rằng: "Anh ta không nhận thấy rằng việc khởi động chiến tranh thì dễ hơn là việc chấm dứt chiến tranh" (Gabriel García Márquez, Cien años de soledad, Chapter 9). Tất cả chúng ta đều biết rằng hòa bình cần đến một thứ can đảm đặc biệt về luân lý. Chiến tranh xẩy ra theo các bản năng căn bản nhất của tâm can chúng ta, trong khi đó hòa bình buộc chúng ta phải vượt lên trên bản thân mình. Thế rồi cũng vị tác giả này nói tiếp: "Anh ta không hiểu rằng không cần phải có nhiều lời lẽ để giải thích chiến tranh như thế nào mà chỉ cần một chữ duy nhất cũng đủ đó là sợ hãi" (ibid., Chapter 15). Tôi không cần nói với chư huynh về nỗi sợ hãi ấy, một cái gốc rễ bị độc, một trái cây bị ủng và là một di sản đớn đau của hết mọi xung khắc. Tôi chỉ muốn phấn khích chư huynh là đừng thôi tin tưởng rằng vẫn còn có một đường lối khác.
.....
Lời hòa giải
Nhiều người có thể đương đầu với các thách đố đang xẩy ra cho quốc gia này, thế nhưng sứ vụ của chư huynh là một sứ vụ đặc thù. Chư huynh không phải là chuyên viên máy móc hay chính trị gia mà là các vị mục tử. Chúa Kitô là lời hòa giải được viết trong lòng chư huynh. Chư huynh có quyền giảng dạy lời đó chẳng những ở trên tòa giảng, ở nơi các văn kiện giáo hội hay ở các bài báo, mà còn ở cả tâm hồn của con người nam nữ nữa. Chư huynh có quyền loan báo lời ấy nơi thâm cung của lương tâm họ, nơi họ hy vọng nghe thấy tiếng phát ra từ trời cao rằng: "Bình an cho những người Thiên Chúa yêu thương" (Luca 2:14). Chư huynh phải nói lời đó một cách mềm mại, thấp kém nhưng bất khả thắng của nguồn mạch lòng thương xót Chúa, một lòng thương xót có thể ngăn chặn những gì là kiêu hãnh và cay nghiệt của những con tim vị kỷ.
Giáo Hội chỉ tìm kiếm quyền tự do để nói lên lời ấy mà thôi. Giáo Hội không cần đến các thứ liên minh với đảng này hay phái kia, mà chỉ cần quyền tự do để nói với tâm can của con người nam nữ. Ở đó họ tự do đối diện với những lo âu của mình; ở đó họ có thể tìm thấy sức mạnh để thay đổi cuộc đời họ sống.
Tâm can của nhân loại, rất thường bị dẫn đi sai đường lạc lối, muốn thấy đời sống như là một kho chứa khổng lồ để chất hết mọi sự được tích lũy. Vì chính lý do ấy mà vấn đề cần phải được đặt ra là: Đâu là lợi ích của một con người được lợi lãi cả thế gian mà tâm hồn của họ lại cứ trống rỗng? (xem Mathêu 16:26).
Từ môi miệng của chư huynh như là các vị mục tử hợp pháp của Chúa Kitô, Colombia có quyền được thách đố bởi chân lý của Thiên Chúa, Đấng không thôi chất vấn rằng: "Người anh em của ngươi đâu?" (xem Khởi Nguyên 4:9). Không được câm nín trước vấn nạn này, cho dù kẻ nghe thấy nó có thể không thể làm gì khác hơn ngoài việc cúi xuống một cách ái ngại và hổ thẹn lắp bắp là họ đã bán nó đi rồi...
Tôi xin chư huynh hãy gắn mắt của mình vào những con người nam nữ cụ thể. Đừng nói về "con người - man", mà là về các ngôi vị con người - human persons, được Thiên Chúa yêu thương, và được tổng hợp bởi xương thịt, lịch sử, đức tin, cảm giác, những chán chường thất vọng, những sầu buồn đớn đau. Chư huynh sẽ thấy rằng phương thức cụ thể này sẽ lột mặt nạ những thứ thống kê lạnh lùng, những tính toán lươn lẹo, những chính sách mù quáng và những dữ kiện lệch lạc, cũng như sẽ nhắc nhở chư huynh rằng "chỉ ở nơi mầu nhiệm Lời hóa thành nhục thể mà mầu nhiệm về con người mới thực sự trở nên rõ ràng" (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng - 22).
Một Giáo Hội truyền giáo
Trong khi nhìn nhận hoạt động mục vụ quảng đại được chư huynh tiếp tục thi hành, giờ đây xin cho tôi chia sẻ với chư huynh một số quan tâm chân tình của tôi như là một vị Mục Tử muốn phấn khích chư huynh trở thành một Giáo Hội càng ngày càng truyền giáo. Các vị tiền nhiệm của tôi đã nhấn mạnh đến một số những thách đố này: gia đình và sự sống, giới trẻ, linh mục, ơn gọi, giáo dân và việc huấn luyện. Bất chấp những nỗ lực cả thể đã thực hiện, trong các thập niên gần đây có lẽ lại càng khó hơn trong việc tìm thấy những đường lối hữu hiệu để thể hiện mẫu tính của Giáo Hội nơi vấn đề sinh hạ, nuôi dưỡng và hỗ trợ con cái của mình.
Tôi nghĩ đến các gia đình của Colombia, đến việc bênh vực sự sống từ trong lòng mẹ cho tới khi kết thúc một cách tự nhiên, đến nạn bạo lực và rượu chè thường ảnh hưởng đến toàn thể gia đình, đến việc suy yếu về mối liên hệ hôn nhân và tình trạng vắng bóng người cha, kèm theo những hậu quả thê thảm bất an và một cảm giác bị bỏ rơi. Tôi nghĩ đến giới trẻ bị đe dọa bởi tình trạng trống rỗng tâm linh và tìm cách thoát ly bằng nghiện hút, bằng lối sống phù phiếm và bằng một tinh thần phản loạn. Tôi nghĩ đến nhiều vị linh mục quảng đại của chư huynh cùng với việc thách đố cần phải nâng đỡ họ trong quyết định hằng ngày của họ để trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội, trong khi một số ít đề ra một lối thoát dễ dàng, tránh né việc dấn thân chân chính và cứ sống lẻ loi cô độc cùng tập trung vào bản thân mình. Tôi nghĩ đến thành phần tín hữu giáo dân ở các Giáo Hội địa phương của chư huynh, thành phần đang tiếp tục qui tụ lại để đáp ứng ơn gọi của Thiên Chúa, Đấng là mối hiệp thông, mà thậm chí như nhiều người đang tuyên bố một thứ tín điều mới về lòng vị kỷ và cái chết của tình đoàn kết. Tôi nghĩ đến các nỗ lực cả thể lớn lao của rất nhiều người lớn lên trong đức tin, làm cho đức tin thành một ánh sáng rạng ngời cho tâm hồn của họ và là ngọn đèn hướng dẫn bước tiên khởi.
Tôi không cống hiến cho chư huynh những công thức, tôi lại càng không có ý lưu lại cho chư huynh một bản liệt kê những điều phải làm. Tuy nhiên, tôi xin chư huynh, khi chư huynh thi hành trong hiệp thông sứ vụ đòi buộc của mình như là vị giám mục của Colombia, hãy tỏ ra bình an tự tại. Cho dù chư huynh biết rất rõ rằng, trong đêm tối, tên gian ác tiếp tục gieo vãi cỏ lùng, hãy bắt chước lòng nhẫn nại của Vị Chủ mùa và hãy tin vào tính chất tốt lành của hạt lúa của Ngài. Hãy học lấy lòng nhẫn nại và quảng đại của Ngài. Ngài chờ đợi, vì ánh mắt yêu thương của Ngài thấy được từ đằng xa. Nếu tình yêu trở nên yếu kém, thì con tim trở thành bất nhẫn, lo âu bận bịu với nhiều sự, bị truy đuổi bởi nỗi sợ hại thất bại. Trên hết, hãy tin vào cái nhỏ mọn nơi các hạt giống của Thiên Chúa. Hãy tin vào quyền năng kín ẩn nơi men của Ngài. Hãy để cho tâm hồn của chư huynh được lôi kéo đến với vẻ đẹp cao cả khiến chúng ta dám bán đi hết mọi sự chúng ta có để chiếm hữu lấy kho tàng thần linh
...
https://zenit.org/articles/through-you-i-embrace-the-whole-church-in-colombia/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi
tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
3:00 pm - Gặp Tiểu Ban Chấp hành của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh - CELAM ở Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh Columbia
4:30 pm - Thánh Lễ ở "Simón Bolívar Park"
"Thủ Công Viên Hòa Bình, Cổ Võ Nhân Sự Sống"
Vị tác giả của bài Phúc Âm nói cho chúng ta biết rằng việc kêu gọi các người môn đệ đầu tiên đã xẩy ra ở dọc theo bờ Hồ Gennesaret, nơi mà dân chúng kéo nhau tới để nghe một tiếng nói có thể hướng dẫn và soi sáng họ; đồng thời đó cũng là nơi những tay chài lưới thường kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi của mình, nơi họ kiếm kế sinh nhai để sống một cuộc sống xứng đáng và hạnh phúc, một cuộc sống không thiếu thốn những nhu cầu căn bản. Trong toàn thể Phúc Âm Thánh Luca chỉ có lần duy nhất này Chúa Giêsu rao giảng ở gần Biển Hồ Galilêa. Ở một biển khởi rộng mở ấy niềm hy vọng của họ là làm sao bắt được một mẻ cá dồi dào đã biến thành thất bại kéo theo những nỗ lực dường như trở thành vô dụng uổng phí. Theo sự dẫn giải cổ xưa của Kitô giáo thì biển khơi cũng tiêu biểu cho tính cách bao rộng mà tất cả dân chúng sống động; vì cái xao động và tối tăm của nó mà nó gây ra những gì đe dọa đến sự hiện hữu của con người và có thể hủy hoại sự hiện hữu ấy.
....
Thành phố Bogota thân thương này, và xứ sở Colombia mỹ miều đây, cho thấy nhiều thảm kịch được Phúc Âm nhắc đến. Cả ở đây nữa, các đám đông kéo đến, mong nghe lời sự sống để soi sáng cho tất cả mọi nỗ lực của họ, và để chỉ dẫn đường hướng cùng vẻ đẹp của cuộc sống con người. Những đám đông nam nữ này, trẻ già đây, đang cư ngụ trong một mảnh đất phì nhiêu khôn tả có thể cung cấp cho hết mọi người. Thế nhưng, cũng ở nơi đây, như ở các nơi khác, có một thứ bóng tối dầy đặc đang đe dọa và hủy hoại sự sống: thứ bóng tối của bất công và của bất đình đẳng xã hội; thứ bóng tối băng hoại về các lợi lộc riêng tư và phe phái đang được thụ hưởng một cách vị kỷ và vô độ gây hại cho thiện ích của tất cả mọi người; thứ bóng tối coi thường sự sống con người là bóng tối hằng ngày đang bị hủy hoại sự sống của nhiều kẻ vô tội, thành phần đang kêu tới trời cao bằng máu của họ; thứ bóng tối khát máu trả thù và hận ghét làm hoen ố những bàn tay của các kẻ lạm dụng quyền bính của mình; thứ bóng tối của những ai trở thành vô cảm truớc nỗi đớn đau của rất nhiều nạn nhân. Chúa Giêsu xua tan và hủy diệt tất cả mọi thứ tối tăm này bằng mệnh lệnh Ngài truyền cho Phêrô ở trong thuyền: "Hãy ra chỗ nước sâu" (Luca 5:4).
....
Phêrô cảm thấy thân phận nhỏ mọn của mình, ngài cảm thấy cái vĩ đại nơi lời nói và quyền lực của Chúa Giêsu; Phêrô nhận biết cái yếu hèn của mình, những lúc thăng trầm của mình..., như tất cả chúng ta đều biết về bản thân mình, như được biết đến trong lịch sử bạo lực và chia rẽ nơi nhân dân của anh chị em, một lịch sử đã không phải lúc nào cũng thấy chúng ta chia sẻ với nhau trên cùng một con thuyền, cùng một cơn bão, cùng những bất hạnh. Thế nhưng cũng giống như Simon, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy tiến ra chỗ nước sâu, Người phấn khích chúng ta hãy chấp nhận những nguy hiểm chung với nhau, đừng sợ cùng nhau liều mình, hãy bỏ lại sau lưng tính vị kỷ của chúng ta và hãy theo Người; hay loại trừ đi những nỗi sợ hãi không xuất phát từ Thiên Chúa, nỗi sợ hãi làm tê liệt chúng ta và ngăn cản chúng ta trở thành những thủ công viên hòa bình, những cổ võ nhân sự sống. Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng hãy ra chỗ nước sâu. Các môn để làm hiệu cho nhau để gặp nhau trên con thuyền này. Chớ gì nhân dân của quốc gia này cũng biết làm theio như thế.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi
tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Thứ Tư 6/9/2017
Colombia: Bối Cảnh và Nghênh Đón
Theo lịch trình mục vụ của mình trong Năm 2017, hôm nay, Thứ Tư mùng 6/9/2017 cho đến Thứ Hai 11/9/2017, Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Colombia. Ngài khởi hành từ phi trường Fiumicino Roma vào lúc 11:10 am, trên chuyến bay Alitalia A330, và sau 10 ngàn cây số bay mới tới Bogota Colombia vào lúc 4:30 chiều ở Colombia (tức 11:30 đêm ở Roma), và ở Việt Nam bấy giờ là 4:30 sáng.
Đáng lẽ ngài khởi hành vào lúc 12:30 pm nhưng để tránh bị ảnh hưởng bởi trận bão Ima đang hoành hành ở Đại Tây Dương với cấp 5 mạnh nhất theo sức gió từ 250 đến 300 dặm một giờ. Chuyến không trình này sẽ bay qua không phận của các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, the Antilles và Venezuala (một nước được ngài xin cầu nguyện cho trong lời ngài ngỏ chào phái đoàn phóng viên và ký giả truyền thông tháp tùng trên cùng chuyến bay với ngài)
Theo thói quen của mình, bao giờ ngài cũng đến kính viếng Đức Mẹ để dâng cho Mẹ chuyến tông du của ngài ở Đền Thờ Đức Bà Cả, từ chiều hôm trước, Thứ Ba mùng 5/9/2017. Trước khi lên đường, ngài cũng có thói quen gặp gỡ một số người bất hạnh. Nếu trước chuyến tông du Fatima giữa Tháng 5/2017, ngài đã gặp 6 người mẹ, 6 người đàn bà có những chuyện riêng tư khốn khổ, thì trước khi tông du Colombia, ngài cũng đã gặp 2 gia đình bị cháy hết nhà cửa trong vụ hỏa hoạn ở Roma vào mùa hè vừa rồi, và xin họ cầu nguyện cho chuyến tông du của ngài.
Đây là chuyến tông du thứ 20 của ngài trong giáo triều 4 năm rưỡi của ngài (13/3/2013 - 6/9/2017), và là chuyến tông du thứ 5 tới Châu Mỹ Latinh, nhưng chưa bao giờ ngài về lại quê hương đất nước Á Căn Đình của ngài. Trong một tweet gửi ra, ngài đã chẳng những xin cầu cho chuyến tông du của mình mà còn nói đến mục đích hay tính cách của chuyến tông du của ngài lần này nữa: "Các bạn thân mến, xin làm ơn cầu cho tôi cũng như cho tất cả Colombia là nơi tôi sẽ thực hiện một cuộc hành trình cho hòa giải và hòa bình".
Vậy, trong vòng 6 ngày (gần 1 tuần lễ, lâu chứ không mau), một chuyến tông du đến chỉ một xứ sở xa xôi mà thời gian chẳng những kéo dài (thật ra nếu không tính ngày đi là Thứ Tư 6/9 từ sáng đến tối và ngày về Thứ Hai 11/9 cũng thế, thì chỉ còn 4 ngày) mà còn bao rộng một không gian dài 21 ngàn 178 cây số với 12 bài nói ở 4 thành phố khác nhau là Bogota, Villa Vicencio, Medellin và Cartagena, ngài sẽ nói gì về Hòa Giải và Hòa bình cho một đất nước gần 70 năm (từ năm 1948) sống trong tình trạng gần như liên miên "nội chiến" (internal violence/war) với những lý do khác nhau. Và hậu quả bất khả tránh đó là 8 triệu 376 ngàn 463 nạn nhân, trong đó 96% là nạn nhân bởi những cuộc xung đột vũ khí, và trong đó có 7,134,646 phải bỏ nhà cửa ra đi, 983,033 bị sát hại, 165,927 bị bắt đi mất tích, 10,237 bị tra tấn hành hạ và 34,814 bị bắt cóc, bao gồm nhiều trẻ em bị bắt cóc đòi tiền chuộc và những em chẳng bao giờ còn trở lại với người thân yêu của mình.
Vấn đề chính yếu liên quan đến đất nước Colombia ở Nam Mỹ Châu này đó là, Colombia và Mexico là hai quốc gia có đông tín hữu Công giáo nhất Châu Mỹ Latinh nhưng lại là 2 quốc gia có nhiều vấn nạn và trục trặc nhất đã từng trải qua nhiều thập niên? Đó là lý do chúng ta xin Chúa sử dụng Đức Thánh Cha Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Thương Xót, Vị Giáo Hoàng xuất thân từ Châu Mỹ Latinh, để mang lại cho đất nước Colombia "Hòa Giải và Hòa Bình".
APOSTOLIC JOURNEY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS
TO COLOMBIA
6-11 SEPTEMBER 2017
Live video transmission by CTV
(Vatican Television Center)
Wednesday, 6 September 2017
ROME-BOGOTÁ
11:00 | Departure from Rome's Fiumicino airport for Bogotá |
16:30 | Arrival at Catam military airport (Bogotá) |
Welcoming ceremony |
Thursday, 7 September 2017
BOGOTÁ
9:00 | Meeting with authorities and representatives of civil society at "Casa de Nariño" Presidential Palace's Parade Square "Plaza de Armas" |
9:30 | Courtesy visit to the President in the Reception Hall of "Casa de Nariño" Presidential Palace |
10:20 | Visit to the Cathedral |
10:50 | Blessing of the Faithful from the balcony of the Cardinal's Palace |
11:00 | Encounter with the Bishops in the Reception Room of the Cardinal's Palace |
15:00 | Encounter with the Executive Committee of the Latin American Episcopal Council (CELAM) in the Apostolic Nunciature |
16:30 | Holy Mass in "Simón Bolívar Park" |
Friday, 8 September 2017
BOGOTÁ-VILLAVICENCIO-BOGOTÁ
7:50 | Departure from Catam military airport (Bogotá) to Villavicencio |
8:30 | Arrival at Apiay airport in Villavicencio |
9:30 | Holy Mass on the Esplanade of Catama |
15:40 | National Reconciliation Encounter at "Las Malocas Park" |
17:20 | Short visit to the "Cross of Reconciliation" at "Fundadores Park" |
18:00 | Departure by plane for Bogotá |
18:45 | Arrival at Catam military airport (Bogotá) |
Saturday, 9 September 2017
BOGOTÁ-MEDELLÍN-BOGOTÁ
8:20 | Departure by plane from Catam military airport (Bogotá) for Rionegro |
9:10 | Arrival at Rionegro air base |
9:15 | Transfer by helicopter to Medellín airport |
10:15 | Holy Mass at Enrique Olaya Herrera Medellín airport |
15:00 | Encounter in "Hogar San José" children's home |
16:00 | Encounter with priests, religious and their families at "La Macarena Stadium" |
Helicopter transfer to Rionegro air base | |
17:30 | Departure by plane for Bogotá |
18:25 | Arrival at Catam military airport (Bogotá) |
Sunday, 10 September 2017
BOGOTÁ-CARTAGENA-ROME
8:30 | Departure by plane for Cartagena |
10:00 | Arrival at Cartagena airport |
10:30 | Blessing and laying of the corner-stones for homeless shelters and Talitha Qum works at St Francis Square |
12:00 | Recitation of the Angelus in front of the Church of Saint Peter Claver |
12:15 | Visit to the Shrine of Saint Peter Claver |
15:45 | Helicopter transfer to the naval base at the port of Contecar |
16.30 | Holy Mass at the port of Contecar |
18:30 | Helicopter transfer to the airport of Cartagena |
18:45 | Farewell ceremony |
19:00 | Departure by plane for the airport Rome/Ciampino |
Monday, 11 September 2017
ROME
12:40 | Arrival at Rome's Ciampino airport |
__________________
Time zones | |
Rome: | +2h UTC |
Bogotá: | -5h UTC |
Villavicencio: | -5h UTC |
Medellin: | -5h UTC |
Cartagena: | -5h UTC |