HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO 2017

 

2 Giáo Điểm tiêu biểu của Dòng Đồng Công ở VN &

3 di tích lịch sử và tôn giáo của Đất Nước

 

Giáo Phận Kontum: Giáo Điểm Đắc Pơ

Nhà Đá Qui Nhơn

Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang

Formosa Hà Tĩnh

Giáo Phận Bắc Ninh: Giáo Điểm Văn Thạch và Đại Điền

 

Trong Chuyến Viếng Thăm Truyền Giáo Đồng Công Việt Nam 2 tuần (4-17/10/2017), phái đoàn anh em thân hữu Đồng Công ở Hoa Kỳ, theo chương trính được anh đặc trách truyền giáo của Dòng Phạm Cao Đích phác họa qua Anh Thiên Khải, sẽ ghé thăm 5 giáo điểm (được in đậm đỏ) trong lịch trình từ nam ra bắc sau đây.

 

CHƯƠNG TRÌNH DỰ THẢO

THÂN HỮU CRM (US)

VỀ THAM QUAN CÁC CƠ SỞ XƯA NAY CỦA DÒNG

VÀ THAM QUAN TP. SÀI GÒN – HUẾ – HÀ NỘI

Từ ngày 06 (Vn) -17 tháng 10 năm 2017 

 

THỨ SÁU: Ngày 6/10 đón phái đoàn từ Tân Sơn Nhất (sáng, trưa), ăn trưa cơm niêu nhà hàng Sài Gòn. Sau đó, về Thủ Đức tham quan nhà Dòng, viếng Mộ cha Đaminh, sáng lập Dòng. Ăn tối nhà Bác ái CRM. Nghỉ đêm Hotel Lối Xưa (gần Dòng).

THỨ BẢY: Sáng ngày 7/10. Lễ Đức Mẹ Mân Côi. 5g20, Thánh lễ mừng Bổn mạng Đội IX và kỷ niệm 50 năm khấn dòng. Ăn trưa tại nhà Mẹ CRM.

Chiều đi thăm Bệnh viện Tâm thần (Nhà Mẹ cũ). Tu viện Mẫu Tâm. Tối tham quan Tp. Sài Gòn, ăn tối nhà hàng tự chọn. Nghỉ đêm Hotel Lối Xưa.

CHÚA NHẬT: (Sài Gòn-Nha Trang. 450km). Sáng 8/10, Thánh lễ sớm nhà nguyện Mục Vụ CRM (4g20). Bắt đầu cuộc hành trình. Thủ Đức-Nha Trang. Điểm tâm trên xe.  Ăn trưa nhà hàng Cà-ná. Chiều tắm Biển Nha Trang, ăn tối nhà hàng…………… Nghỉ đêm Hotel Nha Trang.

THỨ HAI: (Nha Trang- An Khê. 300km). Sáng 9/10, Thánh Lễ nhà thờ Chính Tòa (Núi). Điểm tâm trên xe. Vào thăm Giáo điểm CRM Komtum. Ăn trưa với đồng bào dân tộc. Tiếp tục từ An khê - Tam Kỳ (270km). Ăn tối dọc đường, nghỉ đêm Hotel Tam Kỳ.

THỨ BA: (Tam Kỳ- Đà Nẵng. 70km). Sáng 10/10, điểm tâm, ghé Nhà Đá trên đường đi CRM Đà Nẵng. Thánh lễ 11g00.  Ăn trưa cộng đoàn CRM Đà Nẵng. Tiếp tục đi tham quan thành Cỗ Huế - La vang (220km). Nhà nghỉ Xuân Lâm, Dòng Mến Thánh Giá Huế, tại La vang.

THỨ TƯ: (La Vang-Vinh. 320km). Sáng 11/10, Thánh lễ sớm tại Linh đài La Vang. Điểm tâm nhà Dòng. Đi dọc theo Biển Hà Tĩnh (Formosa). Ăn trưa, ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel Cửa Lò/ Vinh.

THỨ NĂM: (Vinh-Ninh Bình. 500km). Sáng 12/10. Thánh lễ, điểm tâm. Ăn trưa dọc đường. Nghỉ đêm Hotel Tràng An.

THỨ SÁU: (Ninh Bình – Hưng Hóa, 150 km). Sáng 13/10. (Lễ Đức Mẹ Fatima). Điểm tâm. Đi Xitô, 30km. Tham dự Thánh lễ đại trào với ĐTGM, Giuse Ngô Quang Kiệt, dâng hiến Nước Việt Nam cho Trái Tim Đức Mẹ. Trưa đi CRM Hưng Hóa. Nghỉ đêm Trung tâm Mục vụ Hưng Hóa/ Phú Thọ.

THỨ BẢY: (Hưng Hóa- Bắc Ninh. 200 km). Sáng 14/10. Thánh Lễ, điểm tâm. Hưng Hóa - CRM Bắc Ninh. Ăn trưa, ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel Tam Đảo/ Tây Thành.

CHÚA NHẬT: (Bắc Ninh-Bùi Chu.180 km). Sáng 15/10. Thánh lễ, điểm tâm. Bắc Ninh - CRM (Xuân Hóa). Ăn trưa dọc đường. Trưa đi CRM Thái Bình(60km). Ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel New Dream/ Thái Bình.

THỨ HAI: (Thái Bình-Hà Nội. 110km). Sáng 16/10, Thánh lễ, điểm tâm. Thái Bình-Hà Nội. Ăn trưa, ăn tối Nhà Hàng………   . Chiều tối tham quan Hà Nội. Nghỉ đêm Hồ Gươm.

THỨ BA: (Hà Nội- Sân bay Nội Bài. 40km). Sáng 17/10, Thánh Lễ nhà thờ Lớn Hà Nội. Điểm tâm. Trưa đến sân bay Nội Bài. Chia tay và kết thúc chuyến viếng thăm quê hương Việt Nam. Trở về US.

Ghi chú:

- Tên Hotel và Nhà hàng sẽ cập nhật sau.

- Hotel k.300.000$ Vn/ một phòng/ người.

- Tiền ăn mỗi ngày k. 300.000$ Vn/ người.

- Xe 30 chỗ đời mới. 40 triệu, 12 ngày.

- Chương trình dự thảo này có thể linh động tùy theo hoàn cảnh.

Để như một dạo khúc mở màn cho Hành Trình Viếng Thăm Truyền Giáo Đồng Công Việt Nam, em xin tổng hợp một số hình ảnh về 2 trong 5 giáo điểm này cũng như về 3 địa điểm lịch sử và tôn giáo của quê hương đất nước, những giáo điểm và địa điểm em đã lưu niệm được nhờ chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương 3 tuần (18/9 - 8/10/2016), qua một số hình ảnh tiêu biểu dưới đây:

 

Giáo Kontum: Giáo Điểm Đắc Pơ

 

 

Cơ sở Tu viện tại xã An Thanh, Huyện Đắc Pơ, Tỉnh Gia-Lai

(Cơ sở này bây giờ mới xây để tương lai trở nên trung tâm truyền giáo của Nhà Dòng tại huyện Đắc Pơ).

Phụ Trách Tu viện: ANH ALBERTO M. NGUYỄN MINH CHIẾN, CMC,

Phục vụ một nhà thờ nhỏ với 20 gia đình Dân tộc.

Anh Phaolo Lộc M. Nguyễn Kim Điện, CMC đang dâng dễ cho họ.

Tu viện ĐC cách phi trường Pleiku 85 km. Tu viện nằm giữa vùng người dân tộc và có thể đi thăm những giáo điểm mà Nhà Dòng hy vọng tới giúp đỡ họ trong tương lai.

2/ Giáo họ Phaolo, tại Thị xã Pleiku (giáo họ độc lập, tương lai có thể lên giáo xứ. Giáo họ này hiện nay thuộc giáo xứ Thánh Tâm.)

Phụ Trách: ANH ALBERTO M. NGUYỄN MINH CHIẾN, CMC

 

 

 

Anh Lm Minh Chiến Đội XII ở VN đang cho em biết về cơ sở mới tậu này của dòng ở giáo điểm "vùng trắng" này

 

 

 

 

Khu vực các buôn làng gần cơ sở mới tậu của dòng, nơi anh chị em đồng bào thiểu số sinh sống và sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơm ống luồng và gà leo núi (ngon hơn gà đi bộ) hiếm quí và ngon nhất đang được nướng lên

để đặc biệt khoản đãi và tiếp đón phái đoàn khách truyền giáo từ Mỹ tới viếng thăm chiều 29/9/2016

 

 

 

 

 

Thưởng thức món gà leo núi mà không hút rượu cần chẳng khác nào như một đám cưới "đã hết rượu rồi".

 

 

 

 

Ngay ở cửa ngôi nhà trống mái này là cung thánh để dâng lễ Chúa Nhật hằng tuần cho đồng bào dân tộc,

và lòng nhà thờ chính là cái sân đất trước mặt, nơi cũng được biến thành lớp giáo lý cho các em nằm sấp trên đất mà học và thành hội trường ngoài trời cho bữa ăn sau lễ với nhau ở trên chiếu hay tấm bạt xanh.

 

 

 

 

 

 

 

Nhà Đá Qui Nhơn

 

Trong các nơi và có thể nói khắp nơi đi qua trong hai chuyến về Việt Nam 2006 và 2016, hình như chưa có một nơi nào mà lại không được canh tân đổi mới, ngoại trừ duy nhất Nhà Đá ở Dốc Truông, Xã Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định, Thị Xã Qui Nhơn Việt Nam, nơi Nhà Mẹ của Dòng đã được chuyển về từ năm 1966 đến 1972, với 2 lớp linh mục đầu tiên được đào tạo ngay trong dòng, và 3 đợt khấn của Đội IX (a-b-c), để rồi sau biến cố Mậu Thân 1972 2 năm, một số anh em đã trở lại vào năm 1974, cuối cùng anh em phục vụ ở đó đã được lệnh tổng quyền từ Anh Cả cùng với các nơi khác trên quê hương đất nước di tản về Nhà Mẹ Thủ Đức trong Tháng 3/1975.

 

Những hình ảnh tiêu biểu ở Nhà Đá dưới đây cho thấy một quá khứ Việt Nam thân yêu chiến tranh đầy chết chóc và tang thương, bao gồm cả một ký ức về những lần anh em phải đi bộ từ Nhà Đá về Quận Phù Mỹ cách 6 cây số ngủ đêm, về những lần học sinh thường già hơn thày theo du kích mang súng về trường Đồng Công thăm thày xưa bạn cũ, về những đêm nghe hai bên chiêu hồi nhau trở về chính nghĩa, về nhóm 15 anh em dòng từ đây đi xuống Mỹ Chánh rồi bị mất tích luôn, và về các lần trốn tránh bom nổ đạn bay từ quận hay từ trung đoàn 22 hoặc từ cuộc đụng độ giữa hai bên ngay ban ngày, sát nhà dòng, khiến 6 anh em đội IX tí nữa mất mạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phải, vì ngày xưa ngôi nhà thờ này thật kiên cố đã trở thành nơi trú ẩn, cả dân lẫn các thày dòng Đồng Công, thế nhưng lại chính là nơi bản thân em cùng với 5 anh em dòng cùng lớp tập IX A vào trưa hôm nhập tập viện ngày 8/9/1966, đã xuýt nữa mất mạng bởi chính súng đạn của quân lính chính phủ, khi chúng em, trong bộ quần áo thường phục vào giờ ngủ trưa, vô tình chạy ra nhà thờ lánh nạn lại chạy ngay ở đầu nhà thờ là nơi lính của mình đang phục ở nghĩa trang gần đầu nhà thờ được báo là việt cộng đang lẩn quẩn chung quanh nhà thờ.



Chính em là người đầu tiên khám phá ra mình bị bắn, vì bấy giờ em chẳng những nghe thấy tiếng súng bắn ào ào rất chát chúa đâu đây mà còn trông thấy một viên đạn xuyên qua trước mặt, đụng vào tường nhà thờ, rớt xuống đất. Thế là em đã hét lên báo động cho 5 người anh em ở cả trước em lẫn sau em rằng "chúng ta bị bắn rồi..." Cùng với tiếng hét như quân lệnh ấy, em đã chạy nhanh đến độ dường như chân không còn chạm đất. Thế rồi sau đó tôi nghe thêm một tiếng ầm một cái...

Thì ra, theo suy đoán, vì thấy "bọn việt cộng" chúng tôi chạy thoát, quân ta liền câu moọc-chê chặn đầu. Không dè quả moọc-chê lại trúng ngay nóc nhà thờ, khiến mái ngói của nhà thờ rơi ngay xuống, nhà thờ bỗng trở nên sáng choang, dân chúng và một số thày đang nấp sẵn an toàn ở bên trong bị ngói bất ngờ rơi trúng đã bị thương. Cuối cùng, người bị bắn ở ngoài nhà thờ được thoát nạn, còn người ở bên trong nhà thờ lại bị thương... Cũng may không ai tử vong! Bằng không, em đâu còn đứng chụp tấm hình kỷ niệm bất hủ ở đây nữa!

 

Trong khi đó, ở Phù Mỹ, nơi Đồng Công trước năm 1975 cũng đã có trụ sở ở ngay mặt đường chính và đằng sau là Nhà Thờ Phù Mỹ, một nhà thờ càng đẹp hơn trước, cả trong lẫn ngoài, nơi có mấy sơ Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương đang phục vụ, một hội dòng nữ do Cha Phạm Ngọc Tuấn ở Giáo Phận Orange Nam California, xưa là một đệ tử cồ của Đồng Công (1974-1978), thành lập trong Giáo Phận Qui Nhơn từ năm 2012.

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau Nhà Đá Qui Nhơn và trước khi đến Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, phái đoàn sẽ ghé giáo điểm truyền giáo của dòng ở GP Đà Nẵng sau đây:

1/ Tu viện Mẹ Thiên Chúa, Đồng Công Đà Nẵng (TL 01/04/2011)

Tiên Xuân, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Thuộc Giáo xứ Tam Kỳ, Giáo phận Đà Nẵng

Cha xứ: ANH MARTINO PORES NGUYỄN THIÊN ĐÌNH

Tu viện ĐC ở cách TP Đà Nẵng hơn 2 giờ lái xe, (đi ngược về miền Nam). Trên đường đi có thể ghé tham quan Thành phố Hội An.

2/ Giáo xứ Thuận Yên, Giáo Hạt Tam Kỳ.

ĐC: Xã Tam Sơn, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

Có 08 Giáo họ: Phước Thạnh, Ba Vĩ, Đông Hòa, Thuận Đông, Hòa Hương, Thạnh Mỹ, Danh Sơn, Hòa Mỹ.

3/ Nhà Thờ Họ Đạo Phú Quý, Giáo phận Đà Nẵng

Thôn Phú Quý 2, Xã Tam Mỹ Đông, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

Phụ trách: ANH VỸ   

 

 

 

Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang

 

 

Cảnh nhìn từ con đường dẫn vào chính diện của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang

 

 

Từ ngoài cổng nhìn vào tâm điểm của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang

 

 

 

 

Gift shop ở ngay hành lang chính của nhà trọ miễn phí (tùy lòng ủng hộ) ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang

 

 

Khu vực của các cha các thày trú ngụ

 

 

 

 

Linh đài Thánh Mẫu La Vang

 

 

Ở đằng sau Linh Đài là Tượng Mẹ Đồng Công và bức tường Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam

 

 

 

 

 

Nguyện đường bên cạnh linh đài Thánh Mẫu Lavang, nơi hằng ngày có lễ sáng và chiều tối

 

 

 

 

Đền Thờ Thánh Mẫu La Vang đang được xây cất cho xứng với một Trung Tâm Thánh Mẫu Việt Nam toàn quốc

 

 

Tháp chuông cổ kính ở gần Đền Thờ Thánh Mẫu La Vang (đang được xây cất) ban ngày và ban đêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Formosa Hà Tĩnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Giáo Phận Bắc Ninh: Giáo Điểm Văn Thạch và Đại Điền

 

Xin mời phái đoàn Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ

đến viếng thăm hai giáo điểm Văn Thạch và Đại Điền GP Bắc Ninh do Đồng Công ở Tu Viện Mẹ La Vang của Dòng phục vụ

 

1/ Tu viện Đức Mẹ La Vang, Đồng Công Bắc Ninh (15/8) (Thành Lập:  27/10/2012)

Đc: Thôn Sơn Phong, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

thuộc Giáo xứ Đại Điền, Giáo phận Bắc Ninh

Lm. Nguyễn Anh Linh

Tu viện ĐC cách núi Tam Đảo quãng 20Km trở lại. Tam Đảo là một trung tâm du lịch của vùng Bắc Ninh này. Lên Tam Đảo người ta nhớ về Dalat, nhưng không mát và cảnh không đẹp bằng Dalat. Trên đây có một Thánh Đường và bên cạnh một trung tâm tĩnh tâm của Địa Phận để cho các đoàn thể có thể lên ở tĩnh tâm được... Tu viện ở sát cạnh khu du lịch Chùa Tây Thiên (một chùa nổi danh của vùng này), cũng có những khách sạn nhỏ. Tu viện ĐC cách phi trường Nội Bài 1 giờ lái xe.

2/ GIÁO XỨ VĂN THẠCH

ĐC: Thôn Đại Điền, Xã Đại Đình, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc

Có 05 Giáo họ: Văn Thạch, Hồng Đường, Gia Cát, Quang Yên, Ngọc Mỹ

Lm. Nguyễn Anh Linh

3/ GIÁO XỨ ĐẠI ĐIỀN

ĐC: Thôn Đại Điền, Xã Đại Đình, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc

Có 06 Giáo họ: Đại Điền, Sơn Định, Sơn Thanh,  Sơn Nam, Liễn Sơn, Hợp Châu.