GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2018
ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư
17-10
Các Giới Răn- Bài 11 về Giới Răn Thứ 5 “Chớ giết người”
"Trước nhan Thiên Chúa sự sống của con người là những gi quí báu, linh thánh và bất khả vi phạm.
Không ai có thể khinh thường sự sống của người khác".
"Thật vậy, tự mình, con người mang trong mình hình ảnh của Thiên Chúa,
và là đối tượng cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa,
bất kể
thân phận họ được kêu gọi đến hiện hữu".
Xin chào Anh Chị Em than mến!
Hôm nay tôi muốn tiếp tục bài giáo lý về Lời Thứ Năm trong Thập Giới, đó là “Chớ
giết người”. Chúng ta đã nhấn mạnh đến cách thức Giới Răn này tỏ ra cho thấy
rằng trước nhan Thiên Chúa sự sống của con người là
những gi quí báu, linh thánh và bất khả vi phạm.
Không ai có thể khinh thường sự sống của người
khác. Thật vậy, tự mình, con người mang trong mình hình ảnh của Thiên Chúa, và
là đối tượng cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa, bất kể
thân phận họ được kêu gọi đến hiện hữu.
Trong đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe cách đây không lâu thì Chúa Giêsu tỏ cho
chúng ta thấy một ý nghĩa còn sâu xa hơn nữa về Giới Răn này. Người khẳng rằng,
trước tòa Chúa, ngay cả thái độ giận dữ với anh em mình cũng là một hình thức
sát nhân. Bởi thế mà Thánh Gioan Tông Đồ mới viết: “Ai ghét an hem mình là kẻ
sát nhân” (1Gioan 3:15). Tuy nhiên, Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, rồi cùng một
lập luận, Người còn nói thêm rằng thái độ xỉ nhục và khinh bỉ cũng là việc sát
hại nữa. Thật sự là chúng ta quen với việc xỉ nhục. Vấn đề xỉ nhục xẩy ra cho
chúng ta như việc hít thở vậy. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: “Đừng, vì xỉ
nhục là những gì tác hại, nó là việc sát hại”. Khinh bỉ. “Thế nhưng, tôi… xỉ
nhục những con người ấy”. Đó là cách sát hại phẩm giá của con người. Thật là tốt
đẹp nếu giáo huấn này của Chúa Giêsu ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, nhờ đó mỗi
người chúng ta nói rằng: “Tôi sẽ không bao giờ xỉ nhục bất cứ một ai”. Đó là một
dứt khoát tốt lành, vì Chúa Giêsu nói với chúng ta là: “Hãy coi chừng nhé, nếu
các ngươi tỏ ra khinh bỉ, nếu các ngươi xỉ nhục, nếu các ngươi hận ghét thì đó
là việc sát hại”.
Không có một thứ luật nào của loài người được coi là cân bằng với các tác hành
khác nhau ấy, khi gán cho chúng một cấp độ phán đoán tương tự. Và Chúa Giêsu
thật sự nhất quán khi mời gọi thực hiện việc ngưng dâng hy lễ trong đền thờ nếu
ai chợt nhớ rằng có người anh em nào đó bị xúc phạm trong những lần đối chọi của
chúng ta, thì hãy tìm họ mà làm hòa với họ. Khi chúng ta đi Lễ, chúng ta cũng
cần phải có thái độ làm hòa này với những ai chúng ta có vấn đề với họ, bao gồm
cả việc chúng ta nghĩ xấu về họ, việc chúng ta xỉ nhục họ. Tuy nhiên, rất hay
thường xẩy ra là trong khi chúng ta chờ đợi vị linh mục đến dâng lễ, thì lại xẩy
ra chuyện xì xèo, nói xấu người khác. Không thể như thế được. Chúng ta hãy nghĩ
đến tính chất trầm trọng của việc xỉ nhục, của việc khinh bỉ, của việc hận ghét
là những gì Chúa Giêsu đã bảo là chẳng khác nào việc sát hại.
Đâu là ý định của Chúa Giêsu trong việc vươn rộng lãnh vực của Lời Thứ Năm cho
tới điểm này? Con người có một sự sống cao quí và rất tinh tế, và họ chiếm được
một cái ‘tôi’ khó hiểu không quan trọng bằng hữu thể về thể lý của họ. Thật vậy,
một câu nói không thích hợp cũng đủ xúc phạm đến tính chất vô tội của một đứa
nhỏ. Một cử chỉ lạnh lung đã đủ để gây tổn thương đến một người nữ. Việc chối từ
đối với lòng tin của một người trẻ cũng đủ để làm họ đau lòng. Việc diệt trừ đi
một con người cũng đủ coi thường họ.
Những việc sát hại dửng dưng. Nó như thể nói với người khác rằng: “Đối với tôi
thì quí vị là một con người đã chết”, vì anh chị em đã sát hại họ trong lòng anh
chị em rồi vậy. Việc không yêu thương là bước đầu tiên của việc sát hại; và việc
không sát hại là bước đầu tiên của việc yêu thương. Ở đầu Thánh Kinh người ta
đọc thấy một câu nói kinh hoàng xuất phát từ miệng lưỡi của tên sát nhân đầu
tiên là Cain, sau khi Chúa hỏi hắn rằng em của hắn ở đâu, thì hắn trả lời rằng:
“Tôi không biết. Chẳng lẽ tôi là kẻ giữ em tôi hay sao?” (Khởi Nguyên 4:9).
Những kẻ sát nhân đều nói như thế: “nó chẳng liên quan gì đến tôi hết”, “đó là
việc của người mà” cùng những điêề tương tự như vậy. Chúng ta hãy cố gắng trả
lời cho vấn đề này: ‘phải chăng tôi là người giữ anh em tôi? Chắc chắn là thế
rồi! Chúng ta chính là những người giữ lấy nhau! Và đó là lối sống; là đường lối
không sát hại.
Sự sống của con người cần yêu thương. Nhưng đâu là tình yêu chân thực? Nó là
những gì Chúa Giêsu đã tỏ ra cho chúng ta thấy, đó là thương xót. Thứ tình yêu
chúng ta cần phải có là thứ tình yêu tha thứ, thứ tình yêu chấp nhận con người
làm hại chúng ta. Không ai trong chúng ta có thể tồn tại mà không có lòng thương
xót; chúng ta tất cả đều cần đến sự tha thứ. Bởi thế, nếu sát hại nghĩa là hủy
hoại, là xa lánh, là loại trừ một người nào đó, thì không sát hại nghĩa là chăm
sóc, là cảm nhận, là bao gồm cùng tha thứ.
Không ai có thể đánh lừa mình khi nhĩ rằng: Tôi OK vì tôi không làm gì xấu xa
hết. Một thứ khoáng chất và một loài thực vật đều có một thứ hiện hữu như thế,
nhưng không phải là thứ hiện hữu của một con người - của một ngôi vị - của một
người nam hay của một người nữ - không. Một người nam hay một người nữ còn cần
hơn thế nữa. Một việc tốt cần phải thực hiện, cần phải được mỗi người chúng ta
sửa soạn, theo cách thức của mình, cách thức làm cho chúng ta tiến bước cho tới
cùng.
“Chớ giết người” là một lời kêu gọi là hãy yêu thương và hãy xót thương; nó là
một lời kêu gọi sống theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống mình vì chúng
ta và đã phục sinh cho chúng ta. Một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau lập lại, ở
Quảng trường này, câu nói của một vị Thánh về điều này. Có lẽ nó sẽ giúp chúng
ta: “Không làm điều xấu thì tốt, nhưng không làm tốt thì chẳng tốt”. Chúng ta
lúc nào cũng cần phải hành thiện, cần phải làm hơn thế nữa. Người, Vị Chúa, Đấng
đã nhập thể, đã thánh hóa việc hiện hữu của chúng ta; Người, Đấng bằng Máu của
Người, đã làm cho nó trở thành vô giá; Người, “Tác giả sự sống” (Tông Vụ 3:15),
nhờ Người mà mỗi người là một tặng ân của Chúa Cha. Trong Người, trong tình yêu
mạnh hơn sự chết của Người, và bằng quyền năng của Thần Linh mà Cha ban cho
chúng ta, chúng ta có thể lãnh nhận Lời “chớ giết người” như là một lời kêu gọi
thiết yếu và quan trọng nhất: bởi vì, chớ giết người là một lời kêu gọi hãy yêu
thương.
https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-5th-commandment-thou-shall-not-kill-ii-full-text/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu