GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2018
ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 24-10-2018
Các Giới Răn- Bài 12 về Giới Răn Thứ 6 "Chớ làm sự dâm dục"
"Người ta không thể nào yêu thương bao lâu 'thuận lợi';
tình yêu thương thực sự được thể hiện vượt trên lợi ích riêng tư của con người,
khi họ chẳng ngần ngại cho đi".
"Họ không thể hứa với nhau trung thành
'khi thuận lợi cũng như khi bất lợi, lúc bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe',
và yêu thương cùng tôn trọng nhau hết mọi ngày trong đời sống của họ,
chỉ dựa trên thiện chí hay niềm hy vọng rằng 'rồi cũng xong'".
Xin chào Anh Chị Em thân mến,
Loạt bài giáo lý của chúng ta về các Giới Răn hôm nay đưa chúng ta tới Lời Thứ
Sáu, một lời nói đến chiều kích cảm tính và dục tính, đó là "Các ngươi chớ ngoại
tình".
Lời kêu gọi trực tiếp này đó là lòng trung thành, và thật sự là không có một mối
liên hệ nhân loại nào là chân thực mà lại thiếu trung thành và thủy chung.
Người ta không thể nào yêu thương bao lâu "thuận lợi"; tình yêu thương thực
sự được thể hiện vượt trên lợi ích riêng tư của con người, khi họ chẳng ngần
ngại cho đi. Như viết: "Tình yêu cho thấy tính chất tối hậu;
nó không thể nào là một thứ dàn dựng 'cho đến khi báo lại'" Sách Giáo Lý (số 1646). Lòng
trung thành là một thái độ của một mối liên hệ tự do, chín chắn và hữu trách.
Bạn hữu cũng thế, tỏ ra mình là chân thực vì họ luôn như vậy trong tất cả mọi
hoàn cảnh, bằng không họ chẳng còn là bạn bè nữa. Chúa Kitô cho thấy một tình
yêu thương chân thực; Đấng sống bằng tình yêu vô bờ của Chúa Cha, nhờ sức mạnh
của tình yêu này, là Người Bạn trung tín, Đấng đón nhận chúng ta ngay cả khi
chúng ta lầm lỡ, và là Đấng bao giờ cũng muốn sự thiện cho chúng ta, ngay cả khi
chúng ta không xứng đáng với sự thiện này.
Nhân loại cần được yêu thương một cách vô điều kiện và những ai không nhận được
sự chấp nhận này thì có một cái gì đó thiếu hụt nơi bản thân họ, cho dù là không
hay biết như thế. Tâm can của con người tìm cách để lấp đầy cái trống rỗng này
bằng những thứ thay thế, khi chấp nhận thỏa hiệp và tính chất tầm thường chỉ là
một thứ hương vị mơ hồ của tình yêu thương. Cái nguy cơ này là đưa đến một thứ
yêu thương liên hệ chua cay và nông nổi, theo cái ảo tưởng của việc tìm kiếm ánh
sáng của đời sống nơi những gì cuối cùng chỉ là phản ảnh của nó thôi.
Bởi vậy mới xẩy ra trường hợp người ta coi trọng vẻ thu hút về thể lý, những gì
tự nó là tặng ân của Thiên Chúa, nhưng lại nhắm đến chỗ mở đường cho một mối
liên hệ chân chính và trung thành với ngôi vị con người.
Saint John Paul II
thường nói loài người “được kêu gọi đến một thứ tự phát trọn vẹn và chín chắn về
các mối liên hệ”, một thứ tự phát là “hoa trái từ từ của việc nhận thức được
những thôi thúc của con tim của mình”. Đó là những gì được chiếm hữu, vì hết mọi
con người cần phải “học biết một cách quyết tâm và liên tục những gì thân xác
biểu tượng” (cf. Catechesis, 12 November 1980).
Thế nên, ơn gọi của đời sống hôn nhân cần phải có một nhận thức chân thành về phẩm chất của mối liên hệ và cần đến một giai đoạn đính hôn để xác nhận nó. Để tiến tới Bí Tích Hôn Phối, cặp đính hôn cần phải thiết lập niềm tin tưởng là Thiên Chúa ở nơi mối liên hệ của họ, và Ngài đi trước cùng hỗ trợ họ, và sẽ giúp họ có thể nói rằng: Nhờ Ơn của Chúa Kitô anh/em hứa trung thành với em/anh. Họ không thể hứa với nhau trung thành “khi thuận lợi cũng như khi bất lợi, lúc bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe”, và yêu thương cùng tôn trọng nhau hết mọi ngày trong đời sống của họ, chỉ dựa trên thiện chí hay niềm hy vọng rằng 'rồi cũng xong'. Họ cần cậy dựa vào nền tảng vững chắc là Tình Yêu thủy chung của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao trước khi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối cần phải cẩn thận dự bị hôn nhân, tôi muốn nói là học giáo lý hôn nhân, vì cả cuộc đời của con người ta sống yêu thương một cách gian nan, và người ta không được đùa giỡn với tình yêu. Ba bốn lần gặp gỡ ở nhà thờ giáo xứ không thể nào được được kể là "dự bị hôn nhân': không, không phải là dự bị như thế: đó là kiểu dự bị vờ vịt. Trách nhiệm phải chịu ở nơi những ai thực hiện như thế: ở vị linh mục coi xứ, ở vị giám mục cho phép làm như vậy. Việc dự bị cần phải có tính cách chín chắn và mất giờ. Nó không phải là một thứ hình thức bề ngoài: nó là một Bí Tích. Thế nhưng nó cần phải được chuẩn bị bằng một lớp giáo lý dự bị hôn nhân thật sự.
Thật vậy, lòng trung thành là một lối hiện hữu, là một kiểu sống. Người ta làm việc một cách trung thành, người ta nói một cách chân thật, người ta trung thành với sự thật nơi ý nghĩ của mình, nơi hành động của mình. Một cuộc sống gắn bó với lòng trung thành được thể hiện nơi tất cả mọi khía cạnh và giúp con người nam nữ trung thành và đáng tin cậy ở mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, để đạt được một đời sống tốt đẹp như thế, bản tính loài người của chúng ta không đủ. Lòng trung thành của Thiên Chúa cần phải thấm nhập vào hữu thể của chúng ta, tác dụng chúng ta. Lời Thứ Sáu này kêu gọi chúng ta hãy hướng ánh mắt lên Chúa Kitô là Đấng mà lòng trung tín của Người có thể cất khỏi chúng ta một tâm can ngoại tình và ban cho chúng ta một con tim trung tín. Nơi Người và chỉ ở nơi Người mới có tình yêu không do dự cùng với những ý nghĩ thứ yếu, bằng việc cho đi một cách tuyệt đối và trọn vẹn, và hoàn toàn chấp nhận một cách bền bỉ.
Lòng trung thành của chúng ta xuất phát từ cái chết và cuộc phục sinh của Người, lòng trung kiên sống liên hệ của chúng ta xuất phát từ tình yêu vô tư của Người. Mối hiệp thông giữa chúng ta và khả năng sống những mối liên hệ của chúng ta một cách trung thành xuất phát từ mối hiệp thông với Người, với Cha và với Thánh Linh.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu