GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 12-9-2018

 

Các Giới Răn- Bài 8

 

 

 

 

"Lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát chúng ta.

 

Khi con người gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa thì họ có được một tự do nội tâm sâu xa và là người có thể truyền đạt lòng thương xót này"

 

 

vatican-pope-audience-religion-1536741709428.jpg

 

 

 "Hãy cử hành việc giải phóng bằng việc nghỉ ngơi...

Tình yêu giúp cho con người được tự do, cho dù có bị tù ngục, cho dù có yếu hèn và bị hạn chế".

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta tái trở lại với Giới Răn thứ ba, giới răn về ngày nghỉ. Bản Thập Giới,, được ban hành trong Sách Xuất Hành, được lập lại trong Sách Đệ Nhị Luật hầu như tương tự như nhau, trừ Lời Thứ Ba, nơi xuất hiện một sự khác biệt quí báu, ở chỗ, trong khi ở Sách Xuất Hành lý do nghỉ ngơi là ơn phúc của Việc Tạo Dựng, còn ở Sách Đệ Nhị Luật thì tưởng nhớ đến việc kết thúc cảnh làm nô lệ. Vào ngày này, thành phần nô lệ cần phải nghỉ ngơi như chủ nhân ông của mình, để cử hành việc tưởng niệm biến cố giải phóng của cuộc Vượt Qua.

Thật vậy, theo ý nghĩa của mình thì thành phần nô lệ không thể nào được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, có rất nhiều kiểu nô lệ, chúng có thể là nô lệ bề trong hay nô lệ bề ngoài. Có những cái thắt chặt bên ngoài, như những thứ đàn áp, những cuộc sống bị bắt cóc bởi bạo lực và bởi các kiểu bất công khác. Thế nên mới có những thứ ngục tù bề trong, chẳng hạn như các thứ phản cảm, các thứ phức cảm, các thứ giới hạn về đặc tính hay các thứ khác. Trong các điều kiện này có vấn đề nghỉ ngơi hay chăng? Trong bất cứ trường hợp nào như thế con người bị ngục tù hay đàn áp được tự do hay chăng? Và một con người bị hành hạ bởi những khó khăn nội tâm có được tự do hay chăng?

Thật vậy, có những con người mà ngay ở trong tù lại sống rất tự do về tinh thần. Chúng ta nghĩ đến chẳng hạn Thánh Maximilian Kolbe, hay ĐHY Nguyễn Văn Thuận, những vị đã biến đổi những thứ đàn áp tối tăm thành nơi chốn sáng tươi. Cũng có những con người rất mỏng dòn về nội tâm, nhưng lại biết nghỉ yên trong lòng thương xót và có thể truyền đạt lòng thương xót này. Lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Khi con người gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa thì họ có được một tự do nội tâm sâu xa và là người có thể truyền đạt lòng thương xót này. Bởi thế rất cần phải cởi mở bản thân mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ đó mà không làm nô lệ cho bản thân chúng ta.

Vậy thì tự do đích thật là gì? Có hệ tại ở việc tự do chọn lựa hay chăng? Chắc chắn đó là một yếu tố của tự do, và chúng ta dấn thân mình là để bảo đảm cho hết mọi con người nam nữ (Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 73). Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rõ rằng để có thể làm những gì chúng ta muốn thì thật sự tự do vẫn chưa đủ, thậm chí không phải cả ở chỗ hạnh phúc nữa. Tự do đích thực còn hơn thế nữa kìa.

Thật vậy, có thứ nô lệ kìm kẹp còn hơn cả ngục tù nữa, còn hơn là một cuộc khủng hoảng hoang mang, hơn cả một thứ gánh vác chịu đựng nào đó, đó là thứ nô lệ cho cái tôi của mình. Có những con người bỏ cả ngày ra ngắm nghía mình trước gương soi để nhìn cái tôi của mình. Cái tôi của con người ta có một tầm vóc cao hơn là thân thể của con người. Họ là thành phần nô lệ cho cái tôi. Cái tôi có thể trở thành một tay hành hạ con người bất cứ ở nơi đâu, và khiến họ bị đàn áp sâu xa nhất, thứ đàn áp được gọi là "tội lỗi", thứ tội lỗi không phải là ở chỗ tầm thường vi phạm luật pháp, mà là ở cái thảm bại nơi việc hiện hữu và sống thân phận của thành phần nô lệ (xem Gioan 8:34). Cuối cùng thì tội lỗi là ở chỗ nói năng và thể hiện cái tôi. "Tôi muốn làm điều này và tôi chẳng cần biết đến giới hạn ra sao, nếu là một Giới Răn thì tôi cũng chẳng cần biết nếu yêu thích".

Về cái tôi, chúng ta có thể nghĩ đến các đam mê của con người: tham lam, nhục dục, ham hố, nổi giận, ghen hờn, biếng nhác, ngạo mãn - vân vân - là những thứ nô lệ của các tính mê nết xấu của họ, những gì hành khổ và hành hạ họ. Không có vấn đề đình chiến đối với lòng tham lam, vì cái cổ họng là cái giả tạo của dạ dày, một dạ dày no đầy nhưng lại khiến chúng ta nghĩ rằng nó rỗng tuyếch. Cái dạ dày giả tạo này là cái làm cho chúng ta tham lam. Chúng ta là nô lệ của một thứ dạ dày giả tạo. Không có vấn đề ngừng nghỉ đối với tham lam và nhục dục là những gì cần phải sống theo thỏa mãn; mối ham hố sở hữu là những gì hủy hoại lòng tham lam, lúc nào cũng tích lũy tiền bạc, gây tổn thương cho người khác; ngọn lửa giận dữ và con sâu ghen hờn là những gì hủy hoại đi các mối liên hệ. Các tác giả nói rằng nỗi ghen hờn làm cho thân xác và linh hồn trở thành mầu vàng, như một con người bị chứng viêm gan, vì họ trở thành mầu vàng. Kẻ ghen hờn có một tâm hồn mầu vàng, vì họ không bao giờ có được nét tươi mới của sức khỏe phần hồn. Lòng ghen hờn là những gì hủy hoại. Tính lười biếng là tính lẫn tránh tất cả mọi thứ vất vả mệt nhọc khiến con người ta không có khả năng sống động. Chủ trương cho mình là trên hết - tức cái tôi được tôi nói tới - thì ngạo mạn, tạo nên một cái hố sâu giữa bản thân mình với người khác.

Anh chị em thân mến, vậy thì ai thực sự là nô lệ đây? Phải chăng là kẻ không biết nghỉ ngơi? Kẻ không thể yêu thương! Tất cả các tính mê nết xấu này, những tội lỗi ấy, khuynh hướng duy kỷ là những gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu thương và làm cho chúng ta không thể yêu thương. Chúng ta là những kẻ nô lệ của chính bản thân mình và chúng ta không thể yêu thương, vì tình yêu bao giờ cũng hướng tới người khác.

Giới Răn Thứ Ba này, một giới răn mời gọi chúng ta hãy cử hành việc giải phóng bằng việc nghỉ ngơi, đối với chúng ta, là một ngôn sứ của Chúa Giêsu, Đấng phá hủy tình trạng nội tâm nô lệ tội lỗi để ban cho con người khả năng yêu thương. Tình yêu chân thực là tự do đích thực: nó không dính bén với sở hữu, tái thiết các mối liên hệ, có thể đón nhận và trân trọng tha nhân của mình, biến đổi hết mọi nỗ lực thành tặng ân của niềm hoan lạc và cống hiến cho con người khả năng thông đạt. Tình yêu giúp cho con người được tự do, cho dù có bị tù ngục, cho dù có yếu hèn và bị hạn chế.

Đó là thứ tự do chúng ta nhận được từ Đấng Cứu Thế của chúng ta là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

 

https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-commandments-the-day-of-rest-prophecy-of-freedom/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu