GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 28-11-2018

 

 

Các Giới Răn- Bài 17 về Thập Giới tóm kết

 

 

Pope Francis at the general audience Nov. 14, 2018. Credit: Marina Testino/CNA.

 

"Thiên Chúa không yêu cầu bất cứ sự gì trước khi ban phát còn nhiều hơn thế nữa.

Ngài mời gọi chúng ta tuân phục để giải cứu chúng ta

khỏi sự lừa đảo của những thứ ngẫu tượng từng tác dụng rất mãnh liệt trên chúng ta".

 

 

"Thập Giới là tấm 'Quang Tuyến / X-ray' của Người,

Người coi nó như là một thứ phim chụp (negative)

cho dung nhan của Người hiện lên - như ở Tấm Khăn Liệm".

 

 

"Cái tính cách tiêu cực theo văn tự, tính cách tiêu cực nơi việc diễn đạt của Thập Giới

- 'chớ trộm cắp', 'chớ nhục mạ', 'chớ sát nhân'

- cái 'chớ' đó được biến đổi thành một thái độ tích cực đó là yêu thương,

là dành chỗ trong lòng tôi cho người khác, tất cả mọi ước muốn đều gieo vãi tính cách tích cực.

Đó là tầm mức viên trọn của Lề Luật do Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta".

 

Pope Francis at the General Audience in the Paul VI Hall

 

"Trong Chúa Kitô, và chỉ trong Người,

Thập Giới mới thôi không còn là những gì luận phạt (xem Roma 8:1),

và mới trở nên chân lý đích thực của đời sống con người,

tức là trở thành ước muốn của tình yêu thương"

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Trong bài giáo lý hôm nay, bài giáo lý kết thúc loạt bài về Thập Giới, chúng ta có thể lấy đề tài về các ước muốn như là đề tài chính, một đề tài giúp chúng ta có thể ôn lại hành trình đã thực hiện, và tóm gọn những giai đoạn được hoàn tất khi đọc bản văn Thập Giới là những gì bao giờ cũng theo ánh sáng của tất cả mạc khải trong Chúa Kitô.

Chúng ta bắt đầu bằng lòng tri ân như nền tảng của mối liên hệ giữa lòng tin tưởng và việc tuân phục, ở chỗ, chúng ta đã thấy Thiên Chúa không yêu cầu bất cứ sự gì trước khi ban phát còn nhiều hơn thế nữa. Ngài mời gọi chúng ta tuân phục để giải cứu chúng ta khỏi sự lừa đảo của những thứ ngẫu tượng từng tác dụng rất mãnh liệt trên chúng ta. Thật vậy, việc tìm cách viên mãn mình nơi các thứ ngẫu tượng trên thế giới này làm cho chúng ta trở nên trống rỗng và bị nô lệ hóa, trong khi đó cái cống hiến hình hài vóc dáng và sự kiên định lại là mối liên hệ với Ngài, Đấng ban cho chúng ta là con cái của Ngài trong Đức Kitô mở đầu ở tình phụ tử của Ngài (xem Epheso 3:14-16). Điều này bao hàm tiến trình phúc lành và giải phóng, đó là việc nghỉ ngơi chân thực nguyên tuyền. Như Thánh Vịnh nói: "Linh hồn tôi âm thầm đợi chờ một mình Thiên Chúa; bởi Ngài tôi được cứu độ" (62:2).

Sự sống được giải phóng này trở thành việc chấp nhận chuyện đời tư của chúng ta, và hòa giải chúng ta với những gì chúng ta đã sống từ nhỏ cho tới hiện nay, làm cho chúng ta thành những người lớn, có khả năng cân nhắc đúng đắn những thực tại cũng như những con người của đời sống chúng ta. Nhờ con đường ấy, chúng ta tiến vào mối liên hệ với tha nhân của chúng ta, khởi đi từ tình yêu được Thiên Chúa tỏ ra nơi Đức Kitô, mối liên hệ này là lời kêu gọi sống vẻ đẹp của lòng trung thành, quảng đại và chân thực.

Tuy nhiên, để sống như vậy - tức là sống một cách tốt đẹp theo lòng trung tín, quảng đại và chân chính - chúng ta cần một con tim mới, được Thánh Linh chiếm ngự (Cf. Ezekiel 11: 19; 36:26). Tôi tự vấn rằng chuyện "thay" tim này xẩy ra thế nào chứ, từ tim cũ thành tim mới? Nó xẩy ra nhờ tặng ân của những ước muốn mới (xem Roma 8:6); những ước muốn mới được gieo nơi chúng ta nhờ ân sủng Chúa ban, đặc biệt là nhờ Thập Giới, những gì được Chúa Kitô làm cho hoàn trọn, như Người giảng dạy trong "bài giảng trên núi" (xem Mathêu 5:17-48). Thật vậy, trong việc chiêm ngắm đời sống được Thập Giới diễn tả, một đời sống hiện hữu trưởng thành biết tri ân, tự do, có tính chất chân thực, phúc đức, một đời sống là bảo quản viên và yêu chuộng sự sống trung thành, quảng đại và thành thật, chúng ta nhận ra mình ở trước Chúa Kitô mà chúng ta hầu như không nhận thấy điều ấy. Thập Giới là tấm "Quang Tuyến / X-ray" của Người, Người coi nó như là một thứ phim chụp (negative) cho dung nhan của Người hiện lên - như ở Tấm Khăn Liệm. Nhờ đó Thánh Linh làm cho con tim chúng ta trở nên phong phú, thông cho nó những ước muốn là tặng ân của Ngài, những ước muốn của Thần Linh. Để ước muốn theo Thần Linh, ước muốn theo nhịp điệu của Thần Linh, để ước muốn bằng nhạc khúc của Thần Linh. Nhìn vào Chúa Kitô, chúng ta thấy vẻ đẹp, sự thiện, chân lý. Vị Thần Linh làm phát sinh một sự sống, theo những ước muốn này của Ngài, làm nẩy sinh trong chúng ta niềm hy vọng, đức tin và lòng mến.

Vậy chúng ta khám phá ra hơn nữa ý nghĩa của việc Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật mà là làm cho nó nên viên trọn, làm cho nó tăng trưởng, và trong khi Lề Luật theo xác thịt là một chuỗi những chỉ thị cùng cấm đoán, thì theo Thần Linh, cũng Lề Luật ấy, lại trở thành sự sống (xem Gioan 6:63; Epheso 2:15), vì nó không còn là một chuẩn mức nữa, mà là chính xác thịt của Chúa Kitô, Đấng yêu thương chúng ta, tìm kiếm chúng ta, tha cho chúng ta, an ủi chúng ta và, nơi Thân Mình của Người, tái tấu mối hiệp thông với Chúa Cha, mối hiệp thông đã bị đánh mất bởi việc bất tuân phục của tội lỗi. Như thế, cái tính cách tiêu cực theo văn tự, tính cách tiêu cực nơi việc diễn đạt của Thập Giới - "chớ trộm cắp", "chớ nhục mạ", "chớ sát nhân" - cái "chớ" đó được biến đổi thành một thái độ tích cực đó là yêu thương, là dành chỗ trong lòng tôi cho người khác, tất cả mọi ước muốn đều gieo vãi tính cách tích cực. Đó là tầm mức viên trọn của Lề Luật do Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta.

Trong Chúa Kitô, và chỉ trong Người, Thập Giới mới thôi không còn là những gì luận phạt (xem Roma 8:1), và mới trở nên chân lý đích thực của đời sống con người, tức là trở thành ước muốn của tình yêu thương - làm phát sinh ước muốn về những gì là thiện hảo, ước muốn làm lành - ước muốn sống hân hoan, an bình, hào hiệp, từ thiện, nhân ái, trung thành, tự chủ. Từ cái "chớ/đừng/không" ấy con người tiến sang cái "có": thái độ tích cực của một tâm can cởi mở nhờ sức mạnh của Thánh Linh.

Đó là lý do tại sao thật là tốt đẹp trong việc tìm kiếm Chúa Kitô nơi Thập Giới: để phong phú hóa tâm can của chúng ta nhờ đó nó có đầy những yêu thương và cởi mở trước tác động của Thiên Chúa. Khi con người hướng ước muốn sống theo Chúa Kitô thì họ đang mở cửa đón nhận ơn cứu độ không thể nào không đến, vì Thiên Chúa là Cha giầu lòng quảng đại, và như Sách Giáo Lý viết, "Thiên Chúa khao khát những gì chúng ta khát khao Ngài" (số 2560).

Nếu có những ước muốn xấu hủy hoại con người (xem Mathêu 15:18-20), thì Thần Linh đặt vào lòng chúng ta các ước muốn thánh hảo của Ngài làm mầm mống cho sự sống mới (xem 1 Gioan 3:9). Thật vậy, sự sống mới này không phải là một nỗ lực lớn lao để nhất trí với một chuẩn mực nào đó, mà sự sống mới là Thần Linh của chính Thiên Chúa, Đấng bắt đầu dẫn dắt chúng ta đến với các hoa trái của Ngài, bằng một mối giao thoa hoan hỉ giữa niềm vui của chúng ta vì được yêu thương với niềm vui của Ngài vì yêu thương chúng ta. Hai niềm vui này gặp nhau: niềm vui của Thiên Chúa ở chỗ yêu thương chúng ta và niềm vui của chúng ta vì được thương yêu. Đó là những gì Thập Giới đối với thành phần Kitô hữu chúng ta: đó là chiêm ngắm Chúa Kitô để cởi mở bản thân mình ra lãnh nhận lấy trái tim của Người, để nhận lãnh các ước muốn của Người, để nhận lấy Thánh Thần của Người.

 

https://zenit.org/articles/general-audience-pope-concludes-series-on-ten-commandments/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

 

Trong buổi Triều Kiến Chung hôm nay, 28/11/2019, ở Sảnh Đường Phaolô VI, bất ngờ đã xẩy ra một chuyện chưa từng có ở Vatican như sau. Đó là cháu Vencel, một cháu trai khoảng 6-7 tuổi, đã leo lên được khán đài, tới tận chỗ Đức Thánh Cha Phanxicô ngồi, để chạm vào bàn tay của một trong những vệ sĩ đang nghiêm chỉnh canh gác gần ngay chỗ ĐTC, sau đó cháu chạy chung quanh ĐTC và ĐTGM Georg Gaesnwein. Cả 2 vị đều mỉm cười trước hành vi cử chỉ vô tư của cháu. Cháu tiếp tục ở trên đó, bất chấp những nỗ lực của cả người chị lẫn người mẹ của cháu tìm cách mang cháu xuống.

 

 

Người mẹ của cháu, khi lên khác đài tìm cách đem cháu xuống, đã thưa cùng ĐTC rằng cháu "có vấn đề, cháu bị chứng tự kỷ (autism)", "chúng con ở Á Căn Đình". ĐTC đã trả lời người mẹ này một cách trầm tĩnh là cứ để cho cháu chơi ở đó nếu cháu muốn, bất chấp việc cháu đang gây ngăn trở. Ngài nói đùa với ĐTGM Gaenwein rằng: "Cháu là người Á Căn Đình; cháu không giữ luật phép!"

 

 

Cuối buổi triều kiến chung, theo thông lệ ngài nói một số thứ tiếng thông dụng khác nhau với các phái đoàn hành hương, trong đó có phái đoàn nói tiếng Tây Ban Nha, ngài đã nói về sự kiện bất thường liên quan đến cháu nhỏ rằng:

 

 "Anh chị em thân mến, con trẻ này không nói được, cháu bị câm, nhưng cháu vẫn biết cách để truyền đạt, cháu biết cách để bày tỏ bản thân mình. Cháu làm một điều làm cho tôi suy nghĩ, cháu tác hành tự do, cháu tự do chẳng biết gì đến luật phép gì hết! Thế nhưng cháu tự do và cháu khiến tôi suy nghĩ rằng: tôi cũng có được tự do trước nhan Thiên Chúa hay chăng? Khi Chúa Giêsu nói rằng chúng ta cần phải trở nên như trẻ nhỏ, thì Người cũng nói với chúng ta rằng chúng ta cần phải có tự do của một con trẻ trước Cha của Người. Tôi không biết nữa, nhưng tôi nghĩ rằng con trẻ này đã giảng dạy cho tất cả chúng ta, và chúng ta hãy cầu xin ơn cho bé có thể nói được".