GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

ĐTC PHANXICÔ - CHỦ TẾ VÀ GIẢNG THUYẾT

LỄ TRUYỀN DẦU SÁNG THỨ NĂM TUẦN THÁNH 29/3/2018 Ở ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ

 

Pope Francis celebrates Chrism Mass in St. Peter's Basilica

 

"Việc gần gũi qua giòng thời gian được gọi là lòng trung tín"

 

 

"Người có thể là một luật sĩ hay một tiến sĩ luật,

thế nhưng Người lại muốn là một 'nhà truyền bá phúc âm hóa', một nhà giảng thuyết ngoài đường phố"

 

INSTAGRAM.D4W-_DSC6409.JPG

 

"Việc gần gũi cận kề còn hơn là một tên gọi của một nhân đức đặc biệt;

nó là một thái độ bao gồm toàn thể con người, bao gồm cách thức chúng ta liên hệ,

cách thức chuyên chú đến cả bản thân mình lẫn người khác"

 

 

"Việc gần gũi cận kề là những gì thiết yếu cho một nhà truyền bá phúc âm hóa, vì nó là thái độ chính yêu trong Phúc Âm"

 

 

"Chúng ta có thể tin rằng việc cận kề gần gũi là những gì then chốt cho lòng thương xót,

vì thương xót không phải là xót thương trừ phi, như một Người Samaritanô Nhân Lành, nó tìm cách để rút ngắn các khoảng cách lại"

 

Chư huynh linh mục Giáo Phận Roma và các giáo phận trên thế giới thân mến!

Khi tôi đọc các bài đọc của phụng vụ hôm nay, tôi cứ nghĩ đến đoạn Sách Đệ Nhị Luật: "Có một quốc gia nào cao cả trọng đại hơn quốc gia có được một vị chúa quá gần gũi với mình như Chúa là Thiên Chúa của chúng ta gần với chúng ta hay chăng, vào bất cứ lúc nào chúng ta kêu lên Ngài?" (4:7). Việc gần gũi của Thiên Chúa ... việc gần gũi tông đồ của chúng ta.

Ở bài đọc từ Sách Tiên Tri Isaia, chúng ta chiêm ngưỡng thấy Người Tôi Tớ, "được xức dầu và sai đi" giữa dân của Người, kề cận với người nghèo, kẻ liệt, thành phần tù nhân... và Thần Linh là Đấng "ở trên Người" tăng sức và trợ lực Người trong cuộc hành trình của Người.

Ở Thánh Vịnh 88, chúng ta thấy được việc gần gũi của Thiên Chúa, Đấng đã lấy tay dẫn dắt Vua Đavít khi vua còn trẻ, và đã nâng đỡ vua khi vua về già, có tính cách trung tín ra sao: việc gần gũi qua giòng thời gian được gọi là lòng trung tín.

Sách Khải Huyền đưa chúng ta tới với Chúa là Đấng bao giờ cũng đích thân "đến" erchómenos – bao giờ cũng thế. Các chữ "hết mọi con mắt sẽ nhìn thấy Người, cho dù là kẻ đã đâm vào Người" khiến chúng ta nhận thấy rằng các vết thương của Vị Chúa Phục Sinh này bao giờ cũng hữu hình. Chúa luôn đến với chúng ta, nếu chúng ta muốn gần gũi, với tư cách là "thành phần tha nhân", với con người bằng xương bằng thịt của tất cả những ai đang đau khổ, nhất là trẻ em.

Ở tâm điểm của Bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa qua ánh mắt của dân riêng Người, thành phần "đã gắn mắt vào Người" (Luca 4:20). Chúa Giêsu đã đứng lên để đọc ở trong hội đường Nazarét của Người. Người đã được trao cho cuốn sách của Tiên Tri Isaia. Người đã mở nó ra cho đến khi Người thấy ở gần cuối đoạn về Người Tôi Tớ. Ngài đã đọc đoạn này lớn tiếng: "Thần Linh Chúa ở trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi và sai tôi đi..." (Is 61:1). Rồi Người đã kết thúc bằng cách thách thức các thính giả của Người trong sự nhận biết việc gần gũi được chất chứa ở nơi những lời này: "Hôm nay đoạn Thánh Kinh này đã được ứng nghiệm như các người nghe thấy" (Luca 4:21).

Chúa Giêsu thấy được đoạn này và đọc nó một cách trôi chảy như là một luật sĩ. Người có thể là một luật sĩ hay một tiến sĩ luật, thế nhưng Người lại muốn là một "nhà truyền bá phúc âm hóa", một nhà giảng thuyết ngoài đường phố, "người mang tin vui" cho dân của mình, một nhà giảng thuyết có bước chân đẹp như Tiên Tri Isaia đã nói. Nhà Giảng Thuyết bao giờ cũng gần gũi.

Đó là việc chọn lựa cao cả của Thiên Chúa: Chúa muốn được gần gũi với dân của Ngài. Ba mươi năm sống đời ẩn khuất! Chỉ sau đó Người bắt bắt đầu giảng dạy. Ở đây chúng ta thấy được tính cách giáo dục của việc Nhập Thể, một tính chất giáo dục về việc hội nhập văn hóa, chẳng những nơi các nền văn hóa ngoại quốc mà còn nơi các giáo xứ của chúng ta, nơi nền văn hóa mới của giới trẻ...

Việc gần gũi cận kề còn hơn là một tên gọi của một nhân đức đặc biệt; nó là một thái độ bao gồm toàn thể con người, bao gồm cách thức chúng ta liên hệ, cách thức chuyên chú đến cả bản thân mình lẫn người khác... Khi dân chúng nói về một vị linh mục, "ngài gần gũi với chúng tôi", họ thường ám chỉ hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất đó là "ngài luôn có đó" (ngược lại với chẳng bao giờ thấy mặt: trong trường hợp ấy thì họ bao giờ cũng nói rằng: "Thưa cha, con biết cha rất bận bịu..."). Ý nghĩa thứ hai đó là ngài trao đổi với hết mọi người. "Ngài nói với hết mọi người", họ nói thế, với người lớn cũng như trẻ em, với người nghèo, với những ai không tin tưởng gì... Các vị linh mục là một con người "gần gũi", sẵn sàng, các vị linh mục hiện diện với dân chúng, nói chuyện với hết mọi người... những vị linh mục ở ngoài đường phố.

Một trong những người đã học nơi Chúa Giêsu cách trở thành một giảng thuyết viên đường phố đó là Philiphê. Trong Sách Tông Vụ chúng ta đọc thấy rằng ngài đã đi truyền bá phúc âm hóa ở tất cả mọi thành phố và họ được tràn đầy niềm vui (xem 8:4.5-8). Philiphê là một trong những con người được Thần Linh có thể "chiếm đoạt" bất cứ lúc nào và làm cho chàng ra đi truyền bá phúc âm hóa, di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia, một con người thậm chí có thể rửa tội cho người thiện tâm, như cho viên quan triều đình của Nữ Hoàng Ethiopia và làm việc ấy ngay ở bên đường (xem Tông Vụ 8:5.36-40).

Anh em thân mến, việc gần gũi cận kề là những gì thiết yếu cho một nhà truyền bá phúc âm hóa, vì nó là thái độ chính yêu trong Phúc Âm (Chúa sử dụng nó để diễn tả về Vương Quốc của Người). Chúng ta có thể tin rằng việc cận kề gần gũi là những gì then chốt cho lòng thương xót, vì thương xót không phải là xót thương trừ phi, như một Người Samaritanô Nhân Lành, nó tìm cách để rút ngắn các khoảng cách lại. Thế nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta cần nhận thức hơn thế nữa đó là việc gần gũi cận kề cũng là những gì then chốt với cả sự thật; chứ không phải là then chốt cho lòng thương xót thôi đâu, mà còn then chốt cho sự thật. Có thể nào các khoảng cách thực sự bị rút ngắn lại ở đâu liên quan đến sự thật hay chăng? Có chứ, có thể chứ. Vì sự thật chẳng những là định nghĩa về các trạng huống và các sự vật từ một khoảng cách nào đó, bằng việc lập luận trừu tượng và hợp lý. Còn hơn thế nữa kìa. Sự thật cũng còn là chính sự trung thành (émeth). Nó giúp cho anh em gọi tên dân chúng bằng chính tên của họ, như Chúa gọi tên họ, trước khi phân loại họ hay xác định "tình trạng của họ". Có một thói quen trắc trở về chuyện theo đuổi một "thứ văn hóa tĩnh từ": người này là thế đấy, người ấy là như vậy mà, người này là như... Không! Người ấy là một người con của Thiên Chúa. Sau đó mới tới các thứ nhân đức hay thất đức, thế nhưng trước hết phải là sự thật trung thực về con người chứ không phải tĩnh từ được coi là bản chất của họ.

Chúng ta cần phải cẩn thận kẻo chiều theo khuynh hướng tạo nên các thứ ngẫu tượng về một số sự thật trừu tượng nào đó. Chúng có thể là những thứ ngẫu tượng thoải mái dễ chịu, bao giờ cũng dễ dàng ngay trong tầm tay; chúng cống hiến một thế giá hay quyền lực nào đó và khó mà nhận thức được. Vì "thứ ngẫu tượng sự thật / truth-idol" là thứ đồ nhái, nó phục sức bằng chính những lời lẽ của Phúc Âm, nhưng không để cho những lời lẽ ấy đánh động con tim cõi lòng. Tệ hơn nữa, nó tách lìa thành phần dân chúng bình thường khỏi việc gần gũi chữa lành của lời nói và các bí tích của Chúa Giêsu.

Đến đây, chúng ta hãy hướng về Đức Maria, Mẹ của các linh mục. Chúng ta có thể kêu lên Mẹ như là "Đức Bà Gần Gũi / Our Lady of Closeness". "Như là một người mẹ đích thực, Mẹ bước đi bên chúng ta, Mẹ chia sẻ với các việc chống chọi của chúng ta và Mẹ liên tục vây bọc chúng ta bằng tình yêu thương của Thiên Chúa", một cách khiến không ai lại cảm thấy mình là kẻ bị bỏ rơi (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm / Evangelii Gaudium, 286). Người Mẹ của chúng ta chẳng những gần gũi khi Mẹ "vội vã" lên đường để phục vụ, một việc mang ý nghĩa cận kề gần gũi, thế nhưng cũng tỏ mình ra bằng cách thức của Mẹ nữa (Ibid, 288). Vào đúng lúc ở tiệc cưới Cana, giọng điệu Mẹ nói với thành phần phục tiệc "Xin các anh hãy làm theo bất cứ những gì Ngài bảo nhé" sẽ làm cho những lời lẽ này thành mô phạm về tình mẹ cho tất cả mọi ngôn từ của Giáo Hội. Thế nhưng, để nói những lời như Mẹ nói đó, chúng ta chẳng những cần phải xin Mẹ ơn làm như thế, mà còn cần phải hiện diện ở bất cứ nơi đâu xẩy ra những điều quan trọng bị "pha chế / concocted": những điều quan trọng của mỗi cõi lòng, của mỗi gia đình, của mỗi văn hóa. Chỉ bằng thứ cận kề gần gũi này - các bữa ăn được dọn nấu trong bếp cũng "bị pha chế" như vậy - chúng ta mới có thể nhận thức được rằng rượu hết mất rồi, và đâu là thứ rượu hảo hạng Chúa muốn cung cấp cho uống.

Tôi xin đề nghị anh em hãy suy niệm về ba lãnh vực của việc gần gũi cận kề của linh mục nơi nào cần phải được nghe thấy những lời "Xin các anh hãy làm theo bất cứ những gì Ngài bảo nhé" - bằng trăm ngàn cách nhưng cùng một giọng điệu từ mẫu - trong cõi lòng của tất cả những ai chúng ta nói với. Những lời lẽ ấy là "việc hỗ trợ thiêng liêng", "việc giải tội" và "việc rao giảng".

Gần gũi nơi việc trao đổi thiêng liêng. Chúng ta hãy chia sẻ về điều này bằng cách lưu ý tới việc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà Samaritanô. Người trước hết dạy nàng nhận thức cách tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Sau đó, Người nhẹ nhàng giúp nàng nhận thấy được tội lỗi của nàng mà không hề phạm đến nàng. Sau cùng, Người truyền cho nàng một tinh thần truyền giáo và đi với nàng để truyền bá phúc âm hóa cho khu làng của nàng. Người cống hiến cho chúng ta một mô phạm về việc trao đổi thiêng liêng; Người biết cách để làm sáng tỏ tội lỗi của người phụ nữ Samaritanô này mà không làm chói ngập việc cầu nguyện tôn thờ của nàng hay gây ngờ vực gì về ơn gọi truyền giáo của nàng.

Gần gũi nơi việc giải tội. Chúng ta hãy chia sẻ điều này bằng cách lưu ý tới đoạn người đàn bà bị bắt phạm tội ngoại tình. Ở đây rõ ràng tất cả mọi sự là ở chỗ gần gũi cận kế, vì các sự thật của Chúa Giêsu bao giờ cũng vươn tới và có thể trực diện nói đến. Nhìn người khác bằng con mắt, như Chúa Giêsu, Đấng mà sau khi quì xuống gần người đàn bà ngoại tình sắp bị ném đá, đã đứng lên nói với nàng rằng: "Không ai luận tội chị ư" (Gioan 8:11). Câu nói này không phải là câu nói phạm đến lề luật. Chúng ta cũng có thể nói thêm nữa rằng: "Hãy đi và đừng phạm tội nữa", không phải bằng giọng điệu luật phép của sự thật theo định nghĩa - giọng điệu của những ai cảm thấy rằng họ cần phải xác định các tham số của lòng thương xót Chúa. Trái lại, những lời lẽ đó cần phải nói năng bằng một giọng điệu của sự thật có tính chất trung thành, giúp cho tội nhân có thể nhìn về phía trước thay vì phía sau. Giọng điệu đúng đắn của những lời lẽ "đừng phạm tội nữa" được thấy nơi các vị giải tội sử dụng chúng và sẵn sàng lập lại chúng bảy mươi lần bảy.

Sau hết là gần gũi nơi việc rao giảng. Chúng ta hãy chia sẻ điều này bằng việc nghĩ đến những ai xa cách, và bằng cách lắng nghe bài giảng tiên khởi của Thánh Phêrô là những gì thuộc về biến cố Hiện Xuống. Tông đồ Phêrô tuyên bố là lời giảng của ngài "cho tất cả những ai xa cách" (Tông Vụ 2:39), và ngài giảng đến độ họ "cảm thấy xót xa trong lòng" trước bài giảng này, khiến họ phải lên tiếng hỏi rằng: "Chúng tôi cần phải làm gì đây?" (Tông Vụ 2:37). Một vấn nạn, như chúng ta đã nói, chúng ta cần phải vang lên và trả lời bằng giọng điệu Thánh Mẫu và Giáo Hội. Bài giảng là một chuẩn mực "để phán đoán về sự cận kề gần gũi của vị mục tử và khả năng thông đạt cho dân của ngài" (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - Evangelii Gaudium, 135). Qua bài giảng, chúng ta có thể thấy chúng ta sống gần gũi ra sao với Thiên Chúa bằng việc cầu nguyện, và gần gũi như thế nào với dân chúng của chúng ta nơi cuộc sống hằng ngày của họ.

Tin mừng trở thành hiện thực khi hai hình thức cận kề gần gũi này nuôi dưỡng và hỗ trợ nhau. Nếu anh em cảm thấy mình xa cách Thiên Chúa thì hãy đến gần hơn nữa với dân chúng của anh em, thành phần sẽ chữa lành anh em khỏi các thứ ý hệ làm nguội lạnh đi lòng nhiệt thành của anh em. Những con người bé mọn này sẽ dạy anh em nhìn vào Chúa Giêsu một cách khác. Vì ở nơi đôi mắt của họ, con người Chúa Giêsu đang thu hút, gương lành của Người có một thẩm quyền về luân lý, các giáo huấn của Người giúp ích cho cách thức chúng ta sống cuộc đời của chúng ta. Và nếu anh em cảm thấy cách xa dân chúng thì hãy đến với Chúa cũng như đến với lời của Người: trong Phúc Âm, Chúa Giêsu sẽ dạy anh em cách Người nhìn dân chúng, và trong con mắt của Người quí báu biết bao từng cá nhân được Người đổ máu ra trên Thánh Giá cho họ. Trong việc gần gũi kề cận với Thiên Chúa, Lời sẽ hóa thành nhục thể nơi anh em và anh em sẽ trở thành một vị linh mục gần gũi với tất cả mọi người bằng xương bằng thịt. Nhờ việc gần gũi của anh em với dân Chúa, xác thịt khổ đau của họ sẽ nói với lòng của anh em và anh em sẽ cảm kích để thân thưa cùng Thiên Chúa. Anh em sẽ lại trở thành một vị linh mục chuyển cầu lần nữa.

Một vị linh mục gần gũi với dân của mình thì bước đi giữa họ bằng việc cận kề và nỗi dịu dàng của một mục tử nhân lành; trong việc chăn dắt họ, có lúc ngài ở trước họ, có lúc vẫn ở giữa họ và có lúc bước đi sau họ. Dân chúng chẳng những hết sức cảm mến một vị linh mục như thế; mà còn hơn thế nữa, họ cảm thấy có một cái gì đó đặc biệt về ngài: một cái gì đó họ chỉ cảm thấy trước sự hiện diện của Chúa Giêsu thôi. Đó là lý do tại sao vấn đề nhận thức việc chúng ta gần gũi với họ không chỉ là một việc làm thêm thắt. Nơi việc gần gũi, chúng ta, một là làm cho Chúa Giêsu hiện diện nơi đời sống của nhân loại, hai là để Người ở nguyên mức độ tư tưởng, chữ nghĩa trên giấy tờ, cùng lắm nhập thể ở một vài thói quen tốt lành nhưng dần dần biến thành máy móc.

Anh em linh mục thân mến, chúng ta hãy xin Mẹ maria, "Đức Mẹ của việc Gần Gũi", đưa chúng ta đến gần với nhau hơn, và khi chúng ta cần nói với dân chúng của chúng ta "hãy làm tất cả những gì Ngài bảo", hãy nói với một giọng điệu duy nhất, nhờ đó, bằng tính chất đa dạng từ những ý nghĩ của chúng ta, việc gần gũi từ mẫu của Mẹ trở thành hiện thực. Vì Mẹ là Vị, nhờ tiếng "xin vâng" của Mẹ, đã vĩnh viễn mang chúng ta đền gần với Chúa Giêsu.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2018/documents/papa-francesco_20180329_omelia-crisma.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CỬ HÀNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH

TẠI NHÀ TÙ REGINA COELI Ở ROMA

 

A street view of Rome's Regina Coeli prison where Pope Francis is celebrating the Mass of Our Lord's Supper on Thursday afternoon

 

 Nhà tù Regina Coeli ở Roma này là nhà tù cổ nhất và nổi tiếng nhất ở Roma,

nơi trước đây là địa điểm của một nữ tu viện thời thế kỷ 17 và được biến thành nhà tù vào cuối thế kỷ 19,

nơi hiện nay giam giữ 900 tù nhân thuộc 60 quốc gia trên thế giới, một nhà tù quá đông và xẩy ra nhiều vụ tự tử nhất, một nhà tù đã được

4 vị giáo hoàng đến thăm: ĐTC John XXIII năm 1958, ĐTC Paul VI năm 1964, ĐTC John Paul II năm 2000 và ĐTC Phanxicô năm 2018

 

 

Nhà tù Regina Coeli này là nhà tù thứ 4 trong 6 lần ĐTC Phanxicô đến cử hành Lễ Chiều Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh ngoài Vatican

từ ngày ngài lên làm giáo hoàng năm 2013: lần 1 năm 2013 ở nhà tù Casal del Marmo, lần 2 năm 2015 ở nhà tù Rebibbia,

lần 3 năm 2017 ở nhà tù Paliano, và lần 4 năm 2018 ở nhà tù Regina Coeli.

Ngoài thành phần anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô về luân lý tù nhân trên đây được ngài ưu tiên hơn hết,

thành phần phản ảnh một cách nào đó người môn đệ Giuđa Íchca đáng thương, tâm điểm và đối tượng chính của việc Chúa Giêsu rửa chân,

ĐTC Phanxicô cũng không quên những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô về thể lý nữa:

Năm 2014 ở Don Gnocchi Foundation săn sóc cho người già và tàn tật, và năm 2016 ở C.A.R.A. Castel Novo di Porto chăm sóc cho người tị nạn.

 

 

Pope Francis washing feet on Holy Thursday, 2013

 

Thẩm quyền của nhà tù này đã chọn ra 12 nam tù nhân mang quốc tịch Ý, Phi Luật Tân, Morocco, Moldavia, Columbia, Nigeria và Sierra Leone.

8 người trong họ là Công giáo, 2 Hồi giáo, 1 Phật giáo và 1 Chính Thống giáo.

 

 

 

 

Trong bài giảng như thể nói buông của mình trước nghi thức Rửa Chân, ĐTC Phanxicô đã nói rằng việc rửa chân là việc làm của thành phần nô lệ,

nhưng "Chúa Giêsu muốn làm việc phục vụ này để cống hiến cho chúng ta một gương mẫu về cách thức chúng ta cần phải phục vụ nhau".

"Người truyền lệnh cần phải phục vụ. Chúa Giêsu đã đảo lộn những thói tục văn hóa lịch sử của thời xưa, bao gồm cả thời của chúng ta nữa".

Theo ngài, nếu thành phần vua chúa và hoàng đế ngày xưa mà hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu trong việc phục vụ hơn là truyền kiến và sát hại thì

"rất nhiều cuộc chiến tranh đã không bao giờ xẩy ra".

ĐTC nói: "Chúa Giêsu đang phục vụ chúng ta hôm nay đây, ở Regina Coeli đây",

khi ngài bảo rằng Chúa Giêsu đang nói với thành phần bị xã hội sa thải là những người quan trọng.

Chúa Giêsu liều mình cho từng người một. Chúa Giêsu không rửa tay của con người ta.

Người không ngại liều mất đi tên tuổi Giêsu của mình, chứ không phải của Quan Trấn Philato.

Trong việc theo đuổi con chiên lạc, Người có nguy cơ bị thương tích.

"Tôi là một tội nhân như anh em. Thế nhưng tôi đại diện cho Chúa Giêsu hôm nay..."

"Chúa Giêsu đã liều lĩnh với con người này đây, chỉ là một tội nhân, để đến với tôi mà nói với tôi rằng Người yêu thương tôi".

"Đó là phục vụ. Đó là Chúa Giêsu".

"Trước khi hiến cho chúng ta bản thân Người nơi mình và máu của Người,

"Chúa Giêsu đã liều thân mình cho từng người chúng ta - đã đánh liều bản thân mình nơi việc phục vụ - vì Người yêu thương chúng ta quá nhiều".

 

 

https://zenit.org/articles/pope-has-mass-of-lords-supper-at-regina-coeli-prison/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

The Holy Father’s Homily

Jesus ends His discourse saying: “I have given you an example, that you also should do as I have done to you (John 13:15) — wash the feet. At that time, slaves washed the feet: it was a slave’s task. People walked on the street, there wasn’t any pavement; there weren’t any cobblestones. At that time there was the dust of the street and people got their feet dirty. And, at the entrance of a home, there were slaves that washed the feet. And Jesus wished to do this service, to give us an example of how we must serve one another.

Once, when they were walking, two of the disciples who wanted to get ahead, asked Jesus if they could occupy important posts, one at his right and the other on the left (Cf. Mark 10:35-45). And Jesus looked at them with love — Jesus always looked with love — and He said: “You do not know what you are asking” (v. 38). The rulers of nations — Jesus says– command, have themselves served and are well (Cf. v. 42). We think of that time of kings, of very cruel emperors, who had themselves served by slaves . . . But among you — says Jesus — it must not be so: he who commands must serve. Your ruler must be your servant (Cf. v. 43). Jesus turns upside down the historical, cultural habit of that time — also that of today –, he who commands, to be a good ruler, wherever he may be, must serve.  I often think — not of this time because everyone is still alive and has the opportunity to change his life and we can’t judge, but we think of history, if many kings, emperors, Heads of State had understood this teaching of Jesus and instead of commanding, of being cruel, of killing people had done this, how many wars would no have happened! Service: there are, truly, people that don’t make this attitude easy, arrogant people, odious people, people that perhaps wish one evil, but we are called to serve them even more. And there are also people that suffer, that are discarded by society, at least for a period, and Jesus goes there to say to them: You are important for me. Jesus comes to serve us, and the sign that Jesus serves us here today, in the Regina Coeli prison, is that He wished to choose 12 of you, as the 12 Apostles, to wash the feet. Jesus takes risks with each one of us. Know this: Jesus is called Jesus; He’s not called Pontius Pilate. Jesus knows nothing about washing his hands: He only knows how to risk. Look at this very beautiful image: Jesus bending down among the thorns, risking getting wounded, to pick up the lost sheep.

Today I, who am a sinner like you, but I represent Jesus, I am Jesus’ ambassador. Today, when I bend down before each one of you, think: “Jesus has risked in this man, a sinner, to come to me and tell me that He loves me.” This is service; this is Jesus: He never abandons us; He never tires of forgiving us. He loves us so much. Look how Jesus risks!

And so, with these sentiments, we go on with this ceremony, which is symbolic. Before giving His Body and His Blood, Jesus takes risks for each one of us, and He risks in service because He loves us so much.

* * *

At the gesture of the exchange of peace, the Holy Father pronounced these words:

And now, all of us  — I’m certain that all of us – have the desire to be in peace with all. However, in our heart there are often contrasting sentiments. It’s easy to be in peace with those whom we love and with those that do us good; but it’s not easy  to be in peace with those who have done us wrong, who don’t love us, with whom we are in enmity. In silence, for a second, each one think of those that love us and those that we don’t love, and also each one of us think of those that don’t love us and also those that we don’t love and also — rather — of those on which we wish to vindicate ourselves. And, in silence, let’s ask the Lord for the grace to give all, the good and the bad, the gift of peace.

The Holy Father’s Final Words

Here are the Holy Father’s words, in response to the greeting of the Directress of the prison and of an inmate, at the end of the Visit to the Regina Coeli prison.

You have spoken of a new look: of renewing the look . . . This does one good because, at my age, for example, one gets cataracts, and one doesn’t see well the reality: next year we’ll have to undergo an intervention. However it happens so with the soul: life’s work, exhaustion, mistakes, disappointments darken the look, the look of the soul. Therefore, what you said is true: take advantage of opportunities to renew the look. And as I said in St. Peter’s Square [at yesterday’s General Audience] in so many countries, but also in my land, when the bells of the Lord’s Resurrection are heard, mothers, grandmothers take the children to wash their eyes so that they have the look of hope of the Risen Christ. Never tire of renewing your look, of doing that cataract intervention to the soul, daily, but always renew your look. It’s a good effort.

You all know the half-full wine bottle: if I look at the empty half, life is awful, it’s awful, but if a look at the full half, I still have something> to drink.  The look that opens to hope, a word that you said and also you [the Directress] said; and you repeated it several times. One can’t conceive a prison such as this one without hope. Guests are here to learn, or to have the “sowing of hope” grow: there is no just sentence — just sentence! — without it being open to hope; a sentence that isn’t open to hope isn’t Christian, it’s not human!

There are difficulties in life, awful things, sadness — one thinks of one’s own, of one’s mother, father, wife, husband, children . . . that sadness is awful. But don’t let yourselves get down: no, no. I’m here but to be reinserted, renewed. And this is hope; sow hope — always, always. This is your work: to help to sow the hope of reinsertion and this will do everyone good — always. Every sentence must be open to the horizon of hope. Therefore, the death penalty is neither human nor Christian. Every sentence must be open to hope; it must be open to reinsertion, also to share the experience lived for the good of other persons.

Water of resurrection, new look, hope: I wish this for you. I know that your hosts have worked a lot to prepare this visit, even whitewashing the walls. I thank you. It’s for me a sign of benevolence and hospitality and I thank you very much. I’m close to you, I pray for you, and you pray for me and don’t forget: the water that makes the look new, and hope.

https://zenit.org/articles/pope-francis-homily-words-at-regina-coeli-prison-full-text/