GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay B 4/3/2018 

"Lòng nhiệt thành của Người là lòng nhiệt thành của một tình yêu thương dẫn đến việc Người tự hy hiến,

chứ không phải thứ tình yêu giả trá chủ trương phụng sự Thiên Chúa bằng bạo lực..."

"Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu đã mở ra việc tôn thờ mới mẻ, trong một đền thờ mới,

đó là việc tôn thờ bằng tình yêu, và tân đền thờ là chính bản thân Người"

"Xin Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta

trong việc chúng ta dấn thân biến Mùa Chay thành dịp tốt để nhận biết Thiên Chúa là Chúa duy nhất của cuộc đời mình,

bằng cách loại trừ đi khỏi cõi lòng của chúng ta cũng như khỏi các việc làm của chúng ta hết mọi hình thức ngẫu tượng".

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Bài Phúc Âm hôm nay, theo Thánh ký Gioan, trình bày một tình tiết cho thấy Chúa Giêsu đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ Giêrusalem (xem Gioan 2:13-25). Người thực hiện cử chỉ này, bằng cách lấy roi quật đuổi và lật đổ bàn ghế mà rằng: "Các người không được biến nhà Cha của Tôi thành thứ nhà buôn bán!" (câu 16). Hành động quyết liệt này, được thực hiện gần đến Cuộc Vượt Qua, đã khiến cho đám đông hết sức bàng hoàng bỡ ngỡ và gây nên mối thù hận nơi thành phần có thẩm quyền trong đạo giáo cũng như nơi tất cả những ai cảm thấy lợi lộc về kinh tế của mình bị đe dọa. Thế nhưng, chúng ta giải thích hành động này như thế nào đây? Chắc chắn là không phải một hành động bạo động. Thực sự là nó không khiến thành phần canh giữ trật tự công cộng, thành phần cảnh sát, phải ra tay can thiệp. Không! Thế nhưng nó có tính cách như là một hành động tiêu biểu của các vị tiên tri, thành phần nhân danh Thiên Chúa thường tố cáo những lạm dụng và thái quá. Vấn đề được đặt ra ở đây là thẩm quyền. Thật vậy, các người Do Thái đã chất vấn Chúa Giêsu rằng: "Ông hãy chứng tỏ cho chúng tôi biết đâu là cái dấu ông (có thẩm quyền: người dịch tự thêm vào) đã làm chuyện này chứ?" (câu 18), tức là đâu là thẩm quyền để ông làm như thế? Họ như thể yêu cầu Người chứng thực Người thực sự làm việc ấy nhân danh Thiên Chúa.

Để dẫn giải cử chỉ thanh tẩy nhà Chúa của Đức Giêsu, các môn đệ của Người đã phải sử dụng bản văn thánh kinh nơi Thánh Vịnh 69: "Lòng nhiệt thành nhà của Chúa đã thiêu đốt Tôi" (câu 9); Thánh Vịnh này nói như thế: "Sự sốt sắng nhà Chúa nung nấu Tôi". Bài Thánh Vịnh này là một lời kêu cầu xin được trợ giúp trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm, vì lòng hận thù ghen ghét của thành phần thù địch: tình trạng Chúa Giêsu sẽ sống trong Cuộc Khổ Nạn của Người. Lòng nhiệt thành đối với Cha của Người và vì Ngài là những gì dẫn Người đến thập tự giá: Lòng nhiệt thành của Người là lòng nhiệt thành của một tình yêu thương dẫn đến việc Người tự hy hiến, chứ không phải thứ tình yêu giả trá chủ trương phụng sự Thiên Chúa bằng bạo lực. Thật vậy, cái "dấu" Chúa Giêsu sẽ ban, như chứng từ về thẩm quyền của Người, chính là Cái Chết và Sự Phục Sinh của Người. Người nói: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong 3 ngày Tôi sẽ dựng lại" (câu 19). Và vị thánh ký đã ghi chú: "Người đã nói về đền thờ thân mình Người" (câu 21). Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu đã mở ra việc tôn thờ mới mẻ, trong một đền thờ mới, đó là việc tôn thờ bằng tình yêu, và tân đền thờ là chính bản thân Người.

Thái độ của Chúa Giêsu, được trình thuật lại ở bài Phúc Âm hôm nay, huấn dụ chúng ta hãy sống cuộc đời của mình trong việc đừng tìm kiếm lợi lộc của riêng mình, mà là vinh quang của Vị Thiên Chúa là tình yêu. Chúng ta được kêu gọi để luôn nhớ đến những lời mãnh liệt của Chúa Giêsu: "Các người không được biến nhà Cha của Tôi thành một thứ nhà buôn bán!" (câu 16). Thật là ghê rợn khi Giáo Hội vấp phải thái độ biến nhà Chúa thành chợ búa này. Những lời ấy giúp chúng ta loại trừ mối nguy hiểm biến linh hồn của chúng ta là nơi Chúa ngự thành khu chợ đời, bằng việc sống liên lỉ tìm kiếm thiện ích của riêng mình hơn là tình yêu thương quảng đại và đoàn kết. Giáo huấn này của Chúa Giêsu bao giờ cũng hợp thời, chẳng những cho các cộng đồng giáo hội mà còn cho cả các cá nhân nữa, cho các vị thẩm quyền về dân sự, cho các cộng đồng dân sự và cho xã hội. Thật vậy, khuynh hướng lợi dụng các hoạt động tốt lành, đôi khi hoạt động theo phận vụ, là những gì thông thường, trong việc vun trồng những lợi lộc riêng tư nếu không hoàn toàn bất hợp pháp. Đó là một nguy hiểm trầm trọng, nhất là khi nó biến chính Thiên Chúa và việc tôn thờ Ngài hay việc phục vụ tha nhân là hình ảnh Ngài thành phương tiện. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã phải sử dụng "những cách thức mạnh mẽ" bấy giờ, để lay động chúng ta khỏi cái nguy hiểm chết chóc này.

Xin Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta trong việc chúng ta dấn thân biến Mùa Chay thành dịp tốt để nhận biết Thiên Chúa là Chúa duy nhất của cuộc đời mình, bằng cách loại trừ đi khỏi cõi lòng của chúng ta cũng như khỏi các việc làm của chúng ta hết mọi hình thức ngẫu tượng.

 

https://zenit.org/articles/angelus-address-jesus-cleanses-the-temple-of-jerusalem/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

 

Lễ Đức Maria Mẹ Giáo Hội - Beata Maria Ecclesiæ Matre

Đức Thánh Cha Phanxicô, qua sắc lệnh của Thánh Bộ Phượng Tự và Các Bí Tích của Tòa Thánh ngày Thứ Bảy 3/3/3018, thiết lập một lễ về Đức Mẹ nữa, đó là Lễ Đức Maria Mẹ Giáo Hội - Beata Maria Ecclesiæ Matre. Và lễ Đức Maria Mẹ Giáo Hội ở bậc lễ nhớ - memorial và cử hành Thứ Hai ngay sau CN Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống hằng năm. Lý do về thời điểm cử hành Lễ Mẹ Giáo Hội này cũng dễ hiểu. Vì Giáo Hội được Mẹ Maria hạ sinh từ cạnh sườn của Chúa Kitô Tử Giá trên Đồi Canvê, và Giáo Hội cũng được Mẹ Maria hạ sinh vào/cho thế giới bởi quyền lực Thánh Thần trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem.

Theo ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Các Bí Tích này thì mục đích của việc ĐTC Phanxicô thiết lập Lệ Mẹ Giáo Hội là để: "Thúc đẩy việc gia tăng cảm quan từ mẫu của Giáo Hội nơi các vị mục tử, nơi thành phần tu sĩ và giáo dân, cũng như việc gia tăng lòng tôn sùng Thánh Mẫu". Như thế là mỗi năm Đức Mẹ có tất cả là 18 lễ được Giáo Hội hoàn vũ cử hành, không kể Lễ Đức Mẹ Guadalupe là lễ chỉ được cử hành ở riêng Mỹ Châu. Tước hiệu Mẹ Giáo Hội được ĐTC Phaolô VI công bố ngày 21/11/1964 khi ngài chính thức ban hành Hiến Chế tín lý về Giáo Hội: "Lumen Gentium - Ánh Sáng muôn dân" giữa Công Đồng Chung Vaticano II (11/10/1962 - 8/12/1965).

 

ĐTC Phanxicô viết Lời Tựa

cho tác phẩm “Il Vangelo guancia a guancia" (The Cheek to Cheek Gospel)

của phóng viên Paola Bergamini

về Cha Stefano Pernet, Vị Sáng Lập Dòng Tiểu Muội Mông Triệu - The Congregation of the Little Sisters of the Assumption

Sau đây là một nửa đầu của lời tựa này, vì phần này liên quan đến chính bản thân của ĐTC cũng như đến cha của ngài, xin được chuyển dịch dưới đây:

 

"Tôi chưa đầy một ngày tuổi thì có một tập sinh trẻ thuộc Dòng Tiểu Muội Mông Triệu, được thành lập bởi Cha Stefano Pernet, Antonia, đã đến nhà của chúng tôi ở Flores thuộc địa hạt Buenos Aires, và đã bế tôi trong tay của sơ. Tôi đã từng liên lạc với sơ ấy suốt cuộc đời của sơ, cho đến khi sơ về Trời cách đây ít năm. Tôi có nhiều kỷ niệm liên quan đến các nữ tu sĩ này, những nữ tu như là các vị thiên thần thầm lặng đến với những gia đình thiếu thốn cần giúp đỡ, làm việc một cách nhẫn nại, chăm sóc, giúp đỡ, rồi sau đó âm thầm trở về tu viện của mình. Họ theo qui luật của họ, cầu nguyện rồi đi đến những gia đình đang gặp khó khăn, làm y tá và kèm trẻ tại gia, họ theo trẻ em đến trường và dọn bữa cho chúng.

 

"Cha của tôi có một vài người bạn làm việc, đến Á Căn Đình sau cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, và là những người chống hàng giáo sĩ một cách hung dữ. Một ngày kia, có một người trong họ ngã bệnh truyền nhiễm rất tệ. Người này có một thâm mình đầy những thương tích, đớn đau rất nhiều. Ông có ba đứa con và vợ của ông cũng phải đi làm xa nhà nhiều giờ một ngày. Khi các Tiểu Muội Mông Triều biết được như thế thì họ gửi một chị đến nhà của ông. Chính mẹ bề trên là người đi vì đây là một trường hợp khó; được biết rằng người bạn này của cha tôi là một người mãnh liệt chống hàng giáo sĩ, và ông ta đã cảm thấy khó chịu khi thấy bóng dáng những chiếc áo chùng đen. Thế nhưng sơ bề trên này đã nói: 'Tôi sẽ đến đó cho!' Cứ tưởng tượng mà xem người đó đã nói gì với nữ tu này: những lời lẽ bẩn thỉu nhất và thóa mạ lỗ mãng nhất. Thế nhưng sơ vẫn im lặng, làm việc của mình, chăm sóc các vết thương cho ông ta, đưa con của ông đến trường, dọn bữa trưa, lau chùi nhà cửa. Sau hơn một tháng, người ấy được lành bệnh, có thể trở lại cuộc sống bình thường và trở lại làm việc. Ít ngày sau đó, khi ông và 3-4 người bạn khác, như ông ta, đang trên đường đi làm về, thấy hai nữ tu trên đường phố. Một trong những người bạn đó đã nói những lời xấu xa phạm đến 2 nữ tu. Thế là người bạn làm việc của cha tôi mới đấm cho anh ta một cái mà nói: 'Anh có thể nói bất cứ điều gì anh muốn chống lại các vị linh mục và Thiên Chúa, nhưng đừng phạm đến Đức Mẹ và các nữ tu này'! Các bạn có thể tưởng tượng được hay chăng? Ông ta là một người vô thần, một con người thù ghét linh mục, mà lại bênh vực các nữ tu. Tại sao ông ta lại làm như thế? Chỉ vì ông ta đã gặp một dung nhan từ mẫu của Giáo Hội, ông đã thấy được nụ cười của Đức Mẹ nơi gương mặt của vị bề trên ấy, một nữ tu nhẫn nại đến chữa lành cho ông ta bất chấp những lời nguyền rủa chửi bới của ông ta. Người nữ sống đời tận hiến này đã chữa lành các thương tích của ông ta, là một người tôi tớ của gia đình ông ta, người đã đưa những đứa con đến trường và đón chúng về nhà...."

 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

Nếu được xin theo dõi buổi Nguyện Kinh Truyền Tin  hôm nay ở cái link dưới đâ

 Angelus