GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

GIÁO LÝ VỀ PHỤNG VỤ CỬ HÀNH THÁNH THỂ

 

Pope Francis arrives for the General Audience

 

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 21-3-2018

 

INSTAGRAM.D4W-_0007602.JPG

 

"Chúng ta hãy tiến đến với Thánh Thể để lãnh nhận Chúa Giêsu là Đấng biến đổi chúng ta thành Người"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay là ngày đầu tiên của mùa xuân: Chúc anh chị em một Mùa Xuân hạnh phúc! Thế nhưng, đâu là những gì xẩy ra vào mùa xuân? Các cây cối nở hoa. Tôi xin hỏi anh chị em mấy câu nhé. Có cây cối nào nở hoa tốt tươi mà nó lại bệnh hoạn hay chăng? Không! Có cây cối nào nở hoa tốt tươi mà lại không được tưới dội bởi mưa xuống hay bởi nhân tạo hay chăng? Không. Và có cây cối nào bật rễ hoặc không có rễ mà lại nở hoa hay chăng? Không. Nhưng chúng có thể nở hoa mà chẳng có rễ hay chăng? Không. Đó là sứ điệp mang ý nghĩa là đời sống Kitô hữu cần phải là một đời sống nở hoa nơi các việc bác ái, nơi việc hành thiện. Tuy nhiên, nếu anh chị em không có rễ, thì anh chị em sẽ không thể nào nở hoa, mà đâu là gốc rễ chứ? Chúa Giêsu! Nếu anh chị em không ở với Chúa Giêsu, không đâm rễ vào Người, anh chị em sẽ không nở hoa. Nếu anh chị em không chăm tưới đời sống của anh chị em bằng cầu nguyện và các Bí Tích, anh chị em có những bông hoa Kitô giáo hay chăng? Không! vì cầu nguyện và các Bí Tích là những gì tưới dội gốc rễ cho đời sống của chúng ta nở hoa. Tôi hy vọng rằng Mùa Xuân này là một Mùa Xuân nở hoa của anh chị em, như Lễ Phục Sinh sẽ nở hoa. Nở hoa bằng các việc lành, bằng các nhân đức, bằng việc giúp ích cho người khác. Hãy nhớ điều này; đó là một câu rất hay của quê hương tôi: "Những gì đang nẩy nở trên cây xuất phát từ những gì được chôn giấu". Đừng bao giờ đánh mất gốc rễ của mình ở nơi Chúa Giêsu. (câu ngạn ngữ được ĐTC nêu lên ở đây khiến người dịch nhớ đến câu tâm niệm được người dịch phát động trong Phong Trào Thiếu Nhi Fatima khi còn đang phục vụ phong trào này ở TGP Los Angeles từ đầu thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, đó là câu: "Đâm rễ vươn cao").

Giờ đây chúng ta tiếp tục bài giáo lý về Thánh Lễ. Việc cử hành Thánh Lễ, được chúng ta lượt qua ở những giây phút khác nhau, là để nhắm tới Hiệp Lễ, tức là, để liên kết chúng ta với Chúa Giêsu. Việc Hiệp Thông Bí Tích (Sacramental Communion), không phải là Hiệp Thông thiêng liêng (spiritual Communion - rước lễ thiêng liêng), thứ hiệp thông anh chị em có thể thực hiện ở nhà, khi thưa cùng Chúa rằng: "Chúa Giêsu ơi, con muốn rước lấy Chúa một cách thiêng liêng". Không phải thế, việc Hiệp Thông Bí Tích là việc hiệp thông bằng Mình và Máu của Chúa Kitô. Chúng ta cử hành Thánh Thể để được Chúa Kitô nuôi dưỡng, Đấng ban mình cho chúng ta, nơi Lời Người, nơi Bí Tích bàn thờ, để liên hợp chúng ta với Người. Chính Chúa đã phán: "Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở trong Tôi và Tôi ở trong họ" (Gioan 6:56). Thật vậy, cử chỉ của Chúa Giêsu, Đấng đã ban cho các môn đệ của mình Mình và Máu của Người trong Bữa Tiệc Ly, hôm nay vẫn tiếp tục, qua thừa tác vụ của vị linh mục và vị phó tế, các thừa tác viên thường lệ của việc phân phát Bánh sự sống và Chén cứu độ. Trong Thánh Lễ, sau khi bẻ Tấm Bánh đã được truyền phép, tức là Mình của Chúa Giêsu, vị linh mục tỏ Mình Chúa cho tín hữu thấy, mời gọi họ tham phần vào bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đã biết những lời âm vang từ bàn thánh là: "Phúc cho ai được mời đến dự tiệc của Chúa: đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian". Câu mời gọi này được tác động bởi một câu trong Sách Khải Huyền - "Phúc cho những ai được mời đến dự hôn tiệc của Con Chiên" (19:9): Câu này có chữ "hôn nhân" vì Chúa Giêsu là vị hôn phu của Giáo Hội - lời mời gọi này kêu gọi chúng ta hãy cảm nghiệm thấy mối hiệp nhất thân mật với Chúa Kitô là nguồn mạch của niềm vui và thánh đức. Nó là một lời mời gọi làm cho chúng ta vui sướng, đồng thời cũng thúc đẩy chúng ta lấy đức tin mà xét lại lương tâm mình. Thật vậy, một đàng chúng ta thấy được khoảng cách tách biệt chúng ta với sự thánh hảo của Chúa Kitô, đàng khác chúng ta lại tin rằng Máu của Người "đã đổ ra để tẩy xóa tội lỗi". Tất cả chúng ta đã được tha thứ nơi Phép Rửa, và tất cả chúng ta đã được tha thứ hay sẽ được thứ tha mỗi lần chúng ta tiến đến với Bí Tích Thống Hối. Đừng quên rằng Chúa Giêsu bao giờ cũng thứ tha. Chúa Giêsu không bao giờ biết mệt trong việc tha thứ. Chính chúng ta cảm thấy mệt mỏi trong việc xin tha thứ. Thật vậy, khi nghĩ đến giá trị cứu độ của Máu này, Thánh Ambrôsiô đã than lên rằng: "Tôi là kẻ bao giờ cũng phạm tôi, luôn cần phải sử dụng đến thứ thuốc này" (De Sacramentis 4, 28: PL 16, 446A). Với đức tin ấy, chúng ta cũng hướng ánh mắt của chúng ta về Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian mà cầu khẩn cùng Người rằng: "Ôi Chúa, con chẳng đáng dự phần vào bàn tiệc của Chúa, nhưng xin Chúa phán một lời thì con sẽ được cứu độ". Chúng ta thân thưa như thế trong mỗi Thánh Lễ.

Nếu chúng ta là người đang xếp hàng tiến lên Rước Lễ - chúng ta xếp hàng tiến lên bàn thờ để Rước Lễ -, thì thực sự chính Chúa Kitô là Đấng đến gặp chúng ta để đồng hóa chúng ta với Người. Đó là một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu! Được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể tức là để cho mình được biến đổi thành những gì chúng ta lãnh nhận. Thánh Âu Quốc Tinh (Augustino) giúp chúng ta hiểu điều này, khi ngài nói về ánh sáng ngài đã nhận được trong khi nghe Chúa Kitô nói rằng: "Ta là lương thực của những ai trưởng thành. Hãy lớn lên và con sẽ ăn Ta. Không phải con là người sẽ biến đổi Ta thành con, như thứ lương thực của xác thịt con, mà là con sẽ được biến đổi thành Ta" (Confessions VII, 10, 16: PL 32, 742). Mỗi lần chúng ta lên Rước Lễ, chúng ta càng nên giống Chúa Kitô hơn, chúng ta được biến đổi thành Chúa Giêsu hơn nữa. Như bánh và rượu được biến thành Mình và Máu của Chúa thế nào thì tất cả những ai lãnh tin tưởng nhận Bánh và Rượu ấy đều được biến đổi thành Thánh Thể sống động. Anh chị em thưa cùng vị linh mục nói "Mình Chúa Kitô" khi trao Thánh Thể cho anh chị em rằng "Amen", tức là anh chị em nhìn nhận ân sủng kèm theo việc dấn thân trong việc trở thành Mình và Máu Chúa Kitô, bởi vì, khi anh chị em lãnh nhận Thánh Thể là anh chị em trở nên Mình Chúa Kitô. Thật là đẹp; rất ư là đẹp. Trong khi liên kết chúng ta với Chúa Kitô, dứt chúng ta ra khỏi tính vị kỷ của chúng ta, việc Rước Lễ này mở lòng chúng ta ra và liên kết chúng ta với tất cả những ai là một với Người. Đó là một kỳ diệu của việc Rước Lễ ấy: chúng ta trở nên chính những gì chúng ta lãnh nhận!

Giáo Hội tha thiết mong muốn rằng tín hữu cũng lãnh nhận Mình Chúa bằng tấm bánh được thánh hiến trong cùng một Thánh Lễ; và dấu hiệu của Bữa Tiệc Thánh Thể được thể hiện một cách trọn vẹn hơn nữa nếu việc Rước Lễ được thực hiện dưới hai hình, cho dù biết rằng tín lý Công giáo dạy rằng toàn thể Chúa Kitô được lãnh nhận dưới một hình (Cf. Ordinamento Generale del Messale Romano (OGMR), 85:281-281). Theo tập tục của Giáo Hội, tín hữu thường tiến đến với Thánh Thể theo hàng ngũ, như chúng ta đã nói, và người Rước Lễ trang nghiêm đứng, hay quì, tùy theo Hội Đồng Giám Mục qui định, để lãnh nhận Bí Tích bằng miệng, hay nơi đâu cho phép, bằng tay, tùy người Rước Lễ (Cf. OGMR, 160-161). Thinh lặng, âm thầm cầu nguyện sau Hiệp Lễ giúp chúng ta chăm chú tới tặng ân đã lãnh nhận trong lòng mình. Việc kéo dài giây phút thinh lặng một cách nào đó, nói chuyện với Chúa Giêsu từ lòng của mình, là những gì giúp chúng ta rất nhiều, cũng như việc hát một Thánh Vịnh hay một bản thánh ca chúc tụng (Cf. OGMR, 88) cũng giúp chúng ta ở cùng Chúa.

Phụng Vụ Thánh Thể kết thúc bằng lời nguyện sau Hiệp Lễ. Ở lời nguyện này, vì linh mục hướng về Thiên Chúa, thay cho tất cả chúng ta, để tạ ơn Ngài về việc làm cho chúng ta trở thành khách của Ngài, và xin cho những gì chúng ta đã lãnh nhận biến đổi đời sống của chúng ta. Thánh Thể cống hiến cho chúng ta sức mạnh để sinh hoa kết trái những việc lành phúc đức để sống như thành phần Kitô hữu. Lời cầu nguyện của chính ngày hôm nay chất chứa ý nghĩa, trong đó chúng ta xin Chúa rằng "việc tham dự vào Bí Tích của Người trở thành thần dược cho phần rỗi của chúng ta, thứ thần dược giữ chúng ta cho khỏi sự dữ và liên kết chúng ta với tình thân của Người" (Messale Romano, Wednesday of the 5th Week of Lent). Chúng ta hãy tiến đến với Thánh Thể để lãnh nhận Chúa Giêsu là Đấng biến đổi chúng ta thành Người và làm cho chúng ta cường tráng hơn. Chúa là Đấng quá ư là tốt lành và qú ư là cao cả! 

https://zenit.org/articles/general-audience-on-communion-culminating-moment/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô: Lịch Trình Phụng Vụ Tuần Thánh 25/3 - 1/4/2018

(theo giờ địa phương ở Roma)

Palm Sunday of the Passion of the Lord – 25 March

XXXIII World Youth Day

St Peter’s Square
10.00 Solemn Mass of the Passion of the Lord (with Blessing and Procession of Palms)

Holy Wednesday – 28 March

St Peter’s Square
10.00 General Audience

Holy Thursday – 29 March

Basilica of St Peter
10.00 Chrism Mass

Regina Coeli prison
16.30 Evening Mass of the Lord’s Supper

Good Friday – 30 March

Basilica of St Peter
17.00 Celebration of the Passion of the Lord

Colosseum 
21.15 Via Crucis (Way of the Cross)

Holy Saturday – 31 March

Basilica of St Peter
20.30 The Easter Vigil – Solemn Mass of the Resurrection of the Lord

Easter Sunday – 1 April

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2018-03/vatican-releases-pope-francis--scheudle-for-holy-week.html

 

Xin bấm vào cái link dưới đây để xem lại chuyến viếng thăm những nơi liên quan đến Cha Thánh Piô 5 Dấu cuối tuần vừa qua:

Memories of Pope Francis’ visit to Naples in 2015