Đức Thánh Cha Phanxicô

 

Pope at Mass on Epiphany Day in St. Peter's Basilica, 6 January 2918.

ĐTC Phanxicô: Lễ Hiển Linh - Giảng Lễ 


"Chúng ta hãy bắt chước các vị Vương Sĩ: hãy ngước nhìn lên cao, hãy lên đường và hãy nhưng không trao ban các tặng phẩm của chúng ta".


Có 3 hành động của Các Vị Vương Sĩ giúp cuộc hành trình của chúng ta đến với Chúa, Đấng hôm nay tỏ mình ra như ánh sáng và ơn cứu độ cho muôn dân. Các Vị Vương Sĩ này nhìn thấy ngôi sao, họ lên đường và họ mang theo các tặng vật. 

Nhìn thấy ngôi sao. Đó là điểm bắt đầu. Thế nhưng, chúng ta có thể hỏi là tại sao chỉ có các vị Vương Sĩ này thấy được ngôi sao? Có lẽ vì có ít người ngước mắt lên trời. Chúng ta thường thực hiện việc làm bằng cách nhìn xuống đất: chỉ cần có sức khỏe, có chút ít tiền bạc và có một chút vui chơi là đủ. Tôi nghĩ không biết chúng ta có còn biết nhìn lên trời hay chăng. Chúng ta có biết ước mơ, biết trông ngóng Thiên Chúa, biết mong đợi những gì mới mẻ Ngài thực hiện chăng, hay chúng ta để mình bị đời cuốn trôi, như các cành cây khô trước gió thổi vậy? Các vị Vương Sĩ không hài lòng với những gì có được chỉ mang tính cách trôi nổi. Họ đã hiểu được rằng để sống thực sự, chúng ta cần một đích nhắm cao vời và chúng ta cần phải biết nhìn lên.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hỏi tại sao, trong số tất cả những ai nhìn lên trời, rất nhiều người khác không theo ngôi sao ấy, "ngôi sao của Người" (Mathêu 2:2). Có lẽ là vì ngôi sao này không bắt mắt (not eye-catching), không sáng hơn các vì tinh tú khác. Đó là một ngôi sao - Phúc Âm nói với chúng ta - rằng các vị Vương Sĩ đã thấy "mọc lên" (2:9). Ngôi sao của Chúa Giêsu không chói lọi hay áp đảo mà là mời gọi một cách dịu dàng. Chúng ta có thể tự hỏi đâu là ngôi sao chúng ta đã chọn để theo đuổi trong đời sống của mình. Một số vì tinh tú sáng ngời nhưng không soi đường chỉ lối. Bởi vậy nó chỉ liên quan đến những gì là thành đạt, là tiền bạc, là nghề nghiệp, là vinh dự và là khoái lạc khi những thứ y làm nên đời sống của chúng ta. Chúng là những ngôi sao băng (meteors): chúng lóe lên trong chốc lát thế rồi vụt tắt và tan biến. Chúng là những ngôi sao bất chợt làm lạc hướng hơn là dẫn lối. Tuy nhiên, ngôi sao của Chúa không bao giờ lại rạng ngời áp đảo, nhưng lúc nào cũng có đó, hằng dịu dàng: nó dẫn dắt anh chị em trong cuộc đời và đồng hành với anh chị em. Nó không hứa hẹn những thứ phần thưởng vật chất, mà bảo toàn bình an và ban tặng, như với các vị Vương Sĩ, "niềm vui dạt dào trọng đại" (2:10). Thế nhưng nó cũng bảo chúng ta phải lên đường nữa.

Lên đường, điều thứ hai được các vị Vương Sĩ làm, là những gì thiết yếu nếu chúng ta cần phải tìm gặp Chúa Giêsu. Ngôi sao của Người đòi phải dứt khoát thực hiện cuộc hành trình và không ngừng tiến bước. Nó đòi chúng ta không bị ràng buộc bởi các thứ gánh vác vô bổ và những thêm thắt bất cần chỉ ngăn đường cản lối, và hãy chấp nhận những chướng ngại bất ngờ dọc theo tấm bản đồ cuộc sống. Chúa Giêsu để cho Người được gặp thấy bởi những ai tìm kiếm Người, thế nhưng để tìm gặp Người chúng ta cần phải đứng lên đi, chứ không ngồi đâu đó mà là dám liều thân, chứ không đứng yên, mà là lên đường. Chúa Giêsu thực hiện những đòi hỏi: Người nói với những ai tìm kiếm Người hãy bỏ lại những gì là tiện nghi thoải mái cùng với những gì là ấm áp an toàn nơi gia đình và nhà cửa. Việc theo Chúa Giêsu không phải là một thứ nghi thức xã giao cần phải tuân giữ, mà là một cuộc hành trình cần phải thực hiện. Thiên Chúa, Đấng đã giải thoát dân của Ngài trong cuộc xuất hành và đã kêu gọi các dân tộc mới theo ngôi sao của mình, luôn ban tự do và niềm vui chỉ ở trong cuộc hành trình mà thôi. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn gặp thấy Chúa Giêsu, chúng ta cần phải thắng vượt nỗi sợ hãi dám liều mình của chúng ta, thắng vượt cái khoái thú bản thân và thắng vượt việc chúng ta bất cần đến điều gì nữa cho đời sống. Chúng ta cần phải liều mình chỉ để được gặp gỡ một Con Trẻ. Thế nhưng, những cái liều ấy là nỗ lực hết sức xứng đáng, vì trong việc tìm gặp Con Trẻ này, trong việc khám phá thấy niềm êm ái dịu dàng và tình yêu thương của Người, chúng ta mới tái khám phá thấy chính bản thân mình.

Việc lên đường không phải là chuyện dễ. Phúc Âm cho chúng ta thấy điều này bằng một thứ phối trí các nhân vật. Nào là một Hêrôđê, hoảng sợ trước việc hạ sinh của một vị vua đe dọa đến quyền lực của ông. Bởi vậy ông triệu tập các phiên họp và sai người đi thu thập tin tức, thế mà chính ông lại không nhúc nhích gì; ông vẫn cứ giam mình nơi lâu đài của mình. Thậm chí "tất cả Giêrusalem" (câu 3) đều sợ hãi: sợ hãi về những điều mới lạ đang được Thiên Chúa thực hiện. Họ muốn hết mọi sự vẫn cứ thế thôi - tức là cứ theo cách thức bình thường - không ai có can đảm để lìa bỏ. Khuynh hướng của các vị tư tế và luật sĩ mới càng quái dị hơn nữa, ở chỗ, họ biết đich xác nơi chốn đ nói cho Hêrôđê biết, trích dẫn lời tên tri xưa. Họ biết đấy, nhưng chính họ lại không đến Bêlem. Khuynh hướng của họ là khuynh hướng của những ai thường là các tín hữu: họ có thể nói nhiều về đức tin mà họ biết rất rõ, thế nhưng họ lại không dám liều mình cho Chúa. Họ nói, nhưng họ không cầu nguyện; họ than trách, nhưng lại không hành thiện gì hết. Các vị Vương Sĩ, trái lại, nói ít hành trình nhiều. Không biết về các chân lý đức tin, họ vẫn đầy lòng mong ngóng và lên đường. Bởi vậy mà Phúc Âm đã nói với chúng ta rằng họ "đã đến bái thờ Người" (câu 2); "họ lên đường; họ bước vào và phục xuống tôn thờ Người; họ trở về" (các câu 9,11,12). Họ cứ luôn di chuyển.

Mang theo các tặng vật. Khi đến với Chúa Giêsu sau một cuộc hành trình dài, các vị Vương Sĩ thực hiện như Người làm, ở chỗ họ mang theo các tặng vật. Chúa Giêsu ở đó để cống hiến sự sống của Người; họ hiến dâng cho Người các tặng phẩm quí giá của họ là vàng, nhũ hương và mộc dược. Bài Phúc Âm trở nên thực hữu khi cuộc hành trình cuc sống được kết thúc bằng việc trao ban. Trao ban một cách nhưng không, vì Chúa, mà không mong được đền đáp: đó là một dấu hiệu chắc chắn chứng tỏ chúng ta đã gặp được Chúa Giêsu. Vì Người phán: "Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không" (Mathêu 10:8). Việc hành thiện mà không tính toán, ngay cả khi không được yêu cầu, ngay cả khi anh chị em không kiếm được gì từ đó, ngay cả khi nó là những gì khó chịu. Đó là những gì Thiên Chúa muốn. Ngài, Đấng đã trở thành nhỏ mọn vì chúng ta, xin chúng ta hãy cống hiến một điều gì đó cho người anh chị em hèn môn nht của Người. Họ là ai? Họ là những người chẳng có gì để đền đáp, họ là thành phần túng bấn, thành phần đói khổ, thành phần khách lạ, thành phần tù nhân, thành phần nghéo khổ (xem Mathêu 25:31-46). Chúng ta cống hiến một món quà hài lòng Chúa Giêsu khi chúng ta chăm sóc cho một người bệnh, chúng ta bỏ giờ ra với một con người khó tính, chúng ta giúp đáp người đang cần cứu trợ, hay tha thứ cho những ai làm chúng ta nhức nhối. Đó là những tặng ân được trao ban cách nhưng không, những việc không thể nào thiếu vắng trong cuộc đời ca Kitô hữu. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta chỉ yêu thương những ai thương yêu chúng ta thì chúng ta làm như dân ngoại làm vậy thôi (xem Mathêu 5:46-47). Hôm nay, chúng ta hãy nhìn vào bàn tay của mình, quá thường trống rỗng yêu thương, và chúng ta cố gằng nghĩ về một tặng vật nhưng không nào đó chúng ta có thể cống hiến mà không mong lấy lại gì. Điều ấy sẽ làm hài lòng Chúa. Chúng ta hãy hỏi Người: "Lạy Chúa, xin cho con biết tái khám phá thấy niềm vui của việc trao ban".

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy bắt chước các vị Vương Sĩ: hãy ngước nhìn lên cao, hãy lên đường và hãy nhưng không trao ban các tặng phẩm của chúng ta.

http://www.vaticannews.va/en/pope/news/2018-01/pope-francis-epiphany-mass-homily-full-text-6-january0.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề cùng với những chỗ tự ý nhấn mạnh bằng mầu