GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - GIÁO TRIỀU NGŨ NIÊN 13/3/2013-2018

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp, tuyển dịch và cảm nhận

 

 

Ngày 13/3/2018 là thời điểm đúng 5 năm phục vụ Giáo Hội hoàn vũ của một vị Giáo Hoàng "đến từ tận cùng trái đất", thành ngữ ngài đã sử dụng trong lời ngỏ ra mắt tối ngày 13/3/2013 ở Quảng Trường Thánh Phêrô từ trên hành lang ở cuối Đền Thờ Thánh Phêrô. Không ngờ vào thời điểm kỷ niệm 5 năm giáo triều của vị Giáo Hoàng Dòng Tên Người Á Căn Đình này lại có nhiều sự kiện đặc biệt không hẹn mà họ xẩy ra. Xin mời theo dõi ít là 5 vị cùng với người viết bài này sau đây.

 

 

Từ Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Tối ngày 12/3/2018, tại the Sala Marconi ở Palazzo Pio, nhân dịp kỷ niệm 5 năm giáo triều của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã diễn ra một buổi ra mắt bộ sách 11 tập, do 11 thần học gia nổi tiếng trên thế giới, viết về kiến thức thần học của Đức Thánh Cha, nhan đề "Thần Học của Giáo Hoàng Phanxicô", được ông Don Roberto Repole là Chủ Tịch Hiệp Hội Thần Học Ý Quốc tổng hợp, và do LEV (the Libreria Editrice Vaticana) xuất bản. Trong buổi ra mắt này, vị Trưởng Phòng Truyền Thông của Tòa Thánh là Cha Dario Edoardo Viganò đã đọc một số đoạn trong bức thư của vị Giáo Hoàng hưu trí Biển Đức XVI viết gửi cho cha về Đức Thánh Cha Phanxicô như sau:

 

 

"Tôi hoan hô sáng kiến này (tức sáng kiến xuất bản bộ tập sách "Thần Học của Giáo Hoàng Phanxicô" - nhận định của người dịch), sáng kiến muốn phản bác và phản ứng lại thành kiến ngu dốt cho rằng Giáo Hoàng Phanxicô chỉ là một con người thực tế mà chẳng có kiến thức về thần học hay triết học đặc biệt gì hết, trong khi đó tôi lại chỉ là một lý thuyết gia ít hiểu biết về đời sống cụ thể của một Kitô hữu ngày nay".

"Các tập sánh nhỏ này thực sự chứng tỏ cho thấy Giáo Hoàng Phanxicô là một con người có căn bản sâu xa về triết lý và thần học, do đó đã làm sáng tỏ sự liên tục nội tại giữa hai giáo triều, bất chấp tất cả những khác biệt về đường lối và tính cách".

(https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2018-03/full-text-of-letter-of-pope-emeritus-benedict-to-monsignor-vigan.html)

 

Đây là đoạn thư của ĐTC Biển Đức XVI, liên quan đến 1 trong các tác giả của bộ sách ra mắt có khuynh hướng chống giáo hoàng, một chi tiết quan trọng lại không được Đức Ông Trưởng Phòng Truyền Thông của Tòa Thánh tiết lộ, chi tiết đó như sau:

 

“Only in the margin I would like to mark my surprise at the fact that among the authors there is also Professor Hünermann, who during my pontificate  

had been shown for having led anti-papal initiatives. He played a major role in the release of the “Kölner Erklärung”, which, in relation to the encyclical “Veritatis splendor”, virulently attacked the magisterial authority of the Pope especially on issues of moral theology. The “Europäische Theologengesellschaft”, which he founded, he initially conceived as an organization in opposition to the papal magisterium. Later, the ecclesial sentiment of many theologians prevented this orientation, making that organization a normal instrument of encounter among theologians”. (http://www.lastampa.it/2018/03/17/vaticaninsider/eng/the-vatican/benedict-xvis-letter-new-mystery-on-the-omitted-judgments-9LQgd5DxpflyopcHloOrCJ/pagina.html)

 

Sau khi được Tòa Thánh phổ biến trọn vẹn bức thư thì Đức Ông này đã xin từ chức với sự chấp thuận của ĐTC Phanxicô:

(http://www.lastampa.it/2018/03/21/vaticaninsider/eng/the-vatican/francis-accepts-resignation-of-vaticans-communications-czar-after-benedict-letter-scandal-hUSh42XztLoLAedouuSr0O/pagina.html)

 

Đây không phải là lần đầu tiên vị giáo hoàng hưu trí lên tiếng bênh vực sự liên tục giữa hai giáo triều, dù lần này với một giọng điệu mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong hội nghị về thần học về tín lý công chính hóa được tổ chức ở Roma vào tháng 10/2015, ĐTGM Georg Gänswein đã đọc một bản văn của vị thần học gia Dòng Tên là Jacques Servais phỏng vấn vị giáo hoàng hưu trí Biển Đức XVI này: "Đức tin là gì và làm thế nào để người ta có thể tin?", vị giáo hoàng hưu trí đã trích lại lời của ĐTC Phanxicô nói về lòng thương xót:

"Nhân loại ngày nay đang có một cảm nhận mập mờ rằng Thiên Chúa không thể để đa số nhân loại đi theo con đường trầm luân hư vong. Bởi thế mà những quan tâm mà con người đã từng có liên quan tới ơn cứu độ hầu như đã bị biến mất. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, vẫn còn một quan niệm là tất cả chúng ta đều cần đến ân sủng và sự thứ tha, nó chỉ khác nhau về cách thức thôi. Tôi tin rằng đó là 'một dấu chỉ thời đại' để ý nghĩ về lòng thương xót Chúa càng trở nên chính yếu và chủ chốt - bắt đầu với Nữ Tu Faustina, vị nữ tu đã có những thị kiến, ở những cách thức khác nhau, sâu xa phản ánh hình ảnh của Thiên Chúa nơi nhân loại ngày nay cũng như ước muốn của họ về sự thiện hảo thần linh".

"Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cảm thấy thôi thúc này rất mãnh liệt cho dù không phải lúc nào nó cũng thật hiển nhiên. Thế nhưng chắc chắn một điều là không phải tình cờ mà tác phẩm cuối cùng của ngài, được xuất bản ngay trước khi ngài qua đời, nói về lòng thương xót Chúa. Được tác động bởi kinh nghiệm của mình về sự dã man tàn bạo của con người ngay từ khi còn trẻ, ngài đã nói rằng lòng thương xót là phản ứng chân thật duy nhất và tác dụng hơn hết trước quyền lực của sự dữ. Chỉ ở đâu có lòng thương xót thì ở đó mới hết dã man tàn bạo, mới hết sự dữ và bạo lực".

"Giáo Hoàng Phanxicô hoàn toàn theo chiều hướng này. Việc ngài thực hành mục vụ là những gì cho thấy ngài tiếp tục liên hệ với lòng thương xót Chúa. Chính lòng thương xót đẩy chúng ta tới với Thiên Chúa, trong khi công lý khiến chúng ta sợ hãi trước nhan Ngài. Tôi tin rằng điều này cho thấy rằng ở bên dưới lới vỏ tự tin và tự chính đáng hóa, nhân loại ngày nay đang che giấu một ý thức sâu xa về các thương tích và nỗi bất xứng của mình trước Thiên Chúa. Họ đang đợi chờ lòng thương xót vậy".

Vào ngày 28/6/2016, nhân dịp mừng kỷ niệm 65 năm thụ phong linh mục của mình, một nghi thức được tổ chức ở Sảnh Đường Clement với sự hiện diện của ĐTC Phanxicô, vị giáo hoàng hưu trí Biển Đức XVI, trong lời chào cuối vắn gọn, lại nói về lòng thương xót:

"Trước hết xin cám ơn Đức Thánh Cha: lòng tốt của ngài, ngay từ giây phút đều tiên được tuyển chọn, ở hết mọi giây phút tôi sống ở nơi đây, đều tác động tôi, và thực sự là mang đến cho tôi, ở một cảm quan nội tại, còn hơn ở Khu Vườn Vatican đẹp đẽ, lòng tốt của ngài là nơi tôi sống: tôi cảm thấy được bảo vệ. Cũng xin cám ơn ngài về những lời ngài cảm ơn cho hết mọi sự. Chúng tôi hy vọng rằng ngài sẽ có thể tiếp tục cùng với tất cả chúng tôi bước theo con đường Lòng Thương Xót Chúa, con đường của Chúa Giêsu, dẫn đến Chúa Giêsu, dẫn đến Thiên Chúa".

Pope Francis and Pope emeritus Benedict XVI

http://www.lastampa.it/2018/03/12/vaticaninsider/eng/the-vatican/ratzinger-francis-with-no-theological-formation-a-foolish-prejudice-rL1auNmEJgWt2CjwOH1swI/pagina.html

 

 

Từ Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Parolin

 

 

 

Trả lời cho cuộc phỏng vấn của Vatican News được phổ biến ngày 13/3/2018, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh của Quốc Đô Vatican, đã chia sẻ về 5 năm của giáo triều ĐTC Phanxicô liên quan đến 3 đặc tính là niềm vui, lòng thương xót và việc truyền bá phúc âm hóa, như sau:

"Thế mà đã 5 năm rồi; chúng qua rất ư là nhanh, theo nhịp độ của nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn. Sự kiện vẫn còn đó là việc bầu chọn một vị Giáo Hoàng và thừa tác vụ của ngài bao giờ cũng là một tặng ân cho Giáo Hội cũng như cho nhân loại, thành phần mà tầm quan trọng về tinh thần cũng như về giáo hội cần phải được quan tâm, thẩm giá, theo ánh sáng đức tin và tác động Quan Phòng. Việc mừng kỷ niệm này làm cho tôi nghĩ đến một chút 'về vấn đề đâu là các đặc tính nổi biật của Huấn Quyền và hành động của Giáo Hoàng Phanxicô'.

"Nghĩ về đó thì nẩy lên trong tôi một ý nghĩ đã từng đôi lúc ở trong trí của tôi. Tôi ngỡ ngàng là tất cả các văn kiện hay ít là các văn kiện quan trọng nhất - tôi muốn nói đến Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - Evangelii gaudium, một văn kiện có thể nói là văn kiện hoạch định cho Giáo Triều của ngài, thế rồi tới Tông Huấn 'Niềm Vui Yêu Thương - Amoris laetitia', và gián tiếp có lẽ cũng bao gồm cả Thông Điệp 'Hãy chúc tụng Ngài - Ludato sì', chúng luôn luôn nhắc nhở đến niềm vui: Evangelii gaudium, Amoris laetitia, Laudato sì ', lời chúc tụng được xuất phát từ niềm vui của một tâm hồn trần đầy niềm vui. (Biệt chú của người dịch: có lẽ ĐHY Quốc Vụ Khanh đã quên một Tông Hiến mới nhất, được ban hành ngày 29/1/2018 về đại học đường Công giáo nữa, cũng mang tựa đề về niềm vui, đó là: ''Niềm Vui Chân Lý - Veritatis Gaudium"). Thế rồi, có lẽ, tôi muốn nói rằng đặc tính nền tảng của Giáo triều này chính là niềm vui, một niềm vui không xuất phát một cách hiển nhiên từ tính cách vô tư chẳng để ý gì, mà từ sự kiện biết rằng mình được Chúa yêu.

"Còn có một đặc tính khác nữa của Giáo Triều này, đó là lòng thương xót, tức là tình yêu thương riêng tư và trọn vẹn của Thiên Chúa đối với từng tạo vật của Ngài, và bên cạnh đó là niềm vui thông đạt tin mừng Phúc Âm này cho người khác; sự kiện loan báo này, mang đến cho người khác tin mừng cứu độ của Chúa Giêsu trở thành nguồn vui cho những ai lãnh nhận nó, cũng cho cả những ai loan báo nó nữa. Nó là một niềm vui chung. Và khía cạnh thứ ba tôi cho là việc truyền bá phúc âm hóa, khía cạnh của một Giáo Hội hướng ngoại cần phải mang Phúc Âm đến cho tất cả mọi tạo vật. Theo tôi thấy, ít là đối với tôi, đó là ở nơi mấy chữ ấy đã bao gồm những đặc tính chính yếu của Giáo Triều này".

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2018-03/parolin--pope-francis--pontificate-of-joy.html

 

 

Từ Linh Mục Thomas Rosica, Dòng Thánh Basilio,

Phát ngôn viên ở giai đoạn chuyển tiếp giáo hoàng 3/2013, với bài viết ngày 13/3/2018

 

 

Nhiều điều đã được viết về 5 năm đầu tiên của Thừa Tác Vụ Thừ Kế Thánh Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Được thật sự tháp tùng ngài vào mật nghị hồng y bầu chọn vị Giám Mục Dòng Tên Người Á Căn Đình này hôm 13/3/2013, tôi đã theo sát ngài 5 năm qua về ảnh hưởng đáng kể của ngài đối với Giáo Hội cũng như với toàn thế giới. Tôi đã lắng nghe các người ca ngợi ngài, các môn sinh của ngài và các kẻ phê bình chỉ trích ngài. Tôi muốn cống hiến những chia sẻ vắn gọn này, biết rằng còn rất nhiều điều phải nói nữa.

Bằng việc chọn tông hiệu Phanxicô ngài đồng thời muốn khẳng định cái quyền lực của lòng khiêm nhượng và tính đơn sơ giản dị. Người tu sĩ Dòng Tên Á Căn Đình này không chỉ chứng thực cho tính cách bổ xung nơi những đường lối I Nhã (Ignatio) và Phan Sinh (Phanxicô). Ngài hằng ngày vạch ra cho thấy làm thế nào trí khôn và cõi lòng gặp nhau nơi tình yêu với Thiên Chúa và tình yêu với tha nhân. Nhất là Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta ngày này qua ngày khác rằng chúng ta cần đến Chúa Giêsu biết bao, và chúng ta cần đến nhau như thế nào trong cuộc hành trình này.

Được phục vụ như là một trong những phát ngôn viên chính thức ở Vatican trong giai đoạn lịch sử chuyển tiếp Giáo Hoàng năm 2013, tôi cần phải trở lại với chính bản văn hoạch định cho một Giáo Triều mà giờ đây đang diễn tiến ngay trước mắt của chúng ta. Đó là bản văn phát biểu của vị Hồng Y trong các cuộc họp mật của các vị hồng y vào sáng ngày 7/3/2013. Bản văn này có nhan đề là: Niềm Vui Ngọt Ngào và Êm Ái của Việc Truyền Bá Phúc Âm Hóa. Vị Hồng Y này bắt đầu bằng việc nhắc nhở các chư huynh Hồng Y của mình trong phòng họp bấy giờ rằng: "Việc truyền bá phúc âm hóa là lý do hiện hữu của Giáo Hội". "Chính Chúa Giêsu là Đấng đã thúc đẩy chúng ta từ bên trong". Vị Hồng Y này đã nêu lên 4 điểm bình thường nhưng sâu xa quan trọng.

- Việc truyền bá phúc âm hóa bao hàm lòng nhiệt thành tông đồ. Việc truyền bá phúc âm hóa bao gồm lòng ước mong ở trong Giáo Hội hãy vươn ra khỏi bản thân mình. Giáo Hội được kêu gọi để xuất thân và đi đến các vùng biên cương bờ cõi chẳng những theo nghĩa địa dư mà còn đến các vùng sâu vùng xa về cuộc sống nữa: đến với những vùng thuộc mầu nhiệm tội lỗi, khổ đau, bất công, vô thức, vô đạo, tư tưởng và tất cả những gì là khốn khổ.

- Nếu Giáo Hội không xuất thân để truyền bá phúc âm hóa thì Giáo Hội trở thành một thứ qui kỷ để rồi trở thành bệnh hoạn. Những sự dữ qua giòng thời gian xẩy ra nơi các cơ cấu tổ chức của giáo hội đều bắt nguồn từ một thứ qui kỷ và một thứ chuyên chú về thần học. Trong Sách Khải Huyền, Chúa Giêsu nói rằng Người đứng ở cửa mà gõ. Rõ ràng là đoạn văn này nói về việc Người gõ từ bên ngoài để tiến vào bên trong, nhưng tôi nghĩ đến những lúc Chúa Giêsu gõ từ bên trong để chúng ta cho Người đi ra.

- Nếu Giáo Hội qui kỷ mà không nhận ra thế, Giáo Hội tin rằng Giáo Hội có được ánh sáng riêng. Giáo Hội thôi là mầu nhiệm vầng nguyệt - the mysterium lunae, và mở đường cho một thứ sự dữ cả thể là tình trạng tục hóa thiêng liêng. Giáo Hội qui kỷ sống động để cống hiến vinh quang chỉ cho nhau mà thôi. Nói tóm lại, có hai hình ảnh về Giáo Hội: Giáo Hội truyền bá phúc âm hóa là Giáo Hội xuất thân: "Kính cẩn nghe lời Chúa và tin tưởng loan truyền lời Chúa" - những lời đầu tiên của Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thần Linh, và Giáo Hội trần tục thì sống thu mình lại, sống thuộc về mình, sống cho bản thân mình. Điều này cần phải giúp vào những thay đổi và canh tân khả dĩ cho phần rỗi của các linh hồn.

- Nghĩ đến vị Giáo Hoàng tới đây, ngài cần phải là một con người biết chiêm ngắm và tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, giúp Giáo Hội xuất thân tới những vùng sâu vùng xa của cuộc sống con người, giúp Giáo Hội trở thành một người mẹ phong phú sống bởi niềm vui ngọt ngào và êm ái của việc truyền bá phúc âm hóa.

http://saltandlighttv.org/blogfeed/getpost.php?id=80129

 

 

Từ Thành Phần Ký Giả Truyền Thông

 

 

 

Song song với bộ sách 11 tập về "Thần Học của Giáo Hoàng Phanxicô" được 11 thần học gia nổi tiếng trên thế giới viết, mỗi vị một bài, còn có một tác phẩm, tựa đề "Thuật Ngữ Giáo Hoàng Phanxicô", được hai ký giả Hoa Kỳ thực hiện là Cindy Wooden của Catholic News Services và Joshua McElwee của National Catholic Reporter, trong đó bao gồm tổng hợp 54 bài viết của các vị nổi tiếng bao gồm các hồng y (như Luis Antonio Tagle TGP Manilla hay Donald Wuerl TGM Washington DC, Oscar Rodriguez Maradiaga TGM Tegucihalpa Honduras), giám mục, thần học gia và ký giả (Massimo Faggioli, Andrea Tornielli, Austen Ivereigh v.v.). Viết tựa cho tác phẩm này là ĐHY O'Malley TGM Boston MA và Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Chính Thống Giáo Bartholomew. 

Trong buổi ra mắt tác phẩm này vào tháng 3 tại Tổng Hành Dinh của Dòng Tên ở Roma, ĐHY Farrell, vị hồng y Hoa Kỳ gốc Irish đang đặc trách Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, Giáo Dân và Đời Sống, đã nhấn mạnh rằng: "Ai muốn hiểu Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì cần phải đọc cuốn sách này". Theo vị hồng y này thì nếu cuốn sách này mà được đọc thì có lẽ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đỡ bị hiểu lầm hơn.

Ký giả Joshua McElwee, được tờ báo điện tử Zenit phỏng vấn đã cho biết về tác phẩm này như sau: "Tôi khó có thể chọn được từ ngữ mang ý nghĩa nhất về tác phẩm này. Tôi nghĩ cuốn sách này là một nguồn liệu tuyệt vời cho bất cứ ai muốn hiểu nhãn quan của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Giáo Hội Công Giáo. Vì cuốn Thuật Ngữ của chúng tôi đây là một tổng hợp 54 bài viết của các tác giả khác nhau, nên các độc giả sẽ tìm được lợi ích từ 54 nguồn minh thức khác nhau về những gì Đức Phanxicô đang làm".

"Trong một số bài viết tác động nhất là của ĐTGM Á Căn Đình Victor Fernandez, vị làm sáng tỏ lý do tại sao vị Giáo Hoàng này rất thường hay nói về chuyện 'gặp gỡ'; của ĐHY Chicago Blase Cupich, vị coi 'bệnh viện dã chiến / lưu động' như là nơi để thi hành lòng thương xót; của thần học gia Mỹ Katie Grimes, vị cẩn thận phân tích vấn đề kiến thức của Đức Phanxicô về 'tính chất trách nhiệm của hàng giáo phẩm'; và của vị cố vấn chư giám mục Ấn Độ là Astrid Lobo Gajiwala, vị đã thẩm định sự thiện và sự dữ liên quan đến cách thức vị Giáo Hoàng này nói về 'nữ giới'".

Bài viết tác động nhất đối với ký giả này là bài tựa sách của Đức Thượng Phụ Bartolomew: "Thật là vinh dự được có một bài viết trong cuốn sách từ vị thượng phụ, vị bày tỏ lòng cảm phục và cảm mến sâu xa đối với 'người anh em' Phanxicô của ngài".

https://zenit.org/articles/on-five-year-anniversary-a-lexicon-to-understand-pope-francis/

 

 

Từ Một Nhà Đạo Diễn Phim Ảnh

 

Một cuốn phim tài liệu đã được chính thức trình chiếu vào ngày kỷ niệm đúng 5 năm giáo triều của ĐTC Phanxicô, mang tực đề: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô - Một Con Người Nói là Làm", một cuốn phim có đặc tính trực diện đối thoại với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một cuốn phim không phải về ngài cho bằng với ngài, một cuốn phim được viết và đạo diễn bởi nhân vật được 3 lần đề cử giải Academy Award là Wim Wenders.

Pope Francis and Director Wim Wenders on the film set

 

Các tư tưởng và sứ điệp của ngài là tâm điểm của cuốn phim tài liệu này, được sử dụng để trình bày cho thấy công cuộc canh tân của ngài cũng như các giải đáp của ngài về những vấn đề toàn cầu ngày nay như chết chóc, công lý xã hội, di dân, môi sinh, bất bình đẳng mức độ giầu thịnh, chủ nghĩa duy vật và vai trò của gia đình.

Lắng nghe các vấn nạn của tất cả mọi hoàn cảnh sống, ngài trả lời cho thành phần nông gia và công nhân, thành phần tị nạn, trẻ em và người già, các tù nhân, và những ai sống ở những trại tạm trú di dân. Nhờ kỹ thuật trực tiếp thâu hình mà tất cả những tiếng nói cùng gương mặt của họ liên kết trong một cuộc đàm thoại với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ngoài những vấn đáp như yếu tố chính trong phim, người ta còn thấy ngài ở nhiều chuyến tông du khắp năm châu. Dọc suốt cuốn phim ngài chia sẻ nhãn quan của ngài về Giáo Hội và mối quan tâm sâu xa của ngài đối với người nghèo, đối với môi sinh và công lý xã hội, cùng với lời ngài kêu gọi hòa bình ở những miền đất xung khắc cũng như giữa các tôn giáo trên thế giới. Thánh Phanxicô cũng xuất hiện trong phim liên quan đến tông hiệu của ngài. Ngài là một con người nói là làm nên đã chiếm được lòng tin tưởng của dân chúng thuộc mọi nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới.

https://zenit.org/articles/new-film-pope-francis-a-man-of-his-word/

  

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, nhân vật Wim Wenders, người viết và đạo diễn cuốn phim "Đức Giáo Hoàng Phanxicô - Một Con Người Nói là Làm" đã bày tỏ những điều sau đây:

 

"Không hề có trong các giấc mộng hoang dại của tôi mà tôi đã từng trông mong đó là thực hiện một cuốn phim về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Khi tôi nhận được bức thư mời đến Vatican để bàn với Cha Don Dario Viganó về khả năng thực hiện một cuốn phim về vị Giáo Hoàng này. Thoạt tiên tôi nín thở, sau đó tôi đi vòng quanh khu nhà. Đối với tôi nó dường như là một dự án bao gồm một trách nhiệm khổng lồ, ít là nó là một loại hoàn toàn khác với công việc của bất cứ phim nào tôi đã thực hiện trước đây. Dĩ nhiên là tôi đi để xem Cha Don Dario suy tính ra sao.

 

"Hóa ra ngài đã cho tôi được toàn quyền làm việc, để tôi viết và quyết định về cuốn phim tôi có thể nghĩ ra. Vatican sẽ không can thiệp gì, và sẽ cung cấp tài liệu cho tôi. Dĩ nhiên là tôi đồng ý.

 

"Cần một thời gian để có tư tưởng, để tính toán chi phí đâu vào đó và để lấy cảnh đầu tiên với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Từ lần phỏng vấn đầu tiên cho đến khi hoàn tất cuốn phim mất gần 2 năm, 3 cuộc phỏng vấn dài nữa và một lần lấy cảnh ở Assisi là quê quán của Thánh Phanxicô. Rồi nhiều tháng ở trong phòng lên phim cho tới khi cuốn phim cuối cùng được hình thành. Nó đã nên trọn hy vọng lớn lao của tôi về nó đó là nó giúp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể trực tiếp nói với mọi khán thính giả, hầu như trực diện, về tất cả mọi quan tâm của ngài cũng như tất cả mọi vấn đề ngài lưu ý. Tức là cuốn phim không phải về ngài mà là với ngài.

 

"Tôi rất ấn tượng mỗi lần về cách thức cởi mở của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với từng vấn đề, và cách ngài trực tiếp cùng tự phát trả lời. Và mỗi lần trong 4 lần ngài đã bỏ giờ ra để bắt tay hết mọi người, không phân biệt tí nào giữa người sản xuất hay vị giám đốc hoặc nhân viên về điện hay phụ tá.

 

"Tôi đã rất kính phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước khi tôi từng được gặp ngài, mà chỉ thấy ngài trên truyền hình và từ việc đọc các bài giảng hay các thông điệp của ngài. Thế nhưng khi trực diện gặp ngài, và rồi cũng thấy và nghe ngài hằng ngày ở phòng lên phim (editing room), chẳng những ở các cuộc phỏng vấn của chúng tôi, mà còn nhiều chuyện ngài nói về thế giới, về các tị nạn nhân, về các tù nhân, các chính trị gia, các khoa học gia, về trẻ em, về người giầu hay nghèo hay thông thường, khiên tôi nhận thấy ngài quả là một con người can đảm, không sợ hãi gì. Và đó là nguyện ước của tôi, ở chỗ ngài sẽ không bao giờ mất đi lòng can đảm không nao núng ấy.

 

"Bất cứ khi nào ngài rời chúng tôi thì điều cuối cùng ngài nói đó là 'Xin cầu cho tôi!' Đó không phải là cách để chào biệt, mà ngài thực sự có ý như thế. Tôi đã nghe ngài xin như thế với dân chúng trên khắp thế giới. Thế nên điều tôi mong ước nữa đó là ngài nhận được tất cả những lời cầu nguyện cho ngài, từ tất cả những con người ấy (bao gồm cả toàn làm phim bé nhỏ của tôi), những con người mà ngài đại diện như là một con người chúng ta có thể tin vào lời nói của ngài. Điều này đã trở nên những gì hiếm quí ngày nay: một con người không hành động cho bản thân mình mà là cho công ích".  

 

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2018-03/wim-wenders-interview-pope-francis-a-man-of-his-word.html

Xin bấm vào cái link dưới đây để xem qua ít cảnh trong cuốn phim tài liệu này:

Pope Francis – A Man of His Word

 

Xin bấm cả vào cái link dưới đây để nhìn lại một số cảnh tiêu biểu tượng trưng trong 5 năm làm giáo hoàng của ĐTC Phanxicô:

 

Five years of the Pope from the “ends of the earth”

 

 

Từ tác giả bài viết này

 

Đối với người viết bài này, căn cứ vào những gì người viết theo sát phải nói là chặt chẽ với tất cả những lời nói và việc làm của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong giáo triều 5 năm của ngài, thì ấn tượng đầu tiên của người viết, khi so sánh với các vị giáo hoàng khác, đó là cho ngài là Vị Giáo Hoàng Thương Xót. Tại sao thế?

 

Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Hoàng Thương Xót

 

Trước hết, phải kể đến những việc làm hiển nhiên nhất và tiêu biểu nhất về lòng thương xót được ngài bộc lộ và bày tỏ, đối với nội bộ Giáo Hội cũng như đối với những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, dù ngoài Kitô giáo, điển hình nhất là những việc sau đây:

1) Việc ngài mở Năm Thánh Ngoại Lệ Thương Xót 2016, vì ngài nhận thấy chung thế giới và riêng Giáo Hội đang sống trong Thời Điểm Thương Xót (bắt đầu từ thời ĐTC GP II), một thời điểm mà con người văn minh tân tiến thời đại đang bị đầy những thương tích về đủ mọi phương diện cần được băng bó;

2) Việc ngài triệu tập 2 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới, một ngoại lệ năm 2014 và một thường lệ năm 2015, đều về vấn đề hôn nhân gia đình, một môi trường sống mà theo ngài dường như bị thương tích nhiều nhất, để cứu xét đặc biệt từng trường hợp của những cặp vợ chồng ly dị tái hôn, hầu giúp họ làm sao có thể tái hội nhập với Giáo Hội một cách nào đó và ở một mức độ nào đó, cho lợi ích phần hồn của chính họ cũng như cho con cái của họ;

3) Việc ngài ban hành Tông Sắc Dung Nhan Thương Xót (Misericordiae Vultus) để mở Năm Thánh Thương Xót, và Tông Thư Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Khổ (Misericordia et Misera) để kết thúc Năm Thánh Thương Xót này, là 2 văn kiện tuyệt với về LTXC, trong đó bao gồm những tư tưởng tuyệt vời về LTXC hầu như chưa bao giờ được chi tiết hóa và rất ư là sâu xa thấm thía như vậy, đến độ tội nhân mà thâm tín sẽ không thể nào không tin vào LTXC;

4) Việc ngài ban năng quyền tha vạ tuyệt thông cho một số vị linh mục đặc biệt trong Năm Thánh Thương Xót và sau Năm Thánh ban cho chung linh mục năng quyền chỉ thuộc về thẩm quyền tối thượng của ngài này, cho tới khi ngài công khai thông báo rút lại năng quyền ngoại lệ này; và thành phần linh mục có năng quyền tha tội, thậm chí được quyền tha cả vạ tuyệt thông này, như ngài căn dặn nhiều lần, không được biến tòa giải tội thành phòng hành hạ tội nhân, trái lại, cần phải thương cảm tội nhân, vì chính các ngài cũng là tội nhân như ai hay hơn ai, nhờ đó mới có thể vựa dậy hối nhân đến với LTXC;

5) Việc ngài thiết lập Ngày Thế Giới Người Nghèo vào Chúa Nhật XXXIII theo phụng niên hằng năm áp Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua để kéo Giáo Hội và toàn thế giới tập trung vào những người anh chị em được chính Chúa Kitô đồng hóa với Người trong cuộc chung thẩm, theo ý nghĩa và tinh thần của bài Phúc Âm (cách riêng của Thánh Mathêu chu kỳ Năm A) cho Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên, Chúa Nhật Chúa Kitô Vua;

6) Việc ngài tiếp tục truyền thống Thứ Sáu Thương Xót (Mercy Friday) của ngài vẫn kéo dài cho tới nay từ Năm Thánh Thương Xót 2016, một sáng kiến được ngài thực hiện bằng cách hằng tháng ngài bất ngờ đến thăm một tổ chức phục vụ bác ái xã hội nào đó ở nội thành Roma;

7) Việc ngài thiết lập hẳn một văn phòng Phát Chuẩn do một vị giám mục người Balan đặc trách lo cho người vô gia cư ở Roma, trong việc: giúp đỡ họ có phòng tắm, được hớt tóc, chữa bệnh miễn phí, có được chăn êm nệm ấm, được mời vào ăn mừng sinh nhật của ngài, được vé miễn phí vào thăm Tòa Thánh, được cộng tác tặng quà của Đức Thánh Cha ở một số Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật v.v.;

8) Việc ngài liên lỉ kêu gọi các nước Âu Châu Kitô giáo hãy mở cửa "cho khách đỗ nhờ" là những người anh chị em di dân đến từ thế giới chiến tranh loạn lạc Trung Đông để tìm cách sinh tồn, và chính ngài là vị giáo hoàng đã nhiều lần từng cảnh báo tình trạng lãnh đạm chết chóc nguy hiểm của con người thời đại theo văn hóa loại trừ, đã làm gương khi ngài đến thăm và mang về Roma một số gia đình tị nạn di dân người Ả Rập Hồi giáo. 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô: Là Một Tội Nhân

 

Để có được một tấm lòng "thương xót như Cha trên trời là Đấng xót thương" (Luca 6:36), chủ đề được ngài chọn cho Năm Thánh Thương Xót 2016, con người nói chung và Kitô hữu nói riêng, theo bản tính tự nhiên vốn sống hướng hạ theo đam mê nhục dục và tính mê nết xấu, cũng như vốn sống hướng nội theo lòng vị kỷ đầy tham lam và tham vọng của mình, khó có thể sống thương xót, ở chỗ biết xót xa trước những khốn khổ của tha nhân để cảm thương họ bằng những trợ giúp cụ thể, coi khốn khổ của họ là của mình, như chịu khổ với họ, và thậm chí chịu khổ thay cho họ nếu có thể v.v.

Thực tế cho thấy, để được như vậy, theo Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô, trước hết và trên hết, Kitô hữu cần phải canh tân đổi mới chính bản thân mình, một thứ canh tân đổi mới còn quan trọng hơn tất cả mọi thứ canh tân đổi mới về cơ cấu tổ chức và về đường lối hoạt động, cho dù là cần thiết mấy chăng nữa.

Bởi thế, chúng ta chẳng lạ gì, đối với Đức Thánh Cha Phanxicô thì trong giáo triều của ngài, ưu tiên trên hết vào Thời Điểm Thương Xót hiện nay, đó là canh tân tinh thần. Thế nên, chúng ta có thể thấy lý do tại sao ngài đã phải sử dụng đến những dịp Chúc Giáng Sinh hằng năm, một thời điểm Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh nghèo hèn của một vị Thiên Chúa vô cùng cao cả và viên mãn, để giúp cho Giáo Triều Rôma là cơ cấu bao gồm thành phần giúp ngài phục vụ Giáo Hội hoàn vũ làm sao thoát được tinh thần thế tục (spiritual worldiness), nhờ đó Giáo Hội, như một "bệnh viện lưu động / bệnh viện dã chiến / a field hospital" dấn thân phục vụ một cách nhưng không, một cách "xông mùi chiên", như chính Đấng đã xuống thế làm người "không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ - non ministrari sed ministrare" (Mathêu 20:28).

Chưa hết, đối với Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô này, theo chiều hướng của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm Evangelii Gaudium, một văn kiện phải nói rằng chất chứa tất cả tinh thần của ngài và nội dung giáo triều của ngài, thì Giáo Hội cởi mở vẫn chưa đủ, vì có những con chiên hay con người mặc cảm không dám tự động trở về hay tìm đến với Giáo Hội, qua các vị mục tử của Giáo Hội, Giáo Hội còn phải biết xông pha nữa, mà xông pha đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, đến những vùng sâu vùng xa hầu như bị mọi người quên lãng, như ở ngoài rìa xã hội loài người, cả về địa dư lẫn nhân bản, để tìm kiếm hay tìm đến với những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô ở "tận cùng trái đất", như chính ngài thú nhận ngài đã xuất thân từ đó, cho dù có bị lem luốc và bầm dập, vẫn hơn là lành mạnh ở một nơi an toàn trong tòa nhà luật lệ thật là sạch sẽ và gọn ghẽ với đủ mọi nghi thức bề ngoài.

Việc Giáo Hội canh tân có thể nói lệ thuộc vào việc canh tân của từng phần tử trong Giáo Hội. Mà phần tử của Giáo Hội muốn canh tân bản thân vốn hướng hạ theo trần tục và hướng nội theo lòng vị kỷ của mình, để nhờ đó có thể sống đức ái trọn hảo, "nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), ở chỗ "thương xót như Cha là Đấng xót thương" (Luca 6:36), thì điều đầu tiên và là điều quan trọng nhất, bất khả thiếu, đó là chân nhận mình là một tội nhân, như chính Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô đã công khai, qua một số cuộc phỏng vấn, xưng mình là một tội nhân. Tại sao thế?

Bởi vì, nếu không chân nhận mình là một tội nhân thì tất nhiên chúng ta sẽ chẳng cần đến Lòng Thương Xót Chúa. Mà không cảm nghiệm thấy mình cần đến Lòng Thương Xót Chúa và "vì thương nên được chọn", như khẩu hiệu của Đức Thánh Cha Phanxicô, nghĩa là không có Lòng Thương Xót Chúa trong chính bản thân mình, thì Kitô hữu cũng chẳng thể nào thương xót ai được, nhất là những người anh chị em đáng thương hơn ai hết và hơn bao giờ hết, chung quanh họ, trước mắt họ, trái lại, họ sẽ tác hành như một người phú hộ đối với các Lazarô đang ở ngay trước cửa nhà của họ (xem Luca 16:19-21).

Một khi và chỉ khi nào Kitô hữu chân nhận mình là một tội nhân thì mới có thể thương cảm những người anh chị em đáng thương của mình, nhất là những tâm hồn mang thương tích hay thương tật về luân lý và đạo lý, để chẳng những chúng ta không dám ném đá họ, khinh bỉ họ, xa lánh họ, bởi chính chúng ta cũng là tội nhân như họ, nếu không có ơn Chúa chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả họ nữa, mà còn tìm hết cách để cứu giúp phần rỗi vô cùng cao quí và quan trọng của họ, như một Thừa Sai Thương Xót được Chúa Kitô sai đến, và chính qua thành phần Thừa Sai Thương Xót của mình, Người tiếp tục đi tìm kiếm từng con chiên lạc trong hoang địa thế giới đang sống "văn hóa chết chóc/culture of death" và "văn hóa tận số/terminal culture" (ĐTC Phanxicô) ngày nay...

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL