TÌNH HÌNH THỜI CUỘC

2018

 

VIỆT NAM - MỘT VỤ ÁN CÓ THỂ GÂY BIẾN ĐỘNG LỊCH SỬ

 

Những bài viết dưới nhan đề này (mới trước/trên cũ sau/dưới):

 

Dấu Chỉ Thời Đại

Từ những phiên tòa trả thù đến những phiên tòa xin – cho

Hai phiên tòa và giọt nước mắt quan chức

Bi hài kịch quanh những phiên tòa xử các quan tham

Những tình tiết khó quên trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng

Thẩm phán phiên tòa ông Đinh La Thăng: HĐXX không chịu sức ép gì

Bản án của ông Đinh La Thăng và các đồng phạm

Lời sau cùng vụ án PVN: Các bị cáo đều mong về với gia đình

Ông Đinh La Thăng nói 'còn nhiều món nợ' trong lời sau cùng

Viện kiểm sát: Vụ án ông Đinh La Thăng PVN thiệt hại 119 tỉ

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ định thầu cho PVC là có lợi ích nhóm

Luật sư: Ông Đinh La Thăng không có động cơ, tư lợi cá nhân

Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân

Người dân quan tâm đến đại án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ra sao?

Vụ xử Thăng – Thanh: Tổng Trọng vươn xa tới đâu?

Ông Đinh La Thăng xin ‘xem xét bối cảnh’

Truy vấn ông Đinh La Thăng về 'sử dụng mệnh lệnh' tại PVN

Truy vấn khoản thiệt hại 119 tỉ vụ án ông Đinh La Thăng

Ông Đinh La Thăng xin toà xem xét cho cấp dưới

Ông Đinh La Thăng 'tiếp tục nhận trách nhiệm'

Truy vấn khoản thiệt hại 119 tỉ vụ án ông Đinh La Thăng

Lời khai của ông Đinh La Thăng dẫn đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính Trị

Đinh La Thăng phản bác lại tòa, Trịnh Xuân Thanh không nhận tội tham ô

Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN bắt đầu

 

 

 

Dấu Chỉ Thời Đại

 

From: Tinh Cao 
Date: 2018-01-11 17:05 GMT-08:00
Subject: Dấu Chỉ Thời Đại
To: ĐTGM NQK

Đức Tổng kính mến, 

Từ hải ngoại, con đang tiếp tục theo dõi các diễn biến mới nhất ở trong nước, từ sau Hội Nghị APEC ở Đà Nẵng đến nay, nhất là từ sau ngày 8/12/2017, Lễ Mẹ Vô Nhiễm. Càng theo dõi thì lòng của con tự nhiên có một cảm nhận là có thể việc hiến dâng Nước VN cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria của Đức Tổng ngày 13/5/2017 ở VN, và Nhóm TĐCTT chúng con cũng hiệp dâng vào buổi chiều mưa ngày 13/5/1917 ở chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, dường như bắt đầu có tác dụng. Như ngay sau ĐTC GPII, hiệp cùng với hàng giáo phẩm trên thế giới, hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984 ở Giáo Đô Roma, thì chỉ một năm sau, vào tháng 3 năm 1985, một nhân vật lịch sử Gorbachew xuất hiện ở Liên Sô và đã làm biến đổi thế giới cộng sản Tây phương... 

Không cần biết lý do và động lực gây ra biến động (hầu như chưa từng có) ở VN hiện nay, con tin  rằng Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người sẽ lợi dụng tất cả những mưu tính khôn ngoan nhất và tự do nhất của con người để hoàn thành những gì Ngài ấn định vào thời điểm của nó. Chẳng khác gì như Ngài đã thực sự nhúng tay vào biến cố "bất ngờ" xuất hiện một vị giáo hoàng xuất thân từ một nước cộng sản Balan ngày 16/10/1978, bằng chính toan tính khôn ngoan nhất của chính quyền cộng sản Balan bấy giờ, cũng như vào biến cố chính ngài bị ám sát chết hụt ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, để chính phát súng bắn vào ngài chiều hôm ấy trở thành tiếng súng lệnh, báo trước cuộc sụp đổ của cộng sản Đông Âu cuối năm 1989 và cộng sản Liên Sô ngày 25/12/1991... 

"Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam

Trời u ám quốc dân điêu tàn.

Mẹ hãy ra tay ban phúc bình an.

Nước Việt Nam qua phút nguy nan."  

GIÊSU 

Chúng con tới đây sấp mình 
Chân thành dâng Chúa tấm lòng thờ kính 
Đoàn con mong ước tháng năm sống đời an vui 
Chúa ơi.! Hãy ban xuống cho Việt Nam ơn lành. 
ĐK : 
GIÊSU 
Chúng con tới đây sấp mình 
Ước nguyện Nam Bắc chung lòng sùng kính 
Đoàn con chung tiếng hoan ca muôn đời tôn vinh 
Chúa ơi.! Hãy ban xuống cho Việt Nam ơn lành.
 

Xin Chúa luôn ở cùng Đức Tổng, một Moisen đang giang tay trên núi nguyện cầu cho Giáo Hội VN, cho Dân Nước VN và cho đứa con tha hương hằng hướng lòng về quê hương đất nước thân yêu! 

con tĩnh

From: thanh kham 
Date: 2018-01-11 17:27 GMT-08:00
Subject: Re: Dấu Chỉ Thời Đại
To: Tinh Cao

Tôi luôn tin tưởng

Đức Mẹ sẽ giữ lời hứa

Vấn đề là chúng ta

Chưa thực hiện lời Mẹ nhắn nhủ

Hãy tích cực hợn nữa

Có nhiều tông đồ Fatima hơn nữa

Chắc chắn Trái Tim Mẹ Sẽ Thắng

nqk 

 

 

Từ những phiên tòa trả thù đến những phiên tòa xin – cho

Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa ở Hà Nội. (Hình: Getty Images)

 

Phiên tòa xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng đã kết thúc với bản án 13 năm tù giam. Ông Trịnh Xuân Thanh qua 2 phiên tòa nhiều khả năng bị án tù chung thân. Một loạt phiên tòa khác sẽ tiếp tục cho đến trước sau Tết âm lịch.

Có thể nói các phiên tòa này là dịp tốt để khảo sát và sát hạch, đánh giá nền tư pháp của nước Việt đã tiến bộ, đã có đổi mới ra sao, theo những chuẩn mực nào.

Tuy các phiên tòa có vài tiến bộ về hình thức và nội dung tranh tụng, có ít nhiều tranh cãi, những hạn chế của phiên tòa là: phòng xử quá chật, không đủ chỗ cho nhân dân muốn tham dự, không có chỗ cho đội ngũ báo chí, phải ngồi ở phòng bên cùng một số khách nước ngòai, theo dõi trên màn truyền hình thường phát chậm chừng 3 phút để kiểm duyệt, có khi mất hình, mất tiếng hoặc có hình mất tiếng.

Một điều rất dở là đã không cho bà Luật Sư Schlagenhauf của Trịnh Xuân Thanh vào dự phiên tòa mặc dù bà đã đến sân bay Nội Bài, chứng tỏ chế độ còn sợ dư luận thế giới, thú nhận rằng phiên tòa sẽ không theo chuẩn mực của một nền tư pháp dân chủ hiện đại.

Qua phiên tòa có những việc quan trọng, Hội đồng xét xử đã cố tình bỏ qua, không dám đặt ra, như việc điều tra Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài bằng con đường nào, do ai giúp và trở về nước bằng con đường nào, do ai giúp, tự nguyện trở về đầu thú hay bị bắt cóc như phía CHLB Đức khẳng định? Đây là một vấn đề then chốt, – cái đinh của vụ án, mà phiên tòa có vẻ như bắt buộc phải bỏ qua, câm lặng. Cho nên các phiên tòa này vẫn chỉ là trò diễn kịch!

Mức án cho Đinh La Thăng ai cũng đã rõ. Trường hợp Trịnh Xuân Thanh đặc biệt hơn.

Ông Nguyễn Phú Trọng hẳn đã rất căm Thanh dám công khai tuyên bố “không còn tin ở tổng bí thư, xin ra đảng,” lại còn bỏ trốn, tham ô đến hàng chục tỷ đồng, xứng đáng tội tử hình vì ngoan cố, nhưng sau khi Thanh nói lên sự hối hận, xin lỗi tổng bí thư, gọi ông Trọng bằng Bác xưng là cháu, xin “Bác tha tội cho cháu đã phạm sai lầm…” thì Thanh quả nhiên đã thoát tội tử hình. Đây cũng là tính toán để cố giảm căng thẳng với CHLB Đức, nơi đã bỏ án tử hình và rất lo cho ông Thanh lâm vào tội chết, khi mới ở tuổi 52 đầy sinh lực.

Diễn biến và kết thúc của 2 vụ đại án cho thấy, tuy việc xét xử có tiến bộ, diễn ra gần 2 tuần lễ, có tranh tụng kéo dài, có tranh luận giữa công tố viên và luật sư trên căn cứ bình đẳng, dựa theo các điều khoản của pháp luật, các bị cáo đều có lời cuối cùng trước khi nghị án… nhưng về cơ bản việc xét xử công minh vẫn bị nhiều hạn chế theo chuẩn mực của nền tư pháp dân chủ, hiện đại.

Điều này khó tránh khỏi, vì Bộ Tư Pháp do đảng Cộng Sản lãnh đạo, Hội Đồng Xét Xử là các thẩm phán đảng viên cấp cao, một số luật sư thuộc Luật Sư Đoàn do đảng Cộng Sản lãnh đạo, việc họ phải theo chỉ đạo hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, ngấm ngầm của Bộ Chính Trị và tổng bí thư là tất yếu, theo phương châm đảng lãnh đạo công khai, toàn diện, thường xuyên, liên tục, ở mọi nơi, mọi lúc, không sót một nơi một lúc nào.

Tóm lại vẫn là những vụ xử án của đảng Cộng Sản, của một ông vua tổng bí thư, nắm toàn quyền sinh sát dù cho có ít nhiều cải tiến khôn ngoan, thức thời, nhỏ nhặt, theo lối “xin – cho” của chế độ độc đoán. Bị cáo nào biết điều, khai báo đúng trong phạm vi như lãnh đạo mong muốn, cuối cùng “xin lỗi bác,” tỏ ra ăn năn hối cải, còn tâng bốc tổng bí thư rất bao dung, nghiêm khắc, nhân văn, còn khóc lóc kể lể về thảm cảnh gia đình, thì sẽ được nhẹ tay. Có điều đáng để ý ở các lời cuối của các bị cáo: Không xin lỗi nhân dân, không xin được tòa xem xét công bằng mà chỉ xin bác Trọng thương! Cả không khí của phiên tòa nổi lên điều nổi bật là Tổng bí thư là nhân vật số 1 chủ tọa Hội đồng xét xử trên thực tế.

Các vụ xử án coi như nội bộ đảng trên đây – đảng xét xử đảng viên của mình – trái hẳn với việc xét xử các nhà dân chủ đòi nhân quyền, kiên cường chống bành trướng, như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh-Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài… với cùng cách xét xử qua loa, hình thức, quan tòa, công tố viên, luật sư tranh tụng với nhau như những người điếc đặc, không ai nghe ai, vì bản án, ai cũng biết, đã nằm sẵn trong túi áo của đồng chí “chánh án.”

Theo nền tư pháp độc đảng dưới quyền cá nhân của ông Trọng, tội chống bá quyền Trung Quốc là tội lớn nhất phải bị trừng trị nặng nhất dù đó là phụ nữ chân yếu tay mềm, có mẹ già con dại, bản thân có nhiều bệnh nhưng vẫn hiên ngang ngẫng cao đầu khẳng định yêu nước thương dân là vô tội.

Do đó có những phiên tòa diễn ra trong một buổi, không có luật sư, không tranh tụng, để rồi tổng bí thư tự khen “dân chủ đến thế là cùng!”

Dư luận trong và ngoài nước đã lên tiếng mạnh mẽ đòi bỏ hẳn các phiên tòa của những người điếc chống các nhà dân chủ yêu nước thương dân, vì nó tàn ác quá, dã man quá, bị thế giới văn minh tới tấp lên án, chê cười. (Bùi Tín)

https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/tu-nhung-phien-toa-tra-thu-den-nhung-phien-toa-xin-cho/

 

 

Hai phiên tòa và giọt nước mắt quan chức

Nhà báo Mạc Việt HồngGửi bài từ Warsaw, Ba Lan

Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh trong một lần ra trước Toà án Hà Nộ

Sự kiện nổi bật nhất đầu năm Việt Nam có lẽ là phiên xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm thuộc Tập đoàn Dầu Khí và...phần họ khóc.

Vụ án gây chú ý không chỉ bởi con số hàng ngàn tỉ thất thoát, mà còn vì đây là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bị đem ra xét xử.

Về phía Trịnh Xuân Thanh, những lùm xùm xung quanh nghi vấn 'bắt cóc' khiến không chỉ dư luận trong nước mà quốc tế, nhất là nước Đức cũng để tâm theo dõi.

Hai 'nhân vật chính' hiện được Viện Kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù và chung thân.

Khác với các vụ án xử những người bất đồng chính kiến, phiên tòa được báo chí trong nước tường thuật khá chi tiết, đầy đủ.

ông Đinh La Thăng (phải) khi làm Bộ trưởng Giao thông và ông Tom Enders, CEO của Airbus Group

Một thời danh giá: ông Đinh La Thăng (phải) khi làm Bộ trưởng Giao thông và ông Tom Enders, CEO của Airbus Group đón chiếc Airbus A350XWB đáp thử xuống Nội Bài 22/11/2014.

Bên cạnh dàn luật sư hùng hậu, các bị cáo cũng có thời gian tương đối dài rộng để tự bào chữa.

Ông Thăng nhiều lần khóc

Theo tờ Tuổi Trẻ, trong phần tự bào chữa dài hơn một tiếng rưỡi, ông Đinh La Thăng đã nhiều lần khóc.

Ông kể phải dậy từ 5 giờ sáng để ra tòa trong tiết trời lạnh; rằng ông có hai con gái, một cháu phát triển không bình thường cần có sự chăm sóc của bố mẹ; về người cha già yếu gần 90 tuổi và bản thân ông cũng bệnh tật, phải uống thuốc từ nhiều năm nay.

Ông Thăng cũng trích lời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi ví ông Trọng với cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và qua đó mong muốn sẽ nhận được bản án nhân văn để có thể về chết bên người thân, được là 'ma tự do' không phải làm ma trong tù.

Bị cáo Thăng cũng xót xa vì chắc sẽ không có cơ hội về được về đưa tiễn cha mình, khi ông ấy qua đời.

Ngay sau đó, đến lượt Trịnh Xuân Thanh khóc than về thân phận sẽ làm 'con ma tù' của mình và xin lỗi các lãnh đạo tập đoàn Dầu Khí.

Hai người đàn ông nước mắt lã chã ở tòa khiến nhiều người so sánh với hình ảnh trái ngược của hai người phụ nữ kiên cường mặc dù bị tuyên án hết sức nặng nề.

Phiên tòa của hai chị diễn ra cách đó chỉ có vài tháng.

Hai người mẹ nuôi con nhỏ

Lan-Quỳnh

Buổi gặp ngắn ngủi trước tòa đã thành buổi gặp cuối cùng

Người thứ nhất là blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người mẹ đơn thân đang nuôi hai con nhỏ. Chị đã trải qua cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm với bản án 10 năm tù giam.

Người thứ hai là nhà hoạt động Trần Thị Nga - người mẹ của hai bé trai 7 tuổi và 4 tuổi - với bản án 9 năm tù giam.

Khác với hai ông Thăng và Thanh, hai người phụ nữ này hoàn toàn đơn độc trước tòa, người thân không được phép vào dự, luật sư bào chữa hầu như bị vô hiệu hóa.

Họ hầu toà trong vòng vây dầy đặc của những người mặc sắc phục, sau nhiều ngày bị biệt giam và không nhận được bất kỳ một tin tức gì từ gia đình.

Mặc dù hoàn cảnh riêng tư éo le và bị khủng bố tinh thần trong quá trình giam giữ cũng như xét xử, nhưng người ta không nhìn thấy dù chỉ một giọt nước, một giây yếu lòng hay một lời than vãn, xin xỏ nào từ hai người phụ nữ.

Báo chí và bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước Việt Nam đã không có được bất kỳ một cơ hội nào, dù nhỏ nhất để hạ uy tín của các bị cáo, dù đó chính là điều mà những người làm tuyên truyền mong muốn.

Chính nghĩa đổi ngôi?

Nói cho công bằng, ông Thăng và Thanh không phải là những đấng nam nhi hy hữu đã khóc ở tòa án. Trước đó không lâu, cựu giám đốc công ty dược phẩm Pharma trong vụ 'thuốc chữa ung thư giả' cũng đã nức nở ngay sau khi nghe tuyên án.

Vụ OceanBank diễn ra hồi tháng 9/2017, những đại gia ngành Ngân Hàng một thời 'ngồi trên tiền' cũng mếu máo vì người có mẹ ung thư, người có con đang nằm viện...

thúy nga

Nhà hoạt động Thúy Nga có hai con trai 5 và 7 tuổi

Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận nhiều người tù cộng sản bất khuất thời tiền cách mạng, hay ở xà lim Côn Đảo trong giai đoạn trước năm 1975. Nhiều người chết trong tù, có những tử tù ra pháp trường vẫn hiên ngang, dám làm dám chịu, sống chết vì lý tưởng.

Những hình ảnh như vậy ở người cộng sản không còn nữa, kể từ khi họ nắm quyền. Không ít ông 'quan cách mạng' ngày nay trở thành những nhà tư bản khệnh khạng, tận dụng mọi cơ hội để vơ vét, sa đà trong ăn chơi, hưởng lạc, phung phí tài nguyên quốc gia.

Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận nhiều người tù cộng sản bất khuất thời tiền cách mạng, hay ở xà lim Côn Đảo trong giai đoạn trước năm 1975. Nhiều người chết trong tù, có những tử tù ra pháp trường vẫn hiên ngang, dám làm dám chịu, sống chết vì lý tưởng.

Những hình ảnh như vậy ở người cộng sản không còn nữa, kể từ khi họ nắm quyền. Không ít ông 'quan cách mạng' ngày nay trở thành những nhà tư bản khệnh khạng, tận dụng mọi cơ hội để vơ vét, sa đà trong ăn chơi, hưởng lạc, phung phí tài nguyên quốc gia.

Nhiều người 'thét ra lửa' khi đương chức, nhưng lại 'nhũn như chi chi' trước vành móng ngựa. 

Nhân quyền Việt Nam

15 vụ bắt giữ tù nhân chính trị mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho là cần phải được chú ý ở Việt Nam

Sự run rẩy của 'các đồng chí bị lộ' trước tòa đã xóa nhòa đi hình ảnh của cha ông họ trước kia, những người mà sự dũng cảm của họ đã góp phần làm nên thắng lợi.

Nhưng chính nghĩa trong một xã hội luôn tồn tại.

Như một định luật, nó dường như chỉ chuyển từ lực lượng này sang lực lượng khác, từ tay nhóm người này qua tay những người khác.

Nó nằm đâu đó, trong lời tuyên bố dõng dạc của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rằng, nếu làm lại từ đầu, chị vẫn chọn con đường mà mình đã đi.

Nó ánh lên trên gương mặt sáng ngời của cô gái trẻ Phương Uyên khi cô khảng khái khẳng định, chỉ chống đảng cộng sản, không chống lại đất nước, dân tộc.

Nó nằm trong bản án dài 16 năm tù của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, khi ông chấp nhận không chịu lùi bất kỳ một phân nào để đổi lấy tự do.

Và còn rất nhiều những tù nhân lương tâm khác nữa.

Họ cũng có mẹ già, con dại; nhiều người đã không được nhìn mặt người thân của mình lần cuối vào phút lâm chung.

Hình ảnh kiên trung, bất khuất, sự hy sinh vì lý tưởng của họ chính là điều mà dân tộc Việt Nam đang thiếu hụt.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chủ biên tạp chí Đàn Chim Việt Online tại Warsaw, Ba Lan.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42703591

 

 

Bi hài kịch quanh những phiên tòa xử các quan tham

Trịnh Xuân Thanh tại tòa ở Hà Nội hôm 8 Tháng Giêng, 2018. (Hình: AFP/Getty Images)

Theo dõi tin tức về các phiên tòa xử các quan tham thời gian qua, đặc biệt là phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ tham ô, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), người ta nhận thấy gì?

Các quan chức Việt Nam hầu hết đều “nhũn như chi chi” trước tòa. Người thì khóc lóc, kể lể hoàn cảnh cha già vợ dại con thơ, người thì đem nhân thân gia đình có công với cách mạng, cả đời cống hiến cho cách mạng… để kêu gọi lòng thương cảm của tòa, mong tòa xem xét. Như phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh, ông nào cũng khóc, cũng kể lể sụt sùi, rồi nào sợ hãi phải làm “ma trong tù,” khao khát được làm “ma tự do”…

Dư luận có những người tỏ ra thông cảm, cho rằng “hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn,” có những bài báo còn nhắc đến những việc ông Thăng làm trước kia, khen ông Thăng đã nhận hết tội về mình là người đứng đầu, như thế cũng là người “tử tế,” thậm chí có cả trang Facebook lập nên với mục đích “Cần 10 triệu người dân xin giảm án cho ông Đinh La Thăng,” kể cả trắng án! Trang Facebook này viết rất nhiều status khen ngợi, ủng hộ, bào chữa cho ông Đinh La Thăng, và hiện có hơn 107,000 người like, hơn 109,000 người follow!

Người viết lại nhớ đến những phiên tòa xử những người yêu nước, chỉ vì nói lên sự thật về hiện tình đất nước và mong mỏi một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc mà bị khép vào tội “phản động,” “tuyên truyền, chống phá nhà nước,” và bị kêu án rất nặng – 5, 7, 10, 12, 16 năm…

Trong số họ có những chàng trai cô gái còn rất trẻ với tương lai rộng mở trước mắt, những con người đang có sự nghiệp, có chỗ đứng trong xã hội bằng chính năng lực của mình, những người phụ nữ đơn thân đang phải nuôi con nhỏ…

Họ không có tài sản của chìm của nổi như các quan tham nhưng họ có có rất nhiều điều quý giá khác phải đánh đổi khi lên tiếng vì sự thật. Nhưng họ không như các quan tham khóc lóc, kể khổ… Họ ngẩng cao đầu, họ mỉm cười bình thản hoặc nói những lời đanh thép, khẳng định mình không có tội, dù một mình giữa vòng vây toàn màu áo xanh công an.

Những phiên tòa xử những con người yêu nước ấy mang danh nghĩa “công khai” nhưng không có mấy người thân ruột thịt của họ được phép tham dự chứ đừng nói đến bạn bè, người ủng hộ, tất cả đều bị ngăn chặn từ xa. Và báo chí, tất nhiên, hoặc lờ đi hoặc viết cùng một giọng theo đúng những gì mà “công an và nhà cầm quyền cho phép” về những con người và những bản án đó, trong khi tha hồ tường thuật tỉ mỉ, kể cả biện hộ cho các quan tham!

Có vẻ như khi phải sống quá lâu dưới một chế độ độc tài không coi luật pháp ra gì, rất nhiều người dân Việt Nam nói chung thiếu hiểu biết về luật pháp, khi bày tỏ quan điểm, thái độ trước một vụ việc gì thường chủ quan, cảm tính, để bị dẫn dắt bởi dư luận hoặc truyền thông.

Những ai bày tỏ sự đồng cảm, thương xót đối với những quan tham như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và rất nhiều người khác, có thực sự nghĩ đến những số tiền khổng lồ mà các quan đã tham nhũng, làm thất thoát hay lãng phí?

Tiền đó không phải của đảng, của nhà nước này, cũng chẳng phải của ông Trọng hay ông Phúc mà là tiền thuế mồ hôi nước mắt của nhân dân, tiền bán tài nguyên thiên nhiên đất nước hay tiền vay nợ của nước ngoài rồi cuối cùng cũng là người dân è cổ ra gánh trả. Có thực sự nghĩ đến cái tội làm nghèo đất nước, làm cho đời sống người dân đã khốn khổ càng khốn nạn hơn vì lòng tham, vì sự bất tài, vô trách nhiệm của họ?

So sánh với những con người yêu nước kia, họ có tội gì mà phải chịu những bản án bất công, phi lý? Họ phá hoại gì đất nước này, họ gây hại gì cho dân tộc này? Thương xót, đồng cảm với các quan tham hay tụng ca ông Nguyễn Phú Trọng vì “chiến dịch chống tham nhũng” (mà ai cũng biết, chỉ là những cuộc thanh trừng, tiêu diệt các phe phái chứ còn làm thế nào mà chống tham nhũng khi còn tồn tại cái mô hình thể chế đẻ ra và nuôi dưỡng nên tham nhũng này), như thế chẳng phải là quá cảm tính, thậm chí u mê hay sao?

Người dân cảm tính, thiếu hiểu biết về luật pháp đã đành, những phát ngôn và hành xử của các quan tham chứng tỏ họ cũng chẳng hiểu biết gì về luật pháp. Ngay giữa phiên tòa mà làm như chuyện nội bộ gia đình, ông Trịnh Xuân Thanh còn xưng cháu với ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và xin bác coi như con cháu trong nhà, xin bác tha thứ!

Vừa bị kết án, các ông như Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVN) thì xin “được thay đổi hình thức ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú để có cơ hội điều trị sức khỏe, có cái Tết với mẹ;” ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại, mong được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình; ông Trịnh Xuân Thanh lại còn xin “Vợ bị cáo không biết tiếng Đức, sống bên đó nuôi ba con rất vất vả. Bị cáo đề nghị Hội Đồng Xét Xử sau khi kết thúc vụ án cho phép bị cáo có nguyện vọng được sang Đức với gia đình để có điều kiện gần gũi, chăm sóc vợ con”… (“Sáng 22 Tháng Giêng, Hội Đồng Xét Xử sẽ tuyên án: Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng nói lời sau cùng,” Thể Thao và Văn Hóa).

Về nhân vật Trịnh Xuân Thanh, khi trốn sang Đức, vì muốn thoát khỏi sự truy đuổi của đảng Cộng Sản Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh đã cố gắng biến vụ việc của mình thành một vụ có mang yếu tố chính trị để xin tị nạn chính trị tại Đức.

Trịnh Xuân Thanh đã tố cáo ông Nguyễn Phú Trọng tham nhũng trong vụ Formosa, đốt thẻ đảng, liên lạc với những blogger có tiếng của phe “lề trái,” tất cả nhằm xin tị nạn chính trị, nhưng lại bị nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc giữa Berlin đem về nước. Vụ bắt cóc đã gây scandal lớn, dẫn đến sự khủng hoảng nặng nề trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt-Đức. Nhất là khi phía Đức đã nắm đầy đủ bằng chứng về vụ bắt cóc vi phạm pháp luật nước họ của phía Việt Nam.

Thế nhưng, thay vì sử dụng phiên tòa để lái sang tố cáo chuyện bị bắt cóc, bị ép lên truyền hình nhận tội, bị tra tấn (nếu có) thì Trịnh Xuân Thanh lại để cho phiên tòa diễn ra theo đúng “sự chỉ đạo” và mong muốn của ông tổng bí thư và nhà cầm quyền, nghĩa là chỉ xử về tội tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng… mà bỏ qua scandal bắt cóc kia, lại còn khóc lóc, xin lỗi “bác tổng bí thư!” Với cái màn khóc lóc, xin lỗi như thế này thì phía Đức nếu có muốn cũng hết đường “cứu” được anh, anh Thanh ạ!

Có nhiều người tự hỏi sao các quan chức Việt hèn thế khi bị sa cơ, phải ra tòa? Ngày xưa thời đánh Pháp đánh Mỹ, người ta có thể nói người Cộng Sản tàn bạo, sắt máu, cuồng tín nhưng ít ai nói họ hèn, khi lao vào chiến trường hay khi bị bắt, trước tòa và trong tù.

Còn bây giờ… Hỏi tức là đã trả lời. Thời đó, ít ra những người Cộng Sản còn có lý tưởng, còn tin vào học thuyết Mác Lênin, chủ nghĩa xã hội, tin vảo đảng, vào tương lai của đất nước sau này khi chiến thắng…

Ngược lại, các quan chức, đảng viên Cộng Sản từ trên xuống dưới bây giờ còn mấy người thực sự có lý tưởng, thực tâm yêu nước, yêu đảng… Họ chỉ yêu tiền, yêu quyền lực, họ gắn kết với đảng, cúc cung tận tụy bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ cũng chỉ là để bảo vệ những quyền lợi, bổng lộc của họ.

Người nào cũng có quá nhiều của chìm của nổi để sợ mất, có quá nhiều sai sót, sai lầm đề sợ bị khui ra, và nhất là họ quá biết các “đồng chí” của họ có thể chơi nhiều trò tàn bạo như truy tìm tận diệt cả vợ con gia đình hoặc thủ tiêu họ bằng những cái chết với lý do bệnh tật, tự sát trong thởi gian tạm giam… nên họ sợ hãi, rúm ró.

Khác xa với những người yêu nước không sợ hãi vì biết mình không có tội, không làm gì sai, vì mình ở về phe nhân dân, phe tiến bộ, thuộc về ngày mai, còn chế độ này đang ở vào những ngày hoàng hôn và chắc chắn phải bị sụp đổ như mọi chế độ độc tài khác, dù mau hay chậm. (Song Chi)

https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/bi-hai-kich-quanh-nhung-phien-toa-xu-cac-quan-tham/

 

 

Những tình tiết khó quên trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng

TTO - Là một trong những đại án đầu tiên được đưa ra xét xử năm 2018, phiên tòa ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm đã để lại những khoảnh khắc khó quên.

Những tình tiết khó quên trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng - Ảnh 1.

Phiên tòa xét xử tội cố ý làm trái và tham ô ở PVN và PVC bắt đầu mở từ ngày 8-1 và kết thúc để nghị án vào ngày 17-1-2018 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đối chất nảy lửa!

Với số lượng 22 bị cáo, hai nhóm tội danh "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản", trong đó 2 bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp dầu khí - PVC) và Vũ Đức Thuận (nguyên tổng giám đốc PVC) bị xét xử cả hai tội danh, phiên tòa chứng kiến những cuộc đối chất gay gắt giữa các bị cáo.

Nổi bật là việc bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyên trưởng ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2) khẳng định các lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đều đã được báo có việc hợp đồng 33 sai. Nhưng đối chất trực tiếp, cả bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên tổng giám đốc PVN) và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên phó tổng giám đốc PVN) đều phủ nhận.

Người chịu trách nhiệm cao nhất của PVN lúc đó là ông Đinh La Thăng cũng nhất mực nói không hề biết những vấn đề hợp đồng 33.

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVN) thì nói có biết hợp đồng này chưa đủ điều kiện, nhưng vẫn ứng tiền cho PVC do "sức ép" từ cấp trên.

Chuyện "làm theo mệnh lệnh" cũng là nội dung dẫn đến nhiều lời khai của các bị cáo khác bất lợi cho ông Đinh La Thăng, nhưng trong phần đối chất, bị cáo này phản ứng bằng cách "tôn trọng lời khai của các bị cáo khác".

Những tình tiết khó quên trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng - Ảnh 2.

Một trong những phần đối chất tại phiên tòa, giữa bị cáo Vũ Hồng Chương (trái) và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn

Chuyện này ở PVC cũng không khác mấy, từ đó mới dẫn đến phần đối chất đáng nhớ giữa bị cáo Trịnh Xuân Thanh và bị cáo Nguyễn Anh Minh (nguyên phó tổng giám đốc PVC) - người khẳng định "cấp trên chỉ đạo miệng cũng phải tuân thủ".

Khi ông Trịnh Xuân Thanh lấy "chuyện tình cảm" ra để nói với ông Minh: "Anh quý em như em ruột, vậy em trả lời anh đi, anh có chỉ đạo lập quỹ bao giờ không?", ông Minh đã rất bức xúc: "Anh Thanh cứ nói anh coi em như em trong nhà, bản thân em cũng rất yêu quý bị cáo Thanh và gia đình bị cáo Thanh và trân trọng tình cảm gia đình cũng như luôn thân thiết với gia đình bị cáo khác. Nhưng không thể lấy tình cảm anh em để nói về công việc như vậy. Công việc là công việc".

Tranh luận viện kiểm sát - luật sư - bị cáo

Các cuộc tranh luận giữa đại diện Viện kiểm sát với các bị cáo và các luật sư cũng không kém phần nóng bỏng.

Điển hình là khi đại diện Viện kiểm sát nhận định có yếu tố "lợi ích nhóm" trong sai phạm ở PVN: Bị cáo Đinh La Thăng cất nhắc và bổ nhiệm các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận vào các vị trí lãnh đạo của PVC rồi chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 dù PVC không đủ năng lực, sau đó cấp tiền tạm ứng để các bị cáo trên sử dụng trái mục đích.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho ông Đinh La Thăng) ngay khi có thể đã nói luận điểm này của Viện kiểm sát là "quy kết, chủ quan và thiếu căn cứ pháp lý".

"Việc bổ nhiệm này có lợi ích gì? Cho ai? Cuối cùng cả 3 ông đều ngồi đây à?", luật sư đặt câu hỏi.

Bản thân ông Thăng cũng tranh luận quyết liệt với cáo buộc này: "Không thể cứ bổ nhiệm cán bộ thì coi là lợi ích nhóm. Bản thân bị cáo cũng được cấp trên bổ nhiệm".

Những tình tiết khó quên trong phiên xét xử ông Đinh La Thăng - Ảnh 4.

Vị trí ngồi của luật sư bào chữa tại phiên tòa được đặt ngang bằng với vị trí của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa

Những lời tự bào chữa nghẹn ngào

Cùng với những màn đối đáp, phiên tòa này còn gây chú ý với những lời tự bào chữa của các bị cáo.

Ông Đinh La Thăng trước sau đều khẳng định có thúc ép việc chỉ định thầu và ứng tiền cho PVC cũng đều vì sốt ruột với tiến độ chứ không vì tư lợi. Ông cũng hơn một lần dẫn lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về việc xử lý cán bộ vi phạm.

Đáng nhớ nhất trong phần tự bào chữa của ông Đinh La Thăng là câu nói: "Bị cáo chỉ mong muốn làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra tù để được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân. Bị cáo cũng mong muốn nếu có chết thì là ma tự do, chứ không phải ma tù".

Nước mắt cũng thấm ướt trong lời tự bào chữa của các bị cáo khác, trong đó có bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch).

Trong nhóm tội "Tham ô tài sản", các bị cáo nhiều lần khai rằng việc lập quỹ và rút tiền tiêu xài cá nhân đều từ chủ trương của hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận. Nhưng ông Trịnh Xuân Thanh năm lần bảy lượt phủ nhận, còn nói "các bị cáo khác buộc tội cho mình".

Có cơ hội tự bào chữa, ông Hòa đã không giấu giếm nỗi lòng: "Ở đây là phiên tòa công khai có gia đình bị cáo và gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh, đề nghị bị cáo Thanh không buộc tội bị cáo hay các bị cáo khác khi bào chữa cho mình vì liên quan đến con người. Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, anh Thanh có bao giờ nghĩ vì ai mà bao nhiêu con người phải có mặt ở đây chưa?".

Những lời sau cùng đẫm nước mắt

Phiên tòa không những dành thời gian cho các bị cáo tự bào chữa, mà cơ hội nói lời sau cùng cũng rộng dài.

Ông Đinh La Thăng đã tận dụng cơ hội này để nhắc lại những món nợ, những lời hứa mà chính ông chưa thực hiện được: đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc, đưa TP.HCM trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông… Bị cáo này cũng nhắc đến gia đình, đến con cháu và thân phụ.

Gia đình cũng là điều các bị cáo khác đau đáu khi nói lời sau cùng. Thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại hoặc giảm nhẹ hình phạt để sớm được đoàn tụ với gia đình là nguyện vọng của hầu hết bị cáo.

Xúc động hơn cả có lẽ là lời của bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng PVN) - người mà nếu không có sai phạm dẫn đến việc phải hầu tòa thì tháng sau đã có thể nghỉ hưu như lẽ thường sau 37 năm công tác trong ngành dầu khí. 

Và lời của bị cáo Trương Quốc Dũng (nguyên phó tổng giám đốc PVC) gửi đến mẹ: "16 tháng qua [tạm giam], con trưởng thành nhiều, biết giặt quần áo, nấu cơm và đã đón cái tết đầu tiên trong trại".

https://tuoitre.vn/nhung-tinh-tiet-kho-quen-trong-phien-xet-xu-ong-dinh-la-thang-20180122151857043.htm

 

 

Thẩm phán phiên tòa ông Đinh La Thăng: HĐXX không chịu sức ép gì

TTO - Thẩm phán Trương Việt Toàn - phó chánh tòa hình sự Tòa án ND TP Hà Nội khẳng định việc tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm dựa trên hồ sơ vụ án, diễn biến tại tòa, không chịu sức ép nào.

Thẩm phán phiên tòa ông Đinh La Thăng: HĐXX không chịu sức ép gì - Ảnh 1.

Phiên tòa không có gì đặc biệt khác, bởi lẽ dù các bị cáo đều có chức vụ, quyền hạn nhưng nguyên tắc là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. HĐXX đã xem xét toàn diện quá trình cống hiến của các bị cáo để đưa ra mức án nghiêm minh nhất và đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa.

Thẩm phán Trương Việt Toàn

Thẩm phán Trương Việt Toàn - thành viên hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu (khí PVC) - trao đổi với báo chí sau khi tòa tuyên án sáng nay 22-1.

Ông cho biết đa số bị cáo trong vụ án này đều có chức vụ, quyền hạn, từng giữ trọng trách cao trong cơ quan nhà nước, vì thế tinh thần trách nhiệm của HĐXX đặc biệt nâng cao.

Sức ép lớn nhất là thời gian

* Thưa thẩm phán, HĐXX có chịu sức ép gì trong phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm hay không?

- HĐXX không chịu sức ép gì ngoài sức ép về mặt thời gian. Do theo chỉ đạo chung, thời gian hồ sơ vụ án từ khi chuyển sang tòa đến khi xét xử tương đối ngắn, HĐXX đã phải tập trung nghiên cứu hồ sơ không có ngày nghỉ, từ sáng đến 8-9h tối kể cả ngày mùng 1 Tết Dương lịch.

Tuy nhiên, áp lực đấy cũng được hạn chế đi rất nhiều bởi sự phối hợp rất tốt giữa các cơ quan nội chính trung ương, đặc biệt sau khi kết thúc điều tra, có kết luận điều tra thì hồ sơ cũng được các điều tra viên sao chụp để chuyển sang theo thủ tục nên thẩm phán được tiếp cận hồ sơ sớm. 

Ngoài ra còn một nguyên tắc nữa là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, HĐXX cũng tuân theo quy định của pháp luật, không chịu sức ép nào.

* Ông đánh giá thế nào về sự thành khẩn của bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm? Khi đưa ra mức án HĐXX có xem xét đến công trạng của các bị cáo khi còn đương chức?

- Trong suốt quá trình nghiên cứu hồ sơ, có một số bị cáo chưa thực sự thành khẩn nhưng khi ra phiên tòa, do cách thẩm vấn của HĐXX, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội và thể hiện sự ăn năn. Sự ăn năn này dù hơi muộn màng một chút.

Cũng phải nhìn ở góc độ quản lý, do thiếu sự giám sát kiểm tra nên các bị cáo giữ chức vụ tự cho mình quyền hành xử không phù hợp pháp luật nhưng khi ra phiên tòa các bị cáo hiểu được việc hành xử như vậy thì hệ quả một ngày tất yếu các bị cáo phải vào vòng lao lý nên các bị cáo ăn năn.

Suốt quá trình xử án, HĐXX đã lắng nghe ý kiến trình bày của các bị cáo cũng như luật sư, đại diện Viện kiểm sát. Khi lượng hình, HĐXX cũng xem xét đến nhân thân, thành tích của các bị cáo.

Thẩm phán phiên tòa ông Đinh La Thăng: HĐXX không chịu sức ép gì - Ảnh 4.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa sáng 22-1 - Ảnh: TTXVN

Thất thoát tiền nhà nước thường xuất phát từ người đứng đầu

* Cá nhân ông thấy còn điều gì phải suy nghĩ sau vụ án này?

- Thông qua vụ án này cũng như một số vụ án tham nhũng gần đây, đối với tôi, với tư cách là một thẩm phán, tôi cực kỳ tâm huyết với câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là bất kỳ một tổ chức, cơ quan đoàn thể nào, yếu tố con người mang tính quyết định. 

Các vụ án gần đây mang yếu tố lãnh đạo. Người lãnh đạo thiếu phát huy dân chủ, độc đoán, không chỉ để bản thân sai phạm mà còn kéo theo nhiều người ở dưới. Xem xét công tác cán bộ then chốt nhất là con người.

Thứ hai là công tác kiểm tra giám sát các ngành, các tổ chức doanh nghiệp rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Sự thất thoát tiền của nhà nước có xuất phát điểm có lẽ ngay từ người đứng đầu. Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa.

* Vậy đâu là bài học rút ra trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước?

- Trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhất là thời gian gần đây Đảng và Nhà nước thể hiện sự quyết tâm cao độ. Các vụ án được kịp thời đưa ra xét xử cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh với những người có ý định xâm phạm tài sản của nhà nước và thực hiện hành vi tham nhũng.

Tuy nhiên thời gian gần đây các hiện tượng tiêu cực tham nhũng làm dư luận xã hội rất bức xúc. Đảng và Nhà nước đã nhìn thẳng vấn đề đó và rất quyết liệt huy động toàn bộ hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng. 

Việc này đã đem lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và cũng thể hiện thượng tôn pháp luật của nhà nước.

- Những đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp được áp dụng trong phiên tòa này như nào thưa ông?

Phiên tòa này là một trong những phiên tòa được áp dụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới với những điểm mới như bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa, Viện kiểm sát và luật sư ngồi ngang hàng nhau.

Nguyên tắc suy đoán vô tội và công ước quốc tế về quyền con người được thể chế hóa rất rõ. Trước đây các phiên tòa vẫn đảm bảo quyền tranh tụng nhưng nay Bộ luật Tố tụng hình sự mới đã cụ thể sâu hơn.

Việc triệu tập các điều tra viên, HĐXX có thể triệu tập tới tòa nhưng lưu ý điều tra viên triệu tập tới khi cần thiết làm rõ hành vi tố tụng của điều tra viên và các quyết định tố tụng còn chứng cứ, lời khai là nhận thức.

Luật sư Phan Trung Hoài: HĐXX đã xem xét đến phần trình bày của ông Thăng

Không tham gia buổi tuyên án đối với thân chủ của mình là ông Đinh La Thăng, nhưng khi nhận được thông tin về mức án 13 năm tù đối với ông Đinh La Thăng, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng, như vậy mức án là thấp hơn so với mức án đề nghị của Viện kiểm sát.

"Điều đó cho thấy HĐXX đã xem xét đến những điều ông Đinh La Thăng trình bày tại phiên tòa về trách nhiệm của ông Thăng và bối cảnh, hoàn cảnh xảy ra những sai phạm. Đồng thời, HĐXX cũng đã đánh giá và ghi nhận những kiến nghị và bào chữa của luật sư", luật sư Hoài nói.

"Cá nhân tôi thấy rằng, dù còn một số điểm còn nhiều tranh cãi như đánh giá về thiệt hại của vụ án, nhưng bản án tuyên như vậy là đã có xem xét đến các đóng góp của ông Thăng trong quá trình công tác".

https://tuoitre.vn/tham-phan-phien-toa-ong-dinh-la-thang-hdxx-khong-chiu-suc-ep-gi-20180122124551156.htm

 

 

Bản án của ông Đinh La Thăng và các đồng phạm

TTO - Ông Đinh La Thăng nhận mức án 13 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh án tù chung thân, 20 bị cáo trong vụ tham ô, cố ý làm trái tại PVN nhận bản án từ 17 tháng đến 16 năm tù.

Bản án của ông Đinh La Thăng và các đồng phạm - Ảnh 1.

https://tuoitre.vn/ban-an-cua-ong-dinh-la-thang-va-cac-dong-pham-20180122113235047.htm

 

 

Lời sau cùng vụ án PVN: Các bị cáo đều mong về với gia đình

TTO - Lời nói sau cùng của các bị cáo khác trong phiên tòa PVN - PVC, cũng giống của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, liên tục bị ngắt quãng bởi những tiếng khóc nức nở.

Lời sau cùng vụ án PVN: Các bị cáo đều mong về với gia đình - Ảnh 1.

Bị cáo Vũ Đức Thuận khóc khi nói lời sau cùng tại phiên tòa sáng 17-1 - Ảnh: TTXVN

Tất cả 22 bị cáo đều được tòa dành cho cơ hội nói lời cuối cùng trước khi HĐXX bước vào nghị án để dự kiến tuyên án vào ngày 22-1.

"Chưa đủ bản lĩnh để đấu tranh với cấp trên"

Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên phó tổng giám đốc PVC), người bị đề nghị 26-28 năm tù cho hai tội "cố ý làm trái" và "tham ô tài sản", nhận toàn bộ trách nhiệm về hành vi sai phạm và gửi lời xin lỗi đến nhân viên PVC.

Nhắc đến hoàn cảnh gia đình, bị cáo này bật khóc nức nở, HĐXX phải nhắc bình tĩnh lại. Dừng lại khoảng 5 phút, bị cáo Thuận tiếp tục nói trong tiếng khóc, mong tòa giảm nhẹ hình phạt để ông sớm được trở về với gia đình, xã hội.

Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên tổng giám đốc PVN) thì cảm ơn HĐXX đã tổ chức phiên tòa công khai để ông và các bị cáo khác được khai báo, được bào chữa.

"Bị cáo luôn giải quyết công khai, minh bạch, không ưu ái cho ai, đơn vị nào, không bàn bạc, chỉ đạo sai cấp dưới. Khi có kết luận điều tra và chứng cứ cung cấp tại phiên tòa, bị cáo thấy mình làm đúng không làm sai, nhưng bị cáo thấy có sơ suất", ông Thực nói.

"Kính mong HĐXX xem xét toàn diện chứng cứ buộc tội và gỡ tội, xét xử công minh cho bị cáo và các bị cáo khác. Cảm ơn các thế hệ công nhân dầu khí, những ngày qua đã tin tưởng vào bị cáo, đã hoàn thành công việc cho đến ngày hôm nay".
Lời sau cùng vụ án PVN: Các bị cáo đều mong về với gia đình - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh nói lời sau cùng tại phiên tòa sáng 17-1 - Ảnh: TTXVN

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVN) lại thừa nhận mình chưa đủ bản lĩnh để đấu tranh với cấp trên.

"Bị cáo rất xót xa, ân hận, mong HĐXX xem xét để bị cáo được làm lại cuộc đời. Đề nghị HĐXX đánh giá nhân văn đối với việc luận tội để bị cáo không phải cách ly với xã hội, được hưởng khoan hồng để trở thành người có ích", ông Khánh nói.

"Bị cáo là con trai duy nhất, mẹ già 80 tuổi sức khỏe rất kém. Không biết khi cụ nhắm mắt xuôi tay thì con trai có được gặp không. Xin cho bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại".

Một nguyên phó tổng giám đốc khác của PVN - bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - tiếp tục cho rằng mình đã thực hiện chức trách nhiệm vụ công tâm, quyết liệt vì công việc chung, "thậm chí hi sinh tất cả cho công việc". Ông Sơn gửi lời xin lỗi đến các bị cáo là lãnh đạo, là cấp dưới của mình, xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới.

Bị cáo này nói mình "đang ở trong giai đoạn oan nghiệt nhất của cuộc đời", mong bản thân cũng được giảm nhẹ hình phạt để sớm về với vợ con, gia đình, anh em, bạn bè.

Lời sau cùng vụ án PVN: Các bị cáo đều mong về với gia đình - Ảnh 3.

Các bị cáo trong vụ án "cố ý làm trái" và "tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và PVC - Ảnh: TTXVN

"Nếu không vi phạm thì tháng sau bị cáo nghỉ hưu"

Ông Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng PVN) bày tỏ "đau lòng, ân hận, xót xa" khi thấy những bị cáo phải ra hầu tòa đều là những người rất xuất sắc.

"Bị cáo rất đau xót khi thấy sai phạm của mình làm mất đi niềm tin với Nhà nước và ngành dầu khí. Nếu không vì sai phạm này, tháng sau bị cáo sẽ được nghỉ hưu. Trong 37 năm công tác, từ khi ngành mới thăm dò chưa khai thác, bị cáo đã cùng những người khác đóng góp cho sự phát triển của ngành", ông Quỳnh chia sẻ.

Bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC) cũng không ngăn được nước mắt khi nói đến lương tâm và lòng tự tôn: "Khi sống và làm việc, mọi người đều có quyền lựa chọn để làm đúng pháp luật, nhưng đáng tiếc như một số bị cáo trong phiên tòa hôm nay, bị cáo đã để lại hậu quả, bị cáo ăn năn hối hận.

Bị cáo mong HĐXX hiểu cho vì bị cáo chỉ mong muốn có thu nhập để giúp gia đình. Bị cáo là lao động chính, vợ sức khỏe rất yếu, 2 con còn nhỏ. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho bị cáo hưởng án treo để về chăm sóc gia đình, tiếp tục đóng góp".

Bị cáo có hoài bão đầu tiên là làm người tử tế. Trong 16 tháng bị cách ly hoàn toàn với xã hội, bị cáo cảm thấy rất hối hận. Bị cáo xin lỗi cha mẹ, chị gái, người thân và những người luôn ở bên bị cáo. Thưa mẹ, 16 tháng qua con trưởng thành nhiều, biết giặt quần áo, nấu cơm và đã đón cái tết đầu tiên trong trại. Con hứa với mẹ sẽ sống xứng đáng trong thời gian sau này.

Bị cáo Trương Quốc Dũng (nguyên phó tổng giám đốc PVC)

"Sai phạm lớn nhất trong cuộc đời mình"

Trong nhóm tội "tham ô tài sản", nguyên phó tổng giám đốc PVC Nguyễn Anh Minh bị đề nghị mức án nặng nhất, 18-19 năm tù. Ông Minh thừa nhận "rất xấu hổ và nhục nhã" khi nghe cáo trạng và luận tội.

Khóc khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình, bị cáo Minh cho biết mình là con út nhưng cũng là trụ cột gia đình: "Chắc bị cáo không có cơ hội báo hiếu mẹ già. Đau xót hơn khi bị cáo trở về thì sợ rằng 2 con của bị cáo không nhận ra bố. Nhưng bị cáo chấp nhận bởi những sai phạm của mình gây ra trong quá trình công tác".

Ông Minh mong được HĐXX giảm nhẹ hình phạt vì đã khắc phục những sai phạm do mình gây ra.

Bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) lại xin lỗi gia đình hai bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh và Lê Thị Anh Hoa vì cho rằng họ "giúp bị cáo mà xảy ra tai họa".

"Bị cáo có 10 năm công tác trong ngành dầu khí, không một ngày nghỉ phép, 10 cái tết đều ăn trên công trường với cán bộ, nhân viên. Năm nay là lần đầu tiên bị cáo ăn tết trong trại giam, và còn nhiều cái tết như thế nữa. Nhưng bị cáo hiểu rằng đây là sai phạm, sai phạm lớn nhất trong cuộc đời mình", ông Hòa nói.

Cùng bị đề nghị mức 13-14 năm tù như bị cáo Hòa, bị cáo Bùi Mạnh Hiển (nguyên chánh văn phòng PVC) thì nói mình vi phạm lần đầu, vợ ốm, con nhỏ, nên mong HĐXX cho hưởng "hình phạt nhẹ nhất có thể" để có điều kiện chăm sóc gia đình.

Ông Đinh La Thăng nói TTO - Ông Đinh La Thăng nói không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước tòa, đây thực sự là sự đau xót của bị cáo và gia đình. Ông Thăng cũng nói còn những món nợ với nhiều người.

https://tuoitre.vn/loi-sau-cung-vu-an-pvn-cac-bi-cao-deu-mong-ve-voi-gia-dinh-2018011718532893.htm

 

Ông Đinh La Thăng nói 'còn nhiều món nợ' trong lời sau cùng

TTO - Ông Đinh La Thăng nói không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước tòa, đây thực sự là sự đau xót của bị cáo và gia đình. Ông Thăng cũng nói còn những món nợ với nhiều người.

Sáng 17-1, ngày làm việc thứ 10 phiên tòa xét xử vụ tham ô, cố ý làm trái của các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), hội đồng xét xử để các bị cáo được nói lời nói sau cùng trước khi vào nghị án.

Bị cáo còn nhiều món nợ 

"Trước tiên cho phép bị cáo cảm ơn chủ tọa, HĐXX đã điều hành phiên tòa đổi mới, dân chủ, công khai, khách quan theo hướng cải cách tư pháp và luật mới. Cảm ơn luật sư với tinh thần hiểu biết pháp luật sâu sắc thể hiện trách nhiệm cao khi bào chữa cho bị cáo", ông Đinh La Thăng là người đầu tiên được HĐXX cho nói lời sau cùng trước tòa.

Ông chia sẻ nhiều câu chuyện cá nhân: "Cách đây đúng 35 năm, khi tốt nghiệp ĐH, bị cáo cùng bạn gái bây giờ là vợ lên công trường xây dựng sông Đà, mang theo tuổi trẻ với khát vọng chinh phục sông Đà.

Với tất cả mục tiêu, sau 35 năm công tác, trong đó 33 năm đứng trong đội ngũ Đảng Cộng sản VN, bị cáo luôn cố gắng hoàn thiện mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Bị cáo không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước phiên tòa, đây thực sự là sự đau xót của bị cáo và gia đình.

Bị cáo luôn quyết liệt, dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm. Bị cáo luôn làm việc không có ngày nghỉ lễ, nghỉ tết. Câu của vợ bị cáo luôn hỏi là Tết này anh đi công trường nào. Kể cả khi vợ bị cáo sinh 2 con gái, bị cáo cũng không ở nhà. Nhưng vợ của cấp dưới đẻ thì bị cáo đi thăm".

Ông Đinh La Thăng một lần nữa khẳng định xảy ra sai phạm ở PVN là do "quyết liệt".

Ông cũng nhắc lại những lời hứa, lời cam kết với nhân dân mà ông chưa thực hiện được: "Ở ngành giao thông, 5 năm giữ cương vị người đứng đầu, bị cáo còn nợ đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và đường sắt cao tốc để có thể 'ăn sáng Hà Nội, tối càphê TP.HCM'.

Ở TP.HCM, bị cáo còn nợ người dân lời hứa đưa TP trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông, nợ TP một khát vọng bình an, không cướp giật, nợ khát vọng đưa Củ Chi thành trung tâm hành chính mới, nợ Cần Giờ ước vọng trở thành Singpaore".

Đứng trước tòa nói lời sau cùng và đối diện với án phạt, ông Đinh La Thăng "cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân cả nước, các thế hệ người lao động ngành dầu khí và ngành giao thông, và nhân dân TP.HCM".

Ông Đinh La Thăng nói còn nhiều món nợ trong lời sau cùng - Ảnh 2.

Bị cáo Đinh La Thăng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án ngày 17-1 - Ảnh: TTXVN

Ông Đinh La Thăng cũng nhắc lại lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc xử lý cán bộ sai phạm là để "hướng đến tương lai, để người ta khắc phục, để người ta tiến bộ trưởng thành, tự nhận ra khuyết điểm".

"Đây cũng chính là tư tưởng của Đảng, và thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc", ông Đinh La Thăng nói với giọng nói chậm rãi, đôi lúc ngắt quãng. 

"Sau vụ án này, sắp tới bị cáo sẽ đối mặt với một phiên toà khác với sai phạm cũng xảy ra khi bị cáo là chủ tịch HĐQT tại PVN. Ngay bây giờ bị cáo không thể biết được, với hàng trăm ngàn dự án tại PVN, rồi khi bị cáo là người đứng đầu ngành giao thông, và hôm nay bị cáo đứng nói lời cuối cùng trong vụ án này, không biết còn có lời nói sau cùng nào nữa không, vì có rất nhiều dự án, rất nhiều công trình", ông Thăng nói tiếp.

Ông Thăng mong HĐXX xem xét để có đường lối xử lý có tình có lý, tính nhân văn nhân đạo, để có đủ thời gian chấp hành các án phạt, "để trước khi nhắm mắt xuôi tay cũng được công nhận là đã hoàn thành nhiệm vụ".

Ông Thăng nhắc lại kỷ niệm khi nhận được những kỳ vọng, gửi gắm từ người dân: "Năm 2012, chủ tịch hội nông dân Việt Nam có đưa một bức thư của nông dân nói ông Thăng cứ quyết liệt làm việc đi, nếu ông không làm bộ trưởng nữa hãy về với chúng tôi, chúng tôi sẽ bầu ông làm trưởng thôn".

"Bây giờ, một ước mơ nhỏ nhoi đó cũng không thực hiện được, cũng đành lỗi hẹn với người nông dân đó", ông Thăng nói.

Nhắc đến gia đình, ông nói: "Khi bị cáo bị kỷ luật, con gái có nói thôi bố ạ, tết này bố được ở nhà với gia đình, cùng con cháu. Nhưng đến nay, kể cả sự ước vọng này, một ước mơ nho nhỏ, mỗi gia đình bình thường đều thực hiện được thì bị cáo cũng không thể có. Tết này không đi công trường nữa nhưng cùng không được ở nhà mà phải vào tù.

Đến nay, các luật sư có bảo rằng cháu ngoại của bị cáo hỏi sao ông đi công tác lâu về thế, các cháu còn nhỏ không biết chuyện. Đối với bị cáo mọi ước mơ, khát vọng đã khép lại. Bác Hồ đã nói nhất nhật trong tù, thiên tu tại ngoại, bây giờ bị cáo mới thấm thía hai chữ tự do".

Ông Đinh La Thăng cho biết mới hay tin thân phụ 87 tuổi phải đi cấp cứu, do đó tiếp tục mong HĐXX xem xét việc thay đổi biện pháp ngăn chặn để có điều kiện thăm và chăm nom cho bố, và được ăn cái tết cuối cùng với gia đình, bạn bè, người thân.

Ông Thăng một lần nữa nhận trách nhiệm với tư cách người đứng đầu và mong HĐXX xem xét cho các bị cáo khác liên quan đến vụ án: "Không vì động cơ tư lợi, xin HĐXX cho bị cáo nhận tội thay, để các bị cáo đó được hưởng khoan hồng của pháp luật".

Trước mắt là những ngày dài vô tận trong lao tù nhưng bị cáo luôn luôn tin tưởng vào sự công minh của pháp luật. Tin tưởng vào HĐXX, xin cám ơn Đảng, nhân dân, Tổng bí thư, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, các luật sự tham gia bào chữa.

Bị cáo Đinh La Thăng

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh khóc nức nở nói lời sau cùng

Nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bật khóc nức nở khi nhắc đến việc "dại dột" của mình, đã bỏ trốn rồi viết thư gửi cho Bộ Chính trị. Ông Thanh cũng nhắc đến những việc mình làm sai: "Bị cáo đi ôtô biển số xanh khiến dư luận không tốt". 

Bị cáo Thanh gửi lời xin lỗi đến nhiều người, nói hiện vợ và 3 con bị cáo đang sống ở Đức trong khi vợ bị cáo không biết tiếng Đức, đề nghị sau khi kết thúc phiên tòa, cho phép bị cáo có điều kiện gặp vợ con.

Ông Đinh La Thăng nói còn nhiều món nợ trong lời sau cùng - Ảnh 5.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án ngày 17-1 - Ảnh: TTXVN

Nói lời sau cùng, bị cáo Vũ Đức Thuận nhận toàn bộ trách nhiệm về hành vi sai phạm và gửi lời xin lỗi toàn bộ nhân viên PVC. Nhắc đến gia đình, bị cáo này bật khóc nức nở, HĐXX phải nhắc ông Thuận bình tĩnh. 

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cám ơn HĐXX đã lắng nghe các lời tự bào chữa, ý kiến các luật sư và hy vọng có một phiên tòa công minh. Ông Sơn cho rằng mình đã thực hiện chức trách nhiệm vụ công tâm, quyết liệt vì công việc chung của PVN, "thậm chí hy sinh tất cả cho công việc".

Ông Sơn xin lỗi đến các bị cáo là lãnh đạo, cấp dưới của mình, nói mình "đang nằm trong giai đoạn oan nghiệt nhất của cuộc đời", mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Anh Minh thì thấy mình "có hành vi vi phạm, rất xấu hổ và nhục nhã". "Mức 18-19 năm tù thì chắc bị cáo không có cơ hội báo hiếu mẹ già và đau xót hơn khi bị cáo trở về thì sợ rằng 2 con của bị cáo không nhận được ra bố của mình. Nhưng bị cáo chấp nhận bởi những sai phạm của mình gây ra trong quá trình công tác", ông Minh nói.

Tòa sẽ tuyên án đối với ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo vào ngày 22-1. 

Cố ý làm trái khi chỉ định thầu cho PVC

Ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch hội đồng thành viên (trước đó là hội đồng quản trị) của PVN - bị VKS xác định là bị cáo đầu vụ, có vai trò chính đối với những sai phạm xảy ra tại PVN.

VKS cáo buộc ông Thăng là người chỉ định thầu cho Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dù nhà thầu không đủ năng lực; ép ký hợp đồng xây dựng trong khi PVC chưa đạt yêu cầu; chỉ đạo tạm ứng tiền cho nhà thầu để nhà thầu sử dụng sai mục đích…

Trong suốt những ngày diễn ra phiên tòa, ông Đinh La Thăng đã cố gắng trình bày thật tỉ mỉ về vai trò của mình tại PVN trong việc chỉ định PVC làm nhà thầu xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Ông Thăng cũng chứng minh mình luôn luôn tuân thủ quy định của pháp luật, làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình được giao theo đúng quy định về quyền hạn của chủ tịch HĐTV của tập đoàn.

Tuy nhiên, đại diện VKS trong 1 lần luận tội, 2 lần đối đáp tại phiên tòa thì đều cho rằng ông Thăng cùng những bị cáo khác nguyên là lãnh đạo của PVN quanh co chối tội, trong khi các bị cáo cấp dưới thì luôn thành khẩn khai báo và nhận  tội.

Do đó, VKS đề nghị mức án của ông Thăng nặng nhất trong số những bị cáo bị xét xử về tội “cố ý làm trái” với mức án tới 14-15 năm tù.

Ông Đinh La Thăng băn khoăn khi bị thêm tội, tăng nặngÔng Đinh La Thăng băn khoăn khi bị thêm tội, tăng nặng

TTO - Các bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được dành thêm thời gian tự bào chữa chiều nay 16-1. Sáng mai 17-1, các bị cáo sẽ nói lời sau cùng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVC - bị truy tố 2 tội tham ô và cố ý làm trái. 

Kết luận điều tra cũng khẳng định bị cáo Thanh sau khi gây án đã bỏ trốn gây khó khăn cho cơ quan điều tra. 

Tại phiên tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng mình không có vai trò chỉ đạo đối với việc sử dụng toàn bộ số tiền tạm ứng 1.115 tỉ đồng sai mục đích nhưng Thanh chịu trách nhiệm của người đứng đầu tại PVC.

Đối với tội tham ô tài sản, dù có lời khai của các bị cáo và nhân chứng khác cùng các chứng cứ vật chất được đưa ra tại phiên tòa nhưng bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận những gì mà cáo trạng cáo buộc.

Ở tội danh này, ông Thanh cho rằng mình có chứng cứ ngoại phạm và nghi ngờ lời khai của các nhân chứng khác. Các luật sư bào chữa cho ông Thanh đã đưa ra những mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng, và khẳng định ông Thanh không phạm tội tham ô.

Tuy nhiên, đến lần đối đáp thứ 2 VKS đã không đối đáp với những quan điểm đánh giá về chứng cứ của các luật sư mà khẳng định bằng chứng đã đủ để kết tội ông Thanh và HĐXX sẽ xem xét và đánh giá.

Ông Đinh La Thăng nói còn nhiều món nợ trong lời sau cùng - Ảnh 7.

Các bị cáo tại phiên tòa

Phiên tòa cải cách tư pháp

Với mong muốn phiên xử được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, mọi công tác chuẩn bị cho phiên tòa này là theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới: Các luật sư, đại diện các nguyên đơn dân sự, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, các giám định viên và các điều tra viên Bộ Công an đã tham gia điều tra vụ án, đều phải có mặt đầy đủ trong những ngày diễn ra phiên tòa.

Thông tin từ tòa án cho biết việc triệu tập như vậy là để đảm bảo phiên tòa công tâm, khách quan, bất kể khi nào luật sư, VKS hay HĐXX cần thẩm vấn, làm rõ nội dung nào, những người liên quan đều sẵn sàng có mặt để cung cấp câu trả lời.

Trong phiên tòa này, các giám định viên, nhân chứng nhiều lần phải trả lời các câu hỏi của luật sư để làm rõ các hành vi vi phạm của các bị cáo. 

Đó là 2 nhân viên văn phòng tham gia lập quỹ trái phép để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm rút tiền ra chi tiêu cá nhân; là các lái xe thực hiện việc giao số tiền được cho là tham ô cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Các giám định viên tham gia giám định thiệt hại của vụ án cũng nhiều lần phải trả lời các câu hỏi của luật sư về phương pháp, cách thức giám định cũng như cách tính thiệt hại để ra được con số 119 tỉ đồng. 

Điều tra viên của Bộ Công an tham gia điều tra vụ án cũng có mặt tại tòa để trả lời về quy trình tố tụng trong giai đoạn điều tra.

Dành nhiều thời gian cho tranh luận

Đến hôm nay 17-1, phiên tòa đã đi được 90% chặng đường, chỉ còn chờ HĐXX tuyên án. Một phiên tòa có 2 tội danh, mỗi tội danh liên quan đến hàng chục bị cáo, nhưng đã có thể kết thúc sớm là bởi HĐXX đã làm việc nghiêm túc từ 8h sáng đến sau 18h tối mỗi ngày.

Tuy đẩy nhanh tiến độ nhưng tất cả các vấn đề luật sư muốn xét hỏi, thẩm vấn, làm rõ… đều được HĐXX tạo điều kiện. Ngay cả việc bào chữa cho các bị cáo, các luật sư cũng được dành thời gian thoải mái để trình bày, phân tích và cung cấp các tài liệu bằng chứng…

Đây cũng là phiên tòa đầu tiên áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới, các luật sư được quyền thu thập bằng chứng và cung cấp các bằng chứng tại phiên tòa để bảo vệ cho thân chủ của mình.

https://tuoitre.vn/ong-dinh-la-thang-noi-con-nhieu-mon-no-trong-loi-sau-cung-20180117075904633.htm

 

 

Viện kiểm sát: Vụ án ông Đinh La Thăng PVN thiệt hại 119 tỉ

TTO - Tranh luận với các luật sư trong vụ án PVN - PVC, đại diện Viện kiểm sát nói tính toán thiệt hại đã xảy ra chứ không phải là thiệt hại trong tương lai.

Viện kiểm sát: Vụ án ông Đinh La Thăng PVN thiệt hại 119 tỉ - Ảnh 1.

Đại diện Viện kiểm sát chiều nay 16-1 đã tranh luận với các luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản" xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Chính PVC thừa nhận không đủ năng lực

"Đối với cùng một vấn đề, chứng cứ thì có cách đặt vấn đề, tiếp cận và quan điểm khác nhau. Về tư tưởng và quan điểm mới của Bộ luật Hình sự mới, chúng tôi hiểu rõ những quy định cơ bản, và cũng đánh giá trên cơ sở tôn trọng với các chứng cứ, cân nhắc xem xét tài liệu mới có phù hợp với hồ sơ tài liệu không", đại diện VKS tranh luận việc định tội danh cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT PVC

Đại diện VKS tiếp tục khẳng định: Những hồ sơ, chứng cứ đủ để khẳng định các bị cáo thực hiện hành vi vi phạm.

Về năng lực kinh nghiệm của PVC, VKS cho rằng, vụ án này xuất phát điểm và xuyên suốt là việc chỉ định PVC làm tổng thầu. Ngay cáo trạng, hồ sơ và lời khai của các bị cáo cũng cho thấy PVN chỉ định thầu cho PVC là không đúng nghị quyết của HĐTV tập đoàn này.

"Chính PVC và ban điều hành đều thừa nhận thời điểm ký hợp đồng PVC không đủ năng lực theo quy định đối với dự án trọng điểm có nguồn vốn lớn. Các bị cáo phải chịu trách nhiệm về chỉ định thầu, còn về năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm chúng tôi đã nêu ra cụ thể", đại diện VKS nhấn mạnh.

VKS cũng dẫn báo cáo giải trình trong quá trình triển khai dự án, khi dự án bị kéo dài và chậm tiến độ, báo cáo của PVC, cho thấy PVC chưa lường hết được khó khăn trong quá trình thực hiện công việc. 

"Như vậy, bản thân PVC đã thừa nhận chưa đủ năng lực thực hiện dự án", đại diện VKS dẫn chứng.

Về vấn đề thiệt hại, đại diện VKS nói: "Các luật sư ở đây, có những luật sư là chuyên gia, cũng khẳng định có thiệt hại, nhưng không nhiều. Như vậy, do cách tính, do đánh giá, do lập luận về cách thức, phương thức. Do đó, kết luận giám định đưa ra là đúng, có cơ sở. Thiệt hại này là thiệt hại đã xảy ra chứ không phải là thiệt hại trong tương lai".

Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoạiÔng Đinh La Thăng xin được tại ngoại

TTO - Ngay khi bắt đầu phiên tranh luận chiều 16-1, ông Đinh La Thăng đã kiến nghị cơ quan tố tụng thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho ông được tại ngoại.

 

VKS: Luật sư nâng quan điểm!

Trong phần bào chữa trước đó, luật sư Trần Hồng Phúc có so sánh với việc ACB ủy thác gửi tiền bị khởi tố, còn ở đây không gửi cũng bị xử lý. 

Về vấn đề này, đại diện VKS cho rằng: "Luật sư đẩy lên một vấn đề về đường lối xét xử của các cơ quan tố tụng. Tôi nhắc lại ý này, vụ án ACB là do ngân hàng ACB ủy thác cho cá nhân gửi tiền VietinBank và bị chiếm đoạt. Ngân hàng Nhà nước không cấm gửi tiền, mà cấm ủy thác cho cá nhân gửi tiền".

Đồng thời, VKS nhắc luật sư: "Khi phát biểu, nâng lên thành quan điểm thì cần xem lại".

Về việc áp dụng luật dân sự để tính thiệt hại mà luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng) nhận định là "lẫn lộn", đại diện VKS nhấn mạnh nếu Bộ luật Dân sự có quy định thì không được xử lý trái Bộ luật Dân sự. 

"Bộ luật Hình sự nhiều vấn đề phải dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự. Ở đây, phải áp dụng Bộ luật Dân sự để tính thiệt hại", đại diện VKS khẳng định.

Không tranh luận với luật sư về tội tham ô

Đối với tội "Tham ô tài sản" được cáo buộc cho ông Trịnh Xuân Thanh, đại diện VKS nói cơ quan này đã đưa ra ý kiến đánh giá khách quan và phù hợp với hồ sơ vụ án. Những vấn đề luật sư đưa ra tranh luận không mới, đã được VKS phân tích để khẳng định hành vi phạm tội. Do đó, VKS không tranh luận với luật sư.

Việc đánh giá chứng cứ thế nào là do HĐXX xem xét và đưa ra mức án phù hợp trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Tương tự, đại diện VKS cũng không tranh luận về tội "Cố ý làm trái" được cáo buộc cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh vì "lý lẽ luật sư nêu ra không mới".

https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-vu-an-ong-dinh-la-thang-pvn-thiet-hai-119-ti-20180116154358205.htm

 

 

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ định thầu cho PVC là có lợi ích nhóm

TTO - Viện kiểm sát nhận định và không chấp nhận quan điểm bào chữa của bị cáo Đinh La Thăng và các luật sư rằng Chính phủ có văn bản chủ trương cho PVN chỉ định thầu cho PVC.

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ định thầu cho PVC là có lợi ích nhóm - Ảnh 1.

Đại diện Viện KSND TP Hà Nội tại phiên tòa

Phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) sáng 15-1 tiếp tục phần tranh luận. Sau khi lắng nghe bài bào chữa của các luật sư và bị cáo, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đưa quan điểm đối đáp.

Đối với phần bào chữa của bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN và các luật sư cho rằng việc chỉ định tổng thầu là theo chủ trương của Bộ Chính trị và được Chính phủ đồng ý, VKS nói việc này không đúng.

VKS dẫn kết luận 41 của Bộ Chính trị cũng như văn bản trả lời của Chính phủ khẳng định không có dòng nào quy định Bộ Chính trị và Chính phủ đồng ý cho PVN chỉ định Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) làm tổng thầu. 

Văn bản của Chính phủ chỉ nêu việc lựa chọn nhà thầu phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu. Như vậy, PVN đã không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Là cố ý làm sai!

Trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng bị cáo Đinh La Thăng đã lợi dụng vị trí là người có trách nhiệm cao nhất của tập đoàn, mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm, nhưng để giúp PVC, bị cáo đã lấy lý do sức ép về tiến độ, chủ động đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trái với Nghị quyết của hội đồng thành viên PVN.

Bị cáo còn chỉ đạo Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này tạm ứng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên tổng giám đốc PVC và đồng phạm tại PVC sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước. 

Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội.

Nói về thiệt hại, luận tội cũng khẳng định ngoài việc gây thiệt hại ban đầu xác định được, việc làm trên của các bị cáo đã khiến dự án kéo dài gấp đôi thời gian, đội vốn đầu tư gần chục ngàn tỉ đồng, số tiền nếu phạt theo tiến độ của hợp đồng đã lên tới hàng trăm triệu USD.

Khi có vốn tạm ứng thì các bị cáo sử dụng tùy tiện, trái nguyên tắc gây thất thoát lớn vốn nhà nước mà ở vụ án này do điều kiện thời hạn về tố tụng nên chưa kịp làm rõ. 

Đây cũng là sai phạm điển hình của PVN trong những năm vừa qua, thời điểm mà bị cáo Đinh La Thăng giữ trọng trách cao nhất của tập đoàn. 

Thực tế cho thấy, bằng việc đầu tư, góp vốn tràn lan, dàn trải, thiếu kiểm soát, mang tính lợi ích nhóm đã dẫn tới việc kinh doanh thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước hàng ngàn tỉ đồng ở nhiều dự án khác, đó cũng là tiền đề cho tham nhũng, lãng phí, thất thoát xảy ra tại Tập đoàn PVN. 

Theo VKS, không những bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án này mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ, lãnh đạo chủ chốt từ Tập đoàn tới các đơn vị thành viên của PVN bị xử lý.

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ định thầu cho PVC là có lợi ích nhóm - Ảnh 3.

Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa tại phiên tòa - Ảnh: TTXVN

Thiệt hại 119 tỉ đồng là có căn cứ

Về vấn đề PVC có sử dụng tiền đúng mục đích không, tại phiên tòa, các luật sư cho rằng, PVC không có thiệt hại vì toàn bộ số tiền này đã được thu hồi. Bản thân PVC là nguyên đơn dân sự cũng khẳng định không có thiệt hại vì toàn bộ số tiền gốc đã được thu hồi.

Tuy nhiên, VKS cho rằng cần căn cứ theo quy định của pháp luật xem PVN có được quyền tạm ứng tiền không? PVC có được sử dụng tiền này không?

Thực tế là PVC không có tiền và việc cấp tạm ứng tiền cho PVC là sai. PVC sử dụng tiền sai mục đích hợp đồng là trái quy định của pháp luật. Thiệt hại được tính là thời gian chiếm dụng tiền xảy ra từ tháng 5-2011 đến tháng 3-2012.

Cơ sở tính thiệt hại bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng tương ứng. Do đó, luật quy định, nếu tài sản bị xâm hại thì thiệt hại bao gồm cả lợi ích gắn liền với tài sản bị thiệt hại. Ở đây, thiệt hại của vụ án được tính chính là "lợi ích gắn liền" với tài sản.

Do ứng tiền sai mục đích nên PVC không đươc phép sử dụng tiền trước tháng 11-2011, khi PVC chính thức là tổng thầu của dự án này.

Suốt thời gian này PVC chỉ hạch toán 206 tỉ đồng vào dự án cho đến năm 20-11-2012, chủ yếu là chi phí quản lý vì chưa có thiết kế về kĩ thuật.

Có lợi ích nhóm không?

Đây là vấn đề mà trong phần bào chữa trước đó, các luật sư đã nêu ra và yêu cầu VKS đối đáp.

Về nhận định này, VKS cho rằng bị cáo Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh đều được cất nhắc và bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng (tổng giám đốc PVC). 

Trong khi PVC không có khả năng nhưng bị cáo Đinh La Thăng vẫn chỉ định PVC làm tổng thầu rồi cấp tiền tạm ứng tiền để các bị cáo trên sử dụng trái mục đích. 

VKS đặt câu hỏi: "Phải chăng bị cáo Đinh La Thăng đã nhắm tới dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để cho PVC làm tổng thầu? Đó chính là lợi ích nhóm!"

Về nhận định của VKS rằng "các bị cáo không thành khẩn khai báo, quanh co, chối tội" mà các luật sư khẳng định các bị cáo đã thành khẩn khai báo, VKS cho rằng cần tách bạch 2 vấn đề: quyền của bị cáo theo tố tụng và nhận định, đánh giá của cơ quan tố tụng đối với hành vi của bị cáo.

Khi xem xét hành vi, dù đủ cơ sở buộc tội các bị cáo tội cố ý làm trái và tham ô, các bị cáo đều không thừa nhận, các bị cáo chỉ nhận là thiếu kiểm tra, thiếu kiểm soát. Do đó, VKS không cho các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Viện kiểm sát: Đủ căn cứ buộc tội các bị cáo

Việc luật sư bào chữa cho rằng ông Thăng không chỉ đạo, không biết hợp đồng 33 sai, VKS cho rằng PVN là tập đoàn do nhà nước quản lý, mục tiêu Chính phủ giao cho PVN là phải kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn và hoàn thành các nhiệm vụ khác.

Nhà nước là chủ sở hữu của PVN. Việc bị cáo Đinh La Thăng được giao nhiệm vụ làm chủ tịch hội đồng quản trị (sau này là hội đồng thành viên) của của PVN là sự ủy thác của nhân dân cho bị cáo quản lý phần tài sản này, dù là tài sản lớn hay bé.

Theo VKS, qua thẩm vấn tại phiên tòa đã làm rõ trách nhiệm của bị cáo Đinh La Thăng - chủ tịch hội đồng thành viên PVN và các thành viên khác trong việc này.

VKS cho rằng cáo trạng truy tố đã phân tích rõ, có đủ căn cứ buộc tội bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo về những hành vi vi phạm pháp luật trong vụ án này.

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ định thầu cho PVC là có lợi ích nhóm - Ảnh 5.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (trái) tại phiên tòa

Vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh bao trùm lên PVC

VKS đã khẳng định như trên khi nói về hành vi cố ý làm trái của bị cáo Trịnh Xuân Thanh khi chỉ đạo ký hợp đồng 33.

Phần bào chữa của luật sư cho bị cáo Thanh trước đó yêu cầu VKS phải tìm ra chứng cứ chứng minh Thanh chỉ đạo ở chỗ nào, đại diện VKS khẳng định: "Xuyên suốt ký hợp đồng, sử dụng tiền tạm ứng bao trùm lên tất cả là vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh khi đó đang là chủ tịch HĐQT của PVC".

Đối với hành vi cố ý làm trái của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, VKS trích lời khai của chính bị cáo trong quá trình điều tra: "Bản thân tôi cũng như các thành viên khác, Vũ Đức Thuận... đều nắm được hồ sơ đề xuất của Tổng thầu để ký hồ sơ là chưa đủ căn cứ pháp lý".

Lời khai của bị cáo Vũ Đức Thuận cũng thể hiện: "Việc ký hợp đồng 33 là thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh, lúc đó PVC đang khó khăn về tài chính".

Còn bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC) khai: "Thời điểm đó, PVC rất cần các khoản vốn, chính vì vậy anh Thanh và anh Thuận nhanh chóng chỉ đạo ký hợp đồng 33 ngay khi chưa đủ căn cứ pháp lý".

Bên cạnh đó, VKS cũng làm rõ việc chỉ đạo sử dụng tiền sai mục đích của các bị cáo tại PVC mà người có vai trò chính là bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Các bị cáo nói bất ngờ vì bị nhận xét "quanh co, chối tội"

Phần luận tội của VKS không chỉ đề nghị mức án từ 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, chung thân (cả 2 tội danh) cho Trịnh Xuân Thanh và các mức án từ án treo đến mức 26 năm tù giam cho các bị cáo còn lại.

Bản luận tội của VKS còn kết luận ông Đinh La Thăng và nhiều bị cáo khác "quanh co chối tội". Điều này khiến cả bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo cho rằng "bất ngờ", bởi bị cáo và luật sư cho rằng quá trình điều tra, họ hết sức hợp tác với cơ quan điều tra nên trong kết luận điều tra đều nhận định họ thành khẩn khai báo.

Khi ra phiên tòa, họ đều muốn cung cấp thêm bằng chứng, tình tiết khẳng định sự không có tội của họ, hoặc để làm rõ thêm sự thật vụ án thì lại bị coi là "quanh co chối tội".

Luật sư bào chữa cho ông Thăng cho rằng bản luận tội đã có những cáo buộc nặng nề và không nằm trong nội dung truy tố của cáo trạng như quy buộc ông Thăng lợi dụng cơ chế đặc thù để hưởng lợi ích nhóm. Theo luật sư, bản thân bị cáo Đinh La Thăng không được hưởng lợi gì trong vụ án này.

Ngoài ra, các luật sư cũng cho rằng cách tính thiệt hại của vụ án hiện nay chưa chuẩn và cần phải tính toán lại, trong khi đại diện PVN cũng chưa xác định được thiệt hại của mình là bao nhiêu.

Bị cáo buộc là làm sai, đổ tội cho cấp dưới và chịu trách nhiệm người đứng đầu mà không chịu trách nhiệm về hành vi của mình, bị cáo Đinh La Thăng đã tự bào chữa thừa nhận bị cáo thiếu trách nhiệm trong đôn đốc, bởi quá nôn nóng với tiến độ dự án mà thúc ép anh em khiến anh em bị vướng vòng lao lý. Đối với bị cáo, đó là điều vô cùng đau xót.

Ông Thăng cũng xin nhận hết trách nhiệm của cấp dưới và xin tòa tha giảm nhẹ cho các thuộc cấp đồng thời cũng mong tòa cho bị cáo hưởng mức án phù hợp để có ngày được trở về nhà, được sống những ngày cuối đời bên người thân.

"Được làm con ma tự do chứ không phải con ma tù", ông Thăng đã nghẹn ngào nói như trên trong phần tự bào chữa.

https://tuoitre.vn/bi-cao-dinh-la-thang-chi-dinh-thau-cho-pvc-la-co-loi-ich-nhom-2018011508343388.htm

 

Luật sư: Ông Đinh La Thăng không có động cơ, tư lợi cá nhân

TTO - Các luật sư của ông Đinh La Thăng cho rằng ông "cố ý làm trái" là vì mục tiêu bảo đảm tiến độ và hiệu quả đối với dự án, hoàn toàn không có động cơ tư lợi, cá nhân.

Luật sư: Ông Đinh La Thăng không có động cơ, tư lợi cá nhân - Ảnh 1.

 

Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng

 

Sau khi đại diện Viện kiểm sát luận tội và đề nghị mức án - trong đó ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức 14-15 năm tù vì tội "Cố ý làm trái", phiên tòa xét xử các sai phạm xảy ra ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục phần tranh tụng.

Luật sư Phan Trung Hoài - bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng - là luật sư đầu tiên thực hiện bài bào chữa cho bị cáo. Luật sư Hoài cho biết bản thân ông cảm thấy bất ngờ với bản luận tội của đại diện Viện KSND TP Hà Nội (VKS) vì có nhiều nội dung không giống với bản cáo trạng.

Thứ nhất là ở hành vi gây thiệt hại cho nhà nước thêm nhiều lần do dự án chậm tiến độ. Sáng 11-1 tòa có hỏi dự án xong chưa, theo kế hoạch dự toán đến 2014 sẽ xong nhưng đến nay mới được 80%, VKS cho rằng thời gian hoàn thành dự án bị kéo dài gấp đôi, đội vốn đầu tư là do việc làm của các bị cáo trong vụ án này.

Thứ hai là nội dung VKS cho rằng ông Đinh La Thăng đã lợi dụng cơ chế đặc thù Chính phủ dành cho PVN để gây lợi ích nhóm. "Như vậy là không công bằng cho ông Đinh La Thăng", luật sư Hoài nói.

Liên quan đến việc PVN chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, theo luật sư Hoài, tại cuộc làm việc với PVN ngày 12-2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận đồng ý về nguyên tắc tập đoàn được chỉ định các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn.

Chủ trương này nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước, đồng thời yêu cầu tập đoàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chỉ định thầu.

"Như vậy, với kết luận của Thủ tướng Chính phủ thì về thẩm quyền, PVN được phép chỉ định các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn; về trình tự thủ tục, phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chỉ định thầu", luật sư Hoài đưa ra quan điểm.

"Thực tế thời hạn mà Chính phủ yêu cầu về tiến độ phải khởi công dự án từ tháng 2-2009, đến lượt mình ông Thăng đã ép đơn vị chức năng phải thực hiện bảo đảm tiến độ đề ra, nên đã đôn đốc, ép tiến độ với cấp dưới, nhưng thực tế không chỉ đạo các đơn vị này làm trái luật", ông Phan Trung Hoài tiếp tục bào chữa cho thân chủ của mình.

Luật sư: Ông Đinh La Thăng không có động cơ, tư lợi cá nhân - Ảnh 2.

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án 14-15 năm tù

Luật sư Hoài cũng cho biết trong quá trình tổ chức thực hiện, PVN phải chịu sự theo dõi, giám sát của nhiều bộ, ngành chức năng, nhưng trong thời gian triển khai các gói thầu giai đoạn 2009-2011, trong đó có dự án này, PVN chưa nhận được sự khuyến cáo nào của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Liên quan đến việc tạm ứng tiền cho dự án để các bị cáo sử dụng sai mục đích gây thiệt hại tài sản nhà nước, theo luật sư Hoài, HĐTV của PVN trong đó có ông Đinh La Thăng với trách nhiệm là chủ tịch đã thường xuyên họp giao ban tại công trường, cũng như tại PVN để kịp thời giải quyết những vướng mắc, tồn tại và kiến nghị của các đơn vị, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án theo yêu cầu cao về tiến độ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với dự án điện trọng điểm, cấp bách này.

Đó là lý do ngày 1-6-2011, tại cuộc họp giao ban tại công trường dự án, trên cơ sở kiến nghị của các đơn vị, ông Thăng đã kết luận giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có nội dung về tạm ứng tiền cho dự án.

"Như vậy, đối với dự án, ông Đinh La Thăng chỉ tham gia chỉ đạo chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Khi bắt đầu triển khai đầu tư thì ông Thăng đã chuyển công tác", luật sư Hoài lập luận.

"Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, dự án đã được triển khai theo đúng quy định của pháp luật, đúng chỉ đạo của Thủ tương Chính phủ với tinh thần khẩn trương vì mục tiêu đáp ứng yêu cầu tiến độ của các dự án điện cấp bách. 

Bản thân ông Thăng luôn chỉ đạo quyết liệt, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, vì mục tiêu bảo đảm tiến độ và hiệu quả đối với dự án, hoàn toàn không có động cơ tư lợi, cá nhân".

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp gửi HĐXX thư của người dân

Trước khi kết thúc bài bào chữa của mình dành cho bị cáo Đinh La Thăng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã gửi đến hội đồng xét xử một số tài liệu là thư của người dân gửi cho ông Đinh La Thăng sau khi ông bị khởi tố, bắt tạm giam.

"Tôi có một số tài liệu là ý kiến của công dân, nhưng tôi muốn hội đồng xét xử tham khảo đánh giá xem xét ông Thăng là người thế nào trước khi định mức án", luật sư Thiệp nói.

"Trong những tài liệu này, có những người chỉ là người dân bình thường thôi. Họ đã viết những lá thư ngỏ rất cảm động, họ liệt kê những gì ông Thăng làm và nếu có thể, họ muốn đi tù thay cho ông Thăng để ông Thăng được trở về làm việc".

Trước đó, luật sư Thiệp cho rằng không đủ căn cứ để buộc tội ông Thăng tội "Cố ý làm trái", bởi không có bằng chứng nào trong 64.000 trang tài liệu thể hiện sự chỉ đạo của ông Đinh La Thăng trong việc chỉ định thầu, chỉ đạo tạm ứng trái quy định.

Luật sư Thiệp cũng đề nghị VKS xem xét lại căn cứ xác định khoản lãi trong thực tế. Luật sư cũng lưu ý căn cứ xác định thiệt hại trong khi nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu bồi thường thiệt hại và không có đơn yêu cầu.

"Nội dung diễn biến phiên tòa cho thấy số tiền thu hồi đã cao hơn số tiền tạm ứng, như vậy toàn bộ thiệt hại đã được xử lý hết thì có hậu quả không?", luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt câu hỏi và đề nghị VKS tranh luận cụ thể.

https://tuoitre.vn/luat-su-ong-dinh-la-thang-khong-co-dong-co-tu-loi-ca-nhan-20180111175243812.htm

 

 

Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân

TTO - Đại diện Viện KSND TP Hà Nội đề nghị tòa phạt ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù về tội cố ý làm trái, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về hai tội tham ô và cố ý làm trái.

Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân - Ảnh 1.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 11-1 - Ảnh: TTXVN

Sau 4 ngày xét xử, 14h30 chiều nay 11-1, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội, đề nghị mức án đối bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN, Trịnh Xuân Thanh - nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) cùng 20 đồng phạm. 

Theo đó, bị cáo Đinh La Thăng bị đề nghị từ 14-15 năm tù về tội Cố ý làm trái.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh: từ 13-14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung với bị cáo Thanh là tù chung thân.

Buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho Nhà nước

Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện KSND TP Hà Nội cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt phải liên đới bồi thường cho Nhà nước, mà PVN là đại diện, số tiền hơn 119 tỉ đồng. 

Đồng thời xác nhận bị cáo Khánh đã tự nguyện nộp số tiền là 2 tỉ đồng.

Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên trả lại cho PVN số tiền bị cáo Nguyễn Quốc Khánh tự nguyện nộp khắc phục hậu quả; trả lại cho PVC số tiền đã thu giữ của các bị cáo và gia đình các bị cáo tự nguyện nộp khắc phục hậu quả. Trong số tiền này có 2 tỉ đồng của bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Ngoài ra, đại diện Viện KSND TP Hà Nội còn đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển có trách nhiệm liên đới bồi thường cho PVC số tiền chưa khắc phục là 1,5 tỉ đồng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh phải bồi hoàn cho PVC số tiền còn chiếm đoạt là 2 tỉ đồng; bị cáo Nguyễn Anh Minh phải bồi hoàn tiếp cho PVC số tiền còn chiếm đoạt chưa khắc phục hơn 88 triệu đồng.

Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân - Ảnh 4.

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa

Kê biên nhà, phong tỏa tài khoản của bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Đồng thời, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đề nghị tiếp tục duy trì lệnh kê biên tài sản của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an để đảm bảo cho việc thi hành án: Biệt thự số AD02-16 khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside; Căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; xe ôtô Mazda CX5 màu trắng, biển kiểm soát 30A-970.97 đã giao cho con trai bị cáo Trịnh Xuân Thanh bảo quản và phong tỏa tài khoản; sổ tiết kiệm của vợ chồng Trịnh Xuân Thanh cùng 2 con trai; phong tỏa chứng khoán của vợ chồng Trịnh Xuân Thanh, không cho chuyển nhượng.

Đối với số tiền hơn 1,198 tỉ đồng do hai vợ chồng bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh và Lê Thị Anh Hoa đã nộp thuế cho Nhà nước trên cơ sở các hợp đồng khống để tham ô tổng số tiền là hơn 13 tỉ đồng, viện kiểm sát đã kiến nghị với cơ quan Thuế hoàn lại cho PVC.

Có cơ sở buộc tội, dù bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận

Theo Viện kiểm sát, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính lớn và chưa có kinh nghiệm thi công các dự án lớn nhưng bị cáo Đinh La Thăng vẫn giao cho PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. 

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới ký kết hợp đồng và hợp đồng chuyển đổi chủ thể.

Thông qua việc tạm ứng hợp đồng, PVC đã rút tiền để sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho PVN 119 tỉ đồng. Ngoài ra các bị cáo thuộc PVC còn lập khống hợp đồng thi công để rút ra 13 tỉ đồng tiêu xài cá nhân.

Bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận những sai phạm bị cáo buộc mà chỉ nhận trách nhiệm  của người đứng đầu, và cho rằng sau này mới biết hợp đồng 33 là sai.

Tuy nhiên, theo Viện kiểm sát, căn cứ vào tài liệu thu thập được, biên bản họp và lời khai của bị cáo, có thể khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Đinh La Thăng. 

Bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của mình. Việc sai này dẫn đến nhiều người tha hóa biến chất, đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh.

Vì vậy, việc đưa vụ án ra xét xử là thực hiện đấu tranh phòng chống tham nhũng là không có vùng cấm, không chừa bất kể ai, tài sản tham nhũng phải được thu hồi.

Bị cáo Đinh La Thăng đã lợi dụng là người có trách nhiệm cao nhất của tập đoàn, chỉ đạo các đơn vị thành viên ký hợp đồng sai đối với dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Bị cáo Đinh La Thăng chỉ nhận trách nhiệm người đứng đầu mà không nhận trách nhiệm sai phạm của mình nên cần phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, bị cáo Đinh La Thăng có nhiều thành tích nên có thể xem xét.

Đối với nhóm tội Cố ý làm trái: Viện kiểm sát cho rằng các bị cáo hầu hết nắm những chức vụ chủ chốt, giữ tài nguyên quý giá của quốc gia nhưng vì nhiều động cơ khác nhau, vì lợi ích nhóm đã làm trái gây thiệt hại lớn cho nhà nước.

Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân - Ảnh 5.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa - Ảnh: TTXVN

Theo đại diện Viện kiểm sát, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị xét xử ở 2 hành vi, bị cáo Thanh không thừa nhận chỉ đạo và chiếm đoạt tiền của PVC nhưng những tài liệu thu thập được cho thấy việc truy tố và xét xử bị cáo Thanh tội Cố ý làm trái là đúng người đúng tội.

Đối với tội tham ô tài sản, PVC đã cấu kết với doanh nghiệp bên ngoài rút tiền tiêu xài. Hậu quả vụ án đặc biệt nghiêm trọng khiến thời gian thi công dự án kéo dài gấp đôi thời gian, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế.

Mức án Viện kiểm sát đề nghị với 20 bị cáo còn lại

Đề nghị ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân - Ảnh 6.

https://tuoitre.vn/de-nghi-ong-dinh-la-thang-14-15-nam-tu-ong-trinh-xuan-thanh-tu-chung-than-20180111111227088.htm

 

 

 

Người dân quan tâm đến đại án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ra sao?

Phiên tòa Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đang xử tại Tòa án Hà Nội. Đây được xem là một vụ trọng án kinh tế và mang hơi hướm chính trị theo nhiều cách đánh giá khác nhau. Có thể nói đây là phiên tòa mà hầu hết người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều quan tâm. Mức độ quan tâm và cách đánh giá có thể khác nhau, nhưng rõ ràng đây là phiên tòa đặc biệt của năm 2018 và của lịch sử cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam.

Dư luận phân hóa?

Theo đánh giá của một nhà văn, họa sĩ, hiện sống tại Hà Nội, ông sẵn sàng nêu tên nhưng chúng tôi xin giấu tên của ông để đảm bảo an toàn cho ông: “Không biết bởi lý do nào họ khen nọ khen kia không, theo kiểu mượn gió ấy, như là vì ghét Trọng lú nên ủng hộ Thăng. Vì sao ghét Trọng lú vì không ưa chế độ, Trọng lú là đại diện cho chế độ độc quyền, độc tài, không ưa chế độ độc tài thành ra kẻ thù của độc tài thì là ta, đại khái vậy nên đâm ra quay ra tâm tư với Thăng. Nhưng thực ra Thăng là sản phẩm của chế độ, nên việc tâm tư ấy là không ổn. Hiện nay dư luận bị phân ra, có những tâm tư như anh Thăng thế này, tốt, anh ấy thế này thế khác, anh Thăng cho... Nó lấy tiền của nhân dân đói rách ở trên miền núi rồi nó cho mấy ông ở bô, mấy thằng cán bộ, nghệ sĩ tí rượu ấy, đổ mồm ra ca ngợi, nó móc tiền của mấy đứa trẻ cởi trần trên núi, của những người dân đói khổ rồi nó cho những thằng cán bộ, nhà báo, nghệ sĩ í rồi đâm ra tâm tư.”

Nhà văn, họa sĩ này cho rằng vấn đề phân hóa thông tin hiện nay rất mạnh, nhiều người cầm bút tỏ ra khóc tiếc cho Đinh Là Thăng và xem ông Thăng như một ngôi sao bài Trung bị ngã ngựa. Nhưng ông cũng đặt dấu hỏi về những gì gọi là thất thoát do ông Thăng gây ra trong lúc người dân miền núi, thậm chí người dân thành phố Sài Gòn, ngay cái nơi ông Thăng làm bí thư thành ủy phải chịu cảnh đói khổ, lạnh lẽo, thì ông Thăng đã làm gì, đã cho rượu ngon cho ai và ai đã uống rượu ngon của ông ta đến mức cay mắt cảm động?

Từ thành phố Sài Gòn, một nhà văn gạo cội cũng sẵn sàng nêu tên nhưng chúng tôi xin phép giấu tên ông, ông chia sẻ: “Chuyện đó cũng rõ rồi, nói chung ông Trọng làm thì được Trung Quốc bật đèn xanh rồi. Chứ một người như ông Trọng, không có quá trình cách mạng, chưa từng đi lính, chỉ là được Trung Quốc yểm trợ thành ra đứng ra có quyền, chắc chắn có Trung Quốc chống lưng mới dám làm vậy, mà nó làm dữ vậy nó sẽ làm được đó, có nghĩa là sẽ động đến nhiều người cao hơn nữa, cho nên vụ này thú vị lắm đấy, chứ không phải đùa đâu.”

Theo nhà văn, vấn đề ông quan tâm nhất vẫn là làm thế nào để người dân bớt khổ vì hàng loạt sắc thuế và làm thế nào để dân trí được phát triển. Còn chính trường Việt Nam hiện tại, có thể nói rằng mọi chuyện gần như không còn gì để bàn. Vấn đề chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng cho dù có đứng trên bình diện phe nhóm chính trị đi nữa thì cũng tốt hơn nhiều so với việc không làm mà chỉ hô hào. Mọi đồng tiền mồ hôi, nước mắt của nhân dân, lấy được đồng nào trả về cho ngân sách quốc gia thì tốt đồng đó.

Một thầy giáo về hưu, ở Quảng Nam, chia sẻ: “Về phía nhà nước thì mình thấy có quyết tâm đó, quyết tâm lập lại trật tự, quyết tâm làm trong sạch để người dân họ tin, để chế độ tồn tại. Về mặt kinh tế thì thất thoát nhiều quá mà, thì phải làm để lấy lại được phần nào chứ.”

Theo vị nhà giáo này, vấn đề phe nhóm chính trị đánh nhau ông không quan tâm mấy, với tư cách một nhà giáo suốt đời tâm huyết với phấn trắng bảng đen, ông chỉ mong sao nhân dân được sống tốt, dân trí được phát triển và nạn tham nhũng, vơ vét không còn nữa. Chỉ có như vậy thì quốc gia mới được bình yên và nhân dân mới bớt khổ.

Với suy tư của một thầy giáo giảng văn suốt mấy chục năm, ông cho rằng những đấu đá chính trị bẩn thỉu nếu có thì không nằm trong sự quan tâm của ông. Ông chỉ quan tâm đến việc chống tham nhũng có triệt để hay không và đến bao giờ thì bộ máy nhà nước được kiện toàn, cho dù nó đứng trên bình diện chính trị hay đảng phái nào cũng không quan trọng, miễn sao đất nước phải phát triển theo đúng ý nghĩa của một quốc gia văn minh, tiến bộ, tự lực, tự cường.

Với một nghệ sĩ tại Đà Nẵng, ông nổi tiếng nói thẳng và không sợ đụng chạm, nhưng chúng tôi xin phép giấu tên, ông chia sẻ: “Cái vụ này thật ra là đấu đá nội bộ với nhau, lấy từ quyền lợi của phe này chuyển qua phe khác thôi chứ có gì đâu. Chứ như nói về dầu khí thì có biết bao nhiêu thằng, có bao nhiêu thằng mà sao nó không lôi ra, nói chung đụng là loạn.”

Có thể nói rằng phiên tòa được xem là đại án kinh tế đang diễn ra tại Hà Nội, thì trong cách đánh giá của các nghệ sĩ, trí thức, đây cũng là một đại nghi án rằng liệu cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng có đốt được hết các cây củi tham nhũng, hay chỉ đốt một số cây trong rừng nhà khác mà chừa lại cánh rừng nhà mình?

Liệu có một bàn tay khác?

Nhà văn từ Sài Gòn chia sẻ thêm: “Bây giờ nước mình nát bấy rồi, thành ra bây giờ cứ để nó đánh tham nhũng coi chơi, thành ra mình ủng hộ chống tham nhũng. Như thằng Tập Cận Bình nó xâm lược mình thì mình ghét nó chứ nếu chỉ tính tham nhũng thì nó chống tham nhũng rất tốt, tướng lãnh, ủy viên chính trị, bị bắt vài chục năm tù, nó bắn hoặc có đứa sợ quá tự tử chết. Cứ cho Trọng là tay sai của Tàu làm theo chỉ thị của Tàu cộng, nhưng nếu làm theo chỉ thị diệt tham nhũng, mặc dù diệt tham nhũng này tham nhũng khác mọc ra nhưng việc đó tính sau chứ giờ diệt tham nhũng thì mình khoái đã, đằng nào mình cũng không thể xấu hơn được nữa.”

Theo ông, câu chuyện chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay có nhiều nét rất giống với câu chuyện chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Và nếu chống tham nhũng một cách rốt ráo theo cách của đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện trong vài năm qua cũng là điều tốt. Vấn đề còn lại, ông vẫn mong mỏi và chờ đợi một quốc gia tốt hơn, tiến bộ hơn và dân chủ hơn. Nhưng nghe có vẻ như câu chuyện này còn quá xa vời bởi hiện tại, những gì ông nhìn thấy không cho ông một dự đoán nào về sự cải cách hay sự thay đổi nào đáng kể.

Theo ông, câu chuyện Việt Nam hiện tại không còn đơn thuần là câu chuyện đơn phương của một chế độ, một thể chế, mà đó là sự đan xen, lồng ghép và cộng hưởng của nhiều yếu tố quyền lực.

Nhà văn từ Hà Nội, chia sẻ thêm:“Đấy là một cái trọng tội, cái tội còn hạ cấp hơn cả tội ăn trộm vặt. Vì như đạo tặc thì bần cùng sinh đạo tặc, vì nó đói, do xã hội... Cái tội này vừa trọng tội mà còn hạ cấp, hèn mạt hơn tội ăn cắp thông thường, bọn này là con ông cháu cha chứ có bần cùng gì đâu, chúng sướng từ bé, vậy nên nó là tội tham lam, cái tội đặc trưng của chế độ độc tài này, thế nên Thăng này là trọng tội, đó là suy nghĩ của riêng mình.”

Nhìn chung, phiên tòa đang diễn ra tại Hà Nội để lại một ấn tượng khá mạnh về vấn đề chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay. Và phiên tòa cũng để lại những nghi vấn về vấn đề phe nhóm chính trị. Nhưng dù sao đi nữa thì hành động chống tham nhũng quyết liệt của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cũng tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân. Vấn đề phát triển đến đâu thì chưa rõ!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/how-do-vietnamese-pay-attention-to-thang-and-thanh-trial-01092018091550.html 

 

 

Vụ xử Thăng – Thanh: Tổng Trọng vươn xa tới đâu?

Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng không dừng lại ở vụ ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, giữa lúc cựu ủy viên Bộ Chính trị từng làm bí thư thành ủy TP HCM khai rằng một quyết định gây tranh cãi hiện nay từng được cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “chấp thuận”, theo các nhà quan sát.

Liên quan tới cáo buộc gây thiệt hại hơn trăm tỷ đồng khi cho Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí PVC (công ty con của Tập đoàn dầu khí, PVN) làm tổng thầu thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 dù không đủ năng lực, ông Thăng hôm 9/1 khai rằng đó là “chủ trương đúng”, được thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] “chấp thuận” từ năm 2009 và “theo chủ trương của Bộ Chính trị”.

Ông Dũng chưa lên tiếng trước lời khai của ông Thăng tại tòa. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc để phỏng vấn cựu thủ tướng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Trọng tại Đại hội Đảng 12 năm 2016.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Trọng tại Đại hội Đảng 12 năm 2016.

Viết trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải đặt câu hỏi liệu ông Thăng có “bị oan” hay không.

Trong khi đó, giáo sư Carl Thayer nói rằng vụ bắt giữ và xử cựu ủy viên Bộ Chính trị đầy quyền lực khiến ông “bất ngờ” vì nó “chưa từng có tiền lệ”.

“Nó cho thấy lãnh đạo đảng coi việc quản lý yếu kém khi còn đương nhiệm là một tội nặng”, ông nói.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu về chính trường Việt Nam cho rằng Tổng bí thư Trọng “nghiêm túc xử lý tình trạng tham nhũng lan tràn” và “sẽ nhắm vào những ai trực tiếp liên quan và những người không điều hành tốt”.

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản” sẽ tiếp diễn cho tới cuối tháng này.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Thanh, cho rằng thân chủ của mình chỉ là “tốt thí” và rằng “đấu đá nội bộ gây ra tình trạng hiện nay” của cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này.

Lâu nay, các hãng tin có văn phòng ở Hà Nội như Reuters dẫn lời các nhà quan sát và phân tích cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam “nhắm vào những người thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, người mà theo Reuters đã “thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực năm 2016” với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khi được hỏi về “động cơ chính trị” trong cuộc chiến chống vấn nạn gây bức xúc dư luận ở Việt Nam, giáo sư Thayer nói: “Rõ ràng là trong thời kỳ 10 năm khi ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, có tình trạng tham nhũng lớn, làm thất thoát tài chính nghiêm trọng cho nhà nước và ảnh hưởng tới danh tiếng của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, cũng rõ ràng rằng tham nhũng gây thiệt hại hàng triệu đôla cũng đủ là lý do để xử lý những người liên quan trực tiếp. Tôi cho rằng các lý do về pháp lý và kinh tế là động cơ chính”.

Ông nhận định tiếp rằng “sự sụp đổ của ông Thăng có thể là dấu hiệu cho thấy rằng liên minh “loại trừ ông Dũng” do Tổng bí thư Trọng đứng đầu quyết tâm chặt đứt sự chống đối của những người còn sót lại từ thời ông Dũng đối với chương trình nghị sự chính trị của mình”.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trường Việt Nam, và đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng vụ ông Thăng “là một động thái cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đội ngũ của ông đang củng cố quyền lực bằng cách kiềm chế hay loại bỏ những nhân vật được cho là gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Về ý kiến cho rằng Việt Nam đang áp dụng các bài học từ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Trung Quốc, ông Thayer nói: “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu các lãnh đạo Việt Nam không học hỏi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình và xác định các bài học”.

Nhà nghiên cứu từ Australia này nhận định thêm: “Sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan tới chiến dịch chống tham nhũng đó là ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực chưa từng có trên cương vị tổng bí thư và chủ tịch nước. Còn Việt Nam theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo dưới trướng tổng bí thư”.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-vuon-xa-toi-dau-trong-vu-xu-ong-dinh-la-thang-va-trinh-xuan-thanh/4201616.html

 

Ông Đinh La Thăng xin ‘xem xét bối cảnh’

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng việc ông Đinh La Thăng thừa nhận “trách nhiệm của người đứng đầu” cần được hiểu cho đúng, nhất là khi trước đó ông Thăng khai việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên PVN là “do chủ trương của Bộ Chính trị”.

Bình luận với VOA sau phiên xét xử ngày thứ 2 đối với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và “Tham ô tài sản” hôm 9/1, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng ông Thăng không phải là người có quyền ra quyết định trong các chủ trương phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

TS. Hà Hoàng Hợp nói:

“Ông Thăng không phải là người đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của PVN cũng như các công ty con. Ông ấy là đại diện sở hữu vốn của nhà nước Việt Nam ở đó, và ông ấy không có quyền ra quyết định. Trong trường hợp này, những người nào ra quyết định thì người ấy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nói như thế có nghĩa là ông Thăng không chịu trách nhiệm về mặt pháp luật, mà ông ấy chỉ chịu trách nhiệm về cái mà ông ấy gọi đúng theo ngôn ngữ của người Việt Nam là ‘chịu trách nhiệm của người đứng đầu’”.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng một án tù dành cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư thành ủy TPCHM Đinh La Thăng là điều thấy trước, dù có thể không thuyết phục.

“Tất cả những văn bản người ta đưa ra nói rằng ông ấy ký cái nọ cái kia, ép cái nọ cái kia không cấu thành tội hình sự. Nhưng bây giờ bắt ông ấy rồi đem ra xử như thế thì mọi người đều hiểu rằng thế nào cũng cho ông ấy một cái án tù, mà như thế thì rất buồn cho tất cả”, lời TS. Hợp.

Sức ép lớn

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, tại phiên tòa ngày 9/1, ông Đinh La Thăng tỏ ra bình tĩnh và thừa nhận do “chỉ đạo quyết liệt”, “nóng vội” nên đã vi phạm quy trình, thủ tục trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Công an áp giải ông Đinh La Thăng đến tòa.
Công an áp giải ông Đinh La Thăng đến tòa.

Trước đó, trong phẩn thẩm vấn, một loạt các thuộc cấp của ông Thăng khai rằng họ biết sai nhưng không thể không làm vì chịu “sức ép” từ Chủ tịch PVN lúc đó là ông Thăng.

Về phần mình, ông Thăng nói ông bị “sức ép tiến độ” nên mới nôn nóng và ép tiến độ, dẫn đến việc cấp dưới vi phạm, nhưng hoàn toàn không có “động cơ cá nhân” trong việc này.

Ông Thăng yêu cầu Hội đồng Xét xử (HĐXX) hãy xem xét bối cảnh dự án trong tổng thể 10 năm trước, khi “tiến độ căng thẳng, sức ép lớn” và hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

Báo Tuổi Trẻ dẫn cáo trạng tòa án cho biết từ tháng 12/2007, ông Đinh La Thăng đã đưa ông Trịnh Xuân Thanh về làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV của PVC, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho PVC hoạt động.

Trong phiên tòa ngày 9/1, ông Trịnh Xuân Thanh khai mặc dù biết PVC chưa đủ năng lực nhưng vẫn nhận thực hiện dự án vì “muốn cố gắng giải quyết công an việc làm cho nhân công”.

Ngoài tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế”, ông Trịnh Xuân Thanh còn bị cáo buộc tội “Tham ô tài sản”. Tuy nhiên trong phiên thẩm vấn, ông Thanh nhất mực bác bỏ việc mình lấy 4 tỷ đồng để chi tiêu, biếu xén vào dịp Tết.

Theo dõi diễn tiến lời khai của các bị cáo trong 2 ngày qua, TS. Hà Hoàng Hợp nói ông “băn khoăn” về quy trình xử án, trong đó bao gồm việc “hình sự hóa” những vi phạm về thủ tục.

“Ông Thanh thì có nhiều cái sai hơn ông Thăng, nhưng ông Thanh cũng chỉ là Chủ tịch Hội đồng thành viên của chỗ đó thôi. Bây giờ người ta khởi tố ông Thanh về tội tham ô. Nếu tội ấy mà chứng minh được thì phán quyết của tòa án có thể lên đến tử hình, rất nặng nề. Hai hôm nay thì ông Thanh nói rằng ông ấy không nhận số tiền ấy. Và thực sự, rất khó đưa ra bằng chứng là ông ấy nhận tiền. Nhưng rồi người ta vẫn xử thôi”, TS. Hợp nói.

Ông Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa ngày 8/1/2018.
Ông Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa ngày 8/1/2018.

Vụ án Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế sau khi chính phủ Đức cáo buộc tình báo Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, nơi ông xin tị nạn. Phía Đức tuyên bố sẽ “theo dõi sát” việc xét xử vụ án này.

Chỉ đề cập Bộ Chính trị, không nói đến ai khác

Đại án PVN là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch chống tham nhũng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết tâm đốc thúc giải quyết ngay đầu năm 2018. Báo chí quốc tế và nhiều luồng dư luận trong nước cho rằng nguyên nhân đằng sau của chiến dịch là nhằm tiêu diệt phe của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bộ máy cầm quyền.

Trong lời khai hôm 9/1, ông Đinh La Thăng nói ông chỉ định đấu thầu đối với các đơn vị thành viên PVN là “do chủ trương của Bộ Chính trị”.

Đây là một diễn tiến khá bất ngờ lệch ra khỏi xâu chuỗi của vụ án cho tới lúc này, dẫn đến nhiều suy đoán khác nhau về việc có thể còn nhân vật quyền lực nào tiếp theo sẽ bị xử trong những ngày sắp tới hay không.

Nhận định về điều này, TS. Hà Hoàng Hợp nói:

“Tương tác từ chính phủ [trước đây], tức ông Nguyễn Tấn Dũng, đến ông Đinh La Thăng như thế nào thì cho đến nay, theo công bố kết luận điều tra, người ta nói rằng bản thân ông Đinh La Thăng đã không nghe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không được làm như thế, nhưng lại tự làm, có nghĩa là người ta muốn ám chỉ rằng ông ấy phải chịu trách nhiệm. Còn ngày hôm nay và chiều hôm qua xảy ra chuyện có những lời khai khác đi một chút, thì chúng ta chờ xem sẽ như thế nào”.

“Về bản chất, tất cả các quyết định liên quan đến sự phát triển, sản xuất, làm ăn… của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không phải là quyền của ông Thủ tướng. Đó là thẩm quyền của Bộ Chính trị mà bản thân ông Thăng sáng nay nói rằng ông ấy thực hiện theo định hướng của Bộ Chính trị, chứ ông ấy không nói đến người nào khác cả”.

Cáo trạng tòa án nói ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo PVN tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC. Các bị cáo tại PVC sau đó đã làm khống hồ sơ để rút 1.115 tỷ đồng và sử dụng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

 

 

https://www.voatiengviet.com/a/ong-dinh-la-thang-xin-xem-xet-boi-canh/4200155.html

 

 

Truy vấn ông Đinh La Thăng về 'sử dụng mệnh lệnh' tại PVN


TTO - Cấp dưới của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh khai trước tòa luôn bị áp lực tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, dù có lúc biết sai, kể cả mệnh lệnh miệng.

Truy vấn ông Đinh La Thăng về sử dụng mệnh lệnh tại PVN - Ảnh 1.

Trong ngày làm việc thứ 4 sáng 11-1 phiên xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong việc sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích dẫn đến thiệt hại cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) 119 tỉ đồng, các luật sư tiếp tục thẩm vấn để làm rõ cáo buộc của cáo trạng .

"Chịu áp lực trên đe dưới búa"

Tiếp tục khẳng định rằng mình đã nhiều lần cảnh báo về những sai sót của hợp đồng 33 nhưng không được cấp trên quan tâm xử lý khiến mình buộc phải chuyển tiền, bị cáo Vũ Hồng Chương - trưởng ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khẳng định: Ở PVN thì cấp dưới phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, bản thân ông Chương là đơn vị cấp dưới thì phải tuân thủ cũng như nhiều đơn vị khác. 

"Tôi chịu sự áp lực trên đe dưới búa của tập đoàn, nên tôi tuân lệnh, nên biết việc làm sai trái tôi cũng phải thực hiện mệnh lệnh của tập đoàn" - bị cáo Chương nói.

Luật sư hỏi Chương nếu lãnh đạo tập đoàn chỉ đạo chuyển tiền cho Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC), đơn vị được chỉ định thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nếu Chương không chuyển thì có vi phạm gì không? 

Chương đáp nếu bị cáo không ký thì sẽ mang tiếng nhũng nhiễu nhà thầu. Theo bị cáo Chương, sau khi chuyển tiền tạm ứng cho nhà thầu, Chương đã làm đến 2 công văn yêu cầu nhà thầu báo cáo về việc sử dụng tiền vốn tạm ứng thế nào.

Cáo trạng nêu rõ, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Chương biết rõ hợp đồng này trái quy định và việc PVN yêu cầu tạm ứng cho tổng thầu PVC trái quy định nhưng Chương vẫn lập các thủ tục tạm ứng hơn 6 triệu đô la và 1.300 tỉ đồng cho PVC.

Từ việc được tạm ứng hợp đồng trên, Trịnh Xuân Thanh - nguyên tổng giám đốc PVC và đồng phạm sử dụng sai mục đích 1.115 tỉ.

Ngay sau ý kiến của bị cáo Chương, luật sư đề nghị được thẩm vấn bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN về việc "sử dụng mệnh lệnh" ở tập đoàn. 

Ông Đinh La Thăng trả lời: "Tôi lắng nghe ý kiến của bị cáo khác. Nhưng khi lãnh đạo PVN khi triển khai chỉ đạo của Thủ tướng thì cũng phải làm theo đúng căn cứ pháp luật. Bởi vậy, khi lãnh đạo PVN thực hiện các chỉ đạo, quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên theo đúng quy định của pháp luật không vì bất kể lý do nào mà không tuân thủ pháp luật".

Truy vấn ông Đinh La Thăng về sử dụng mệnh lệnh tại PVN - Ảnh 2.

Trinh Xuân Thanh (bìa phải) và các bị cáo tại phiên tòa

Ở PVC, mệnh lệnh miệng của lãnh đạo cũng phải thực hiện

Trước đó, trong phiên tòa ngày 10-1, ông Lương Văn Hòa - nguyên giám đốc ban quản lý dự án Vũng Áng - Quảng Trạch nói ở PVC: "bị cáo phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên bằng miệng chứ không cần văn bản".

Khi được các luật sư hỏi về việc có bằng chứng nào, văn bản nào, căn cứ nào thể hiện bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo lập quỹ ban điều hành để chi tiêu riêng, Hòa khẳng định không có. Thực tế ở PVC, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận luôn luôn chỉ đạo bằng miệng và yêu cầu cấp dưới phải làm.

Ông Hòa xác nhận có việc lập quỹ ban điều hành để lãnh đạo PVC có tiền đi ngoại giao và chi tiêu cá nhân. 

Cụ thể, theo ông Hòa khai, mỗi lần ông Nguyễn Anh Minh - phó tổng giám đốc PVC nhận chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Đức Thuận thì đều chỉ đạo lại Hòa để Hòa chuyển tiền từ tài khoản của ban quản lý dự án vào các tài khoản theo chỉ đạo. 

Bị cáo Nguyễn Anh Minh cũng thừa nhận những gì bị cáo Hòa khai là chính xác, vì bản thân bị cáo Minh là phó tổng giám đốc của PVC nên biết rất rõ các chỉ đạo này như thế nào.

Khi đối chất với bị cáo Minh, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói: "Anh quý em như em ruột, vậy em trả lời anh đi, anh có chỉ đạo lập quỹ bao giờ không?"

Vẻ rất bức xúc, bị cáo Minh đã xin hội đồng xét xử cho vài phút để nói. 

"Anh Thanh cứ nói anh coi em như em trong nhà, bản thân em cũng rất yêu quý bị cáo Thanh và gia đình bị cáo Thanh và trân trọng tình cảm gia đình cũng như luôn thân thiết với gia đình bị cáo khác. Nhưng không thể lấy tình cảm anh em để nói về công việc như vậy. Công việc là công việc" - Minh đáp. 

https://tuoitre.vn/truy-van-ong-dinh-la-thang-ve-su-dung-menh-lenh-tai-pvn-20180111094433353.htm

 

Truy vấn khoản thiệt hại 119 tỉ vụ án ông Đinh La Thăng

TTO - Trong ngày xét xử thứ 3 vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, các luật sư tập trung thẩm vấn bị cáo, nhân chứng liên quan kết luận về hành vi cố ý làm trái.

Truy vấn khoản thiệt hại 119 tỉ vụ án ông Đinh La Thăng - Ảnh 1.

Các giám định viên được luật sư liên tục đặt câu hỏi trong ngày hôm qua 10-1.

Thiệt hại hay không chưa rõ

Cáo trạng xác định: để tạo điều kiện cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí VN (PVC) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu ông Nguyễn Quốc Khánh chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó chỉ đạo các ông Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương và Trần Văn Nguyên căn cứ hợp đồng này để tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC trái quy định.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, các ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng đã sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Kết luận giám định xác định hành vi của ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) hơn 119 tỉ đồng. 

Trong đó, 51 tỉ đồng là tiền lãi trên số tiền 1.115 tỉ đồng không sử dụng vào mục đích dự án và 68 tỉ đồng là tiền lãi do việc PVC sử dụng sai mục đích số tiền 1.115 tỉ đồng.

Theo đó, thiệt hại của vụ án do sử dụng tiền tạm ứng không đúng mục đích được tính toán cặn kẽ và ra kết quả thiệt hại là 119 tỉ đồng.

Một luật sư hỏi giám định kết luận hậu quả thiệt hại 119 tỉ đồng là hậu quả được tính bằng lãi suất từ "cơ hội đầu tư", vậy trong quá trình giám định đã có doanh nghiệp nào bị thiệt hại giống từ cơ hội đầu tư chưa thì không nhận được câu trả lời của giám định viên.

Ngoài truy vấn giám định viên Bộ Tài chính, các luật sư còn thẩm vấn đại diện nguyên đơn dân sự của vụ án là PVN. 

Đại diện PVN khẳng định số tiền đã tạm ứng cho PVC là tiền nằm trong tài khoản thanh toán chứ không phải tài khoản tiết kiệm. 

Do đó, luật sư cho rằng tiền này chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn chứ không thể tính như lãi suất huy động vốn. Bởi vậy, việc tính thiệt hại nếu có đối với vụ án này cần được tính toán lại.

Ở PVC phải thực hiện chỉ đạo miệng của lãnh đạo

Đó là lời khai của bị cáo Lương Văn Hòa, giám đốc Ban quản lý dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, nói về PVC. 

Khi được các luật sư hỏi về việc có bằng chứng nào, văn bản nào, căn cứ nào thể hiện bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo lập quỹ ban điều hành để chi tiêu riêng, Hòa khẳng định không có văn bản hay bằng chứng gì, nhưng thực tế ở PVC bị cáo Trịnh Xuân Thanh và bị cáo Vũ Đức Thuận luôn chỉ đạo bằng miệng và yêu cầu cấp dưới phải làm.

Bị cáo Nguyễn Anh Minh cũng thừa nhận những gì bị cáo Hòa khai là chính xác, vì bản thân bị cáo Minh là phó tổng giám đốc của PVC nên biết rất rõ các chỉ đạo này như thế nào.

Khi đối chất với bị cáo Minh, bị cáo Thanh nói: "Anh quý em như em ruột, vậy em trả lời anh đi, anh có chỉ đạo lập quỹ bao giờ không?". Bị cáo Minh nói: "Không thể lấy tình cảm anh em để nói về công việc như vậy".

Còn bị cáo Trịnh Xuân Thanh tiếp tục phủ nhận việc mình tham ô 4 tỉ đồng và khẳng định các bị cáo Minh, Hòa tự rút tiền tiêu xài rồi quàng vào cổ mình tội tham ô.

Truy vấn khoản thiệt hại 119 tỉ vụ án ông Đinh La Thăng - Ảnh 2.

Phiên tòa ngày 10-1 - Ảnh: TTXVN

Trong ngày xét xử thứ 3, bị cáo Đinh La Thăng cũng là người bị xét hỏi nhiều nhất trong các bị cáo.

Liên quan đến việc có biết hợp đồng 33 sai không, ông Thăng nói không. Tuy nhiên, khi các bị cáo nhân chứng khác có lời khai tại tòa rằng bị cáo có biết về hợp đồng sai đó nhưng vẫn chỉ đạo ký thì ông Thăng tôn trọng lời khai của người khác.

"Khai gì là quyền của họ, tôi tôn trọng nhưng tôi không biết thì nói là không biết" - ông Thăng nói.

Buổi chiều, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh xin được hỏi thêm bị cáo Thăng, tuy nhiên bị cáo Thăng cho biết hôm nay đã được luật sư hỏi quá nhiều và từ ngày bị bắt giam bị cáo bị tăng huyết áp.

Hôm nay bị cáo mệt nên xin phép được không trả lời thêm những câu hỏi của các luật sư khác.

https://tuoitre.vn/truy-van-khoan-thiet-hai-119-ti-vu-an-ong-dinh-la-thang-20180111081304331.htm

 

Ông Đinh La Thăng xin toà xem xét cho cấp dưới

 

TTO - Ông Đinh La Thăng tiếp tục nhận trách nhiệm về sai phạm, xin hội đồng xét xử đánh giá lại thiệt hại của vụ án và xem xét cho những bị cáo cấp dưới.

Cuối ngày xét xử thứ 2 (9-1) vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một cuộc tranh cãi giữa các luật sư và giám định viên về quyết định giám định thiệt hại đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) khi tạm ứng cho Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) tiền nhưng bị PVC sử dụng sai mục đích.

Trả lời luật sư về kết luận giám định, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định khi nhận kết luận giám định thì ông không có thời gian để nghiên cứu kỹ vì đang ở trong trại giam.

Ông Đinh La Thăng tiếp tục nhận trách nhiệm về mình đối với những sai phạm đã xảy ra. Ông cũng nghẹn ngào khi nói lời đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) đánh giá lại thiệt hại của vụ án từ các hành vi của mình mà xem xét cho những bị cáo là cấp dưới của ông thời kỳ đó.

Thiệt hại là tiền lãi!

Trước đó, luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng đã thẩm vấn giám định viên xác định thiệt hại của hành vi Cố ý làm trái của các bị cáo. Theo luật sư, bản kết luận giám định này xác định số tiền 1.115 tỉ đồng mà PVC được tạm ứng rồi mang đi trả nợ và đầu tư (sử dụng không đúng mục đích) đã được thu hồi toàn bộ tiền gốc.

Bản kết luận giám định của đại diện giám định viên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư khẳng định, thời gian chiếm dụng số tiền của PVC này đã khiến cho số tiền không phát huy được tác dụng tối đa đối với doanh nghiệp. Do đó, kết luận giám định đã tính thiệt hại trên cơ sở tiền lãi huy động vốn do ngân hàng huy động tại thời điểm đó (tương đương 15%/năm).

Trước đó, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (phó tổng giám đốc phụ trách kế toán - tài chính của PVN) về tiền trước khi chuyển cho PVC để trong tài khoản nào. Ông Sơn khẳng định tiền này để trong tài khoản thanh toán chứ không phải tài khoản tiền gửi.

Ông Sơn cũng khẳng định, tài khoản tiền gửi thanh toán thì lãi suất thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tài khoản tiền gửi. Cụ thể, ông Sơn cho biết, lãi suất với đồng đô la Mỹ là khoảng 0,2% còn tiền Việt Nam là 2%. Trong khi đó lãi suất tiền gửi là từ 12% trở lên.

Luật sư cũng hỏi bị cáo này về kết luận của giám định viên, việc tài khoản thanh toán có được  coi là tài khoản tiền gửi không, có phù hợp với tư duy kinh doanh không. Ông Sơn nói kết luận như vậy không đúng bản chất về kinh tế.

Trong khi đó, giám định viên khẳng định việc tính toán mức lãi suất này là dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, trong đó mức lãi suất thiệt hại là mức lãi suất trung bình. Trả lời luật sư Phạm Công Hùng về cơ sở pháp lý tính thiệt hại, giám định viên nói dựa vào Luật Doanh nghiệp.

Tiếp tục làm tổng thầu sao gọi là không có năng lực?

Đây là câu hỏi mà luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt ra đối với đại diện nguyên đơn dân sự - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Sở dĩ ông Thiệp đặt câu hỏi này là bởi, trong cáo trạng và quá trình xét xử một số bị cáo đều xác định PVC không đủ năng lực để thực hiện dự án và "nợ nần đầm đìa". Luật sư Thiệp đã hỏi đại diện PVN về tổng thầu sau đó của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì không nhận được câu trả lời của đại diện PVN. 

Ông Thiệp cho rằng căn cứ trên hồ sơ mà ông có, sau đó PVC tiếp tục làm tổng thầu của dự án này. "Như vậy, nếu xác định PVC không đủ năng lực thì có thể tiếp tục làm tổng thầu được không?"

Luật sư này khẳng định sẽ tiếp tục nêu vấn đề này trong phần tranh luận.

Về điểm này, cáo trạng xác định các bị cáo tại PVN đã cố ý làm trái khi chỉ định thầu dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đối với đơn vị thiếu năng lực là PVC dẫn đến PVC nhận tiền tạm ứng 1.115 tỉ đồng và sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, sau đó PVC đã hoàn trả lại số tiền này. 

https://tuoitre.vn/ong-dinh-la-thang-xin-toa-xem-xet-cho-cap-duoi-20180109190900839.htm

 

 

Ông Đinh La Thăng 'tiếp tục nhận trách nhiệm'

Báo Tuổi Trẻ:: Cuối ngày xét xử thứ 2 (9-1) vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một cuộc tranh cãi giữa các luật sư và giám định viên về quyết định giám định thiệt hại đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) khi tạm ứng cho Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) tiền nhưng bị PVC sử dụng sai mục đích.

Trả lời luật sư về kết luận giám định, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định khi nhận kết luận giám định thì ông không có thời gian để nghiên cứu kỹ vì đang ở trong trại giam.

Ông Đinh La Thăng tiếp tục nhận trách nhiệm về mình đối với những sai phạm đã xảy ra. Ông cũng nghẹn ngào khi nói lời đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) đánh giá lại thiệt hại của vụ án từ các hành vi của mình mà xem xét cho những bị cáo là cấp dưới của ông thời kỳ đó.

Tóm tắt

  1. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến hôm 21/1/2018, trang Thông tin Chính Phủ cho hay. Hơn 40 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
  2. Ông Đinh La Thăng bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165, đối diện bản án 10-20 năm tù.
  3. Ông Trịnh Xuân Thanh bị truy tố về cả hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản".
  4. Phiên tòa "không vành móng ngựa, đại diện Viện kiểm sát ngồi đối diện các luật sư, đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội," truyền thông Việt Nam tường thuật.
  5. Ba ngày trước phiên xử, gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
  6. Trước phiên tòa, hai luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi thuộc Công ty luật Viên An rút khỏi danh sách luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

    http://www.bbc.com/vietnamese/live/42594841

 

 

Lời khai của ông Đinh La Thăng dẫn đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính Trị

 

http://www.bbc.com/vietnamese/live/42594841

 

 

Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ bên phải sang) chụp cùng các Ủy viên Bộ Chính Trị tại lễ bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016

Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ bên phải sang) chụp cùng các Ủy viên Bộ Chính Trị tại lễ bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016

Ông Đinh La Thăng, cựu quan chức cấp cao đang phải ra tòa, khai rằng những quyết định của ông khi còn đứng đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là do đường lối của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Thăng trả lời như vậy trong phiên tòa xử ông vào ngày hôm qua, 9 tháng Một, khi tòa hỏi ông tại sao lại chỉ định thầu một dự án quan  trọng cho công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam là Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Hãng tin Reuters loan tin này từ Hà Nội, và cho biết vào thời điểm ông Thăng đứng đầu PVN, ông không phải là ủy viên Bộ Chính trị, và lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng Chính phủ.

Giới phân tích chính trị đưa ra nhận định ông Nguyễn Tấn Dũng là một đối thủ chính trị của đương kim Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng. Ông Dũng đã ra khỏi Bộ Chính trị trong Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, và ngay sau đó ông không còn làm Thủ tướng nữa.

Reuters cho biết đã tìm cách liên lạc với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bình luận về việc này nhưng không được.

Vụ xử ông Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng Một, 2018 và dự định kết thúc vào ngày 21 tháng này.

Ông Thăng bị cáo buộc là cố ý làm trái những nguyên tắc quản lý nhà nước vào thời kỳ ông đứng đầu Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng.

Đây được xem là một đại án vì không chỉ có  cáo buộc về số tiền bị thất thoát quá lớn, mà còn là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản bị đem ra xử công khai.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-vietnam-official-points-to-ex-pm-in-high-profile-trial-01102018091645.html

 

Đinh La Thăng phản bác lại tòa, Trịnh Xuân Thanh không nhận tội tham ô

 

Ngày 9/1 tiếp tục diễn ra phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, và 21 nguyên lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC, giai đoạn 2005 đến 2011.

Phiên xét xử ngày 9/1 chủ yếu tập trung vào vấn đề lựa chọn tổng thầu thiếu năng lực cho dự án tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đại diện viện kiểm sát nói rằng việc này đã khiến dự án kéo dài.

Cơ quan tố tụng cho biết trong quá trình thẩm vấn nhiều bị cáo đã thừa nhận trách nhiệm trong việc chọn PVC làm tổng thầu, tuy nhiên ông Đinh La Thăng với vị trí là người đứng đầu đã không thừa nhận trách nhiệm.

Phản bác lại kết luận của tòa, ông Thăng khẳng định trong suốt phiên tòa ông luôn nhận trách nhiệm là người đứng đầu, và kể cả chuyện chọn PVC làm tổng thầu ông cũng nhận trách nhiệm.

Giải thích về việc lựa chọn PVC làm tổng thầu, ông Thăng nói rằng tình hình lúc đó rất cấp bách trong khi Hội đồng thành viên báo cáo PVC có đủ năng lực, cụ thể qua các dự án Nhiệt điện Cà Mau 1, Cà Mau 2, Vũng Áng 1, Nhơ Trạch 1,…

Ông Thăng bày tỏ mong muốn được Hội đồng xét xử cân nhắc vì theo ông trong bối cảnh 10 năm trước, PVN là tập đoàn kinh tế lớn nhất của cả nước với nhiều dự án trọng điểm trong khi hành lang pháp lý của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Ông cho rằng vì lý do này nên việc vi phạm là khó tránh khỏi.

Ông Đinh La Thăng bị truy tố về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước khi còn đương chức Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN.

Trịnh Xuân Thanh bác bỏ nhận tiền hối lộ

Cũng trong ngày 9/1, tòa án tiếp tục phiên thẩm vấn về việc ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC cùng các lãnh đạo khác của PVC tham ô số tiền 13 tỷ đồng.

Số tiền này nằm trong vụ án gây thiệt hại 119 tỷ đồng tại Tập đoàn dầu khí PVN và PVC.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì ông Thanh đã chủ mưu chỉ đạo Nguyễn Anh Minh (Nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) và Lương Văn Hòa ( nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) để lập hồ sơ khống và rút 13 tỷ đồng của dự án này.

Ông Thanh được chia 4 tỷ đồng từ số tiền này.

Tuy nhiên tại tòa, ông Thanh một mực khẳng định ông không nhận số tiền này từ ông Minh và ông Hòa và cũng không biết gì về hồ sơ khống để rút tiền. Trong khi đó, ông Minh lại xác nhận với tòa là chính ông Thanh đã yêu cầu chuyển tiền về PVC để lo tết. Ông Minh cũng nói ông Thanh đã yêu cầu ông đưa cho ông Thanh 5 tỷ để chúc tết.

Ông Minh còn khai với tòa đã nhìn thấy ông Thanh cầm một túi tiền lớn đi chúc tết. Khi ông Minh hỏi, thì ông Thanh nói rằng số tiền này do ông Hòa đưa cho ông.

Ông Thanh tiếp tục phủ nhận lời khai này của ông Minh, nói rằng ông chưa bao giờ nhận tiền từ ông Hòa và quan hệ với ông Hòa chỉ ở mức độ công việc.

Cuối phiên tòa, ông Thanh đã xin nộp số tiền 4 tỷ đồng lại cho Nhà nước với trách nhiệm là người đứng đầu cho tới khi mọi chuyện được điều tra rõ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thang-accused-of-not-taking-responsibility-01092018113930.html

 

Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN bắt đầu

Ông Đinh La Thăng (giữa) trong phiên tòa tại Hà Nội hôm 8/1/2018.

 

Sáng ngày 8/1, tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước, trong thời gian từ 2005 đến 2011, lúc các bị cáo đang điều hành guồng máy lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể lãnh bản án từ 10 đến 20 năm tù.

Trước khi bị truy tố, ông Thăng từng giữ những vai trò quan trọng trong đảng cũng như trong chính phủ, như ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 21 bị cáo cùng bị xét xử chung với ông Thăng, được chú ý đến nhiều nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC, nguyên phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang.

Ông Thanh bị truy tố 2 tội danh cố ý làm trài quy định của nhà nước và tội tham ô tài sản. Nếu bị tòa xác nhận có tội tham ô tài sản, ông có thể đối mặt với án tử hình.

Ông Thanh được thế giới biết đến vì hồi 2016 khi đang làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông bất ngờ bỏ trốn sang Đức xin tỵ nạn chính trị. Một năm sau đó, chính quyền Việt Nam cho biết ông Thanh tự ý quay về Hà Nội và ra đầu thú, trong khi chính phủ Đức khẳng định ông này bị công an từ Việt Nam sang bắt cóc đưa về nước.

Vụ việc vừa nêu khiến quan hệ Berlin-Hà Nội trở nên khó khăn. Chính phủ Đức đã ban hành một loạt quyết định cứng rắn như trục xuất nhân viên sứ quán Việt Nam về nước, và đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Theo trang Thông Tin Chính phủ, phiên tòa dự kiến kéo dài 2 tuần lễ, đến ngày 21 tháng Giêng 2018 mới kết thúc.

Tổng cộng có tới 44 luật sư bào chữa cho các bị cáo, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Đáng lý ra số luật sư đại diện cho ông Thanh còn đông hơn nữa, nhưng trước ngày phiên tòa diễn ra, có hai luật sư trong danh sách những luật sư bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh quyết định rút lui.

Một trong hai người này nói với đài BBC rằng đây là một vụ án quan trọng, nhưng vì không có đủ thì giờ nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, nên không thể nào bào chữa tốt nhất cho bị cáo.

Một điểm đáng chú ý khác là mới hôm thứ Năm tuần trước, tức ngày mùng 4 tháng Giêng 2018, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức là bà Petra Isabel Schlagenhauf vào Việt Nam với mục đích theo dõi phiên tòa, nhưng bị cấm nhập cảnh ngay tại phi trường Hà Nội, buộc bà phải rời Việt Nam chí ít giờ đồng hồ sau đó.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf nói với báo chí rằng việc chính quyền Việt Nam không cho bà nhập cảnh là một hành động bất hợp pháp, xem đó là bằng chứng xác nhận thân chủ của bà sẽ không được xét xử đúng luật, pháp quyền không được tôn trọng.

Các bản tin chúng tôi ghi nhận được cho hay trong phiên tòa bắt đầu ngày hôm nay, tòa chấp thuận cho đại diện của EU và đại sứ quán Đức tham dự. Tuy nhiên Công chúng không được tham dự phiên tòa và an ninh được bảo vệ rất chặt chẽ.

Truyền thông Việt Nam đưa tin nói điểm đáng chú ý về mặt luật pháp là Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội áp dụng quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới, có hiệu lực kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng 2018.

Nhờ áp dụng những quy định mới này nên tất cả các bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa, các đại diện của Viện Kiểm Sát giữ quyền công tố ngồi dối diện với các luật sư biện hộ cho những bị cáo.

Một nhà báo Việt Nam được cắt cử săn tin ở tòa nói với chúng tôi rằng khi ban hành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới, Việt Nam muốn thực hiện đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế là bị cáo không có tội cho đến khi tòa xác nhận là có tội, và phía công tố lẫn phía luật sư biện hộ được đối xử ngàng hàng, bình đẳng với nhau.

Cũng về mặt pháp lý, luật pháp Việt Nam quy định những người bị truy tố về tội tham ô tài sản có thể lãnh án tử hình, nhưng sẽ thoát bản án này nều tự ý nộp trả ít nhất ba phần tư số tiền bị cáo buộc tham nhũng và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn .

3 ngày trước khi phiên tòa bắt đầu, thân nhân của bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Hà Nội để nộp 2 tỷ đồng, được gọi là tiền nộp “khắc phục hậu quả”.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-starts-high-profile-trial-over-oil-firm-losses-01082018080903.html