GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô

 

Đón Mừng Giáng Sinh bằng việc Trưng Bày Máng Cỏ

 

 

1576661659437.JPG

 

"Tôi đang dọn mình cho việc hạ giáng của Đấng đang được mừng kỷ niệm này ra sao?"

Một cách thức giản dị nhưng hiệu nghiệm để dọn mình đó là trưng bày Máng Cỏ

 

Pope Francis incenses the nativity scene in St. Peter's Basilica Dec. 24, 2017. Credit: Vatican Media.

 

Cảnh Tượng ấy nhắc nhở chúng ta về một điều thiết yếu, đó là Thiên Chúa đã không ẩn thân vô hình ở Trên Trời,

mà là Ngài đã xuống trần gian này, đã làm ngưòi, là một hài nhi.

Việc trưng bày Máng Cỏ là việc cử hành sự kiện cận kề của Thiên Chúa

 

 

Máng Cỏ nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đi vào cuộc sống cụ thể của chúng ta. Và đó là điều quan trọng.

Hãy luôn trưng bày một Máng Cỏ ở nhà,

vì nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đã đến với chúng ta, đã được sinh ra từ chúng ta,

đang đồng hành với chúng ta trong đời, là một con người như chúng ta, Đấng biến Mình thành người như chúng ta.

 

 

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

 

Một tuần nữa sẽ đến lễ Giáng Sinh. Trong những ngày này, trong khi chúng ta mau lẹ thực hiện việc sửa soạn đón mừng lễ này, chúng ta có thể tự vấn xem: "Tôi đang dọn mình cho việc hạ giáng của Đấng đang được mừng kỷ niệm này ra sao?" Một cách thức giản dị nhưng hiệu nghiệm để dọn mình đó là trưng bày Máng Cỏ. Năm nay tôi cũng đã theo cách thức ấy: tôi đã đến Grecco, nơi Thánh Phanxicô đã thực hiện một Cảnh Tượng Giáng Sinh (the Nativity Scene) đầu tiên với dân chúng ở đó. Và tôi đã viết một Bức Thư nhắc lại ý nghĩa của truyền thống này, về ý nghĩa của Cảnh Tượng Giáng Sinh trong Mùa Giáng Sinh.

 

Thật vậy, "Cảnh Tượng Giáng Sinh giống như là một Phúc Âm sống động" (Apostolic Letter Admirabile Signum, 1). Cảnh Tượng này đưa Phúc Âm vào những nơi chốn chúng ta sống: ở nhà, trong trường học, nơi sở làm, ở các chốn hội họp, trong các bệnh viện và các nhà điều dưỡng, trong nhà tù và ở các Công Trường. Ở đó, nơi chúng ta đang sống, Cảnh Tượng ấy nhắc nhở chúng ta về một điều thiết yếu, đó là Thiên Chúa đã không ẩn thân vô hình ở Trên Trời, mà là Ngài đã xuống trần gian này, đã làm ngưòi, là một hài nhi. Việc trưng bày Máng Cỏ là việc cử hành sự kiện cận kề của Thiên Chúa. Thiên Chúa bao giờ cũng gần gũi với dân của Ngài, thế nhưng khi Ngài nhập thể và được hạ sinh thì Ngài đã trở nên rất gần gũi, quá ư là cận kề. Việc trưng bày Máng Cỏ là việc cử hành sự kiện gần gũi của Thiên Chúa; đó là tái nhận thức rằng Thiên Chúa là Đấng thực hữu, cụ thể, sống động và rung động. Ngài không phải là vị chúa xa cách hay là một vị quan tòa tách biệt, mà là Tình Yêu khiêm hạ, Đấng đã xuống với chúng ta. Con Trẻ trong Máng Cỏ truyền đạt cho chúng ta nỗi êm ái dịu hiền của Ngài. Một số bức tượng nhỏ cho thấy Hài Nhi Giêsu hai cánh tay của Người ra, để nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã đến để ôm lấy nhân loại chúng ta. Bởi vậy, thật là tuyệt vời khi ở trước Máng Cỏ, và ký thác cuộc đời của chúng ta cho Vị Chúa ở đó, để nói với Người về những con người và những hoàn cảnh chúng ta đang ấp ủ trong lòng, cùng Người thẩm định một năm đang kết thúc, chia sẻ với Người về những niềm mong đợi cùng các mối quan tâm của chúng ta.

Bên cạnh Chúa Giêsu chúng ta còn thấy cả Đức Mẹ và Thánh Giuse nữa. Chúng ta có thể tượng tượng thấy những ý nghĩ và tình cảm các vị có được khi Hài Nhi này được hạ sinh trong bần cùng khốn khó: chẳng những là niềm hân hoan mà còn với cả nỗi cám cảnh nữa. Chúng ta cũng có thể mời Thánh Gia đến nhà của chúng ta, nơi có cả niềm vui mừng lẫn nỗi lo toan, nơi chúng ta thức giấc hằng ngày, ăn uống và gần gũi với những người thân yêu nhất của chúng ta. Máng Cỏ là một thứ Phúc Âm tại gia. Chữ Crib theo nghĩa đen là "Máng Cỏ", trong khi thành phố của Máng Cỏ này là Bêlem, nghĩa là "ngôi nhà bánh". Máng Cỏ và ngôi nhà bánh: Máng Cỏ chúng ta trưng bày ở nhà, nơi chúng ta chia sẻ lương thực và cảm tình, nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu là một thứ lương thực thiết yếu, là bánh sự sống (cf Gioan 6:34). Chính Người là Đấng nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta; chính Người là Đấng ban cho gia đình của chúng ta sức mạnh để tiến lên và để tha thứ cho nhau.

Máng Cỏ cống hiến cho chúng ta một giáo huấn sự sống khác. Có những lúc theo nhịp điệu cuồng loạn ngày nay thì nó là một lời mời gọi chiêm niệm. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng cần phải dừng nghỉ, vì chỉ khi nào chúng ta có thể phản tỉnh về bản thân mình chúng ta mới có thể lãnh nhận những gì đáng kể trong cuộc sống. Chỉ khi nào chúng ta loại ra khỏi nhà của chúng ta cái ồn ào huyên náo của thế giới này chúng ta mới có thể mở lòng mình ra lắng nghe Thiên Chúa, Đấng nói năng trong thinh lặng. Máng Cỏ là những gì thích hợp; nó là những gì hiện thực của hết mọi gia đình. Hôm qua tôi được tặng cho một tấm ảnh nhỏ về một Máng Cỏ be bé đặc biệt, được gọi là: "Hãy để cho mẹ nghỉ ngơi". Đức Mẹ ở đó thiếp ngủ, và Thánh Giuse ở đó với Hài Nhi Giêsu, ru Người ngủ. Biết bao nhiêu người trong anh chị em cần phải chia nhau ban đêm, giữa vợ chồng, để giỗ bé thơ nhi trai hay thơ nhi gái cứ khóc với khóc. "Hãy để cho mẹ nghỉ ngơi" là niềm êm ái dịu dàng của gia đình, là niềm êm ái dịu dàng của hôn nhân.

Máng Cỏ lại càng thích hợp hơn bao giờ hết, khi mà hằng ngày có quá nhiều loại vũ khí được sản xuất ra trên thế giới này, và có thật nhiều hình ảnh bạo động, những hình ảnh lọt vào mắt và vào tâm can. Trái lại, Máng Cỏ là một hình ảnh tiểu công nghệ về hòa bình. Bởi thế nên nó là một cuốn Phúc Âm sống động.

Anh chị em thân mến, chúng ta có thể rút tỉa từ Máng Cỏ một bài học tốt đẹp về ý nghĩa của chính đời sống. Chúng ta thấy các cảnh tượng hằng ngày, như những người mục tử chăn chiên, các người thợ rèn nện sắt, những nhân viên cối xay làm bánh; đôi khi các phong cảnh và tình trạng của lãnh địa chúng ta được xen vào. Đúng thế, vì Máng Cỏ nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đi vào cuộc sống cụ thể của chúng ta. Và đó là điều quan trọng. Hãy luôn trưng bày một Máng Cỏ ở nhà, vì nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đã đến với chúng ta, đã được sinh ra từ chúng ta, đang đồng hành với chúng ta trong đời, là một con người như chúng ta, Đấng biến Mình thành người như chúng ta.

Chúng ta không còn lẻ loi một mình trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nữa. Người ở với chúng ta. Người không thay đổi các sự việc một cách ma thuật, thế nhưng, nếu chúng ta lãnh nhận Người thì hết mọi sự đều có thể đổi thay. Thế nên tôi hy vọng rằng, khi trưng bày Máng Cỏ, là một cơ hội để anh chị em mời Chúa Giêsu vào đời sống của anh chị em. Khi chúng ta trưng bày Máng Cỏ ở nhà của mình, thì chúng ta như thể mở cửa ra mà nói rằng: "Giêsu ơi, xin mời Chúa vào!" để làm nên sự gần gũi này, lời mời mọc Chúa Giêsu này là những gì cụ thể, nhờ đó Người sẽ đi vào đời sống của chúng ta, vì nếu Người cư ngụ trong cuộc sống của chúng ta thì cuộc sống của chúng ta được tái sinh. Và nếu đời sống của chúng ta được tái sinh thì mới thực sự là Giáng Sinh. Chúc mừng Giáng Sinh cho tất cả anh chị em!

 

https://zenit.org/articles/general-audience-in-a-week-it-will-be-christmas-ask-how-have-i-prepared-for-his-birth/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu