GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 

Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 13

 

Thứ Tư ngày 23/10/2019

 

Công đồng Giêrusalem - Giáo Hội cởi mở

 

Pope Francis at the General Audience of October  23, 2019.

 

"Bản chất của Giáo Hội hiện lên từ Sách Tông Vụ, một bản chất không phải là một thành trì,

mà là một cái lều có khả năng nới rộng không gian của mình (Cf Isaia 54:2)

và giúp cho tất cả mọi người được tiếp cận.

Giáo Hội một là 'xông pha' hay chẳng phải là Giáo Hội,

Giáo Hội hoặc là một con đường luôn nới rộng không gian của mình

để tất cả mọi người có thể vào, hay là không phải Giáo Hội"

 

Pope Francis during his General Audience

 

"Các nhà thờ bao giờ cũng phải mở cửa, vì đó là dấu hiệu về những gì Giáo Hội là, ở chỗ luôn mở cửa.

Giáo Hội được 'kêu gọi luôn là Nhà Cha để ngỏ. [...] Nhờ đó, ai muốn đáp ứng tác động của Thần Linh mà tiến tới,

trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, thì họ không đụng phải tính chất lạnh lùng của một cánh cửa khép kín'" (ibid. 47).

 

Pope Francis speaks at the general audience Oct. 23, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA

 

"Hội nghị Giêrusalem đã cống hiến cho chúng ta một luồng ánh sáng quan trọng xuyên suốt,

để nhờ đó có thể giải quyết những phân rẽ và tìm kiếm 'chân lý trong bác ái yêu thương' (Epheso 4:15).

Nó nhắc nhở chúng ta rằng phương pháp của Giáo hội để giải quyết những xung khắc

được dựa vào việc đối thoại biết chú ý và nhẫn nại lắng nghe, cũng như vào việc nhận thức theo chiều hướng của Thần Linh".

 

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

 

Sách Tông Vụ trình thuật rằng, qua môi giới của Thánh Barnabê, Giáo Hội ở Giêrusalem đã tiếp nhận Thánh Phaolô sau khi ngài được biến đổi nhờ biến cố ngài gặp gỡ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vì lòng hận thù của một số người mà ngài đã buộc lòng phải đi Tarsus là thành phố ngài sinh sống, nơi Thánh Barnabê đã gặp ngài để ngài có thể tham gia vào hành trình Lời Chúa dài lâu. Có thể nói rằng Sách Tông Vụ mà chúng ta đang dẫn giải ở loạt bài giáo lý này, là Cuốn Sách về hành trình Lời Chúa dài lâu ấy, ở chỗ, Lời Chúa được loan báo và được loan báo ở khắp mọi nơi. Hành trình này bắt đầu sau một cuộc bách hại dữ dội (Cf. Acts 11:19); thế nhưng việc bách hại này, thay vì gây cho việc truyền bá phúc âm hóa bị thoái lui, lại trở thành cơ hội mở rộng cánh đồng gieo rắc hạt giống tốt Lời Chúa. Kitô hữu đã tỏ ra không khiếp sợ. Họ đã tẩu thoát, nhưng đã tẩu thoát với Lời Chúa và loan truyền Lời Chúa một cách nào đó ở khắp nơi.

 

Thánh Phaolô và Barnabê trước hết đã đến Antiôkia ở Syria, nơi các vị đã ở cả năm để dạy dỗ và đặt nền tảng cho cộng đoàn này (Cf. Acts 11:26). Các vị đã loan báo cho cộng đồng Do Thái, cho những người Do Thái. Nhờ thế mà Antiôkia đã trở thành trọng tâm lực đẩy của việc truyền giáo, qua việc rao giảng được hai vị truyền bá phúc âm hóa là Phaolô và Barnabê thực hiện đã ảnh hưởng đến tâm can của tín hữu, thành phần ở đó, ở Antiôkia, lần đầu tiên đã được gọi là "Kitô hữu" (Cf Acts 11:26).

 

Bản chất của Giáo Hội hiện lên từ Sách Tông Vụ, một bản chất không phải là một thành trì, mà là một cái lều có khả năng nới rộng không gian của mình (Cf Isaia 54:2) và giúp cho tất cả mọi người được tiếp cận. Giáo Hội một là "xông pha" hay chẳng phải là Giáo Hội, Giáo Hội hoặc là một con đường luôn nới rộng không gian của mình để tất cả mọi người có thể vào, hay là không phải Giáo Hội - "một Giáo Hội mở cửa" (Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 46), luôn mở cửa. Khi tôi thấy một nhà thờ ở đây, ở thành phố này, hay khi tôi thấy nhà thờ ở một giáo phận khác tôi đến, đóng cửa, thì đó là một dấu hiệu xấu. Các nhà thờ bao giờ cũng phải mở cửa, vì đó là dấu hiệu về những gì Giáo Hội là, ở chỗ luôn mở cửa. Giáo Hội được "kêu gọi luôn là Nhà Cha để ngỏ. [...] Nhờ đó, ai muốn đáp ứng tác động của Thần Linh mà tiến tới, trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, thì họ không đụng phải tính chất lạnh lùng của một cánh cửa khép kín" (ibid. 47).

 

Tuy nhiên, tính chất mới mẻ về việc mở cửa này là để cho ai vậy? Cho thành phần chư dân ngoại, vì các vị Tông đồ đã rao giảng cho người Do Thái, nhưng Dân ngoại cũng đến gõ cửa Giáo Hội nữa. Nên tính chất mới mẻ của vấn đề mở cửa này cho Dân ngoại đã bung tỏa ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Một số người Do Thái khẳng định rằng cần phải trở thành người Do Thái qua phép cắt bì để được cứu độ, sau đó mới chịu Phép Rửa. Họ nói rằng: "Các người không được cứu độ trừ phi các người chịu cắt bì theo tục lệ của Moisen" (Acts 15:1), như thế có nghĩa là các người không thể lãnh nhận Phép rửa. Trước tiên là nghi thức Do Thái rồi sau đó mới tới Phép rửa: đó là chủ trương của họ. Để giải quyết vấn đề này, Thánh Phaolô và Barnabê đã tham vấn Công đồng chư vị Tông đồ và chư vị Trưởng Lão ở Giêrusalem, và nó đánh dấu cho cái được gọi là Công đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, Công đồng hay Hội nghị Giêrusalem, một công đồng được Thánh Phaolô đề cập đến trong Thư gửi giáo đoàn Galata (2:1-10).

Vấn đề rất khó xử về thần học, tu đức và kỷ luật này đã được nêu lên, tức là vấn đề liên hệ giữa đức tin vào Chúa Kitô và việc tuân giữ Luật Moisen. Những phát biểu của Thánh Phêrô và Giacôbê, "các trụ cột" của Mẹ Giáo Hội (Cf. Acts 15:7-21; Galata 2:9) trong tiến trình Hội Nghị này là những gì quyết liệt.

Các vị đã kêu gọi rằng đừng áp đặt việc cắt bì lên Dân ngoại, nhưng xin họ chỉ cần loại trừ đi những gì là ngẫu tượng cũng như tất cả những biểu hiện của ngẫu tượng. Từ cuộc bàn luận này đã nẩy sinh một đường lối chung, và quyết định này đã được phê chuẩn bằng một văn kiện được gọi là bức Tông Thư gửi cho giáo đoàn Antiokia.

Hội nghị Giêrusalem đã cống hiến cho chúng ta một luồng ánh sáng quan trọng xuyên suốt, để nhờ đó có thể giải quyết những phân rẽ và tìm kiếm "chân lý trong bác ái yêu thương" (Epheso 4:15). Nó nhắc nhở chúng ta rằng phương pháp của Giáo hội để giải quyết những xung khắc được dựa vào việc đối thoại biết chú ý và nhẫn nại lắng nghe, cũng như vào việc nhận thức theo chiều hướng của Thần Linh. Thật vậy, chính Thần Linh là Đấng giúp thắng vượt được những rào cản và căng thẳng, cũng là Đấng tác động các cõi lòng để họ tiến tới chỗ hiệp nhất trong chân lý và thiện hảo. Đoạn văn này giúp chúng ta hiểu được những gì là đoàn tính. Cách thức các vị viết bức Thư này đáng chú ý, ở chỗ, các vị Tông đồ bắt đầu bằng câu: "Thánh Thần và chúng tôi nghĩ rằng... "Việc hiện diện của Thánh Thần thích đáng với đoàn tính, bằng không, chẳng phải là đoàn tính, mà là tính cách tiếp tân, tính cách nghị trường, là một cái gì khác....

Chúng ta hãy xin Chúa củng cố nơi tất cả mọi Kitô hữu, nhất là nơi các vị Giám mục và tư tế, niềm ước vọng và trách nhiệm hiệp thông. Xin Chúa giúp cho chúng ta biết sống đối thoại, lắng nghe và gặp gỡ anh em cùng đức tin, cũng như những ai xa cách, để hoan hưởng và thể hiện tính chất phong phú của Giáo Hội, một Giáo Hội được kêu gọi để ở mọi lúc là "Người Mẹ hân hoan của đàn con đông đúc" (Cf Psalm 113:9).

 

https://zenit.org/articles/popes-general-audience-on-the-acts-of-the-apostles-continued/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu