GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 16

 

Thứ Tư ngày 13/11/2019

 

 

Tông Đồ Giáo Dân - "Giáo Hội Tại Gia" 

 

 

 

Thánh Phaolô được tiếp đãi ở nhà của một cặp vợ chồng, đó là cặp vợ chồng Aquila và Priscilla...

họ chẳng những đón tiếp vị truyền bá phúc âm hóa mà còn cả việc loan báo ngài ấp ủ nơi bản thân của ngài

 

Pope Francis in St. Peter's Square Nov. 13, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

 

Nhà của cặp Aquila và Precilla ở Corintô chẳng những mở cửa cho vị Tông Đồ này mà còn cho anh chị em trong Chúa Kitô nữa....

một căn nhà trở thành "một ngôi nhà của Giáo Hội", a "domus ecclesiae", một nơi để lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể.

 

Pope Francis at the General Audience

 

Prisca và Aquila, những người đồng nghiệp của tôi trong Chúa Kitô Giêsu,

những con người đã dám liều mình cho sự sống của tôi,

những con người mà chẳng những tôi mà còn tất cả các giáo hội của Dân ngoại tỏ lòng tri ân cảm tạ nữa.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Buổi triều kiến chung này được thực hiện làm 2 nhóm: nhóm bệnh nhân ở trong Sảnh Đường Phaolô VI - tôi đã đến với họ, đã chào hỏi họ và ban phép lành cho họ; họ có khoảng 250 người. Họ ở đó thoải mái hơn nếu xẩy ra mưa gió - còn chúng ta ở đây, nhưng họ thấy chúng ta qua đại màn hình. Nào chúng ta hãy chào nhau bằng một tràng pháo tay ở cả hai nhóm.

Sách Tông Vụ trình thuật lại rằng Thánh Phaolô, vị truyền bá phúc âm hóa không biết mỏi mệt, sau khi ở Nhã Điển, nơi tỏ ra tính cách thù nghịch nhưng cũng được một số hoa trái, như cuộc hoán cải của ông Dionysius và bà Damaris, ngài đã tiếp tục hành trình Thánh Kinh trên thế giới. Đoạn đường mới trong cuộc hành trình của ngài là ở Corintô, thủ đô của lãnh thổ Achaia thuộc đế quốc Roma, một thành phố buôn bán mang tính cách quốc tế, nhờ có hai cảng quan trọng.

Như chúng ta đọc trong đoạn 18 của Sách Tông Vụ, Thánh Phaolô được tiếp đãi ở nhà của một cặp vợ chồng, đó là cặp vợ chồng Aquila và Priscilla (hay Prisca), bị kìm chế không được đi lại từ Roma đến Corintô sau khi Hoàng Đế Claudius truyền lệnh trục xuất các người Do Thái (Cf. Acts 18:2). Tôi muốn mở ngoặc ở đây một chút. Dân Do Thái đã chịu khổ rất nhiều trong lịch sử. Họ bị tẩy chay loại trừ, bị bách hại... Trong thế kỷ vừa qua, chúng ta đã thấy rất nhiều, rất nhiều những gì là dã man tàn bạo gây ra cho dân tộc Do Thái, và tất cả chúng ta đều xác tín rằng sự kiện này không còn nữa. Tuy nhiên, ngày nay lại bắt đầu tái diễn thói bách hại người Do Thái. Thưa anh chị em, đó không phải là nhân bản và Kitô giáo. Những người Do Thái là anh em của chúng ta! Không được bách hại họ. Hiểu không?

Những cặp vợ chồng này (như cặp Aquila và Priscilla) chứng tỏ rằng họ có một tấm lòng đầy tin tưởng vào Thiên Chúa và lòng quảng đại đối với người khác, họ có thể giành chỗ cho một người, như họ, đã trải qua thân phận của một kẻ xa lạ. Tính nhạy cảm của họ đã thúc đẩy họ dấn thân thực hiện nghệ thuật tiếp đãi của Kitô giáo (Cf. Romans 12:13; Hebrews 13:2), và mở cửa nhà mình để đón tiếp Thánh Phaolô. Bởi vậy họ chẳng những đón tiếp vị truyền bá phúc âm hóa mà còn cả việc loan báo ngài ấp ủ nơi bản thân của ngài: Phúc Âm của Chúa Kitô là "quyền lực của Thiên Chúa cho phần rỗi của tất cả những ai tin tưởng" (Roma 1:16). Thế là từ lúc ấy, nhà của họ đã được thấm đậm hương thơm của Lời "hằng sống" (Do Thái 4:12), lời làm sinh động các tâm can.

Cặp Aquila và Precilla cũng chia sẻ với sinh hoạt chuyên nghiệp của Thánh Phaolô, đó là nghề làm lều. Thật vậy, Thánh Phaolô đã trân quí công việc tay chân rất nhiều và coi nó đóng vai trò đặc biệt trong chứng từ Kitô giáo (xem 1Corintô 4:12), chưa kể nó còn là đường lối đúng đắn để tự lập mà không trở thành gánh nặng cho người khác (Cf. 1 Thessalonians 2:9; 2 Thessalonians 3:8), hay cho cộng đồng.

Nhà của cặp Aquila và Precilla ở Corintô chẳng những mở cửa cho vị Tông Đồ này mà còn cho anh chị em trong Chúa Kitô nữa. Thật vậy, Thánh Phaolô có thể nói về một cộng đồng qui tụ lại nơi nhà của họ" (1Corintô 16:19), một căn nhà trở thành "một ngôi nhà của Giáo Hội", a "domus ecclesiae", một nơi để lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Ngày nay cũng thế, ở một số xứ sở không có tự do tôn giáo và không có tự do đối với Kitô hữu, thì Kitô hữu qui tụ lại ở một nhà nào đó, một cách kín đáo, để cầu nguyện và cử hành Thánh Thể. Ngày nay cũng còn những ngôi nhà này, những gia đình trở thành đền thờ cho Thánh Thể.

Sau 1 năm rưỡi ở Côrintô, Thánh Phaolô đã rời thành phố đó cùng với Aquila và Prescilla, và dừng lại ở Ephêsô. Ở đó nhà của họ cũng trở thành nơi dạy giáo lý (xem Atcs 18:26). Cuối cùng thì những cặp vợ chồng này trở về Roma và được khen tặng hết lời trong Thư Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Roma. Ngài đầy lòng biết ơn và đã viết như thế về 2 cặp vợ chồng này trong Thư gửi giáo đoàn Roma. Chúng ta hãy nghe: Chào Prisca và Aquila, những người đồng nghiệp của tôi trong Chúa Kitô Giêsu, những con người đã dám liều mình cho sự sống của tôi, những con người mà chẳng những tôi mà còn tất cả các giáo hội của Dân ngoại tỏ lòng tri ân cảm tạ nữa" (16:4). Có biết bao nhiêu là gia đình trong thời gian bách hại đã dám liều mình che đậy thành phần bị bách hại! Đó là mẫu gương tiên khởi trong việc tiếp đãi của gia đình, trong cả những lúc rùng rợn kinh hãi.

Trong số nhiều cộng sự viên của Thánh Phaolô, Aquila và Prescilla nổi bật như là mẫu gương đời sống phối ngẫu biết ý thức dấn thân phục vụ toàn thể cộng đồng Kitô hữu: và họ nhắc nhở chúng ta rằng, nhờ đức tin và việc dấn thân cho việc truyền bá phúc âm hóa của rất nhiều giáo dân, như họ, mà Kitô giáo đã đến với chúng ta. Thật vậy, "để cắm rễ vào mảnh đất của dân chúng, để sâu xa phát triển, thì cần phải có việc dấn thân của rất nhiều gia đình. Thế nhưng, hãy nghĩ rằng ngay từ ban đầu, Kitô giáo đã được rao giảng bởi thành phần giáo dân. Thành phần giáo dân anh chị em, bởi Phép Rửa, cũng có trách nhiệm loan truyền đức tin. Nó là một cuộc dấn thân của rất nhiều gia đình, của những đôi phối ngẫu này, của các cộng đồng Kitô giáo này, của thành phần tín hữu giáo dân đã cống hiến 'mùn đất' cho việc tăng trưởng đức tin" (Benedict XVI, Catechesis, February 7, 2007). Câu này của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tuyệt vời: giáo dân cống hiến 'mùn đất' cho việc tăng trưởng của đức tin.

Chúng ta hãy xin Chúa Cha, Đấng đã chọn để làm cho các cặp vợ chồng trở thành "'pho tượng' thực sống động" của Ngài (Apostolic Exhortation Amoris Laetitia, 11) - Tôi tin rằng có những đôi tân hôn ở đây: hãy lắng nghe ơn gọi của anh chị em, anh chị em cần phải là pho tượng thực sống động - xin Ngài thông ban Thần Linh của Ngài cho tất cả mọi cặp vợ chồng Kitô hữu, để nhờ đó, theo gương của Aquila và Prescilla, họ có thể mở cửa lòng mình cho Chúa Kitô cũng như cho anh chị em, và biến nhà của mình thành giáo hội tại gia. Thật là một ngôn từ tuyệt vời: ngôi nhà là giáo hội tại gia, nơi sống động mối hiệp thông và việc tôn thờ xuất phát từ một đời sống tin cậy mến. Chúng ta cần phải cầu cùng hai vị Thánh này, Thánh Aquila và Presca, để các vị dạy cho gia đình của chúng ta trở nên như các vị: một giáo hội tại gia, nơi có mùn đất cần cho việc tăng trưởng của đức tin.

(Sau Bài Giáo Lý, trong những gì ngài nói, ngài nói đến chuyến tông du sắp tới của ngài như sau:)

Tôi mời gọi tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cho chuyến Tông Du sắp tới của tôi ở Thái Lan (20-23/11) và Nhật Bản (23-26/11/2019), để Chúa ban cho các dân tộc được viếng thăm này dồi dào các tặng ân.

 

https://zenit.org/articles/pope-continues-journey-through-acts-of-apostles-general-audience-full-text/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

 

 

Ngày Thế Giới Người Nghèo

 

Sau lễ bế mạc Năm Thánh 2016, Lễ Chúa Kitô Vua ngày 20/11/2016, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tông Thư Misericordia et Misera: ĐTC Phanxicô - Tông Thư Misericordia et Misera / Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Khổ (xin bấm vào cái link này để xem lại nếu cần), một văn kiện bao gồm 22 đoạn, nhưng ở đoạn 21 ĐTC đã ngỏ ý muốn thiết lập Ngày Thế Giới Các Người Nghèo vào Chúa Nhật 33 Thường Niên để hướng về Lễ Chúa Kitô Vua CN 34 Thường Niên ngay tuần sau đó, Đấng đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết bằng chính đức bác ái yêu thương của từng người đối với thành phần anh chị em hẹn mọn nhất được Người đồng hóa với chính bản thân Người. 

Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ 3 được cử hành chính thức vào Chúa Nhật 33 Thường Niên 17/11/2019. Tuy nhiên, ở Tòa Thánh Vatican, việc cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo kéo dài cả 1 tuần bát nhật, từ Chúa Nhật 32 Thường Niên ngày 10/11 đến hết Chúa Nhật 33 Thường Niên ngày 17/11/2019. Và vào chính ngày 17/11/2019, ĐTC sẽ dùng bữa trưa chung với 1.500 vị khách nghèo được mời đến từ các giáo phận, nhất là GP Roma. ĐTC sẽ cử hành Thánh Lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô với các vị khách nghèo. Và bữa trưa của Ngày Thế Giới Người Nghèo này, ngay sau Thánh Lễ, sẽ diễn ra ở Sảnh Đường Phaolô VI, nơi sẽ biến thành một phòng ăn với 150 bàn, mỗi bàn 10 người.