GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 18

 

Thứ Tư ngày 11/12/2019

 

 

Tông Đồ Phaolô - Thừa Sai Nhân Chứng



Pope Francis at the General Audience of 11 December, 2019.

  Thánh Phaolô chẳng những là một con người truyền bá phúc âm hóa đầy nhiệt huyết, một vị thừa sai can trường giữa dân ngoại, 
vị đã hiến đời mình cho các cộng đoàn Kitô hữu mới, mà còn là một chứng nhân khổ đau của Đấng Phục Sinh  



Tử đạo là khí thở của đời sống Kitô hữu, của cộng đồng Kitô hữu. Sẽ luôn có các vị tử đạo ở giữa chúng ta: 
đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang theo đuổi đường lối của Chúa Giêsu. 
Đó là một phúc lành của Chúa, để trong Dân Chúa, mới có những con người nam nữ cống hiến chứng từ tử đạo ấy.  

Pope Francis greets religious sisters at a general audience Oct. 30, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

Thánh Phaolô dạy cho chúng ta về sự kiên trì trong các cơn gian nan khốn khó, và khả năng nhìn ngắm tất cả mọi sự bằng con mắt đức tin. 


Xin chào anh chị em thân mến,

Cuộc hành trình của Phúc Âm tiếp tục diễn ra trên thế giới qua việc đọc Sách Tông Vụ, và ấn tín đau khổ càng ngày càng đánh dấu chứng từ của Thánh Phaolô. Tuy nhiên, đó là những gì gia tăng qua giòng thời gian nơi cuộc đời của Thánh Phaolô. Thánh Phaolô chẳng những là một con người truyền bá phúc âm hóa đầy nhiệt huyết, một vị thừa sai can trường giữa dân ngoại, vị đã hiến đời mình cho các cộng đoàn Kitô hữu mới, mà còn là một chứng nhân khổ đau của Đấng Phục Sinh (Cf. Acts 9:15-16).

Việc vị Tông đồ này đến Jerusalem, được nhắc đến ở đoạn 21 Sách Tông Vụ, vì ngài mà đã nổ ra một trận thù ghét dữ dội; họ trách móc ngài rằng: "Hắn là một tên bách hại! Đừng tin hắn!" Thành Jerusalem cũng là một thành hận thù đối với Thánh Phaolô, như đã từng xẩy ra cho Chúa Giêsu. Khi đến Đền thờ, thánh nhân được nhận diện; ngài đã bị lôi ra ngoài để chịu hành hạ và đã được giải cứu một cách cực kỳ khó khăn bi những người lính Roma. Bị tố cáo là giảng dạy chống lại Lề Luật và Đền Thờ, ngài đã b tống giam và bắt đầu cuộc hành trình của một tù nhân, đầu tiên là ở trước Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, sau đó ở trước vị Tổng Trấn Roma ở Caesarea và sau cùng  ở trước Vua Agrippa. Thánh Luca cho thấy cái giống nhau giữa Thánh Phaolô và Chúa Giêsu, ở chỗ cả hai đều bị thành phần đối phương hận ghét, đều bị công khai tố cáo và đều được công nhận là vô tội bởi thành phầm Thẩm Quyền của đế quốc, và vì thế Thánh Phaolô được liên kết với Cuộc Khổ Nạn của Thày mình, và cuộc khổ nạn của ngài trở nên một thứ Phúc Âm sống động. Tôi đã đến từ Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi mà sáng hôm nay tôi đã có một cuộc gặp gỡ sớm hơn với phái đoàn hành hương Ukraine đến từ một giáo phận của Ukraine. Những con người này đã bị bách hại chừng nào; họ đã chịu khổ vì Phúc Âm biết bao! Tuy nhiên, họ không thương lượng đức tin. Họ là một tấm gương. Ngày nay, nhiều Kitô hữu trên thế giới này, ở Âu Châu, đang bị bách hại và hiến mạng sống mình vì đức tin, hay bị bách hại bằng những đôi găng tay mầu trắng, tức là bị tẩy chay, bị loại trừ.... Tử đạo là khí thở của đời sống Kitô hữu, của cộng đồng Kitô hữu. Sẽ luôn có các vị tử đạo ở giữa chúng ta: đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang theo đuổi đường lối của Chúa Giêsu. Đó là một phúc lành của Chúa, để trong Dân Chúa, mới có những con người nam nữ cống hiến chứng từ tử đạo ấy.

Thánh Phaolô được kêu gọi đệ tự vệ trước những lời tố cáo, và cuối cùng, trước sự hiện diện của Vua Agrippa II, lời biện hộ của ngài biến thành một chứng từ đức tin hiệu năng (Cf. Acts 26:1-23). Vậy Thánh Phaolô thuật lại việc ngài trở lại, ở chỗ Chúa Kitô Phục Sinh đã biến ngài thành Kitô hữu và đã ủy thác cho ngài sứ vụ giữa Dân Ngoại, "để họ có thể quay về từ tối tăm đến ánh sáng, và từ quyền lực của Satan đến Thiên Chúa, nhờ đó họ lãnh nhận ơn tha thứ tội lỗi của họ và có được một nơi giữa những ai được thánh hóa bởi đức tin" trong Chúa Kitô (câu 18). Thánh Phaolô đã chấp nhận trách nhiệm này và đã không thực hiện gì khác ngoài việc chứng tỏ cho thấy các vị tiên tri và Moisen đã loan báo những gì bấy giờ ngài loan báo: "đó là Chúa Kitô cần phải chịu khổ, và vì là người đầu tiên sống lại từ trong kẻ chết mà ngài sẽ loan chiếu ánh sáng cho cả dân chúng lẫn các Dân Ngoại" (câu 23). 

Chứng từ nhiệt liệt của Thánh Phaolô đã đánh động lòng của Vua Agrippa, vị chỉ còn thiếu một tác động quyết liệt nữa thôi. Nhà Vua đã nói như thế này: "Trong khoảnh khắc ngươi có nghĩ rằng ngươi tưởng làm cho ta thành một tín đồ Kitô giáo!" (câu 28). Thánh Phaolô được tuyên bố là vô tội, thế nhưng ngài không thể được thả ra, vì ngài nại đến hoàng đế Cesa. Vậy là cuộc hành trình không ngừng nghỉ của Lời Chúa tiếp tục đến Roma. Thánh Phaolô, trong xiềng xích, sẽ kết thúc ở Roma ấy.

Từ đó trở đi, hình ảnh về Thánh Phaolô là hình ảnh về một tù nhân mà xiềng xích là dấu hiệu lòng của ngài trung thành với Phúc Âm, cũng là dấu hiệu cho thấy chứng từ về Đấng Phục Sinh. Các thứ xiềng xích chắc chắn là một thứ thử thách đối với vị Tông Đồ này, vị ở trước con mắt của thế giới là một "tử tội" (2Timothêu 2:9). Tuy nhiên, tình yêu của ngài đối với Chúa Kitô mãnh liệt đến độ ngay cả xiếng xích này cũng được nhìn bằng con mắt đức tin; đối với Thánh Phaolô thì đức tin này không phải là "một thứ lý thuyết, một ý kiến về Thiên Chúa và về thế giới này", mà là "tác dụng của tình yêu Thiên Chúa nơi cõi lòng của ngài, [...] nó là tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô" (Benedict XVI, Homily on the Occasion of the Pauline Year, June 28, 2008). 

Anh chị em thân mến, Thánh Phaolô dạy cho chúng ta về sự kiên trì trong các cơn gian nan khốn khó, và khả năng nhìn ngắm tất cả mọi sự bằng con mắt đức tin. Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của vị Tông Đồ này, tái sinh động đức tin của chúng ta, và giúp chúng ta trung thành cho đến cùng với ơn gọi của chúng ta là thành phần Kitô hữu, thành phần môn đệ của Chúa, là các nhà thừa sai.


https://zenit.org/articles/general-audience-st-paul-suffering-witness-of-risen-one-full-text/  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu