GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 3

 

Thánh Thần Hiện Xuống

 

Thứ Tư ngày 19/6/2019

 

Pope greets pilgrims in sunny St. Peter's Square

"Thánh Linh không chỉ biểu lộ Chính Mình bằng một hòa tấu các thứ âm thanh tạo nên mối hiệp nhất và làm nên tính cách đạ dạng một cách hòa hợp, Ngài còn tỏ Chính Mình như là một vị nhạc trưởng của một cuộc hòa nhạc tấu lên những lời chúc tụng 'các công việc vĩ đại' của Thiên Chúa".

Pope Francis greets pilgrims in St. Peter's Square June 19, 2019. Credit: Daniel Ibañez/CNA.

"Thánh Linh là vị sáng tạo nên mối hiệp thông, là nghệ gia của việc hòa giải,

Đấng biết cách loại bỏ những cản trở giữa người Do Thái và người Hy Lạp, thành phần nô lệ và thành phần tự do, để làm nên một thân thể duy nhất"

"Vị Thần Linh này hoạt động bằng việc thu hút thần linh, ở chỗ, Thiên Chúa lôi kéo chúng ta bằng tình yêu của Ngài,

nhờ đó, cho chúng ta tham phần vào việc chuyển vận lịch sử và những tiến trình khởi động giúp cho sự sống mới được ngấm qua"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

50 ngày sau Lễ Phục Sinh, ở căn phòng tiệc ly bấy giờ là nhà của mình, và là nơi có cả sự hiện diện của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, một yếu tố liên kết, các vị Tông Đồ đã trải qua một biến cố vượt quá niềm mong đợi của các vị. Các vị đã qui tụ lại để nguyện cầu - cầu nguyện là "buồng phổi" cung cấp hơi thở cho thành phần môn đệ ở mọi thời đại, không cầu nguyện không thể nào là môn đệ của Chúa Giêsu, không cầu nguyện chúng ta không thể nào là người Kitô hữu! Cầu nguyện là khí thở, là buồng phổi của đời sống Kitô hữu - các vị bàng hoàng bỡ ngỡ trước việc xâm nhập của Thiên Chúa. Nó là một thứ xâm nhập không chấp nhận tình trạng khép kín: nó mở toang cửa ra bằng quyền lực của một thứ luồng gió gợi nhớ đến ruah, tức đến hơi thở từ khởi nguyên, và làm trọn lời Chúa Kitô Phục Sinh hứa về "quyền năng" trước khi Người rời họ mà lên trời (xem Tông Vụ 1:8).

Đột nhiên "có một tiếng vang như luồng gió mạnh từ trời tràn vào đầy cả ngôi nhà là nơi các vị đang ở" (Tông Vụ 2:2). Luồng gió này bấy giờ lại được liên kết với ngọn lửa gợi lại hình ảnh bụi gai bốc cháy và Núi Sinai, liên quan đến tặng ân 10 điều răn (xem Xuất Hành 19:16-19). Theo truyền thống Thánh Kinh thì lửa là những gì đi kèm với việc tỏ hiện của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban truyền lời hằng sống và nung nấu của Ngài bằng lửa (xem Do Thái 4:12), lời hướng tới tương lai; lửa diễn tả một cách biểu hiệu công việc Ngài làm cho các tấm lòng được nồng ấm, rạng ngời và thấm nhập khôn ngoan, diễn tả việc chăm sóc của Ngài để lộ ra tính cách kháng cự nơi hoạt động của con người, để thanh tẩy chúng và để tái hồi sinh chúng.

Nếu ở Núi Sinai tiếng của Thiên Chúa đã vang ra, thì ở Giêrusalem, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô đã lên tiếng nói, tảng đá được Chúa Kitô chọn để xây dựng Hội Thánh của Người. Cho dù lời của ngài thì yếu, và thậm chí còn có khả năng chối bỏ Chúa, nhưng khi được lửa Thần Linh thấm vào thì nó có được một quyền lực, có thể xuyên thấu tâm can và gây tác động hoán cải. Thật vậy, Thiên Chúa chọn những gì là yếu kém trên thế gian này để làm cho những kẻ hùng mạnh phải hổ thẹn (xem 1Corinto 1:27).

Giáo Hội như thế là được hạ sinh bởi lửa tình yêu, và bởi một thứ "lửa" phát ra vào ngày lễ Ngũ Tuần, và bộc lộ quyền năng của Lời Đấng Phục Sinh thấm đẫm Thánh Linh. Giao Ước mới và tối hậu này được đặt nền tảng không còn trên một thứ luật thành văn trên các bia đá, mà là trên tác động của Thần Linh Thiên Chúa, Đấng canh tân lại tất cả mọi sự, và được ghi khắc vào những con tim bằng thịt.

Lời của các vị Tông Đồ được thấm đậm vị Thần Linh của Chúa Kitô Phục Sinh và trở thành một thứ ngôn từ mới, một thứ ngôn từ dầu sao vẫn có thể hiểu được, như thể nó được chuyển dịch cùng một lúc thành tất cả các ngôn ngữ. Thật thế: "mỗi người đều nghe thấy ngôn ngữ của mình vang lên" (Tông Vụ 2:6). Đó là thứ ngôn từ của chân lý và yêu thương, một thứ ngôn từ phổ cập: thậm chí ngay cả kẻ mù chữ cũng có thể hiểu được. Hết mọi người đều hiểu được thứ ngôn từ chân lý và yêu thương này. Nếu các bạn theo chân lý của lòng mình một cách chân thành, thì các bạn sẽ thể hiện yêu thương, và hết mọi người sẽ hiểu được các bạn. Ngay cả khi các bạn không thể nói, nhưng bằng việc quan tâm chăm sóc thì đó là những gì chân thật và yêu thương vậy.

Thánh Linh không chỉ biểu lộ Chính Mình bằng một hòa tấu các thứ âm thanh tạo nên mối hiệp nhất và làm nên tính cách đạ dạng một cách hòa hợp, Ngài còn tỏ Chính Mình như là một vị nhạc trưởng của một cuộc hòa nhạc tấu lên những lời chúc tụng "các công việc vĩ đại" của Thiên Chúa. Thánh Linh là vị sáng tạo nên mối hiệp thông, là nghệ gia của việc hòa giải, Đấng biết cách loại bỏ những cản trở giữa người Do Thái và người Hy Lạp, thành phần nô lệ và thành phần tự do, để làm nên một thân thể duy nhất. Ngài xây dựng cộng đồng các tín hữu, làm cho thân thể cùng với đa chi thể được hòa hợp nên một. Ngài làm cho Giáo Hội tăng trưởng bằng việc giúp Giáo Hội vượt lên trên những gì con người hạn hữu, tội lỗi cũng như bất cứ gương mù gương xấu tệ hại nào. 

Sự lạ lùng diệu kỳ này cao cả lớn lao đến độ người ta cho rằng những con người ấy đầy rượu rồi. Bấy giờ Thánh Phêrô đại diện cho tất cả các Tông Đồ lên tiếng và lập lại biến cố ấy theo ý nghĩa của Tiên Tri Joel 3, vị đã loan báo về một thứ tuôn đổ mới Thánh Linh. Thành phần môn đồ của Chúa Giêsu không bị say xỉn đâu, mà các vị đang sống những gì được Thánh Ambrosio cho như là "thứ chất ngất say sưa Thần Linh", một thứ say sưa làm bừng lên việc ngôn sứ ở giữa dân Chúa bằng các giấc mộng và những thị kiến. Tặng ân ngôn sứ này không chỉ được giành riêng cho một số ít, mà là cho tất cả những ai kêu cầu danh Chúa.

Từ bấy giờ trở đi, từ giấy phút ấy, Vị Thần Linh của Thiên Chúa tác động các tâm hồn đón nhận ơn cứu chuộc nhờ một Con Người là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã bị con người đóng đanh vào cây gỗ thập tự giá, và là Đấng Thiên Chúa đã cho sống lại từ trong kẻ chết, "giải phóng Người khỏi tình trạng thống khổ của sự chết" (Tông Vụ 2:24). Và Ngài đã phát tỏa Vị Thần Linh làm hòa tấu lời chục tụng đa âm tất cả mọi người đều có thể nghe thấu này. Như Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói: "Lễ Hiện Xuống là như thế này, đó là Chúa Giêsu, và qua Người, chính Thiên Chúa, thực sự đến với chúng ta và lôi kéo chúng ta về với Ngài" (Bài Giảng ngày 3/6/2006). Vị Thần Linh này hoạt động bằng việc thu hút thần linh, ở chỗ, Thiên Chúa lôi kéo chúng ta bằng tình yêu của Ngài, nhờ đó, cho chúng ta tham phần vào việc chuyển vận lịch sử và những tiến trình khởi động giúp cho sự sống mới được ngấm qua. Thật vậy, chỉ có Vị Thần Linh của Thiên Chúa này mới có quyền năng nhân bản hóahuynh đệ hóa hết mọi môi trường, khởi đi từ những ai đón nhận Ngài.

Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta cảm nghiệm được một Lễ Hiện Xuống mới, một lễ mở lòng của chúng ta ra và hòa hợp các cảm thức của chúng ta với những cảm thức của Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta mới có thể không e ngại trong việc loan báo lời biến đổi của Người, và làm chứng cho một thứ quyền năng yêu thương, để sống với tất cả những gì được quyền năng yêu thương này gặp gỡ.

 

https://zenit.org/articles/holy-father-continues-catechesis-on-acts-of-the-apostles-at-general-audience/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu