GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 

Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 6

 

Mối Hiệp Thông Huynh Đệ

 

Thứ Tư ngày 21/8/2019

 

Pope Francis during his weekly General Audience

Cộng đồng Kitô hữu được xuất phát từ việc tuôn đổ tràn đầy Thánh Linh và tăng trưởng nhờ ‘men’ chia sẻ giữa anh chị em trong Chúa Kitô.

Có một động cơ của tình liên kết xây dựng Giáo Hội như là gia đình của Chúa, nơi lấy koinonia - mối hiệp thông làm trọng tâm.

Pope Francis arrives for the Wednesday General Audience

Kitô hữu cảm thấy một đường lối mới hiện hữu giữa họ với nhau, đường lối tác hành mới. Và đó là đường lối của Kitô hữu,

cho đến độ dân ngoại nhìn thấy Kitô hữu như thế đã phải thốt lên rằng: “Kìa xem họ yêu thương nhau biết bao!” Yêu thương đã là đường lối ấy.

Giả hình là kẻ thú tệ hại nhất của cộng đồng Kitô hữu này, của tình yêu Kitô giáo, ở chỗ giả bộ yêu thương nhau mà thật ra chỉ tìm kiếm tư lợi của mình.

Thật vậy, việc thiếu chân thành trong việc chia sẻ, hay thiếu chân thành trong việc yêu thương,

tức là việc vun trồng tính cách giả hình, việc tách mình khỏi sự thật, việc trở thành vị kỷ, việc dập tắt đi ngọn lửa hiệp thông và biến mình thành cái lạnh giá của cái chết nội tâm.

Pope Francis at the general audience in Paul VI Hall Aug. 21, 2019. Credit: Daniel Ibáñez/CNA

Có rất nhiều khách du lịch trong Giáo Hội, những con người băng ngang qua Giáo Hội chứ không bao giờ tiến vào Giáo Hội:

đó là một chủ nghĩa du lịch thiêng liêng khiến họ tin rằng họ là Kitô hữu, trong khi họ chỉ là thành phần du lịch đến từ những hầm mộ.

Không, chúng ta không được là thành phần du lịch trong Giáo Hội, mà là anh chị em với nhau.

 

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Cộng đồng Kitô hữu được xuất phát từ việc tuôn đổ tràn đầy Thánh Linh và tăng trưởng nhờ ‘men’ chia sẻ giữa anh chị em trong Chúa Kitô. Có một động cơ của tình liên kết xây dựng Giáo Hội như là gia đình của Chúa, nơi lấy koinonia - mối hiệp thông làm trọng tâm. Như thế có nghĩa là gì, cái từ ngữ lạ này? Nó là tiếng Hy Lạp, nghĩa là “bỏ chung”, “làm của chung” để trở thành một cộng đồng, chứ không cô lập. Đó là kinh nghiệm của cộng động Kitô hữu nguyên thủy, tức là “chia sẻ”, “thông truyền”, “tham dự”, không tự mình cô lập. Giáo Hội, như nguồn gốc của mình, mối hiệp thông này, cộng đồng này, trên hết qui về việc tham phần vào Mình và Máu Chúa Kitô. Chúng ta tham dự vào mối hiệp thông với Chúa Giêsu và từ mối hiệp thông này với Chúa Giêsu, chúng ta tiến đến chỗ hiệp thông với anh chị em của chúng ta. Và mối hiệp thông này với Mình và Máu Chúa Kitô, trong Thánh Lễ, chuyển thành mối hiệp nhất huynh đệ, vì thế cũng thành những gì khó khăn nhất đối với chúng ta, ở chỗ đóng góp sản vật cùng thu góp tiền bạc cho Giáo Hội Mẹ ở Giêrusalem (Rom 12:13 ; 2 Cor 8–9), cũng như cho các Giáo Hội khác. Nếu anh chị em muốn biết mình có phải là Kitô hữu tốt lành hay chăng thì anh chị em cần phải cầu nguyện, cố gắng tiến đến chỗ hiệp thông và với bí tích hòa giải. Thế nhưng dấu hiệu cho thấy lòng hoán cải của anh chị em đó là lúc việc hoán cải này đồng thời cũng liên hệ đến túi tiền, đụng chạm tới tư lợi của mình: đó là khi chúng ta thấy ai đó tỏ lòng quảng đại với người khác, giúp đỡ thành phần yếu kém nhất, thành phần bần cùng nhất: Khi việc hoán cải tiến tới chỗ ấy thì anh chị em mới nắm chắc được đó là một việc hoán cải thực sự. Nếu nó chỉ bằng lời nói thì không phải là việc hoàn cải tốt đẹp.

Đời sống Thánh Thể, việc nguyện cầu, việc giảng dạy của các Tông Đồ và cảm nghiệm hiệp thông (Tông Vụ 2:42), biến tín hữu nên một thành phần dân đông đảo, thành phần – như Sách Tông Vụ diễn tả - “đồng lòng nhất trí” và “họ không lấy làm của riêng những gì họ có, của cải của họ, mà giữ hết mọi sự làm của chung” (Tông Vụ 4:32). Đó là một mẫu sống mãnh liệt giúp chúng ta trở nên quảng đại mà không kiệt quệ. Đó là lý do “giữa họ không có ai phải túng thiếu. Vì những người làm chủ đất đai hay nhà cửa, thì bán đi và đem giá cả các vật bán được 35 mà đặt dưới chân các tông đồ, để phân phát cho mỗi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình” (Tông V ụ 4:34-35). Giáo Hội luôn có cử chỉ này nơi thành phần Kitô hữu tước bỏ bản thân mình khỏi những gì họ có, cả những điều không cần, để cống hiến cho những ai thiếu thốn. Chẳng những tiền bạc mà còn cả thời giờ nữa.

Biết bao nhiêu là Kitô hữu - chẳng hạn anh chị em ở Ý đây - biết bao nhiêu là Kitô hữu tình nguyện viên! Tuyệt vời! Đó là hiệp thong, khi chia sẻ thời giờ với người khác, trong việc giúp đáp những ai đang cần. Việc tự nguyện này, các việc bác ái, những lần viếng thăm người bệnh. Người ta bao giờ cũng luôn phải chia sẻ với người khác, chứ đừng chỉ tìm kiếm tự lợi của mình.

Cộng đồng này, hay mối hiệp thông, nhờ đó trở thành mối liên hệ mới giữa thành phần môn đệ của Chúa. Kitô hữu cảm thấy một đường lối mới hiện hữu giữa họ với nhau, đường lối tác hành mới. Và đó là đường lối của Kitô hữu, cho đến độ dân ngoại nhìn thấy Kitô hữu như thế đã phải thốt lên rằng: “Kìa xem họ yêu thương nhau biết bao!” Yêu thương đã là đường lối ấy. Thế nhưng không phải là thứ yêu thương bằng ngôn từ, thứ yêu thương giả tạo, mà là yêu thương bằng việc làm, mà là giúp đỡ lẫn nhau, một thứ yêu thương cụ thể, những gì là cụ thể của yêu thương. Mối liên hệ với Chúa Kitô thiết lập nên mối liên hệ giữa anh em cùng chiều hướng và cũng thể hiện mình nơi việc góp lại các sản vật thể lý. Phải, đó là đường lối sống chung, đường lối yêu thương, đụng chạm tới túi tiền, không còn bị trở ngại trong việc cống hiến tiền bạc cho người khác, và bấy giờ tầm mắt vượt ra ngoài tư lợi của mình. Việc làm phần tử thuộc Thân Mình của Chúa Kitô khiến thành phần tín hữu đồng trách nhiệm với nhau. Việc trở nên thành phần tín hữu trong Chúa Giêsu khiến tất cả chúng ta có đồng trách nhiệm với nhau. “Thế nhưng, coi kẻ ấy kìa, vấn đề của họ là: tôi chẳng cần biết…” Không, trong Kitô hữu, chúng ta không thể nói như thế, chúng ta không thể chỉ biết nói: “Tội nghiệp, họ bị trục trặc trong gia đình, họ đang trải qua cơn khốn khó ấy trong gia đình”. Tôi cần phải cầu nguyện, tôi cần phải quan tâm, tôi không thể tỏ ra lãnh đạm dửng dưng”. Đó là việc làm Kitô hữu.

Đó là lý do tại sao việc mạnh mẽ hỗ trợ kẻ yếu kém (Roma 15:1) và không ai cảm thấy dửng dưng lạnh lùng là thái độ coi thường và méo mó phẩm giá con người, vì họ sống cảm thức cộng đồng ấy, ở chỗ có tấm lòng chung. Họ yêu thương nhau. Được tỏ ra bằng tình yêu thương cụ thể. Thánh Giacôbê, Phêrô và Gioan, 3 vị Tông Đồ như “cột trụ” của Giáo Hội ở Giêrusalem, thiết lập đường lối hiệp thông đó là Thánh Phaolô và Barnaba truyền bá phúc âm hóa dân ngoại, còn các vị truyền bá phúc âm hóa dân Do Thái, và chỉ xin, Thánh Phaolô và Barnabas, một điều kiện đó là đừng quên người nghèo, hãy nhớ đến người nghèo (Galata 2:9-10). Chẳng những người nghèo về thể lý mà còn về tâm linh nữa, thành phần có vấn đề và cần đến việc gần gũi kề cận của chúng ta. Kitô hữu bao giờ cũng khởi đi từ chính bản thân mình, từ cõi lòng của mình, mà tiến đến với người khác, như Chúa Giêsu đã tiến đến với chúng ta. Đó là cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Một mẫu gương cụ thể của việc chia sẻ và hiệp thông về sản vật hiện lên trước mắt chúng ta ở nơi chứng từ của Barnaba, người có một thửa ruộng đã mang bán đi để trao nộp cho các vị tông đồ (Tông Vụ 4:36-37). Thế nhưng, song song với tấm gương tích cực của Barnaba là một tấm gương khác hiện lên một cách thảm thương, đó là Ananias cùng với vợ mình là Sapphira, đã bán đi một mảnh đất, để cống hiến chỉ một phần cho các Tông Đồ và giữ lại cho mình phần còn lại (Tông Vụ 5:1-2). Việc gian lận này làm gián đoạn mất sợi giây tự nguyện chia sẻ, việc chia sẻ thanh thản, vô vị lợi. Hậu quả xẩy ra thật là thê thảm đó là chết chóc (Tông Vụ 5:5,10). Tông Đồ Phêrô đã phơi bày việc thiếu chân thực của Ananias và vợ hắn mà nói với hắn rằng: "Ananya, làm sao Satan đã lấp đầy lòng ngươi, làm ngươi dối trá với cả Thánh Thần, mà khấu trừ giấu đi một phần giá đất? 4 Của còn, là còn cho ngươ; có bán đi, ngươi vẫn tự quyền xử định! Hà tất ngươi phải bận tâm bày ra chuyện này? Không phải ngươi đã dối người ta đâu, mà là với Thiên Chúa" (Tông Vụ 5:3-4). Chúng ta có thể nói rằng Ananias đã đối trá với Thiên Chúa theo lương tâm bị cô lập của mình, theo một thứ lương tâm giả hình, đó là vì một thứ thuộc về giáo hội có tính cách “thương thảo”, bán phần và thời cơ. Giả hình là kẻ thú tệ hại nhất của cộng đồng Kitô hữu này, của tình yêu Kitô giáo, ở chỗ giả bộ yêu thương nhau mà thật ra chỉ tìm kiếm tư lợi của mình. Thật vậy, việc thiếu chân thành trong việc chia sẻ, hay thiếu chân thành trong việc yêu thương, tức là việc vun trồng tính cách giả hình, việc tách mình khỏi sự thật, việc trở thành vị kỷ, việc dập tắt đi ngọn lửa hiệp thông và biến mình thành cái lạnh giá của cái chết nội tâm.

Những ai tác hành như vậy là thành phần du lịch tham quan Giáo Hội vậy thôi. Có rất nhiều khách du lịch trong Giáo Hội, những con người băng ngang qua Giáo Hội chứ không bao giờ tiến vào Giáo Hội: đó là một chủ nghĩa du lịch thiêng liêng khiến họ tin rằng họ là Kitô hữu, trong khi họ chỉ là thành phần du lịch đến từ những hầm mộ. Không, chúng ta không được là thành phần du lịch trong Giáo Hội, mà là anh chị em với nhau. Một cuộc sống chỉ nhắm đến lợi lộc và lợi dụng cơ hội bất chấp kẻ khác bị thiệt thòi, thì không thể nào thoát được tình trạng chết chóc nội tâm. Vậy có bao nhiêu người nói rằng họ gần gữi với Giáo Hội, là bạn hữu của các vị linh mục, giám mục, trong khi họ chỉ tìm kiếm tự lợi của họ. Đó là những con người giả hình chỉ phá hoại Giáo Hội!

Xin Chúa – tôi xin cho tất cả chúng ta – tuôn đổ xuống trên chúng ta Thần Linh dịu dàng của Ngài, một Thần Linh chế ngự tất cả mọi thứ giả hình và làm lan tỏa một sự thật nuôi dưỡng tình liên kết Kitô giáo, một tình liên kết, khác với hoạt động trợ giúp xã hội, là một thể hiện bất khả tách lìa với bản chất Giáo Hội, một người mẹ dịu hiền của tất cả mọi người, nhất là của những ai nghèo khổ nhất.

https://zenit.org/articles/popes-general-audience-full-text-on-the-acts-of-the-apostles-432-35/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo những chỗ tự nhấn mạnh bằng mầu