GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2018
ĐTC PHANXICÔ
NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXXIV - 2019
Ở PANAMA TRUNG MỸ CHÂU
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch
Lịch Trình
Wednesday, 23 January 2019
ROME-PANAMA
9:35 | Departure by air from Rome/Fiumicino for Panama |
Greeting to journalists on the flight to Panama | |
16:30 | Arrival at Tocumen International Airport in Panama |
Official welcome | |
16:50 | Transfer to the Apostolic Nunciature |
Thursday, 24 January 2019
PANAMA
9:45 | Welcome ceremony at the main entrance of Palacio de las Garzas – Presidency of the Republic |
Courtesy visit to the President of the Republic in Palacio de las Garzas – Presidency of the Republic | |
10:40 | Meeting with the Authorities, with the Diplomatic Corps and with Representatives of Society in Palacio Bolivar– Ministry of Foreign Affairs |
11:15 | Meeting with central american Bishops in the Church of San Francisco de Asis |
17:30 | Welcome ceremony and opening of WYD at Campo Santa Maria la Antigua – Cinta Costera |
Friday, 25 January 2019
PANAMA
10:30 | Penitential liturgy with young detainees in the Centro de Cumplimiento de Menores Las Garzas de Pacora |
11:50 | Transfer by helicopter to the Apostolic Nunciature |
17:30 | Via Crucis with young people at Campo Santa Maria la Antigua – Cinta Costera |
Saturday, 26 January 2019
PANAMA
9:15 | Holy Mass with the dedication of the altar of the Cathedral Basilica of Santa Maria la Antigua with priests, consecrated persons and lay movements |
12:15 | Lunch with young people in the San José Major Seminary |
18:30 | Vigil with young people at Campo San Juan Pablo II – Metro Park |
Sunday, 27 January 2019
PANAMA-ROME
8:00 | Holy Mass for World Youth Day at Campo San Juan Pablo II – Metro Park |
10:45 | Visit to the Casa Hogar del Buen Samaritano |
Angelus | |
16:30 | Meeting with the WYD volunteers in the Rommel Fernandez Stadium |
18:00 | Farewell ceremony at Panama International Airport |
18:15 | Departure by air for Rome |
Monday, 28 January 2019
PANAMA-ROME
11:50 | Arrival at Rome-Ciampino International Airport |
______________
|
||
Rome: | +1h UTC | |
Panama: |
- 5h UTC |
Chiều Tối Thứ Năm 24/1/2019
Huấn Từ Khai Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới
ở Santa Marta La Antigua Field in Panama City
Chào các bạn trẻ thân mến!
...........
Tôi nhớ là ở Krakow có mấy người hỏi tôi rằng tôi có đến Panama hay chăng, và tôi đã nói với họ "Tôi không biết, thế nhưng chắc chắn là Phêrô sẽ ở đó. Phêrô sẽ ở đó". Hôm nay tôi hân hoan nói cùng các bạn rằng Phêrô đang ở với các bạn, để cử hành và canh tân các bạn trong đức tin và niềm hy vọng. Phêrô và Giáo Hội cùng bước đi với các bạn, và tôi muốn nói cùng các bạn là đừng sợ, hãy tiến lên bằng cùng một nghị lực liên lỉ là những gì làm cho chúng ta hạnh phúc hơn và sẵn sàng hơn, trở thành các chứng nhân hơn nữa cho Phúc Âm. Hãy tiến lên, chứ đừng tạo nên một Giáo Hội song song cho nó "vui / fun" hơn và "hết xẩy / cool" hơn, nhờ biến cố giới trẻ theo thị hiếu, như thể đó là tất cả những gì các bạn cần thiết hay mong muốn. Cách suy nghĩ ấy không trân trọng cả các bạn lẫn tất cả những gì Thần Linh đang nói qua các bạn.
Không phải vậy đâu! Cùng với các bạn, chúng ta muốn tái khám phá và tái phát lên cái mới mẻ và trẻ trung liên lỉ của Giáo Hội, hướng bản thân chúng ta về một Lễ Hiện Xuống mới (cf. SYNOD ON YOUNG PEOPLE, Final Document, 60). Như chúng ta đã trải nghiệm trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới, điều này chỉ có thể xẩy ra nếu chúng ta, nhờ lắng nghe và chia sẻ, phấn khích nhau cứ tiến bước và làm chứng bằng việc loan truyền Chúa qua việc phục vụ anh chị em của chúng ta và là việc phục vụ cụ thể nhau.
................
Các bạn dạy cho chúng tôi là việc gặp gỡ nhau không có nghĩa là có cái nhìn giống nhau, hay nghĩ tưởng cùng một cách thức, hoặc cùng làm các điều tương tự, nghe cùng một thứ nhạc, hay mặc cùng thứ áo nịt len banh chộp. Không, không phải là tất cả những cái ấy... Văn hóa gặp gỡ là một lời mời gọi chúng ta dám bảo tồn một giấc mơ chung. Phải, một giấc mơ cao cả, một giấc mơ có chỗ cho hết mọi người. Giấc mơ mà Chúa Giêsu đã hiến mình trên thập tự giá, giấc mơ mà Thánh Linh đã được tuôn đổ vào ngày Lễ Ngũ Tuần và đã mang lửa đến cho cõi lòng của hết mọi người nam nữ, trong lòng các bạn cũng như trong lòng tôi, với hy vọng tìm được chỗ để gia tăng và triển nở. Một giấc mở mang tên Giêsu được Cha gieo vãi với niềm tin rằng giấc mơ này sẽ gia tăng và sống động nơi hết mọi tâm hồn. Một giấc mơ tuôn trào khắp tim mạch của chúng ta, làm cho cõi lòng của chúng ta rạo rực và khiến chúng nhẩy múa lên bất cứ khi nào chúng ta nghe thấy lệnh truyền là 'các con hãy yêu thương nhau; như Thày đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy. Cứ dấu này tất cả mọi người sẽ nhận biết rằng các con là môn đệ của Thày, đó là các con yêu thương nhau" (Gioan 13:34-35).
Có một thánh nhân ở những miền đất này đã thích nói rằng "Kitô giáo không phải là một tổng hợp các thứ chân lý cần phải tin tưởng, các thứ luật lệ cần phải tuân theo, hay các thứ cấm đoán. Nếu quan niệm như thế thì Kitô giáo khiến chúng ta cảm thấy chán ngán. Kitô giáo là một ngôi vị yêu thương chúng ta vô vàn, Đấng cần đến và muốn xin tình yêu của chúng ta. Kitô giáo là Chúa Kitô" (cf. Saint Oscar Romero, Homily, 6 November 1977). Đó là ý nghĩa việc theo đuổi giấc mơ mà Người đã hiến mạng sống của Người: hãy yêu thương bằng chính tình yêu Người đã yêu thương chúng ta.
..................
Các bạn trẻ thân mến, cái thành quả tràn đầy hy vọng nhất của Ngày này sẽ không phải là một văn kiện đúc kết, một bức thư chung hay một chương trình cần phải thực hiện. Cái thành quả tràn đầy hy vọng nhất của cuộc gặp gỡ này sẽ là dung nhan của các bạn và là một lời cầu nguyện. Mỗi một người trong các bạn sẽ trở về với một năng lực mới xuất phát từ mọi cuộc gặp gỡ với nhau và với Chúa. Các bạn sẽ trở về được tràn đầy Thánh Linh để các bạn có thể vui sống và bảo tồn giấc mơ làm cho chúng ta là anh chị em với nhau, và là giấc mơ chúng ta không được để bị nguôn ngoai đi giữa lòng thế giới của chúng ta. Bất cứ chúng ta ở đâu và bất cứ chúng ta làm gì, chúng ta có thể nhìn lên mà nói: "Lạy Chúa, xin dạy cho con biết yêu thương như Chúa đã thương yêu chúng con". Các bạn có thể lập lại những lời đó với tôi không? "Lạy Chúa, xin dạy cho con biết yêu thương như Chúa đã thương yêu chúng con".
................
Mời xem video về tất cả biến cố khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXIV - 2019
Welcome ceremony and opening of WYD Sáng Thứ Sáu 25/1/2019 Bài Giảng cho Nghi Thức Thống Hối ở Centro de Cumplimiento de Menores Las Garzas de Pacora
ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm giới trẻ tù tội và cử hành nghi thức thống hối với 450 em, sau đó ngài giải tội cho 5 người trong họ, 4 nam và 1 nữ. Đây là lần đầu tiên trong tất cả mọi ngày giới trẻ có sự kiện đích thân ĐTC giải tội vào sáng Thứ Sáu này. "Tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta, vì thế mà Chúa Giêsu chăm chú tiếp nhận tất cả chúng ta, những người đang ở đây, và nếu ai không cảm thấy mình là tội nhân - trong tất cả chúng ta đang ở đây - họ cần phải biết rằng Chúa Giêsu sẽ không tiếp nhận họ, và họ sẽ mất đi phần tốt nhất". "Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi các bạn, Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi ai; Ngài nói cùng các bạn rằng: 'Các con hãy đến'. Thiên Chúa chờ đời các bạn và ôm lấy các bạn, và nếu các bạn không biết đường đến cùng Ngài thì Ngài sẽ chỉ cho các bạn, như vị chủ chiên với con chiên của mình".
"Hắn đón nhận bọn tội nhân và ăn uống với chúng". Chúng ta vừa nghe thấy câu nói này trong bài Phúc Âm (Luca 15:2). Chúng là những lời của một số người biệt phái và luật sĩ, các vị tiến sĩ luật, thành phần cảm thấy rất bất mãn và ngứa mắt trước cách thức tác hành của Chúa Giêsu. Bằng những lời ấy, họ muốn làm mất uy tín và loại trừ Chúa Giêsu trong mắt của mọi người. Thế nhưng, tất cả những gì họ cố gắng thực hiện đó là vạch ra một trong những đường lối liên hệ với người khác thường tình nhất của Người, chuyên biệt nhất của Người và tuyệt vời nhất của Người, đó là "Người đón nhận tội nhân và ăn uống với họ". Vậy tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta, vì thế mà Chúa Giêsu chăm chú tiếp nhận tất cả chúng ta, những người đang ở đây, và nếu ai không cảm thấy mình là tội nhân - trong tất cả chúng ta đang ở đây - họ cần phải biết rằng Chúa Giêsu sẽ không tiếp nhận họ, và họ sẽ mất đi phần tốt nhất. Chúa Giêsu không sợ tiến đến với những ai, vì muôn vàn lý do, đã là đối tượng của ghét bỏ của xã hội, như những người thu thuế - chúng ta biết rằng những người thu thuế làm giầu bằng việc khai thác đồng hương của mình và họ đã gây ra rất nhiều phẫn uất -, hay những ai bị xã hội ghét bỏ bởi họ đã gây ra một lầm lỡ nào đó trong cuộc đời, bởi những lầm lỗi của họ, một lỗi phạm nào đó, nên họ bị gọi là tội nhân. Chúa Giêsu làm điều này vì Người biết rằng trên thiên đàng vui mừng hơn vì một người duy nhất trong những ai lầm lỗi, vì một tội nhân duy nhất hoán cải, hơn là 99 người công chính vẫn tốt lành (Luca 15:7). Trong khi những con người này mãn nguyện với việc cằn nhằn hay phàn nàn vì Chúa Giêsu gặp gỡ hạng người mang tì tích của một lầm lỡ nào đó về xã hội, một tội lỗi nào đó, và không chịu thống hối, không chịu đối thoại với Người, thì Người lại tiến tới và tỏ ra gắn bó, bất chấp có bị mất đi tiếng tăm của Người. Người xin chúng ta, như Người luôn làm như vậy, hãy hướng mắt đến một chân trời có thể canh tân đổi mới cuộc sống của chúng ta, có thể canh tân đổi mới lịch sử của chúng ta. Tất cả chúng ta, tất cả đều có một chân trời. Tất cả chúng ta. Ai đó có thể hỏi rằng: "Tôi có một chân trời hay chăng?" Hãy mở cửa sổ ra là các bạn sẽ thấy nó, hãy mở cửa sổ yêu thương là Chúa Giêsu ra thì quí bạn sẽ thấy Người. Tất cả chúng ta đều có một chân trời. Có hai thứ tiếp cận rất khác nhau, tương phản, cách tiếp cận của Chúa Giêsu, và cách tiếp cận của những vị tiến sĩ luật. Một thứ tiếp cận cằn cỗi, vô bổ - cách tiếp cận phàn nàn và nhảm nhí, con người này luôn nói lén về người khác và tự cho mình là công chính - và cách tiếp cận khác, cách mời gọi chúng ta thay đổi và hoán cải, cách tiếp cận của Chúa, sống một đời sống mới như các bạn vừa nói cách đây ít lâu (ngài hướng về giới trẻ đã cống hiến chứng từ). Cách tiếp cận phàn nàn và nhảm nhí Đây không phải là một điều gì đó từ xa xưa trước, mà là hiện đại. Nhiều người không chấp nhận thái độ này của Chúa Giêsu; họ không thích thế. Trước hết bằng việc xì xèo phàn nàn, rồi bằng việc la ó, họ công khai tỏ ra bất mãn, tìm cách làm mất uy tín cách thức tác hành của Chúa Giêsu và của tất cả những ai hợp với Người. Họ không chấp nhận và họ phủ nhận cách thức tiếp cận những người khác để cống hiến cho những người ấy thêm một cơ hội. Những con người này dứt khoát lên án, họ dứt khoát làm mất uy tín và quên đi rằng trong con mắt của Thiên Chúa, họ đã tỏ ra thất cách và cần đến sự dịu dàng êm ái, cần đến yêu thương và thông cảm, thế nhưng họ lại không muốn chấp nhận lấy. Đời sống của dân chúng ở đâu được quan tâm đến, thì dường như xẩy ra chuyện dễ dàng gán ghép những dấu hiệu cùng nhãn hiệu gây sững sờ và bêu xấu, chẳng những quá khứ của người ta mà còn cả hiện tại lẫn tương lai của họ nữa. Chúng ta dán nhãn hiệu trên người ta: "con người này là như thế đó", "con người này đã làm điều ấy, vấn đề là ở chỗ đó", và người ấy phải mang nhãn hiệu này suốt khoảng đời còn lại của mình. Đó là cách thành phần lẩm bẩm càu nhàu - những con người nhảm nhí - họ là như thế vậy. Những thứ nhãn hiệu cuối cùng chỉ gây ra chia rẽ: người tốt ở đây, kẻ xấu ở kia; người công chính ở đây, tội nhân ở kia. Chúa Giêsu không chấp nhận điều ấy; đó là thứ văn hóa của tĩnh từ; chúng ta hoan hỉ trong việc "tĩnh từ hóa" dân chúng, nó làm cho chúng ta khoái chí: "Tên của bạn là gì? Tên tôi là 'tốt lành'". Không, đó chỉ là một thứ tĩnh từ. "Tên bạn là chi?" Hãy theo tên của con người: bạn là ai? Bạn đang làm gì? Đầu là giấc mơ của bạn? Lòng bạn cảm thấy ra sao? Những kẻ nhảm nhí không chú ý tới điều ấy; họ nhanh chóng tìm kiếm một thứ nhãn hiệu để hạ ai đó xuống chân của mình. Thứ văn hóa của tĩnh từ là thứ văn hóa làm mất uy tín của người ta. Hãy nghĩ về nó để đừng rơi vào những gì xã hội quá dễ dàng cống hiến cho chúng ta.
.................
Cách tiếp cận hoán cải: cách tiếp cận khác Phúc Âm, trái lại, hoàn toàn theo cách tiếp cận khác, cách tiếp cận của chính tấm lòng Thiên Chúa không hơn không kém. Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi các bạn, Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi ai; Ngài nói cùng các bạn rằng: "Các con hãy đến". Thiên Chúa chờ đời các bạn và ôm lấy các bạn, và nếu các bạn không biết đường đến cùng Ngài thì Ngài sẽ chỉ cho các bạn, như vị chủ chiên với con chiên của mình. Còn cách tiếp cận khác thì lại loại trừ. Chúa muốn hân hoan cử hành khi Ngài thấy con cái của Ngài trở về (Luca 15:11-31). Chúa Giêsu chứng thực điều này bằng việc tỏ ra cho thấy tình yêu thương xót của Chúa Cha cho đến tận cùng. Chúng ta có một Người Cha - chính các bạn đã nói như thế - tôi thích thú nghe chứng từ của các bạn: chúng ta có một Người Cha. Tôi có một Người Cha là Đấng yêu thương tôi, một điều tuyệt vời. Một tình yêu, tình yêu của Chúa Giêsu, không có giờ để mà phàn nàn trách móc, nhưng tìm cách phá vỡ cái vòng phê bình chỉ trích vô dụng, bất cần, lạnh lùng và cằn cỗi. "Lạy Chúa, tôi xin tạ ơn Chúa - vị tiến sĩ luật thân thưa - vì tôi không phải như người kia, tôi không giống như hắn". Những con người tin rằng họ có một linh hồn được tinh tuyền gấp chục lần bởi thứ ảo tưởng về một đời sống cằn cỗi chẳng có ích cho bất cứ sự gì. Có lần tôi đã nghe một nông gia nói một điều đánh động tôi: "Đâu là thứ nước tinh khiết nhất? Đúng, là nước tinh lọc", ông ta nói; "Thưa cha, cha biết không, khi con uống nước ấy, nó chẳng có mùi vị gì cả". Đó là cách mà đời sống của những ai phê bình chỉ trích cùng nhảm nhí tách mình khỏi người khác: họ cảm thấy họ rất tinh khiết, rất vô nhiễm, đến độ họ chẳng có mùi vị gì cả; họ không có khả năng mời gọi một ai; họ sống là để chăm sóc cho bản thân họ, là để làm phẫu thuật thẩm mỹ linh hồn họ, và chẳng biết giơ tay ra cùng người khác hầu giúp cho những người ấy vươn lên, như Chúa Giêsu đã làm; Người chấp nhận cái phức tạp của đời sống và hết mọi hoàn cảnh. Tình yêu của Chúa Giêsu, tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa là Cha của chúng ta - như các bạn đã nói cho chúng tôi nghe - là một tình yêu khởi động một tiến trình có khả năng thức hiện những cách sáng tạo, cống hiến những phương tiện để hội nhập và biến đổi, chữa lành, tha thứ và cứu độ. Bằng việc ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, Chúa Giêsu phá hủy cái tâm thức phân chia, loại trừ, cô lập, chia cách sai lầm "kẻ lành và người xấu". Người không làm điều ấy bằng sắc lệnh, hay chỉ bằng ý hướng tốt lành, hoặc bằng những thứ khẩu hiệu hay theo cảm tính. Vậy Chúa Giêsu đã làm ra sao? Bằng việc tạo nên những mối liên kết, những mối liên hệ có thể tạo nên các tiến trình mới; đầu tư vào và vui mừng về hết mọi bước tiến. Đó là lý do Chúa Giêsu không nói với chàng Mathêu khi chàng hoán cải - các bạn sẽ thấy trong Phúc Âm: "Được, tốt lắm, Tôi chúc mừng anh, anh hãy đến với tôi". Không, Người nói cùng chàng rằng: "Chúng ta hãy hân hoan cử hành tại nhà của anh", và chàng đã mời tất cả bạn hữu của chàng, thành phần cùng với chàng đã bị xã hội kết án cùng hân hoan. Kẻ quen thói nhảm nhí, kẻ gây phân ly, không biết cách hân hoan cử hành vì họ có một tâm can cay đắng. Tạo nên các mối liên hệ, hân hoan cử hành. Đó là những gì Chúa Giêsu làm, và bằng cách ấy Người phá hủy hình thức phàn nàn trách móc, một hình thức khó thấy được, một hình thức "dập tắt các giấc mơ" vì nó cứ xì xèo rằng: "bạn không thể làm như thế, bạn không thể làm như vậy". Biết bao nhiêu lần các bạn đã nghe điều này: "bạn không thể làm thế". Hãy coi chừng! Điều này giống như một con mối mọt gặm nhấm các bạn từ trong ra ngoài. Hãy coi chừng khi các bạn cảm thấy "bạn không thể làm thế", thì các bạn hãy vỗ vào mình rằng: "Được, tôi có thể và tôi sẽ chỉ cho bạn". Con người thì thào, con người thì thầm trong lòng là kẻ có thành kiến về những ai thống hối tội lội của mình và nhận biết các lầm lỗi của mình, nhưng không nghĩ rằng những con người ấy có thể thay đổi. Điều này xẩy ra khi họ nghĩ rằng những ai sinh ra làm nghề thu thuế thì bao giờ cũng chết như kẻ thu thuế; điều này không đúng. Phúc Âm cho chúng ta thấy hoàn toàn ngược lại. Mười một trong số 12 môn đệ đều là các tội nhân xấu xa, vì các vị đã phạm một thứ tội trầm trọng nhất, đó là các vị đã bỏ rơi Thày của các vị, có vị chối bỏ Người, có vị cao bay xa chạy. Các vị Tông Đồ phản bội Người, và Chúa Giêsu đã đến tìm kiếm các vị từng người một, và các vị là những con người đã biến đổi toàn thể thế giới này. Chẳng có ai nào trong các vị nói rằng: "bạn không thể làm thế", vì khi thấy được tình yêu của Chúa Giêsu sau việc phản bội của mình, thì "con sẽ có thể làm thế, vì Chúa ban sức mạnh cho con". Hãy coi chừng con mối "bạn không thể làm thế", rất thận trọng nhé. Hỡi các bạn, mỗi người chúng ta còn tốt hơn nhiều những thứ nhãn hiệu người ta ghép cho chúng ta; mỗi người chúng ta còn khá hơn nhiều những tĩnh từ họ muốn gán cho chúng ta, mỗi người còn hay hơn nhiều những thứ lên án chụp lên chúng ta. Và đó là những gì Chúa Giêsu dạy cho chúng ta và xin chúng ta tin tưởng. Cách tiếp cận của Chúa Giêsu thách thức chúng ta kêu xin và tìm kiếm sự trợ giúp khi bắt đầu con đường cải tiến. Có những lúc các thứ phàn nàn trách móc có vẻ như chi phối chúng ta thì đừng tin nó, đừng nghe nó. Hãy tìm kiếm và lắng nghe những tiếng nói phấn khích các bạn nhìn về phía trước, chứ đừng nghe những tiếng nói nhấn các bạn xuống. Hãy lắng nghe những tiếng nói mở cửa sổ cho các bạn, nhờ đó các bạn thấy được chân trời: "Đúng, thế nhưng xa vời quá". "Tuy nhiên, các bạn có thể làm được. Hãy tập trung vào nó một cách thận trọng thì các bạn có thể thực hiện". Mỗi lần con mối xuất hiện "bạn không thể làm thế", thì hãy âm thầm trả lời rằng: "Tôi có thể làm thế" và tập trung vào chân trời. Niềm vui và niềm hy vọng của hết mọi Kitô hữu - của tất cả chúng ta và của cả vị Giáo Hoàng nữa - xuất phát từ cảm nghiệm về cách tiếp cận này của Thiên Chúa, Đấng nhìn chúng ta mà nói: "Con là phần tử của gia đình Cha và Cha không thể để con bị thống trị bởi các thứ yếu tố"; đó là những gì Thiên Chúa nói với từng người chúng ta, vì Thiên Chúa là Cha - chính các bạn đã nói thế: "Con là phần tử của gia đình Cha và Cha không thể để con bị thống trị bởi các thứ yếu tố. Cha sẽ không để cho con nằm ở trong mương rãnh, không, Cha không thể mất con trên con đường con đi - Thiên Chúa nói với chúng ta, với từng người chúng ta, bằng tên gọi và tên họ - Cha đang ở bên con đây". Ở đây? Phải, Chúa ở đó. Đó là cảm giác mà Luis, đã diễn tả ở những lúc dường như mọi sự đã chẳng còn gì, nhưng có tiếng nói: "Không! không phải mọi sự tiêu tan đâu", vì bạn có một mục đích to lớn hơn khiến bạn thấy rằng Thiên Chúa là Cha của chúng ta luôn ở với chúng ta. Ngài cống hiến cho chúng ta con người chúng ta có thể tiến bước với, con người giúp chúng ta đạt được những đích nhắm mới. Vậy Chúa Giêsu biến việc phàn nàn trách móc thành việc hân hoan cử hành, và nói với chúng ta rằng: "Hãy vui lên với Ta, chúng ta sẽ cùng nhau hân hoan cử hành!" Trong dụ ngôn người con hoang đàng - tôi thích một chuyển dịch tôi đã từng thấy - cho rằng người cha đã nói, khi ông thấy con mình trở về rằng: "Chúng ta sẽ hân hoan cử hành", thế là sau đó bữa tiệc bắt đầu. Và một bản dịch viết: "Sau đó bắt đầu nhảy múa". Niềm vui này, niềm vui Thiên Chúa đón nhận chúng ta, bằng cái ôm ấp của Người Cha; cuộc nhẩy múa bắt đầu. Hỡi anh chị em: Anh chị em là phần tử của gia đình; anh chị em có nhiều điều để chia sẻ với những người khác. Hãy giúp chúng tôi nhận thức được cách thức hay nhất để sống và để hỗ trợ lẫn nhau theo con đường biến đổi mà tất cả chúng ta cần đến như là một gia đình. Một xã hội trở thành bệnh hoạn khi nó không thể hân hoan vui mừng vì con cái của mình đổi thay. Một cộng đồng bị bệnh hoạn khi nó sống theo những gì là phàn nàn, nhảm nhí một cách tàn nhẫn, tiêu cực và vô tâm. Thế nhưng, một xã hội sinh hoa kết trái khi nó có thể phát sinh ra những tiến trình bao gồm và hội nhập, chăm sóc và nỗ lực tạo nên các cơ hội và giải pháp có thể cống hiến những khả thể mới cho giới trẻ, để xây dựng một tương lai nhờ bởi cộng đồng, nhờ được giáo dục và nhờ có việc làm. Một cộng đồng như vậy là một cộng đồng lành mạnh. Cho dù có thể cảm thấy lo ngại không biết làm sao được như thế, nhưng vẫn không thoái lui, vẫn cố gắng thử. Tất cả chúng ta giúp nhau học biết, như một cộng đồng, để thấy được những cách thức ấy, để cứ tiếp tục cố gắng và nỗ lực. Nó là một giao ước mà chúng ta cần phải phấn khích nhau bảo tồn, bao gồm cả các bạn, thành phần giới trẻ nam nữ, những vị hữu trách đối với tình trạng bị giam cầm của các bạn, cùng những vị có thẩm quyền của Trung Tâm và Thừa Tác Vụ này, cũng như tất cả gia đình của các bạn, và những vị phụ tá mục vụ của các bạn. Hãy tiếp tục chiến đấu, tất cả các bạn - nhưng đừng chiến đầu giữa các bạn với nhau nhé - chiến đấu cho cái gì đây? - chiến đầu để tìm kiếm và gặp được những đường lối hội nhập và biến đổi. Đó là điều Chúa chúc lành, điều Chúa nâng đỡ và điều Chúa hỗ trợ. Ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với nghi thức thống hối, một nghi thức sẽ giúp cho tất cả chúng ta có thể cảm nghiệm thấy được ánh mắt của Chúa, một ánh mắt không bao giờ nhìn bằng những thứ tĩnh từ, mà nhìn bằng một tên gọi, nhìn vào con mắt của chúng ta, nhìn vào tâm can của chúng ta; Người không nhìn bằng những nhãn hiệu và lên án, mà nhìn vào những người con cái nam nữ của mình. Đó là cách tiếp cận của Thiên Chúa, cách Ngài nhìn sự vật, loại trừ đi tính cách sa thải và cống hiến cho chúng ta sức mạnh để thiết lập những giao ước cần thiết, nhờ đó giúp tất cả chúng ta loại trừ đi việc phàn nàn trách móc: những giao ước có tính cách huynh đệ giúp cho đời sống của chúng ta có thể trở thành một lời mời gọi liên lỉ hoan hưởng ơn cứu độ, hoan hỉ thấy được chân trời mở ra trước mắt chúng ta, hoan hưởng tiệc mừng của người con. Xin cám ơn các bạn. Mời xem video về nghi thức thống hối tù nhân giới trẻ Penitential liturgy with young detainees |
TỐI THỨ SÁU
TÂM NGUYỆN KẾT THÚC ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
"Con đường của Chúa Giêsu dẫn lên Đồi Canvê là một con đường đau khổ và cô độc,
vẫn đang tiếp tục ở vào thời đại của chúng con đây"
Lạy Chúa là Cha Xót Thương, ở Tuyến Vòng Duyên Hải này, cùng với rất nhiều giới trẻ qui tụ lại từ khắp nơi trên thế giới, chúng con theo Con của Cha trên Đường Thánh Giá: con đường Người muốn bước đi để tỏ cho chúng con thấy được Cha yêu thương chúng con biết là chừng nào và Cha chăm sóc đời sống của chúng con biết bao.
Con đường của Chúa Giêsu dẫn lên Đồi Canvê là một con đường đau khổ và cô độc vẫn đang tiếp tục ở vào thời đại của chúng con đây. Người bước đi và đau khổ nơi tất cả những khuôn mặt bị nhức nhối bởi thái độ dửng dưng lạnh lùng một cách tự mãn và tê mê của xã hội chúng con là một xã hội đang hưởng thụ và được hưởng thụ, đang vô thức và trở nên vô thức, đang mù lòa trước nỗi đớn đau của anh chị em chúng con.
Lạy Chúa, cả chúng con nữa, thành phần bạn hữu của Chúa, đã chiều theo khuynh hướng thờ ơ lãnh đạm và thụ động. Chúng con rất thường tiến đến chỗ hùa theo đám đông, khiến chúng con trở nên tê mê. Thật là khó khăn để nhìn thấy Chúa nơi những người anh chị em đau khổ của chúng con. Chúng con đã nhìn đi chỗ khác để khỏi thấy; chúng con đã né tránh tiếng ồn ào để khỏi phải nghe thấy; chúng con đã bịt miệng chúng con lại để khỏi buột miệng kêu lên.
Chước cám dỗ luôn là như thế. Thật là dễ dàng để "làm bạn" khi vinh hoa phú quí, khi thành đạt và được hoan hô; thật là dễ dàng khi bâu lại với con người nào đó tiếng tăm lừng lẫy.
Dễ dàng biết bao việc hùa theo một thứ văn hóa áp bức, quậy phá và hăm dọa.
Lạy Chúa, Chúa đâu có thế: trên thập tự giá, Chúa đồng hóa mình với tất cả những ai đau khổ, với tất cả những ai cảm thấy bị quên lãng.
Lạy Chúa, Chúa không phải vậy: vì Chúa muốn ôm lấy tất cả những ai chúng con thường coi là bất xứng không đáng ôm lấy, không đáng chăm sóc, không đáng chúc phúc; hay, còn tệ hơn nữa, thậm chí còn không nhận ra là họ cần đến những điều ấy.
Lạy Chúa, Chúa không giống thế: trên thập tự giá, Chúa hỗ trợ con đường thập giá của hết mọi con người trẻ, ở hết mọi hoàn cảnh, để hướng nó tới con đường phục sinh.
Lạy Cha, hôm nay đây con đường thập giá của Con Cha vẫn còn đang tiếp diễn:
nơi tiếng kêu bị bóp nghẹt của trẻ em không được sinh ra và của rất nhiều em khác bị chối bỏ quyền có được thời thơ ấu, có được một gia đình, có được giáo dục, có thể chơi đùa, ca hát, mộng mơ...
nơi những người phụ nữ bị đối xử tàn tệ, bị khai thác và bị bỏ rơi, bị tước đoạt phẩm giá của họ và bị đối xử chẳng ra gì;
nơi cặp mắt buồn đau của giới trẻ, thành phần thấy các niềm hy vọng của mình cho tương lai bị vuột khỏi tầm tay, do bởi thiếu giáo dục và những công việc xứng đáng;
nơi vẻ sầu thương của những khuôn mặt trẻ trung, bạn bè của chúng con, những con người bị rơi vào cạm bẫy của thành phần bất lương - bao gồm cả thành phần cho là đang phục vụ Chúa - những cạm bẫy khai thác, hoạt động tội ác, và lạm dụng là những gì sống nhờ cuộc đời của họ.
Con đường thập tự giá của Con Cha vẫn tiếp tục nơi tất cả thành phần giới trẻ và gia đình, những con người bị cuốn theo cơn lốc chết chóc gây ra bởi nghiện hút, say sưa, làm điếm và buôn người, đang bị hụt hẫng chẳng những tương lai mà còn cả hiện tại. Lạy Chúa phẩm giá của họ bị phân chia và xử tệ như chúng chia cắt những thứ áo xống của Chúa vậy.
Con đường thập tự giá của Con Cha vẫn tiếp tục nơi những giới trẻ mang bộ mặt xệ xuống, thành phần đã mất khả năng mơ mộng, sáng tạo và hình thành tương lai của họ, và đã chọn "về hưu" một cách thoái lui buồn bã hay tự mãn, một trong những thứ thuốc mê được tiêu thụ nhất trong thời đại của chúng con đây.
Nó vẫn tiếp tục nơi nỗi đớn đau âm thầm và đầy giận dữ của những ai, thay vì bị cô đơn ở một xã hội giầu thịnh, thì lại đụng đầu với những gì là ruồng bỏ, sầu thương và khốn khổ, bị nhắm đến và bị đối xử như thể họ phải chịu trách nhiệm với tất cả những thứ bệnh hoạn của xã hội.
Nó tiếp tục nơi thân phận cô đơn vô vọng của thành phần lão niên bị loại trừ và bị bỏ rơi.
Nó tiếp tục nơi các thành phần thổ dân, thành phần bị người khác tước lột mảnh đất của họ, cội nguồn của họ và văn hóa của họ, khinh thường và ngăn chặn những gì là khôn ngoan cao cả họ có thể mang đến.
Con đường thập tự giá của Con Cha tiếp tục nơi lời thỉnh nguyện của đất mẹ chúng ta, sâu xa bị tổn thương bởi việc làm cho bầu trời của bà bị phóng uế, làm cho các cánh đồng của bà bị cằn cỗi, làm cho các giòng nước của bà bị nhiễm độc, bị chà đạp bởi việc hưởng thụ bừa bãi và ngấu nghiến hoàn toàn vô lý.
Nó được kéo dài nơi một xã hội đã bị mất đi khả năng khóc thương và cảm xúc trước khổ đau.
Vâng, lạy Cha, Chúa Giêsu vẫn cứ bước đi, vẫn vác thập tự giá của Người nơi tất cả mọi khuôn mặt ấy, trong khi đó một thế giới bất cần đời đang bị rơi vào thảm kịch phù phiếm của nó.
Lạy Chúa, vậy chúng con cần phải làm gì đây?
Chúng con phải tỏ ra phản ứng như thế nào với Chúa Giêsu khi Người đang đau khổ, đang hành trình, đang di tản nơi những khuôn mặt của nhiều thân hữu chúng con, hay của tất cả những ai xa lạ mà chúng con đã biết làm cho họ trở thành vô hình?
Lạy Cha xót thương, về phần chúng con,
chúng con có an ủi và tháp tùng Chúa, Đấng đang bất lực và khổ đau nơi những ai nghèo khổ nhất và bị bỏ tơi nhất trong số anh chị em của chúng con?
chúng con có giúp vác đỡ cây thập tự giá nặng nề, như Simon thành Cyrene, bằng cách trở nên thành phần xây dựng hòa bình, thành phần xây dựng các chiếc cầu nối, một nắm men của tình huynh đệ?
chúng con có như Mẹ Maria tiếp tục đứng ở dưới chân cây thập tự giá hay chăng?
Chúng con hãy nhìn lên Mẹ Maria, người nữ quyền năng. Chúng con hãy học nơi Mẹ làm thế nào để đứng dưới chân thập tự giá bằng lòng kiên quyết và can đảm của Mẹ, mà không lẩn tránh hay ảo tưởng. Mẹ đã đồng hành với nỗi khổ đau của Con Mẹ, Con Cha; Mẹ đã nâng đỡ Người bằng ánh mắt của Mẹ và bảo vệ Người bằng tấm lòng của Mẹ. Mẹ thông phần với nỗi khổ đau của Người, nhưng không bị nó áp đảo. Mẹ là người phụ nữ kiên cường, vị đã thốt lên tiếng "xin vâng" của Mẹ, vị đang nâng đỡ và đang đồng hành, đang chở che và đang ôm ẵm. Mẹ là vị đại bảo quản của niềm hy vọng.
Cả chúng con nữa cũng muốn trở thành một Giáo Hội hỗ trợ và đồng hành, tức là như nói: 'Này con đây!' nơi đời sống và các thánh giá của tất cả những vị Kitô đang bước đi bên cạnh chúng ta ấy.
Chúng con học cách thưa tiếng "xin vâng" nơi Mẹ Maria trước sự nhẫn nại và kiên trì của nhiều người mẹ và ông bà, những con người không thôi nâng đỡ và hỗ trợ con cái và cháu chắt của họ khi gặp trụ ctrặc.
Chúng con học cách thưa tiếng "xin vâng" nơi Mẹ trước tính chất chịu đựng vững vàng và tính chất sáng tạo của những ai, bất khuất, sẵn sàng bắt đầu lại ở những trường hợp mà mọi sự hầu như chẳng còn gì, bằng nỗ lực tạo nên các nơi chốn, các ngôi nhà, và các trung tâm chăm sóc có thể giang tay đón nhận tất cả những ai đang gặp khó khăn.
Nơi Mẹ Maria, chúng con học biết sức mạnh có thể thưa tiếng "xin vâng" đối với những ai từ chối giữ thinh lặng trước một thứ văn hóa của những gì là đối xử tàn tệ và lạm dụng, một thứ văn hóa của những gì là gièm pha miệt thị và hung hãn, và đối với những ai cung cấp các cơ hội và tạo nên một môi trường an toàn và bảo vệ.
Nơi Mẹ Maria, chúng con học biết cách đón chào và nhận lấy tất cả những ai bị bỏ rơi, và bị buộc phải lìa bỏ hay bị mất đi đất nước của họ, nguồn gốc của họ, gia đình của họ và công ăn việc làm của họ.
Như Mẹ Maria, chúng con muốn trở thành một Giáo Hội nuôi dưỡng một nền văn hóa đón nhận, bảo vệ, cổ võ và hội nhập; một nền văn hóa không bêu xấu, lại càng không thích lên án một cách vô cảm và vô trách nhiệm hết mọi cuộc di dân, coi nó như là một thứ đe dọa cho xã hội.
Nơi Mẹ Maria chúng con muốn học biết đứng dưới chân thập tự giá, không phải bằng những tấm lòng thắt chặt, mà bằng con tim có thể hỗ trợ, con tim cảm thấy những gì là dịu dàng và cảm mến, con tim biết tỏ lòng thương xót và trân trọng đối xử với người khác, một cách tế nhị và cảm thông. Chúng con muốn trở thành một Giáo Hội tưởng nhớ, cảm nhận và trọng kính các vị lão thành và cống hiến cho họ một vị thế tương đáng.
Như Mẹ Maria, chúng con muốn học biết đâu là ý nghĩa của việc "đứng".
Lạy Chúa, xin dạy chúng con đứng, ở dưới chân thập tự giá, ở dưới chân của hết mọi thập tự giá. Xin hãy mở mắt và mở lòng của chúng con đêm hôm nay, và cứu chúng con khỏi chứng tê mê và bất định, khỏi nỗi sợ hãi và tuyệt vọng. Xin hãy dạy cho chúng con biết nói rằng: Này đây con đứng, bên Con của Chúa, bên Mẹ Maria và bên tất cả những người môn đệ yêu dấu đang muốn đón nhận Vương Quốc của Cha vào cõi lòng của mình.
https://zenit.org/articles/wyd-pope-francis-speaks-to-youth-on-the-way-of-the-cross-full-text/
Mời xem video về tất cả biến cố Giới Trẻ đi Đường Thánh Giá
TỐI THỨ BẢY
HUẤN DỤ GIỚI TRẺ ĐÊM CANH THỨC
"Phúc âm dạy chúng ta rằng thế giới này sẽ không trở nên tốt đẹp hơn ví có ít bệnh nhân hơn,
ít người yếu đuối hơn, ít người mỏng dòn hay già lão hơn cần phải quan tâm tới,
hay vì có ít tội nhân hơn".
"Trái lại, nó sẽ tốt đẹp hơn
khi có nhiều người sẵn sàng và đủ hăng say
để làm nên tương lai và tin vào quyền năng biến đổi của tình yêu Thiên Chúa".
.................
Việc ấp ủ đời sống cũng được coi như chấp nhận cả những gì không hoàn hảo, không tinh tuyền hay không "tinh lọc", nhưng vẫn không kém đáng yêu. Phải chăng một con người tật nguyền và yếu hèn thì không đáng yêu? Phải chăng một người bất ngờ thành kẻ ngoại kiều, một con người gây ra lầm lỗi, một con người yếu đau hay bị tù tội, là những người không đáng yêu? Chúng ta đã biết Chúa Giêsu tác hành ra sao: đó là Người gần gũi với người tật phong, với kẻ mù lòa, với người bất toại, với người biệt phái và với tội nhân. Người đã gắn bó với người trộm trên thập tự giá, và thậm chí gắn bó và tha thứ cho những ai đóng đanh Người.
Tại sao Người đã làm như thế? Bởi vì những gì được yêu thương mới có thể được cứu độ. Chỉ có những gì được ấp ủ mới có thể được biến đổi mà thôi. Tình yêu của Thiên Chúa lớn lao hơn tất cả các thứ vấn đề trục trặc của chúng ta, những yếu đuối mỏng dòn của chúng ta và những cái hư hỏng của chúng ta. Tuy nhiên, chính nhờ những vấn đề trục trặc của chúng ta, những yếu đuối mỏng dòn của chúng ta và những cái hư hỏng của chúng ta mà Người muốn viết thành câu chuyện tình này. Người đã ôm lấy đứa con hoang đàng, Người đã ôm lấy Phêrô sau khi vị này chối bỏ Người, và Người luôn ôm lấy chúng ta khi chúng ta sa ngã, ở chỗ, Người giúp chúng ta chỗi dậy và bắt đầu lại. Vì việc sa ngã tệ hại nhất, việc sa ngã có thể hủy hoại đời của chúng ta, là những gì cứ mãi đắm chìm, không cho chúng ta được trợ giúp để có thể vùng lên.
Có những lúc khó khăn biết bao để hiểu được tình yêu của Thiên Chúa! Thế nhưng thật là một ân ban khi biết rằng chúng ta có một Người Cha hằng ấp ủ chúng ta bất chấp tất cả mọi bất toàn của chúng ta!
Bởi vậy mà bước đầu tiên là đừng sợ đón nhận đời sống như nó xuất hiện, mà là hãy ôm lấy đời sống!
Cám ơn Alfredo, vì chứng từ của bạn và lòng can đảm của bạn trong việc bạn chia sẻ sự sống với tất cả chúng tôi. Tôi lấy làm cảm kích khi nghe thấy bạn cho chúng tôi biết rằng: "Tôi đã bắt đầu làm việc cho một dự án xây cất, thế nhưng ngay sau khi hoàn thành thì tôi chẳng còn việc làm và mọi sự đã mau chóng đổi thay: chẳng có được học hành gì, chẳng có nghề nghiệp chi và chẳng có được việc làm". Tôi muốn tóm lại thành 4 "cái không" là những gì khiến cho đời sống của chúng ta mất gốc và cằn cỗi: không việc làm, không học vấn, không cộng đồng, không gia đình.
Chúng ta không thể nào phát triển ngoại trừ chúng ta có được những nền tảng vững chắc nâng đỡ chúng ta và vững vàng giữ chúng ta thẳng đứng. Thật là dễ dàng bị cuốn đi khi không có gì giữ chúng ta lại. Có một vấn nạn được thành phần cao tuổi chúng tôi tự hỏi, cũng là vấn nạn các bạn cần đặt ra cho chúng tôi để chúng tôi cần phải trả lời: Đâu là những cội gốc chúng tôi đang cung cấp cho các bạn, đâu là những nền tảng cho các bạn để các bạn lớn lên làm người? Thật là dễ dàng để phê bình và than phiền về giới trẻ nếu chúng ta đang làm cho họ bị thiếu hụt việc làm, thiếu mất những cơ hội giáo dục và cộng đồng họ cần để cắm rễ và mơ tưởng có được một tương lai. Không được giáo dục thì khó mà mơ tưởng về một tương lai; không việc làm thì rất khó lòng để mơ tưởng về một tương lai; không gia đình và cộng đồng, thì hầu như bất khả mơ tưởng về một tương lai. Vì việc mơ tưởng về một tương lai có nghĩa là học biết cách đáp ứng chẳng những vấn nạn tôi đang sống cho cái gì đây, mà còn vấn nạn tôi đang sống cho ai đây, ai là người làm cho tôi đáng sống cuộc đời của mình.
Như Alfredo đã nói với chúng ta, khi chúng ta thấy mình bị thua bại và không có việc làm, không có học vấn, không có cộng đồng và không có gia đình, thì đến cuối ngày chúng ta cảm thấy trống rỗng và chúng ta đi đến chổ điền vào chỗ trống rỗng bằng bất cứ cái gì có thể. Bởi chúng ta không còn biết chúng ta sống cho ai, chiến đấu cho ai và yêu thương vì ai nữa.
Tôi nhớ có một lần nói chuyện với một số giới trẻ, và một người trong họ đã hỏi tôi rằng: "Thưa cha, tại sao có rất nhiều giới trẻ ngày nay không chú ý tới vấn đề Thiên Chúa hiện hữu hay cảm thấy khó tin vào Ngài, và họ cảm thấy chán chường và bất định trong đời sống?" Tôi đã hỏi họ lại xem họ nghĩ như thế nào. Tôi nhớ đã có một câu trả lời đặc biệt khiến tôi suy nghĩ và nó liên hệ tới kinh nghiệm đã được Alfredo chia sẻ - "chính vì nhiều người trong họ cảm thấy rằng, từ từ họ đã không còn hiện hữu cho những người khác nữa; họ thường cảm thấy họ biến khuất như vô hình". Đó là thứ văn hóa của buông bỏ và thiếu quan tâm đến người khác. Không phải là hết mọi người, mà là nhiều người cảm thấy rằng họ có ít hay chẳng có gì để đóng góp, vì không có ai ở bên họ để xin họ tham gia. Họ làm thế nào có thể nghĩ rằng Thiên Chúa hiện hữu, nếu những người khác vì thế đã không còn nghĩ rằng họ hiện hữu?
Chúng ta đều biết rõ rằng việc cảm thấy được nhận biết hay yêu thương vẫn chưa đủ để bắt được liên hệ suốt cả một ngày sống. Việc cảm thấy được trân trọng và được mời gọi tham gia còn trọng đại hơn là chỉ được "on line / hiện diện". Nghĩa là tìm được những vị thế mà, bằng đôi tay của các bạn, tâm can của các bạn và cái đầu của các bạn, các bạn cảm thấy mình thuộc về một cộng đồng rộng lớn đang cần đến các bạn và chính bản thân các bạn cũng cần nữa.
Các vị thánh đã hiểu điều này rất rõ. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến Thánh Gioan Bosco. Ngài không cần đi đâu để tìm kiếm giới trẻ ở xa xôi, nhưng bằng con mắt của Thiên Chúa đã biết nhìn thấy những gì đang xẩy ra ở thành phố của mình. Bởi vậy ngài đã xúc động trước cả trăm trẻ em và giới trẻ bị bỏ mặc, không được học hành gì, không có việc làm và không được trợ giúp của cộng đồng. Nhiều người khác bấy giờ đang sống ở thành phố này, và nhiều người đã phê bình thành phần giới trẻ ấy, nhưng họ đã không nhìn thấy chúng bằng con mắt của Thiên Chúa. Thánh Don Bosco đã thấy, và đã có được năng lực để thực hiện bước đầu tiên, đó là việc ấp ủ đời sống như nó hiện thực. Từ đó ngài đã không sợ thực hiện bước thứ hai, đó là tạo nên một cộng đồng, một gia đình với chúng, nơi mà nhờ làm việc và học hành chúng cảm thấy được yêu thương. Ngài đã cống hiến cho chúng những nền tảng nhờ đó họ có thể vươn lên tới trời cao.
...............
Phúc âm dạy chúng ta rằng thế giới này sẽ không trở nên tốt đẹp hơn ví có ít bệnh nhân hơn, ít người yếu đuối hơn, ít người mỏng dòn hay già lão hơn cần phải quan tâm tới, hay vì có ít tội nhân hơn. Trái lại, nó sẽ tốt đẹp hơn khi có nhiều người sẵn sàng và đủ hăng say để làm nên tương lai và tin vào quyền năng biến đổi của tình yêu Thiên Chúa. Các ban có muốn trở thành một "tác hiệu viên / influencer" như Đức Maria hay chăng, vị dám thưa rằng: "Xin hãy thực hiện nơi tôi"? Chỉ có tình yêu thương mới làm cho chúng ta nên người hơn và viên trọn hơn; còn hết mọi sự khác là đều là một cái thú nhưng lại là một liều thuốc trấn an vô bổ.
...........
https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-01/pope-francis-panama-wyd-2019-vigil-homily.html
Mời xem video về tất cả biến cố Giới Trẻ canh thức
Sáng Chúa Nhật
Giảng Lễ Bế Mạc
"Cái giờ đây của Thiên Chúa. Nó trở thành cái hiện tại nơi Chúa Giêsu:
nó có một dung nhan, nó là xác thể.
Nó là tình yêu thương xót không đợi chờ những trường hợp lý tưởng hay hoàn hảo để tỏ mình ra,
cũng không chấp nhận những thoái thác về việc tỏ hiện của mình".
"Nó là thời điểm của Thiên Chúa,
một thời điểm làm cho hết mọi tình trạng và hết mọi nơi trở nên vừa chính đáng lại vừa thích đáng.
Nơi Chúa Giêsu, cái tương lai được hứa hẹn bắt đầu mở màn và trở thành cuộc sống".
"Các bạn trẻ thân mến, các bạn không phải là tương lai cho cái giờ đây của Thiên Chúa"
"Tất cả mọi người đều gắn mắt vào Người. Và Người bắt đầu nói cùng họ rằng: 'Hôm nay, đoạn Thánh Kinh này đã được nên trọn như quí vị nghe thấy" (Luca 4:20-21).
Bằng những lời ấy, Phúc Âm cho thấy khởi điểm thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu. Sứ vụ này được bắt đầu ở trong một hội đường là nơi đã thấy Người lớn lên; Người đã ở giữa hàng xóm láng giềng Người quen biết, và thậm chỉ có lẽ cả một số "giáo lý viên" khi Người còn nhỏ đã dạy Người Lề Luật nữa. Đó là một giây phút quan trọng trong cuộc đời của Vị Sư Phụ này: một con trẻ đã được giáo dục và lớn lên trong cộng đồng ấy, đã đứng lên trước cử tọa để công bố và thực hiện giấc mơ của Thiên Chúa. Một lời được loan báo trước kia chỉ như là một lời hứa hẹn về tương lai, thế nhưng, bấy giờ, trên môi miệng của Chúa Giêsu, có thể được nói ở thể hiện tại, như thể nó trở thành một thực tại: 'Hôm nay, nó đã được nên trọn'.
Chúa Giêsu mạc khải cho thấy cái giờ đây của Thiên Chúa (the now of God), Đấng đến gặp gỡ chúng ta và kêu gọi chúng ta tham phần vào cái giờ đây "loan truyền tin mừng cho người nghèo khó... mang lại tự do cho những ai bị giam cầm, và phục quang cho người mù lòa, giải thoát những ai bị áp bức, loan báo năm hồng ân Chúa" của Ngài (Luca 4:18-19). Đó là cái giờ đây của Thiên Chúa. Nó trở thành cái hiện tại nơi Chúa Giêsu: nó có một dung nhan, nó là xác thể. Nó là tình yêu thương xót không đợi chờ những trường hợp lý tưởng hay hoàn hảo để tỏ mình ra, cũng không chấp nhận những thoái thác về việc tỏ hiện của mình. Nó là thời điểm của Thiên Chúa, một thời điểm làm cho hết mọi tình trạng và hết mọi nơi trở nên vừa chính đáng lại vừa thích đáng. Nơi Chúa Giêsu, cái tương lai được hứa hẹn bắt đầu mở màn và trở thành cuộc sống.
Vào lúc nào? Bây giờ đây. Tuy nhiên, không phải là hết mọi người đã nghe đều cảm thấy được mời gọi hay được kêu gọi cả đâu. Không phải là tất cả cư dân ở Nazarét đã sẵn lòng tin tưởng vào một con người mà họ đã quen biết và đã từng thấy lớn lên, và là vị bấy giờ mời gọi họ hãy nhận ra một giấc mơ từng được chờ mong từ lâu. Chẳng những thế mà họ còn "nói rằng 'Đó không phải là người con của Giuse hay sao?'" (Luca 4:22).
Điều này cũng có thể xẩy ra cho cả chúng ta. Chúng ta không phải bao giờ cũng
tin rằng Thiên Chúa làm sao lại khả dĩ cụ thể và bình thường như thế chứ, gần
gũi và thực hữu như vậy chứ, Ngài lại càng không thể nào trở nên hiện tại và
hoạt động qua một ai đó như là một người hàng xóm, một người bạn bè, một người
thân quyến. Chúng ta không luôn tin rằng Chúa có thể mời gọi chúng ta làm việc
và cùng chân lấm tay bùn với Người trong Vương Quốc của Người một cách giản dị
và mộc mạc như thế. Khó chấp nhận được
"tình yêu của Thiên Chúa có thể trở thành cụ thể và
hầu như có thể nghiệm thấy trong lịch sử nơi tất cả những thăng trầm nhức nhối
và rạng ngời của nó" (
Chúng ta cũng thường hay tác hành như thành phần hàng
xóm ở Nazarét, đó là chúng ta thích một Vị
Thiên Chúa xa vời: đẹp đẽ, thiện hảo, quảng đại nhưng xa cách, một Vị Thiên Chúa
không thuận lợi cho chúng ta. Vì một vị Thiên Chúa gần gũi hằng ngày, một
người bạn và anh em, đòi chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh chung quanh mình,
các sự vụ hằng ngày và nhất là tình huynh đệ. Thiên
Chúa đã không muốn tỏ mình ta như là một thiên thần hay một cách hoành tráng nào
đó, mà là cống hiến cho chúng ta một gương mặt huynh đệ và thân tình, cụ thể và
quen thuộc. Thiên Chúa là Đấng thực hữu vì tình yêu là những gì hữu thực;
Thiên Chúa là Đấng cụ thể vì tình yêu là những gì cụ thể. Thật vậy, "việc tỏ
hiện cụ thể của tình yêu là một trong những yếu tố thiết yếu trong đời sống của
Kitô hữu" (
Chúng ta cũng có thể gặp phải nguy cơ như thành phần hàng xóm láng giềng ở Nazarét, khi mà trong các cộng đồng của chúng ta Phúc Âm cần phải được cụ thể sống động. Chúng ta bắt đầu nói: Thế nhưng những con người trẻ này, chúng không phải là con cái của Maria, của Giuse, chúng không phải là những người anh chị em hay sao? Những con người ấy không phải là đám trẻ chúng ta đã thấy lớn lên hay sao? Cái con người đó không phải là kẻ đã ném banh làm vỡ cả cửa kính hay sao? Những gì được xuất phát như thể ngôn sứ và việc loan truyền vương quốc của Thiên Chúa đều bị trở thành thường tình và xoàng xĩnh. Những nỗ lực thường tình hóa lời Chúa vẫn cứ xẩy ra hằng ngày.
Giới trẻ thân mến, cả các bạn nữa cũng có thể cảm nghiệm thấy điều ấy, bất cứ khi nào các bạn nghĩ rằng sứ vụ của các bạn, ơn gọi của các bạn, ngay cả chính đời sống của các bạn, là một thứ hứa hẹn xa vời trong tương lai, chẳng có gì liên hệ với hiện tại. Làm như thể còn trẻ trung thì chẳng khác gì như là một thứ phòng đợi, nơi chúng ta ngồi đây đó cho đến khi được kêu gọi. Và "trong thời gian chờ đợi", thành phần người lớn chúng tôi, hay ngay cả các bạn đang sáng chế ra một thứ tương lai được niêm ấn một cách ngon lành, không có vấn đề gì, mọi sự đều an toàn, bảo đảm và "chắc ăn". "Một thứ hạnh phúc tín tạo / a make-believe hapiness". Thế là chúng tôi "trấn an" các bạn, chúng tôi làm các bạn tê liệt một cách thầm kín, không hỏi han hay đặt vấn đề; và "trong thời gian chờ đợi ấy" những giấc mơ của các bạn bị mất đi tính chất hăng say, chúng bắt đầu xẹp xuống và trở nên ảm đạm, nhỏ mọn và não nề (cf. Palm Sunday Homily, 25 March 2018). Chỉ vì chúng tôi nghĩ, hay các bạn nghĩ, rằng cái giờ đây của các bạn chưa tới, rằng các bạn còn quá trẻ để tham gia vào việc mơ tưởng về tương lai và hoạt động cho tương lai.
Một trong những hoa trái của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới vừa qua xuất phát từ việc có thể gặp gỡ, và nhất là có thể lắng nghe nhau. Tính chất phong phú của việc đối thoại liên thế hệ, tính chất phong phú của việc trao đổi và giá trị của việc nhận thức được rằng chúng ta cần lẫn nhau, rằng chúng ta cần phải hoạt động để tạo nên những thông hào và những khoảng trống phấn khích việc mơ tưởng về tương lai và hoạt động cho tương lai, bắt đầu từ hôm nay. Điều này tạo nên một khoảng trống chung, không phải một cách cô lập mà là song hành bên nhau. Một khoảng trống không phải tự nhiên mà có, hay nhờ thắng xổ số mà được, nhưng là một khoảng trống các bạn cũng cần phải chiến đấu cho bằng được.
Các bạn trẻ thân mến, các bạn không phải là tương lai cho cái giờ đây của Thiên Chúa. Ngài mời gọi các bạn và kêu gọi các bạn ở trong các cộng đồng và các thành phố hãy đi đến gặp ông bà của các bạn, các vị lão thành của các bạn; hãy đứng lên và cùng với họ hãy lên tiếng và nhận ra cái giấc mơ Chúa đã mơ tưởng về các bạn.
Không phải là ngày mai mà là giờ đây, vì kho tàng của các bạn ở đâu thì lòng các bạn cũng ở đó (cf. Mt 6:21). Các bạn phải lòng bất cứ một điều gì thì nó sẽ chiếm đoạt chẳng những trí tượng tượng của các bạn mà còn chi phối hết mọi sự nữa. Nó sẽ là những gì làm cho các bạn chỗi dậy ban sáng, những gì làm cho các bạn ra đi vào những lúc mệt mỏi, những gì mở lòng các bạn ra và làm cho các bạn đầy những ngỡ ngàng, hoan hỉ và biết ơn. Hãy nhận thức rằng các bạn có một sứ vụ và say yêu; đó là những gì sẽ quyết định tất cả mọi sự (cf. PEDRO ARRUPE, S.J., Nada es más práctico). Chúng ta có thể chiếm hữu hết mọi sự, nhưng nếu chúng ta thiếu mất cái đam mê yêu thương này chúng ta sẽ chẳng có gì hết. Chúng ta hãy để cho Chúa làm cho chúng ta say mê yêu thương!
Với Chúa Giêsu không có vấn đề "trong thời gian chờ đợi", mà chỉ là một tình yêu thương xót muốn chiếm đoạt và cai trị cõi lòng của chúng ta. Người muốn là kho tàng của chúng ta, vì Người không phải là thứ "trong thời gian chờ đợi", một khoảng thời gian trong đời sống hay một cái mốt nhất thời qua đi; Người là tình yêu quảng đại đang mời gọi chúng ta hãy trao phó bản thân chúng ta.
Người là tình yêu cụ thể, gần gũi, thực hữu. Người là niềm vui hoan lạc, xuất phát từ việc chọn lựa và tham phần vào mẻ cá lạ lùng của niềm hy vọng và bác ái, tình đoàn kết và huynh đệ, bất chấp ánh mắt bị bại liệt và đang bại liệt do bởi sợ hãi và bị loại trừ, bởi suy đoán và mạo dụng.
Anh chị em thân mến, Chúa và sứ vụ của Ngài không phải là một thứ "trong thời gian chờ đợi" ở cuộc đời chúng ta, một cái gì đó tạm thời; nó là đời sống của chúng ta!
Đặc biệt là qua những ngày này, tiếng xin vâng của Mẹ Maria đã được dạo lên như là một thứ nhạc nền. Mẹ chẳng những đã tin vào Thiên Chúa và vào những lời hứa của Ngài như là một cái gì đó khả dĩ, Mẹ còn tin chính Thiên Chúa và dám thưa "xin vâng" để tham dự vào cái giờ đây của Chúa. Mẹ đã cảm thấy Mẹ có một sứ vụ; Mẹ cảm thấy say yêu là yếu tố định đoạt hết mọi sự.
Như ở trong hội đường Nazarét, Chúa đứng lên một lần nữa giữa chúng ta là thành phần bạn hữu và quen thuộc của Người; Người cầm lấy sách mà nói với chúng ta rằng "Hôm nay, đoạn Thánh Kinh các bạn vừa nghe đã được ứng nghiệm" (Luca 4:21).
Các bạn có muốn sống trọn tình yêu của các bạn một cách cụ thể hay chăng? Chớ gì tiếng "xin vâng" của các bạn tiếp tục là cái cổng vào cho Thánh Linh để Ngài cống hiến chúng ta một Lễ Hiện Xuống mới cho thế giới và cho Giáo Hội.
(Đôi lời tạ từ....)
Mời xem video về Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXIV - 2019
Ngày Thứ Hai 28/1/2019
ĐTC trả lời phỏng vấn truyền thông trên máy bay
(tuyển dịch chỉ một số ý tưởng chính yếu của 3/10 câu hỏi phổ quát bằng tiếng Anh dưới đây)
(xin xem những chỗ được tuyển dịch mầu tím)
You spoke to the WYD volunteers about the fact that they lived a mission, and how they know how their heart beats when they are on a mission. What was your mission in Central American WYD?
“My mission in a WYD is the mission of Peter, which is to confirm in faith. And this is not done with cold commands and orders, but by letting yourself be touched by the heart and responding to what comes to you. I find it hard to think that someone can accomplish a mission only with the head. To fulfill a mission you have to feel it, and when you feel it, it strikes you: life... thoughts.... At the airport I was greeting the president and they brought me a nice little black boy. They told me that this boy was crossing the Colombian border: his mother died and he was left alone. About 5 years old, he is from Africa, but they don’t know which country, because he doesn’t speak English or French, but only his tribal language. He was then adopted. It is the drama of a boy abandoned from life because his mother died there, the policeman handed him over to the authorities to be taken care of. This is like a slap in the face and energizes my mission. The mission involves me. I tell young people that what they need to do in life they have to do what using three languages: head, heart and hands. Doing what you feel, feeling what you think, thinking you do. I don’t know how to take stock of the mission, with all this I go to prayer and stay there before the Lord, sometimes I fall asleep, but I entrust him with the mission. That’s how I conceive the Pope’s mission and how I live it. There have been cases in which difficulties of a dogmatic kind have been presented, and I don’t have to respond only with reason but in another way”.
Were the expectations you had for the Panamanian days fulfilled?
“The thermometer to understand it is fatigue, and I am destroyed”.
There are many teenage pregnancy in Central America: the Church’s detractors say that it is the Church‘s responsibility because it opposes sex education: what is your opinion on sex education?
“In schools sex education must be given, sex is a gift from God, it is not a monster, it is a gift from God to love. That some people use it to earn money or exploit is another problem. But we need to give an objective sexual education, without ideological colonization. If you start by giving sexual education full of ideological colonization you destroy the person. But sex as a gift from God must be educated. To educate in the sense of making the best of the person emerge and accompany them along the way. The problem is the system: which teachers are chosen for this task and which textbooks. I have seen some books that are a little dirty. There are things that make kids grow and things that do damage. I don’t know if that’s what they’re working for in Panama, I’m not getting into politics. But we need to have sex education. The ideal is to start from home, even if it is not always possible because in families there are different situations. And so the school makes up for this, because otherwise there will be a void that will then be filled by whatever ideology”.
Vấn - ĐTC nghĩ sao về vấn đề giáo dục tình dục:
Đáp - Vấn đề giáo dục tình dục cần phải được các học đường cung cấp, tình dục là một tặng ân Chúa ban, không phải là một quái vật, nó là tặng ân được Thiên Chúa ban để yêu thương. Một số người đã sử dụng nó để kiếm tiền hay để khai thác là chuyện khác. Thế nhưng chúng ta cần cung cấp một thứ giáo dục tình dục khách quan, không bị thực dân hóa về ý hệ. Nếu các bạn bắt đầu bằng việc cống hiến giáo dục tình dục đầy những chuyện thực dân hóa về ý hệ là các bạn hủy hoại con người... Vấn đề ở đây là cơ cấu: các thày dạy được chọn làm công việc này thuộc thành phần nào và những loại sách giáo khoa nào được dùng để dạy. Tôi đã từng nhìn thấy một số sách hơi bẩn thỉu. Có những điều làm cho con trẻ lớn lên và những điều tác hại chúng... Chúng ta cần dạy tình dục. Lý tưởng nhất là bắt đầu từ trong gia đình.... Học đường là nơi tiếp tục dạy tình dục, bằng không sẽ có một lỗ hổng bấy giờ sẽ được điền khuyết bằng bất cứ ý hệ nào.
In these days you have spoken with many young people, certainly you have also spoken with many who have moved away from the Church. In your opinion, what are the reasons?
“There are so many reasons! Some are personal. Among the general reasons, I think the first is the lack of witness of Christians, priests, bishops, I’m not saying of the popes because that’s too much... (laughs and jokes, ed.). The lack of witness! If a pastor is an entrepreneur or a pastoral plan organizer, or if a pastor is not close to the people, this pastor does not give the testimony of a pastor. The pastor must be with the people, pastor and flock, let’s say it with these terms. The shepherd must be in front of the flock, to mark the way, in the middle of the flock, to smell the people, and understand what they feel, what they need, and behind the flock to guard them. But if a shepherd does not live with passion, people feel abandoned... or orphaned. I stressed the pastors, but also the Christians, the hypocritical Catholics, right? They go to mass every Sunday and then they don’t pay rightful wages, they pay under the table, they exploit the people, then they go to the Caribbean to take vacations, thanks to the exploitation of the people... “But I’m a Catholic, I go to mass every Sunday! If you do this give a counter-evidence. And this is in my opinion the one that most alienates people from the Church. Even the laity. But I would do this: don’t say that you’re a Catholic, if you don’t bear witness. Say “I’ve received a Catholic education but I’m lukewarm, I’m worldly, I apologize, don’t look at me as a role-model”: this must be said. I’m afraid of Catholics like that. They believe themselves to be perfect! But history repeats itself, the same Jesus with the doctors of the law, right? “I thank you Lord because I am not like this... poor sinner...”. This is lack of witness”.
Vấn - Nhiều người đã lìa xa Giáo Hội. Theo ý ĐTC thì đâu là lý do?
Đáp - .. Tôi nghĩ trước hết là thiếu chứng từ của Kitô hữu, của các vị linh mục, của các vị giám mục.... Nếu một vị mục tử là một nhà thầu khoán hay là một chuyên gia hoạch định mục vụ, hoặc nếu vị mục tử không sống gần gũi với dân chúng, vị mục tử này không cống hiến chứng từ của một vị mục tử. Vị mục tử cần ở với dân chúng... Vị chủ chiên cần phải ở đằng trước chiên để dẫn đường, ở giữa chiên để ám mùi dân, và hiểu được những gì họ cảm thấy, những gì họ cần, và ở đằng sau chiên để canh chừng chúng. Nếu vị chủ chiên không hăng say tha thiết thì dân chúng cảm thấy bị bỏ rơi... hay mồ côi. Tôi đã nhấn mạnh đến các vị mục tử, thế nhưng cả thành phần Kitô hữu nữa, những tín hữu Công giáo sống giả hình nữa, đúng không? Họ đi lễ mỗi Chúa Nhật để rồi không trả lương đâu vào đấy, họ trả theo kiểu đi đêm, họ khai thác dân chúng...
For four days we have seen many young people praying with great intensity. Among them there is perhaps a certain number that intends to embrace religious life. But perhaps someone is hesitating because they think it’s a difficult path because they can’t get married. Is it possible to think that in the Catholic Church you will allow married men to become priests?
“In the Eastern rite of the Catholic Church they can do so. One can chose the celibate option before the diaconate. In the Latin rite a phrase of Saint Paul VI comes to mind: “I prefer to give my life before changing the law of celibacy”. It’s a bold phrase. At a more difficult time than this, it was in 1968-70. Personally I think that celibacy is a gift to the Church. Secondly, I say that I do not agree to allow optional celibacy, no. Only a few possibilities would remain in distant places, I think of the Pacific Islands... when there is pastoral need the pastor must think of the faithful. There is an interesting book by Father Lobinger, - this is something in discussion among theologians, there is not yet a decision of mine - my decision is: optional celibacy before the diaconate: no. It’s my personal decision, I won’t do it. And this is clear. It’s just my personal thought. Am I closed, perhaps? I don’t feel like putting myself before God with this decision. Father Lobinger says that the Church makes the Eucharist and the Eucharist makes the Church. In many places, Lobinger says, who makes the Eucharist? The leaders of those communities are deacons or nuns or directly lay people. And Lobinger says: one can ordain a married old man, it is his thesis, but only that he exercises the munus sanctificandi, that is, that he celebrates the mass, that he administers the sacrament of reconciliation and gives the anointing. Priestly ordination gives the three munera: regendi, docendi and sanctificandi. The bishop gave him only the license of the santcificandi. The book is interesting. And perhaps he can help to think about the problem. I believe that the theme must be open in this sense: where there is the pastoral problem because of the lack of priests. I’m not saying that it should be done, because I didn’t think, I didn’t pray enough about it. But theologians must study. Father Lobinger is a fidei donum from South Africa. He’s already old. I was talking to an official of the Secretariat of State, a bishop, who had to work in a communist country at the beginning of the revolution. It was the ’fifties. The bishops secretly ordained peasants, good religious. Then, after the crisis had passed, thirty years later, the matter was resolved. And he told me of the emotion he felt when in a concelebration he saw these peasants putting on their coats to concelebrate. In the history of the Church this has been given. It is something to study, to think about and to pray”.
Vấn - ĐTC sẽ cho phép nam nhân có gia đình được làm linh mục trong Giáo Hội Công Giáo hay chăng?
Đáp - Theo lễ nghi Đông phương của Giáo Hội Công giáo họ làm như thế. Người ta có thể chọn sống độc thân trước khi thụ phong phó tế. Theo lễ nghi Latinh, tôi nghĩ đến một câu nói của Thánh Phaolô VI: "Tôi thà hiến sự sống của tôi đi trước khi thay đổi luật sống độc thân".... Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng sống độc thân là một tặng ân của Giáo Hội. Thứ đến, tôi xin nói rằng tôi không đồng ý cho phép sống độc thân tùy nghi, không. Chị có một ít trường hợp khả dĩ ở những nơi xa xôi, như ở các Đảo Thái Bình Dương... khi có nhu cầu cần mục tử thì cần phải nghĩ đến giáo dân... Tôi tin rằng vấn đề này cần phải được cởi mở theo chiều hướng này: ở đâu có vấn đề mục vụ vì thiếu linh mục.... Các thần học gia cần phải nghiên cứu... Trong lịch sử của Giáo Hội điều này đã được ban cho. Đó là một điều cần phải nghiên cứu, cần phải nghĩ đến và cần phải cầu nguyện.
But are there also married Protestant priests who become Catholics?
“It’s true. Benedict XVI had done the “Anglicanorum coetibus”, Anglican priests who became Catholics and who live as if they were Orientals. I remember in a Wednesday audience that I saw so many with women and children”.
In the Way of the Cross of Panama there were very strong words on abortion. Does this radical position respect women?
“The message of mercy is for everyone. Also for the human person who is in gestation. After this failure there is still mercy. But a difficult mercy because the problem is not to give forgiveness, but to accompany a woman who has become aware of having had an abortion. These are terrible dramas. Once I heard a doctor talking about a theory that a cell of the newly conceived fetus goes to the marrow of the mother and there receives a physical memory too. This is a theory, but to say, a woman when she thinks about what she did... I tell you the truth, you have to be in the confessional and you have to give comfort there. That is why I have opened up the power to absolve abortion out of mercy, because many times they have to meet with their child. When they have this anguish I advice them: “Your child is in heaven, talk to it. Sing to it the lullaby that you could not sing to it”. And there lies a way for the mother to reconcile with her child. With God there is already forgiveness, God always forgives. But the mercy. That she develop mercy. The drama of abortion, to understand it well, one must be in a confessional”.
These days you said you felt very close to the Venezuelans, and on Sunday you asked for “a just and peaceful solution, with respect for human rights”. Venezuelans want to know what this means. The recognition of Juan Guaidò, new free elections? People feel that you are a Latin American Pope and want to feel your support.
“I support all the Venezuelan people, who are suffering. If I were to say, “listen to these countries or those others”, I would put myself in a role that I don’t know. It would be a pastoral imprudence on my part and I would do harm. I thought over and over the words I said, I expressed my closeness and what I feel. I suffer for all this. To reach an agreement, is it not possible? A just and peaceful solution. I am afraid of bloodshed. That is why I ask those who can help solve the problem to be great. The problem of violence frightens me. After all the effort made in Colombia, what happened in the school of police cadets is frightening. I have to be a pastor. And if they need help, let them reach an agreement and ask for it”.
During lunch with a group of young pilgrims, a young American girl told us that she had asked you about the pain and indignation of many Catholics, especially those in the United States, over the abuse crisis. Many American Catholics pray for the Church, but many feel betrayed and torn down after recent reports of abuse and cover-ups by some bishops and have lost faith in them. What are your expectations and hopes for the meeting in February so that the Church can begin to rebuild the trust between the faithful and their bishops again?
“This one is clever (he jokes, ed), he started from WYD to get there. Congratulations. Thank you for your question. The idea was born in C9 because there we saw that some bishops did not understand well or did not know what to do or did one good thing and another one wrong, and we felt the responsibility to give a “catechesis” on this problem to the episcopal conferences. That is why the presidents are called. A catechesis that, first: we should become aware of the drama, what is an abused child. I regularly receive abused people. I remember a 40-year-old who couldn’t pray. This is terrible, the suffering is terrible. First, let them become aware of this. Second: that they know what to do, the procedure, because so many times the bishop doesn’t know what to do. General programs must be made, but that they reach all the episcopal conferences. What the bishop must do, what the archbishop who is the metropolitan must do, what the president of the episcopal conference must do. But let it be clear, they should be, let’s say in somewhat legal terms, clear protocols. That is the main element. But first we have to do what I said before, to become aware. Then there will be prayer, there will be some testimony to help one become aware and then some penitential liturgy to ask for forgiveness for the whole Church. They are working well in the preparation of this. I would like to say that I felt a little bit of an inflated expectation. You have to deflate the expectations. Because the problem of abuse will continue, it is a human problem, and is everywhere. I read a statistic the other day, 50% is reported, 20% is listened to and it ended with 5% is condemned, That’s terrible. It is a human drama and we must become aware of it. We too, by resolving the problem in the Church, but becoming aware of it, will help to resolve it in society, in families where shame covers everything. But first we must become aware, have the protocols and move forward”.
During this WYD you said that it is absurd and irresponsible to consider migrants as carriers of social evil. In Italy the new policies on migrants have led to the closure of the Cara di Castelnuovo di Porto, which you know well. It was an experience where one could see seeds of integration, children went to school, and now those people are in danger of being uprooted. You chose to celebrate with them on Holy Thursday 2016. I would like to ask you how you feel about the decision to close the Cara di Castelnuovo di Porto.
“I heard rumors of what was going on in Italy but I was immersed in WYD, so I do not exactly know the issue well but I can imagine it. It is true that the problem of migrants is a very complex problem, a problem for which we need to remember, to wonder whether my homeland was made by migrants. We Argentines are all migrants; the United States is all migrants. A bishop, a cardinal, I don’t remember which, wrote a beautiful article: it was called “A problem of lack of memory”. The words that I use... to welcome, an open heart to receive, welcome, accompany, make grow and integrate. And I also say: the housekeeper must use prudence because prudence is the virtue of the housekeeper. I said this on the last flight. It’s a difficult equation. I am reminded of the Swedish example that in the ’70s with the dictatorships of Latin America received many, many, but had them all integrated. I also see what Sant’Egidio does for example: integrate immediately. But last year the Swedes said: stop for a while because we can’t finish the journey; and that’s the prudence of the housekeeper. It’s a problem of charity, of love, of solidarity and I repeat that the nations most generous in receiving - others have not managed to do so much - were Italy and Greece, even a bit Turkey. When I went to Lampedusa, it was the beginning... But it is true that one must think realistically. Then there is another important thing to consider: one way to solve the problem of migration is to help the countries from which they come. Migrants either come out of hunger or war. We need to invest where there is hunger, and Europe is capable of doing so. We must help to grow. But there is always, talking about Africa, there is always that collective imagination that we have in the unconscious: Africa must be exploited. This is historic and it hurts. Migrants from the Middle East have found other ways out. Lebanon is a marvel of generosity: it has more than a million Syrians. Jordan is the same, open, they do what they can. And Turkey has also received some people and we in Italy have received some people. It’s a complex problem, of which one must speak without prejudice”.
The Pope, at the end of the press conference, wants to add: as in Colombia, in Panama “I saw that the children were being raised, as if to say, “this is my pride, my fortune”. In the demographic winter that we are living in Europe - in Italy it is below zero - what is the pride? Tourism, a villa, the little dog? Or to raise a child? Let’s think about it”.
Thứ Tư ngày 30/1/2019
Chia sẻ cảm nghiệm về Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2019
trong buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần ở Sảnh Đường Phaolô VI
"Giới trẻ không phải là 'ngày mai'; không, họ là 'ngày nay' cho 'ngày mai'.
Họ không phải ở 'trong thời gian chờ đợi', mà là hôm nay, là cái giờ đây của Giáo Hội và của thế giới".
Xin chào Anh Chị Em thân mến!
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với anh chị em về chuyến Tông Du tôi đã thực hiện trong mấy ngày qua ở Panama. Tôi mời gọi anh chị em hãy cùng tôi dâng lời tạ ơn Chúa, vì ân huệ Ngài đã muốn ban cho Giáo Hội cũng như cho nhân dân của xứ sở thân yêu này... Có một điều khiến tôi xúc động rất nhiều, đó là việc dân chúng nâng các em nhỏ nên như thể muốn nói rằng: "Đây là niềm hãnh diện của tôi, đây là tương lai của tôi!" Và họ đã làm cho chúng ta thấy các em nhỏ, thế nhưng lại rất là nhiều! Các người làm cha làm mẹ hãnh diện vì con cái của mình. Tôi nghĩ rằng có một cái gì đó cao quí biết bao nơi cử chỉ ấy, và nó sống động biết bao đối với một mùa đông nhân khẩu học ở Âu Châu là nơi chúng ta đang sống đây! Trẻ em là niềm hãnh diện của gia đình. Trẻ em là an sinh của tương lai. Mùa đông nhân khẩu học, thiếu vắng trẻ em, đang là những gì khắc nghiệt!
.................
Cuộc gặp gỡ giới trẻ của các thổ dân và Mỹ Châu gốc Phi Châu diễn ra trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới này. Thật là một cử chỉ tuyệt vời, đó là giới trẻ thổ dân và giới trẻ hậu duệ Phi Châu đã có được 5 ngày gặp gỡ hội ngộ với nhau. Có rất nhiều giới trẻ ở miền ấy. Họ khai mở cho Ngày Giời Trẻ Thế Giới. Đó là một khởi động quan trọng, một khởi động đã tỏ ra cho thấy dung nhan đa dạng của Giáo Hội Mỹ Châu Latinh vẫn còn tốt đẹp: Mỹ Châu Latinh có tính chất mestiza (gìòng máu hỗn hợp). Thế rồi sau đó các nhóm giời trẻ từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến, cả một đại dàn nhạc giao hưởng được hình thành nên bởi các khuôn mặt và ngôn ngữ, vốn là kiểu mẫu của biến cố này. Khi thấy được tất cả những lá cờ cùng diễn hành, trong tay của giới trẻ nhẩy múa, hân hoan gặp gỡ nhau là một dấu hiệu ngôn sứ, một dấu hiệu ngược dòng đối với khuynh hướng buồn thảm hôm nay thiên về chủ nghĩa duy chủng tộc xung khắc, những chủ nghĩa duy chủng tộc dựng lên những bức tường và khép kín trước tính chất đại đồng, trước việc gặp gỡ của các dân tộc. Đó là dấu hiệu cho thấy giới trẻ Kitô giáo đang là men hòa bình trên thế giới này.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới này có một đặc tính Thánh Mẫu nổi bật, vì đề tài của nó là những lời của Đức Trinh Nữ thưa cùng Thiên Thần: "Này tôi là nữ tỳ Chúa; xin hãy thực hiện nơi tôi theo lời ngài truyền" (Luca 1:38). Thật là phấn khởi khi nghe thấy những lời này được thốt ra từ thành phần đại diện giới trẻ của 5 Châu Lục, nhất là khi thấy lời ấy thể hiện trên khuôn mặt của họ. Bao lâu còn có những thế hệ mới có khả năng nói rằng "này tôi đây" thì thế giới mới có tương lai.
Trong số những chặng đường của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, bao giờ cũng có Đường Thánh Giá. Việc cùng với Mẹ Maria đi theo sau Chúa Giêsu, Đấng vác thập tự giá, là học đường của đời sống Kitô hữu: người ta học ở đó thái độ nhẫn nại, thầm lặng và yêu thương một cách cụ thể. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em một điều kín mật, đó là tôi rất thích Đường Thánh Giá, vì nó cùng với Mẹ Maria đi theo sau Chúa Giêsu. Tôi luôn mang theo mình một tập sách bỏ túi về Đường Thánh Giá, một tập sách tôi được tặng cho từ một con người hăng say làm việc tông đồ ở Buenos Aires, để ngắm Đường Thánh Giá bất cứ lúc nào. Khi nào có giờ là tôi lấy nó ra để ngắm Đường Thánh Giá. Cả anh chị em nữa, hãy ngắm Đường Thánh Giá, vì nó cùng với Mẹ Maria theo chân Chúa Giêsu trên đường thập giá, nơi Người đã hiến sự sống mình cho chúng ta, cho Phần Rỗi của chúng ta. Nơi Đường Thánh Giá, người ta học biết nhẫn nại, thầm lặng và cụ thể yêu thương. Ở Panama, giới trẻ đã cùng với Chúa Giêsu và Mẹ Maria vác lấy gánh nặng của thân phận rất nhiều anh chị em đang đau khổ ở Trung Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Trong số đó có rất nhiều nạn nhân giới trẻ của các hình thức nô lệ và nghéo khổ khác nhau. Theo chiều hướng đó, đã có những giây phút rất đặc biệt: Phụng Vụ Thống Hối mà tôi đã cử hành ở một Nhà cải huấn vị thành niên và viếng thăm Nhà Gia Đình "Người Samaritano Nhân Lành" là nơi phục vụ thành phần bị nhiễm khuẩn liệt kháng hay bị chứng liệt kháng HIV/AIDS.
Tột đỉnh của Ngày Giới Trẻ Thế Giới và của chuyến đi là Đêm Canh Thức và Thánh Lễ với giới trẻ. Trong Đêm Canh Thức - ở một khu vực đầy những giới trẻ thực hiện Đêm Canh Thức, họ ngủ ở đó, và vào lúc 8 giờ sáng, họ đã tham dự Thánh Lễ - được tái diễn trong Tối Canh Thức là một cuộc đối thoại sống động với tất cả những em trai em gái, đầy nhiệt tình năng nổ những cũng có thể trầm lặng và lắng nghe. Họ đã vượt qua từ hăng say náo nhiệt sang lắng nghe để thinh lặng nguyện cầu. Tôi nêu lên cho họ thấy Mẹ Maria, vì Mẹ là vị, bằng thân phận bé mọn của mình, "đã gây ảnh hưởng" hơn bất cứ ai khác trong giòng lịch sử thế giới này: chúng ta đã gọi Mẹ là "vị thế lực của Thiên Chúa". Một số giới trẻ chia sẻ về lời "xin vâng" của Mẹ đã là những chứng từ tuyệt vời và mãnh liệt. Vào buổi sáng Chúa Nhật, trong cuộc cử hành Thánh Thể trọng thể, Chúa Kitô Phục Sinh, với quyền lực của Thánh Linh, đã một lần nữa nói với giới trẻ của thế giới này, kêu gọi họ sống Phúc Âm hôm nay, vì giới trẻ không phải là "ngày mai"; không, họ là "ngày nay" cho "ngày mai". Họ không phải "ở trong thời gian chờ đợi", mà là hôm nay, là cái giờ đây của Giáo Hội và của thế giới. Tôi đã kêu gọi đến trách nhiệm của thành phần người lớn để các thế hệ mới không bị thiếu giáo dục, việc làm, cộng đồng và gia đình. Đó là cái then chốt của lúc này đây trên thế giới, vì những điều ấy đang bị thiếu vắng - việc hướng dẫn tức là giáo dục. Việc làm: biết bao nhiêu là giới trẻ chẳng có việc làm. Cộng đồng để họ cảm thấy được đón nhận, trong gia đình, ngoài xã hội.
.....
https://zenit.org/articles/pope-francis-recalls-trip-to-panama-during-general-audience-full-text/