GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô

 

Giảng Lễ Thánh Thần Hiện Xuống Chúa Nhật mùng 9 tháng 6 năm 2019

 

 

Pope Francis celebrates Holy Mass on the feast of Pentecost

 

"Không có Vị Thần Linh này, Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật trong quá khứ;

 với Vị Thần Linh này thì Người là một con người đang sống trong thời đại của chúng ta.

Không có Vị Thần Linh này thì Thánh Kinh chỉ là một thứ chữ vô hồn;

với Vị Thần Linh này thì Thánh Kinh là lời sự sống.

Một Kitô giáo thiếu mất Vị Thần Linh này thì chỉ là một chủ nghĩa luân lý khắc kỷ không biết hân hoan;

nhưng với Vị Thần Linh này thì Kitô giáo là những gì sống động".

 

Pope Francis on Pentecost June 9, 2019. Credit: Lucia Ballester/CNA.

 

"Vị Thánh Linh này không chỉ tạo nên mối hòa hợp ở bên trong chúng ta mà còn ở giữa chúng ta nữa...

Bao giờ cũng có khuynh hướng làm 'tổ kén',

khuynh hướng gắn bó với nhóm nhỏ của chúng ta, với những cái và những người chúng ta thích, chống lại tất cả mọi thứ lây nhiễm.

Từ một tổ kén đến một bè phái chỉ cần một bước nhỏ: biết bao lần chúng ta tỏ ra căn tính của chúng ta nghịch lại với ai đó hay vật nào đó!"

 

 

"Thánh Linh, trái lại, qui tụ lại những ai xa cách, liên kết những ai xa lìa, mang về nhà những ai tản mác.

Ngài pha trộn các cung giọng khác nhau thanh một hợp âm duy nhất, vì trước hết mọi sự khác Ngài thấy được sự thiện hảo.

Ngài nhìn vào các cá vị trước khi nhìn đến những lỗi lầm của họ, nhìn vào con người trước khi vào các hành động của họ."

 

 

 "Không có Vị Thần Linh thì Giáo Hội trở thành một cơ quan,

sứ vụ của Giáo Hội trở thành việc tuyên truyền,

mối hiệp thông của Giáo Hội là một thứ áp đặt.

Thần Linh là nhu cầu đầu tiên và sau hết của Giáo Hội"

 

 

Ngày Lễ Ngủ Tuần đã đến, một thời điểm mà đối với các môn đệ, xẩy ra sau 50 ngày bất ổn. Đúng thế, Chúa Giêsu đã phục sinh. Các vị đã hết sức hân hoan, đã lắng nghe lời của Người, thậm chí còn được ăn uống với Người. Tuy nhiên, các vị vẫn chưa thắng vượt được những nỗi ngờ vực và sợ hãi; các vị vẫn hội họp nhau ở một nơi cửa kín then cài (xem Gioan 20:19,26), vẫn bất ổn về tương lai và chưa sẵn sàng loan báo về Chúa phục sinh. Thế rồi Thánh Linh đến và những gì các vị lo âu đã biết mất. Bấy giờ các vị tông đồ tỏ ra can trường không còn biết sợ là gì, thậm chí trước những kẻ giam giữ các vị. Trước kia các vị đã lo bảo vệ tính mạng của mình; giờ đây các vị không còn sợ chết nữa. Trước kia các vị cứ ru rú ở Căn Thượng Lầu Tiệc Ly; giờ đây các vị tiến bước rao giảng cho hết mọi dân nước. Trước khi Chúa Giêsu Thăng Thiên, các vị đã đợi chờ vương quốc của Thiên Chúa trị đến (xem Tông Vụ 1:6); giờ đây các vị được tràn đầy nhiệt tình du hành đến các miền đất xa lạ. Trước đó, các vị hầu như chẳng bao giờ nói năng một cách công khai, và khi nói thì thường vấp váp làm sao ấy, như lúc tông đồ Phêrô chối Chúa Giêsu; giờ đây các vị mạnh mẽ hiên ngang phát biểu với hết mọi người. Hành trình của các vị môn đệ này dường như đã vươn tới tận cùng vào lúc các vị đột nhiên được hoan lạc bởi Thần Linh. Khi nghĩ rằng tất cả mọi sự đã xong với tràn đầy bất ổn, giờ đây các vị đuợc biến đổi bởi một niềm vui khiến họ được tái sinh. Chúa Thánh Thần đã thực hiện điều này. Vị Thần Linh này hoàn toàn không phải là một thực tại trừu tượng: Ngài là một Ngôi Vị, Đấng hầu như trở thành cụ thể và gần gũi, Đấng biến đổi cuộc đời của chúng ta. Ngài làm điều ấy ra sao? Chúng ta hãy lưu ý tới các vị Tông Đồ. Vị Thánh Linh này không biến các sự việc trở nên dễ dàng hơn cho các vị, Ngài không thực hiện các phép lạ huy hoàng, Ngài không lấy đi những gì là khó khăn của các vị cùng với thành phần đối phương của các vị. Vị Thần Linh này mang đến cho đời sống của các vị môn đệ này một thứ hòa hợp đã từng bị hụt hẫng, một thứ hòa hợp của Ngài, vì Ngài là mối hòa hợp.

Mối hòa hợp nơi nhân loại. Tận đáy lòng của mình, các vị môn đệ cần phải được đổi thay. Câu chuyện của các vị cống hiến cho chúng ta một bài học đó là thậm chí các vị đã được thấy Chúa Phục Sinh nhưng vẫn chưa đủ, trừ phi các vị đón nhận Người vào cõi lòng của các vị. Không phải là vô ích để nhận thức rằng Chúa Phục Sinh sống động trừ phi chúng ta cũng sống như những con người được phục sinh. Chính Vị Thần Linh này làm cho Chúa Giêsu sống trong chúng ta; Ngài thăng hóa chúng ta từ bên trong. Đó là lý do tại sao khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của mình, Người đã lập đi lập lại câu: "Bình an cho các con" (Gioan 20:19.21), và ban cho các vị Thần Linh. Bình an không phải là vấn đề giải quyết các thứ vấn đề bề ngoài - Thiên Chúa không tha cho thành phần môn đệ của mình khỏi gian nan khốn khó và bách hại. Bình an liên quan đến việc lãnh nhận Thánh Linh. Bình an được ban cho các vị tông đồ, thứ bình an không giúp cho các vị tránh khỏi các thứ trục trặc mà là bình an trong trục trặc, cũng được ban cho từng người chúng ta. Được tràn đầy bình an của Người, cõi lòng của chúng ta như là một thứ biển sâu, luôn bình lặng, ngay cả sóng gió có nổi lên trên mặt biển của nó. Đó là một thứ hòa hợp sâu xa đến độ nó có thể biến các việc bách hại thành phúc lành. Tuy nhiên, chúng ta lại muốn mặt nổi biết bao! Thay vì tìm kiếm vị Thần Linh này thì chúng ta lại cố gắng trôi nổi, nghĩ rằng hết mọi sự sẽ được cải tiến khi không còn vấn đề này hay vấn nạn kia, khi tôi không còn thấy người đó nữa, khi sự vật trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng, làm như thế là chúng ta chỉ nhắm đến phần nổi mà thôi: khi vấn nạn này qua đí thì vấn đề khác lại đến, khiến chúng ta lại càng dễ dàng cảm thấy lo âu và tệ hơn. Việc tránh né những ai không nghĩ như mình sẽ không mang lại tâm trạng thanh thản. Việc giải quyết vấn đề tiền bạc sẽ chẳng mang lại hòa bình. Cái làm nên sự khác biệt ở đây là nỗi bình an của Chúa Giêsu, mối hòa hợp của Thần Linh.

Ở cái tốc độ sông điên cuồng ngày nay thì mối hòa hợp dường như đã bị đẩy lui. Bị lôi kéo tứ phía, chúng ta liều mình không còn đủ tỉnh táo sáng suốt, khiến chúng ta có những phản ứng xấu xa tệ hại với tất cả mọi sự. Thế rồi chúng ta tìm cách chữa trị một cách chóng vắn, chộp lấy hết viên thuốc này đến viên thuốc khác để tiếp tục sống, bám lấy cảnh rộn ràng này đến rộn rạng khác để cảm thấy mình sống động. Thế nhưng, chúng ta cần đến Vị Thần Linh này hơn bất cứ một sự gì khác, vì Ngài mang lại trật tự cho sự cuồng loạn của chúng ta. Vị Thần Linh này là bình an giữa những bồn chồn thao thức, là niềm tin cậy giữa tình trạng chán chường, là niềm vui trong cơn sầu thảm, là trẻ trung khi luống tuổi, là lòng can trường trong lúc thử thách. Giữa những cơn bão tố cuộc đời Ngài hạ thủy cái neo hy vọng. Như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta hôm nay, đó là Vị Thần Linh này giữ chúng ta khỏi rơi lại vào tình trạng sợ hãi, vì Ngài làm cho chúng ta nhận thức được rằng chúng ta là những đứa con yếu dấu (xem Roma 8:15). Ngài là Đấng An Ủi, Đấng mang đến cho chúng ta tình yêu êm ái dịu dàng của Thiên Chúa. Không có Vị Thần Linh này, đời sống Kitô hữu của chúng ta bị hụt hẫng mất thứ tình yêu làm cho tất cả mọi sự liên kết với nhau. Không có Vị Thần Linh này, Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật trong quá khứ; với Vị Thần Linh này thì Người là một con người đang sống trong thời đại của chúng ta. Không có Vị Thần Linh này thì Thánh Kinh chỉ là một thứ chữ vô hồn; với Vị Thần Linh này thì Thánh Kinh là lời sự sống. Một Kitô giáo thiếu mất Vị Thần Linh này thì chỉ là một chủ nghĩa luân lý khắc kỷ không biết hân hoan; nhưng với Vị Thần Linh này thì Kitô giáo là những gì sống động.

Vị Thánh Linh này không chỉ tạo nên mối hòa hợp ở bên trong chúng ta mà còn ở giữa chúng ta nữa. Ngài làm cho chúng ta nên Giáo Hội, bằng việc xây dựng các phần khác nhau thành một lâu đài hòa hợp. Thánh Phaolô giải thích điều này rõ ràng khi ngài nói về Giáo Hội, ngài thường lập lại một chữ duy nhất là "trạng thái khác nhau" (variety): khác nhau về tặng ân, khác nhau về việc phục vụ, khác nhau về các hoạt động" (1Cor 12:4-6). Chúng ta khác nhau nơi tình trạng khác biệt về phẩm chất và các tặng ân. Thánh Linh phân phối chúng một cách sáng tạo để chúng không hoàn toàn đồng nhất. Theo chiều hướng khác biệt ấy, Ngài thiết lập nên mối hiệp nhất. Từ ban đầu của việc tạo dựng, Ngài đã thực hiện điều này. Vì Ngài là một chuyên gia trong việc biến đổi tình trạng xao động thành vũ trụ hài hòa, ở chỗ kiến tạo nên mối hòa hợp.

Trong thế giới ngày nay, tình trạng thiếu hòa hợp đã dẫn đến những chia rẽ rõ ràng. Có những người thì có quá nhiều, trong khi có những người lại chẳng có gì, có những người muốn sống đến cả trăm tuổi, trong khi có những người thậm chí không được sinh ra. Trong thời đại điện toàn (computer) này, khoảng cách càng gia tăng hơn: chúng ta càng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thì chúng ta càng ít giao tiếp với nhau hơn. Chúng ta cần Vị Thần Linh của mối hiệp nhất này để tái sinh chúng ta như Giáo Hội, như Dân Chúa và như một gia đình nhân loại. Bao giờ cũng có khuynh hướng làm "tổ kén", khuynh hướng gắn bó với nhóm nhỏ của chúng ta, với những cái và những người chúng ta thích, chống lại tất cả mọi thứ lây nhiễm. Từ một tổ kén đến một bè phái chỉ cần một bước nhỏ: biết bao lần chúng ta tỏ ra căn tính của chúng ta nghịch lại với ai đó hay vật nào đó! Thánh Linh, trái lại, qui tụ lại những ai xa cách, liên kết những ai xa lìa, mang về nhà những ai tản mác. Ngài pha trộn các cung giọng khác nhau thanh một hợp âm duy nhất, vì trước hết mọi sự khác Ngài thấy được sự thiện hảo. Ngài nhìn vào các cá vị trước khi nhìn đến những lỗi lầm của họ, nhìn vào con người trước khi vào các hành động của họ. Vị Thần Linh này khuôn đúc Giáo Hội và thế giới thành một nơi chốn cho những người con nam nữ, cho những người anh chị em. Những danh từ này đến trước bất cứ tĩnh từ nào. Kiểu cách ngày nay đề cao các thứ tĩnh từ, và thảm thay, thậm chí cả những gì xỉ nhục nữa. Sau này chúng ta mới nhận ra rằng làm như thế là tai hại, cho cả những ai bị xỉ nhục mà còn cho chính những kẻ xỉ nhục nữa. Lấy dữ báo ác, từ các nạn nhân sang thành phần phạm nhân, là những gì không thể nào giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, những ai sống bởi Thần Linh thì đem an bình vào nơi bất hòa, đem thuận hòa vào nơi xung khắc. Những con người này sống tinh thần lấy thiện báo ác. Họ đáp trả cái hung hăng xúc phạm bằng thái độ hiền lành, đáp lại ác tâm bằng lòng thiện hảo, đáp lại la ó bằng cách thinh lặng, đáp lại những thứ xì xèo đồn đoán bằng cầu nguyện, đáp lại những gì là yếm thế bằng những phấn khích.

Để sống tâm linh, để hoan hưởng mối hòa hợp của Thần Linh, chúng ta cần chiều theo cách thức của Ngài nhìn sự vật. Sau đó mọi sự sẽ thay đổi: với Thần Linh, Giáo Hội là Dân thánh của Thiên Chúa, có sứ vụ loan truyền niềm vui, khi những người khác trở thành anh chị em của chúng ta, tất cả đều được yêu thương bởi cùng Cha trên trời. Không có Vị Thần Linh thì Giáo Hội trở thành một cơ quan, sứ vụ của Giáo Hội trở thành việc tuyên truyền, mối hiệp thông của Giáo Hội là một thứ áp đặt. Thần Linh là nhu cầu đầu tiên và sau hết của Giáo Hội (cf. SAINT PAUL VI, General Audience, 29 November 1972). Ngài "đến nơi nào Ngài được kính mến, nơi nào Ngài được mời chào, và nơi nào Ngài được mong đợi"  (SAINT BONAVENTURE, Sermon for the Fourth Sunday after Easter). Hằng ngày chúng ta hãy xin tặng ân Thần Linh. Lạy Thánh Linh là mối hòa hợp của Thiên Chúa, Ngài là Đấng biến nỗi sợ hãi thành niềm tin tưởng và biến tự kỷ thành tự hiến, xin hãy đến với chúng con. Xin ban cho chúng con niềm vui phục sinh và con tim mãi mãi trẻ trung. Lạy Thánh Linh là mối hòa hợp của chúng con, xin hãy làm cho chúng con trở thành một thân thể, xin hãy tuôn đổ bình an của Chúa trên Giáo Hội và thế giới của chúng con. Xin hãy biến chúng con thành những tiểu công nghệ nhân của mối hòa hợp, thành những gieo vãi nhân của sự thiện hảo, và thành những tông đồ của niềm hy vọng.

https://zenit.org/articles/the-holy-spirit-rejuvenates-the-apostles/

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

 

(Xin xem video toàn bộ Thánh Lễ Hiện Xuống tại Quảng Trường Thánh Phêrô Vatican hôm nay ở cái link dưới đây)

 

 

Pope Francis - Holy Mass for Pentecost 2019-06-09

 

 

 

(ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Trưa CN Lễ Hiện Xuống:)

 

Tôi xin  cháo toàn thế anh chị em, những người hành hương từ Ý và từ nhiều phần đất trên thế giới, những người đã tham dự vào việc cử hành này: các nhóm, các Hội Đoàn và cá nhân tín hữu. Tôi phấn khích tất cả anh chị em hãy cởi mở bản thân mình một cách dễ dạy trước tác động của Thánh Linh, bằng cách cống hiến cho thế giới, theo tính cách khác biệt của đặc sủng, hình ảnh của một mối tình huynh đệ hiệp thông. Xin Trinh Nữ Maria, Đấng chúng ta tin tưởng phó mình với tình con thảo, xin cho chúng ta ân sủng này.