GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2019
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ THÀNH PHAOLÔ
Nhị vị Tông đồ Phêrô và Phaolô hiện lên trước chúng ta như những vị chứng nhân.
Các vị không bao giờ mệt mỏi trong việc rao giảng và hành trình như những vị
thừa sai từ mảnh đất của Chúa Giêsu đến chính Roma. Ở đó, các vị đã cống hiến
chúng từ tột dỉnh của mình, khi các vị hiến dâng mạng sống mình như những vị tử
đạo. Nếu chúng ta tiến vào cốt lõi của chứng từ ấy, chúng ta mới có thể thấy các
vị như những chứng nhân cho cuộc sống,
những chứng nhân cho việc thứ tha và
những chứng nhân cho Chúa Giêsu.
Những chứng nhân cho cuộc sống.
Tuy nhiên, đời sống của các vị không phải là trơn tru ngon lành gì. Cả hai vị
đều rất sùng đạo: Thánh Phêrô là một trong những môn đệ đầu tiên (xem Gioan
1:41), và Thánh Phaolô là một con người “nhiệt thành với truyền thống của tổ
tiên” (Galata 1:14). Tuy nhiên, các vị cũng phạm những lầm lỗi to lớn: Thánh
Phêrô đã chối Chúa, còn Thánh Phaolô đã bách hại Giáo Hội của Chúa. Cả 2 vị đều
bị cảm thấy nhức nhối trước vấn nạn của Chúa Giêsu: “Simon con Gioan, con có yêu
mến Thày hay chăng? (Gioan 21:15); “Saolê, Saolê, tại sao ngươi lại bắt bớ Ta?”
(Tông Vụ 9:4). Thánh Phêrô đã cảm thấy buồn khổ trước câu hỏi của Chúa Giêsu,
còn Thánh Phaolô trở nên mù lòa trước những lời của Người. Chúa Kitô đã gọi đích
danh các vị và đã biến đổi cuộc đời của các vị. Sau khi đã xẩy ra tất cả những
điều ấy thì Người đặt tin tưởng vào các vị, tin vào kẻ đã chối bỏ mình và tin
vào kẻ đã bách hại thành phần môn đồ của mình, tin vào hai tội nhân thống hối.
Chúng ta có thể ngẫm nghĩ rằng tại sao Chúa đã không muốn cống hiến cho chúng ta
hai nhân
chứng
hoàn toàn
tinh vẹn, lý lịch thanh bạch và đời sống bất khả trách cứ? Tại sao là Phêrô mà
không phải là Gioan? Tại sao là Phaolô mà không phải là Barnabê?
Đây là một bài học cả thể: khởi điểm của đời sống Kitô
hữu không phải là tính chất xứng đáng của chúng ta; thật vậy, Chúa có thể hoàn
thành chíu xíu nơi những ai nghĩ rằng mình tốt lành và đàng hoàng. Bất cứ khi
nào chúng ta coi mình thong minh hơn hay khá
hơn người khác thì bấy giờ là khởi điểm của tận cùng. Chúa không làm phép
lạ nơi những ai coi mình là công chính, nhưng với những ai cảm thấy mình bần
cùng thiếu thốn. Người không bị lôi cuốn bởi những gì là thiện hảo của chúng ta;
đó không phải là lý do tại sao Người yêu thương chúng ta. Người yêu thương chúng
ta đúng như chúng ta là; Người tìm kiếm những ai không tự mãn, nhưng sắn sang mở
lòng mình ra cho Người. Những con người giống như Thánh Phêrô và Phaolô là những
con người trong sang trước nhan Thiên Chúa. Thánh Phêrô liền thưa cùng Chúa
Giêsu rằng: “Con là một con người tội lỗi”
(Luca 5:8). Thánh Phaolô viết rằng ngài “nhỏ mọn nhất trong các tông đồ, không
xứng đáng được gọi là tông đồ” (1Corinto 15:9). Dọc suốt cuộc đời của mình, các
vị bảo tồn lòng khiêm nhượng này, cho đến cùng. Thánh Phêrô đã chết tử giá lộn
ngược, vì ngài không coi mình xứng đáng được nên giống Chúa. Thánh Phaolô luôn
thích thú với tên gọi của mình là “bé nhỏ - little”, quên đi tên gọi của mình là
Saolê, tên của vị vua đầu tiên của dân ngài. Cả 2 vị đều hiểu rằng thánh thiện
không phải là ở chỗ nâng mình lên mà là hạ mình xuống. Thánh thiện không phải là
một trận đấu, mà là vấn đề trao phó cho Chúa từng ngày tình trạng nghèo khốn của
mình, Đấng thực hiện những điều cao trọng cho những ai thấp hèn. Đâu là bí quyết
làm cho các vị kiên trì giữa nỗi yếu hèn của các vị? Chính là ơn tha thứ của
Chúa.
Chúng ta hãy nghĩ đến các vị như là
nhân chứng cho ơn tha thứ nữa. Nơi
những sai phạm của mình, các vị đã được gặp gỡ lòng thương xót lãnh liệt của
Chúa, Đấng đã tái sinh các vị. Nơi việc tha thứ của Người, các vị đã gặp được
nỗi an bình và niềm vui khôn tả. Nghĩ lại những sai phạm của mình, các vị đã
trải qua những cảm giác lỗi lầm. Biết bao nhiều lần Thánh Phêrô đã nghĩ lại việc
ngài chối Chúa! Biết bao nhiêu hối hận Thánh Phaolô đã cảm thấy vì đã gây đớn
đau cho rất nhiều kẻ vô tội! Về phương diện loài người, các vị đã sai phạm. Tuy
nhiên, các vị đã gặp được một tình yêu lớn lao hơn cả những sai phạm của các vị,
một ơn tha thứ mạnh lẽ để để chữa lành ngay cả các cảm giác tội lỗi của các vị.
Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy ơn tha thứ của Thiên Chúa chúng ta mới thực sự cảm
thấy mình được tái sinh. Từ đó chúng ta mới bắt đầu lại, bắt đầu lại từ ơn tha
thứ; từ đó chúng ta mới tái nhận thức chúng ta thực sự là ai: trong việc xưng
thú các tội lỗi của chúng ta.
Là thành phần nhân chứng cho cuộc sống cũng như cho ơn
tha thứ, Thánh Phêrô và Phaolô cuối cùng đã trở thành
các nhân chứng cho Chúa Giêsu. Trong
bài Phúc Âm hôm nay, Chúa hỏi: “Người ta bảo Con Người là ai?” Câu trả lời gợi
lại các hình ảnh trong quá khứ: “Gioan Tẩy Giả, Elia, Giêrêmia hay một trong các
tiên tri”. Những con người đáng kể, nhưng tất cả đều đã chết. Thay vào đó, Thánh
Phêrô đáp lại rằng: “Thày là Đức Kitô” (Mathêu 16:13-14,16). Đức Kitô, tức là
Đấng Thiên Sai. Một lời không hướng về quá khứ mà là về tương lai: Đấng Thiên
Sai là một nhân vật đang được mong đợi, Người là những gì mới mẻ, Đấng mang đến
cho thế giới việc xức dầu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không phải là quá khứ mà là
hiện tại và là tương lai. Người không phải là một nhân vật xa cách cần phải
tưởng nhớ mà là nhân vật được Thánh Phêrô thân tình nói rằng: “Thày là Đức
Kitô”. Đối với những ai là nhân chứng của Người thì Chúa Giêsu không phải chỉ là
một nhân vật lịch sử; Người là một con người sống động: Người là những gì mới
mẻ, không phải là vật gì chúng ta đã thấy, là những gì là mới mẻ của tương lai
chứ không phải là ký ức trong quá khứ.
Chứng nhân, bởi thế, không phải là ai đó biết chuyện về
Chúa Giêsu, mà là người cảm nghiệm thấy chuyện tình với Chúa Giêsu. Cuối cùng
thì chứng nhân chỉ công bố điều này là Chúa Giêsu đang sống động và Người là bí
quyết của đời sống. Thật vậy, Thánh Phêrô, sau khi nói rằng: “Thày là Đức Kitô”
thì nói tếp rằng: “Con Thiên Chúa hằng
sống” (câu 16). Chứng nhân xuất phát từ một cuộc gặp gỡ Đức Giêsu sống động.
Ở tâm điểm đời sống của Thánh Phaolô, chúng ta cũng thấy cùng ngôn từ xuất phát
từ cõi lòng của Thánh Phêrô: Đức Kitô.
Thánh Phaolô lập đi lập lại danh xưng này gần 4 trăm lần trong các bức thư của
ngài! Đối với ngài, Chúa Kitô chẳng những là một mô phạm, một mẫu gương, một
điểm qui chiếu: Người là chính sự sống nữa. Thánh Phaolô viết: “Đối tôi sống là
Chúa Kitô” (Philiphe 1:21). Chúa Giêsu là hiện tại và là tương lai của ngài, đến
độ ngài coi qua khứ như cặn bã so với
kiến thức siêu việt về Chúa Kitô (xem Philiphe 3:7-8).
Thưa anh chị em, trước sự hiện diện của những vị nhân
chứng này, chúng ta hãy tự vến xem: “Tôi có lập lại hằng ngày việc tôi gặp gỡ
riêng với Chúa Giêsu hay chăng?” Chúng ta có tò mò tìm hiểu về Chúa Giêsu, hay
có chuyên chú đến các vấn đề của Giáo Hội hay các tin về đạo giáo hay chăng?
Chúng ta có thể thiết lập các mạng
điện toán hay các báo chí mà nói về các sự linh thánh hay chăng? Thế nhưng điều
này vẫn ở lãnh vực về những
gì dân chúng nói? Chúa Giêsu chẳng
màng chi tới các thứ thăm dò, lịch sử quá khứ hay thống kê. Người không tìm kiếm
những biên soạn về tôn giáo, lại càng không tìm kiếm thành phần Kitô hữu “trang
nhất – front page” hay “theo thống kê”. Người tìm kiếm những chứng nhân nói cùng
Người từng ngày rằng: “Lạy Chúa, Chúa là sự sống của con”.
Được gặp gỡ Chúa Giêsu và được cảm nghiệm thấy ơn tha thứ của Người, các vị Tông
Đồ này đã làm chứng về Người bằng sống cuộc đời mới: các vị không còn nhìn lại
quá khứ, mà là hiến trọn bản thân mình. Các vị không còn mãn nguyện nửa vời nữa,
mà là theo đuổi mức độ duy nhất có thể đối với những ai theo Chúa Giêsu, đó là
mức độ của một tình yêu vô hạn. Các vị được “tuôn đổ như là
một thứ tửu tế”
(xem 2 Timôthêu 4:6). Chúng ta hãy xin ơn đừng trở thành thứ Kitô hữu ương ương
dở dở, sống nửa vời, để cho tình yêu của chúng ta trở thành nguội lạnh. Chúng ta
hãy tái nhận thức chúng ta thực sự là ai qua mối lien hệ hằng ngày với Chúa
Giêsu, và nhờ quyền năng của ơn Người tha thứ. Như Người đã hỏi Thánh Phêrô, giờ
đây Người cũng hỏi chúng ta: “Con bảo Thày là ai?”, “Con có yêu mến Thày hay
chăng?” Chúng ta hãy để cho những lời này thấm nhập cõi lòng của chúng ta và tác
động chúng ta không tiếp tục thỏa nguyện với những gì là tối thiểu mà là nhắm
đến những cao điểm, nhờ dó cả chúng ta nữa có thể trở nên
thành phần chứng nhân sống động cho Chúa
Giêsu.
Hôm nay chúng ta làm phép những chiếc áo bào tổng giám
mục cho các vị TGM được bổ nhiệm trong năm qua. Áo bào này nhắc nhở đến con
chiên mà vị mục tử được kêu gọi vác trên vai của mình. Nó là dấu hiệu cho thấy
các vị mục tử không sống cho bản thân mình mà là cho chiên. Nó là một dấu hiệu
cho thấy để có được sự sống chúng ta cần phải thí nó đi, bỏ nó đi…. (mấy lời
cuối cùng ĐTC ngỏ cùng các vị đại diện Tòa Thượng Phụ Đại Kết…)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết
nhấn mạnh tự ý bằng mầu