GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô Tông Du Romania

trả lời phỏng vấn truyền thông

trên chuyến bay về Roma ngày 2/6/2019

 

 

Pope Francis answers questions during the inflight press conference as he returns from Romania

 

Pope Francis aboard the papal plane returning from Romania June 2, 2019. Credit: Andrea Gagliarducci/CNA.

 

 

Về ý nghĩa của đại kết:

Đại kết không tiến đến chỗ kết thúc cuộc chơi, cuộc bàn luận. Đại kết là việc cùng nhau bước đi, sánh vai tiến bước, cùng nhau nguyện cầu... Việc đại kết về nguyện cầu. Trong giòng lịch sử chúng ta có thứ đại kết máu huyết (the ecumenism of blood). Khi họ sát hại Kitô hữu họ đâu có hỏi Ngươi có phải là tín hữu Công giáo hay chăng? Ngươi có phải là tín đồ Chính Thống giáo hay chăng? Ngươi có phải là tín hữu Tin Lành hay chăng? Không, họ hỏi ngươi có phải là Kitô hữu hay chăng! Và máu huyết này đã được hòa lẫn với nhau. Đó là thứ đại kết về chứng từ (the ecumenism of witness). Việc đại kết khác, đại kết về cầu nguyện, đại kết về huyết nhục... tới đại kết về người nghèo, những việc đại kết đi với nhau.Chúng ta cần phải hoạt động để giúp đáp người đau yếu, người bệnh nạn, chẳng hạn, thành phần hèn mọn ở ngoài rìa, ở bên dưới cả mức nghèo khổ nữa, cần được giúp đỡ. "Mathêu đoạn 25" là một chương trình có tính cách đại kết, từ Chúa Giêsu mà có. Cùng nhau tiến bước thì đó đã là mối hiệp nhất Kitô giáo, chứ đừng đợi cho tới khi các thần học gia đồng ý tiến tới chỗ hiệp thông. Mối hiệp thông hằng ngày xẩy ra ở nơi việc cầu nguyện, ở nơi việc tưởng nhớ đến các vị tử đạo, ở các hoạt động bác ái xã hội, và thậm chí ở việc yêu thương nhau.

Về nạn chính trị băng hoại:

Chính trị ở nhiều nhiều xứ sở đang mắc phải cơn bệnh băng hoại. Khắp nơi. Khắp chốn.... Chúng ta cần giúp cho thành phần chính trị gia trở nên chân thành, không vận động bằng những lá cờ bất lương, vu khống, phỉ báng, gương mù..., và thường gieo rắc ghen ghét hận thù và lo âu sợ hãi. Đó là những gì khủng khiếp, một chính trị gia không bao giờ được, luôn gieo rắc hận thù ghen ghét và lo âu sợ hãi.

Về tính chất của Truyền Thống:

Mỗi lần tôi đến thăm ngài (ĐGH Biển Đức XVI) tôi đều cảm thấy thế (ngài là người ông trong gia đình), tôi cầm lấy tay của ngài và hỏi han ngài. Ngài nói chút ít, nói chầm chậm, thế nhưng bao giờ cũng sâu sắc, vì vấn đề của Đức Biển Đức là ở đầu gối của ngài, chứ không phải ở đầu. Ngài rất tỉnh táo, bao giờ cũng thế. Khi tôi nghe ngài nói tôi trở nên vững mạnh.

Truyền thống giống như một thứ cội rễ cống hiến cho chúng ta tinh túy để tăng trưởng và nhờ đó các bạn sẽ trở thành như những gốc rễ, không phải thế! Các bạn nẩy nở, các bạn tăng trưởng, các bạn sinh trái, và các bạn là những hạt giống để làm gốc rễ cho người khác. Truyền thống của Giáo Hội bao giờ cũng ở thể động.

Trong cuộc phỏng vấn do Andrea Monda thực hiện trong Tờ L'Osservatore Romano mấy ngày trước đây (các bạn có đọc Tờ L'Osservatore Romano không?), đã có một trường hợp liên quan đến nhạc sĩ Gustav Mahler tôi cảm thấy rất thích. Khi nói đến truyền thống, ông bảo rằng truyền thống là bảo đảm viên của tương lai chứ không phải là kẻ giữ nắm đống tro tàn. Nó không phải là một bảo tàng viện. Truyền thống không bảo trì những thứ tro tàn; nỗi nhung nhớ của thành phần cực đoan đó là việc trở về với đống tro tàn. Không, truyền thống là những cội rễ bảo đảm cho cho việc cây cối tăng trưởng, nở hoa và sinh trái. Tôi xin lập lại câu nói của một thi sĩ Á Căn Đình mà tôi rất thích, đó là: "Tất cả những gì cây có được nơi sự nẩy nở đều xuất phát từ những gì nó có được dưới lòng đất".

Về tương lai của Âu Châu:

Nếu Âu Châu không nhìn kỹ vào những thách đố tương lai, Âu Châu sẽ bị teo lại, nó sẽ bị úa tàn. Tôi đã tự nhiên phát biểu ở Strasbourg là tôi cảm thấy Âu Châu đang rời vị trí là một Âu Châu Làm Mẹ và đang trở thành một Âu Châu Làm Bà. Nó đã luống tuổi, mất đi cái ảo tưởng cùng nhau hoạt động... Âu Châu cần tự trở thành chính mình. Cần căn tính của nó, cần mối hiệp nhất của nó.... Chúng ta đang thấy các ranh giới ở Âu Châu. Như thế không tốt. Ít là các ranh giới về văn hóa. Điều này không tốt. Thật sự là mỗi xứ sở cần phải có văn hóa riêng của mình và cần phải canh chừng nó, thế nhưng bằng lăng kính thần bí. Đang có một thứ toàn cầu hóa tôn trọng văn hóa của mọi người nhưng tất cả đều hiệp nhất. Thế nhưng, Âu Châu đừng rơi vào tình trạng bi quan yếm thế và theo các thứ ý hệ. Vì Âu Châu đang bị tấn công không phải bằng những thứ đại pháo hay bom đạn vào lúc này, thế nhưng, đúng, bằng các thứ ý hệ. Các thứ ý hệ vốn không có tính cách Âu Châu, các thứ ý hệ xuất phát từ bên ngoài và ẩn nấp nơi những nhóm nhỏ ở Âu Châu. Họ không nhiều lắm. Hãy nghĩ lại một Âu Châu chia rẽ và tham chiến thời năm 1914 và các năm 1922-1923 cho đến năm 1939, thời điểm bùng nổ chiến tranh. Thế nhưng xin chúng ta đừng trở về với tình trạng ấy. Chúng ta học được từ lịch sử, chúng ta không rơi lại vào cùng một cái hố. Có lần tôi đã nói là có câu nói chỉ có con vật rơi vào cùng một hố lần thứ hai đó là con người. Con lừa không bao giờ như thế.... Hãy cầu nguyện cho Âu Châu. Hãy cầu cho Âu Châu, cầu cho mối hiệp nhất, để Chúa ban ơn cho chúng ta.... nhờ đó Âu Châu trở về với những gì đã được các vị cha ông của nó ước mong.

 

https://www.catholicnewsagency.com/news/full-text-of-pope-francis-in-flight-press-conference-from-romania-53358

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch tóm gọn