GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

Viaggio Apostolico del Santo Padre negli Emirati Arabi Uniti (3-5 febbraio 2019)

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TÔNG DU

 

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất - The United Arab Emirates

 

3-5/2/2019

 

Chủ Đề: The channel of peace - Khí Cụ Bình An

 

Sunday, 3rd February 2019

ROME – ABU DHABI

13:00 Departure by plane from Roma/Fiumicino for Abu Dhabi
  Greeting to journalists on the flight to Abu Dhabi
22:00 Arrival at Abu Dhabi Presidential Airport
  Official Welcome

 

Monday, 4th February 2019

ABU DHABI

12:00 Welcome Ceremony at the main entrance of the Presidential Palace
12:20 Official visit to the Crown Prince in the Presidential Palace
17:00 Private meeting with the members of the Muslim Council of Elders in the Grand Mosque of Sheik Zayed
18:10 Interreligious meeting at the Founder’s Memorial

A document on Human Fraternity for World Peace and living together

 

Tuesday, 5th February 2019

ABU DHABI – ROME

9:15 Private visit to the Cathedral
10:30 Holy Mass in the ZAYED SPORTS CITY
12:40 Farewell Ceremony at Abu Dhabi Presidential Airport
13:00 Departure by plane for Rome
17:00 Arrival at Roma/Ciampino International Airport

 

Time zones
Rome: +1h UTC
Abu Dhabi: +4h UTC
Pope Francis bidding farewell after his Feb. 3-5 visit to the UAE




"Đây là lần đầu tiên vị Giáo Hoàng đến Bán Đảo Ả Rập. Đấng Quan Phòng Thần Linh đã muốn điều này xẩy ra cho vị Giáo Hoàng mang danh hiện Phanxicô, 800 năm sau biến cố Thánh Phanxicô Assisi đến thăm giáo chủ al-Malik al-Kamil. Tôi thường nghĩ đến Thánh Phanxicô trong chuyến hành trình này: ngài đã giúp tôi có được Phúc Âm và tình yêu thương của Chúa Giêsu Kitô trong tâm can của tôi, khi trải qua những giây phút khác nhau của chuyến viếng thăm này... Tôi xin cám ơn Thái Tử, Tổng Thống, Phó Tổng Thống và tất cả các vị có Thẩm Quyền của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, đã tiếp đón tôi rất lịch thiệp. Xứ sở này đã phát triển rất nhiều trong các thập kỷ vừa qua. Nó đã trở thành một giao điểm giữa Đông và Tây, thành một 'mảnh đất mầu mỡ' đa sắc tộc và đa tôn giáo, và vì thế, thành một nơi thích đáng để cổ võ phát động nền văn hóa gặp gỡ".

 (ĐTC chia sẻ trong Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư mùng 6/2/2019)







THỨ HAI 4/2 - Đối Thoại Liên Tôn

 	2019.02.03 Viaggio Apostolico Emirati Arabi Uniti

ĐTC Phanxicô - Diễn Từ trong Cuộc Họp Liên Tôn
trước sự hiện diện của các vị thẩm quyền về dân sự và ngoại giao đoàn
Abu Dhabi, Founder’s Memorial
ngày 4 tháng 2 năm 2019


"Chúng ta ở nơi đây để mong ước hòa bình, để cổ võ hòa bình, để trở thành khí cụ hòa bình"

 

As-salāmu alaykum! Bình an ở cùng quí vị!

(Trước hết ĐTC ngỏ lời cám ơn các vị có thẩm quyền tổ chức và hiện diện.... và đồng thời "tôi nghĩ đến tất cả các xứ sở ở bán đảo này từ xứ sở của quí vị đây..."),

Với tấm lòng biết ơn Chúa, nhân dịp 800 năm xẩy ra biến cố gặp gỡ giữa Thánh Phanxicô Assisi và Giáo Chủ al-Malik al Kamil, tôi đã đón nhận lấy cơ hội được đến đây như là một tín hữu khao khát hòa bình, như một người anh em tìm kiếm hòa bình với quí huynh. Chúng ta ở nơi đây để mong ước hòa bình, để cổ võ hòa bình, để trở thành khí cụ hòa bình.

Tình Huynh Đệ như Con Tầu Hòa Bình

Biểu hiệu của cuộc hành trình này theo hình của một con chim bồ câu ngậm cành lá cây olive. Đó là hình ảnh nhắc đến câu chuyện - hiện có ở trong các truyền thống tôn giáo khác nhau - về trận lụt đầu tiên. Theo trình thuật Thánh Kinh thì để bảo tồn nhân loại khỏi bị hủy diệt, Thiên Chúa đã bảo Noe vào tầu cùng với gia đình của ông. Ngày nay, chúng ta cũng nhân danh Thiên Chúa, để bảo toàn hòa bình, cần phải cùng nhau như một gia đình tiến vào một con tầu có thể lèo lái qua những biển khơi bão tố của thế giới này, đó là con tầu của tình huynh đệ.

Khởi điểm của nó là việc nhìn nhận rằng Thiên Chúa là cội nguồn của một gia đình nhân loại duy nhất. Ngài là Đấng Tạo Hóa dựng nên tất cả mọi sự cùng tất cả mọi người, muốn chúng ta sống với nhau như anh chị em của nhau, cư ngụ trong ngôi nhà tạo vật chung được Ngài ban cho chúng ta. Tình huynh đệ được thiết lập ở đây bắt nguồn từ nhân tính chung của chúng ta, như "một ơn gọi chất chứa nơi dự án tạo dựng của Thiên Chúa" (Benedict XVI, Address to the New Ambassadors to the Holy See, 16 December 2010). Điều này nói với chúng ta rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về phẩm giá và không ai là chủ tể hay nô lệ của người khác.

Chúng ta không thể tôn vinh Đấng Tạo Hóa mà lại không yêu quí tính chất linh thánh của mọi người và mọi sự sống của con người: mỗi một người đều quí báu như nhau trước nhan Thiên Chúa, Đấng không nhìn đến gia đình con người bằng một ánh mắt yêu thích có tính cách loại trừ, mà bằng một ánh mắt ưu ái có tính cách bao gồm. Bởi vậy mà việc nhìn nhận các thứ quyền lợi như nhau đối với hết mọi người là việc tôn vinh danh Thiên Chúa trên trái đất này. Thế nên, nhân danh Thiên Chúa Hóa Công, hết mọi hình thức bạo lực cần phải bị lên án một cách dứt khoát, vì chúng ta làm tục hóa danh của Thiên Chúa một cách nghiêm trọng, khi chúng ta sử dụng danh Ngài để biện minh cho hận thù và bạo lực phạm đến một người anh chị em nào đó. Không một bạo lực nào có thể nhân danh tôn giáo để biện minh.

Kẻ thù của tình huynh đệ đó là cá nhân chủ nghĩa, một chủ nghĩa chuyển dịch thành niềm ước vọng muốn tôn bản thân mình và phái nhóm của mình trên những người khác và các phái nhóm khác. Mối nguy hiểm này đe dọa tất cả mọi chiều kích của cuộc sống, ngay cả cái đặc quyền thâm sâu nhất của con người, tức là việc hướng về siêu việt thể và về lòng đạo hạnh tôn giáo. Lòng đạo hạnh tôn giáo đích thực là ở chỗ hết lòng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như bản thân mình. Vì thế, hành vi đạo giáo cần phải tiếp tục được thanh tẩy cho khỏi khuynh hướng cứ tái diễn việc phán xét người khác như là kẻ thù và đối phương. Mỗi cơ cấu của niềm tin tưởng được kêu gọi thắng vượt tình trạng chia rẽ giữa bạn bè và kẻ thù, để có thể chấp nhận chiều hướng cao cả là những gì bao gồm con người ta, không có tính cách ưu đãi hay kỳ thị.

Tôi cảm nhận thấy được việc dấn thân của quốc gia này trong việc khoan nhượng và bảo toàn quyền tự do thờ phượng, trong việc đương đầu với nạn cực đoan và hận thù. Thậm chí còn cổ võ quyền tự do căn bản trong việc được tuyên xưng niềm tin của con người - quyền tự do này là một đòi hỏi nội tại cho việc hiện thực bản thân mình của con người - chúng ta cần phải tỉnh táo kẻo tôn giáo trở thành phương tiện hóa và chối bỏ chính mình bằng việc cho phép bạo động và khủng bố.

Tình huynh đệ chắc chắn "cũng bao gồm cả trạng thái khác nhau và tính chất khác nhau giữa anh chị em với nhau, cho dù họ có liên hệ với nhau về máu mủ và có cùng một bản tính lẫn phẩm giá (Message for the Celebration of the World Day of Peace, 1 January 2015, 2). Tính chất đa tôn giáo là thể hiện của điều này; trong bối cảnh ấy thái độ đúng đắn không phải là một thứ đồng nhất đòi buộc hay là một thứ hòa hợp hỗn độn. Điều chúng ta được kêu gọi thực hiện như là thành phần tín hữu đó là dấn thân cho sự bình đẳng về phẩm vị của tất cả mọi người, nhân danh Đấng Từ Bi Nhân Ái đã dựng nên chúng ta, và nhân danh Ngài cần phải tìm kiếm việc hòa giải cho các thứ xung khắc và tìm kiếm tình huynh đệ đa dạng. Ở đây tôi muốn tái khẳng định niềm xác tin của Giáo Hội Công Giáo: "Chúng ta không thể thực sự kêu cầu cùng Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người mà chúng ta lại không đối xử một cách huynh đệ với bất cứ một người nào đó, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa" (Second Vatican Ecumenical Council, Declaration on the Relation of the Church to Non-Christian Religions Nostra Aetate, 5.)

Tuy nhiên, có một số vấn nạn khác nhau chúng ta cần phải đối diện, đó là: làm thế nào chúng ta có thể lưu ý tới nhau ở trong cùng một gia đình nhân loại duy nhất? Làm thế nào để việc bao gồm người khác thắng vượt việc loại trừ nhau nhân danh quyền thuộc về phe nhóm của mình? Tóm lại, làm thế nào để các tôn giáo có thể trở thành thông mạch của tình huynh đệ hơn là của các chướng ngại cho việc tách phân?

(Sau đó ĐTC nói đến "gia đình nhân loại và lòng can đảm về cái khác", "việc đối thoại và nguyện cầu", "Giáo dục và công lý")

Vùng sa mạc nở hoa

Sau khi nói về tình huynh đệ như một con tầu hòa bình, giờ đây tôi lấy cảm hứng từ một hình ảnh thứ hai, đó là hình ảnh vùng sa mạc đang bao quanh chúng ta đây.

Ở nơi đây, mới có mấy năm, bằng tầm mắt nhìn xa trông rộng và khôn ngoan, vùng sa mạc này đã được biến thành một nơi trù phú và hiếu khách. Từ lúc còn là một chướng ngại bất khả tiến tới và bất khả tiếp cận, vùng sa mạc này đã trở thành một nơi gặp gỡ giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Ở nơi đây sa mạc đã nở hoa, không phải chỉ một ít ngày trong năm, mà là nhiều năm trước mắt. Xứ sở này, nơi mà cát bụi và các nhà trọc trời gặp nhau, tiếp tục trở thành một giao điểm giữa Tây phương và Đông phương, giữa Miền Bắc và miền Nam trên hành tinh này: một nơi của sự phát triển, nơi đã từng là chốn bất khả cư trú nay đang cung cấp việc làm cho con người ta thuộc các quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, cả sự phát triển nữa cũng có các đối phương của nó. Nếu kẻ thù của tình huynh đệ phải kể đến trước hết là cá nhân chủ nghĩa, thì tôi muốn nói đến tính chất lãnh đạm dửng dưng như là một chướng ngại cho sự phát triển, một thứ lạnh lùng dửng dưng cuối cùng biến các thực tại đang nở hoa thành những vùng đất hoang vu. Thật vậy, thứ phát triển thuần thực dụng không thể nào có được một thứ tiến bộ thực hữu và bền vững. Chỉ duy có sự phát triển toàn vẹn và liên kết mới cống hiến một tương lai xứng với con người. Tính chất lãnh đạm là những gì ngăn cản chúng ta nhìn cộng đồng con người vượt trên những gì nó chiếm hữu, và thấy anh chị em của chúng ta hơn là công việc họ làm. Thật vậy, tính lãnh đạm dửng dưng không nhìn đến tương lai; nó không quan tâm tới tương lai của thiên nhiên tạo vật, nó không để ý tới phẩm giá của những ai xa lạ và tương lai của trẻ em.

Trong bối cảnh ấy, tôi cảm thấy vui mừng là ở Abu Dhabi đây, vào Tháng 11 năm ngoái, đã xẩy ra Diễn Đàn đầu tiên của Liên Minh Liên Tôn về Vấn Đề Các Cộng Đồng An Toàn hơn, một đề tài nhắm đến phẩm giá của trẻ em trong thế giới con số này. Biến cố này đã gợi nhắc về một sứ điệp được ban hành một năm trước ở Roma trong một hội nghị quốc tế về cùng một đề tài, một hội nghị tôi đã hoàn toàn ủng hộ và phấn khích. Bởi thế, tôi xin cám ơn tất cả các vị lãnh đạo đã tham gia vào lãnh vực này, và tôi hứa với họ về sự hỗ trợ, về tình liên kết và về việc tham dự của tôi cũng như của Giáo Hội Công Giáo, để nhắm tới việc bảo vệ cho các trẻ vị thành niên ở tất cả mọi hình thức của nó.

Ở vùng sa mạc này, một đường lối cho việc phát triển tốt đẹp đã được mở ra, một đường lối mà khởi đầu từ việc tạo nên các việc làm, đang cống hiến niềm hy vọng cho nhiều người đến từ các quốc gia, văn hóa và niềm tin khác nhau. Trong số đó có cả nhiều Kitô hữu nữa, thành phần đã hiện diện ở đây qua các thế kỷ, đã tìm thấy được những cơ hội và góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng và an sinh của xứ sở đây. Ngoài những khả năng chuyên môn của mình, họ còn mang đến cho quí vị tính chất chân thực của đức tin họ. Việc tôn trọng và tính khoan dung họ gặp thấy, cũng như những nơi thờ phượng cần thiết để họ cầu nguyện, đều giúp họ có thể trưởng thành về tâm linh, những gì sau đó mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội. Tôi phấn khích quí vị hãy tiếp tục đường lối này, nhờ đó những ai sống ở đây hay đang tạm dung có thể bảo trì chẳng những hình ảnh về các công cuộc lớn lao đã được thực hiện ở trong vùng sa mạc này, mà còn cả hình ảnh về một quốc gia có tính cách bao gồm và gắn bó với tất cả mọi người.

Với tinh thần ấy, tôi mong có các cơ hội gặp gỡ cụ thể, chẳng những ở nơi đây mà còn ở toàn vùng đất yêu dấu này, một tụ điểm của vùng Trung Đông. Tôi hướng tới các xã hội có thành phần dân chúng thuộc những niềm tin khác nhau có cùng một quyền lợi công dân, và là nơi duy nhất trong trường hợp bạo động ở bất cứ hình thức nào thì quyền ấy mới bị lấy đi thôi.

Một cuộc sống chung huynh đệ, được dựa trên giáo dục và công lý; một việc phát triển về nhân bản được xây đắp trên tính chất bao gồm đón nhận và trên các quyền lợi của tất cả mọi người: đó là những hạt giống hòa bình mà các tôn giáo trên thế giới được kêu gọi giúp cho nẩy nở. Đối với họ, có lẽ trước đây chưa bao giờ có, trong tình trạng lịch sử mong manh hiện nay, nó là một công việc không thể nào trì hoãn nữa: ở chỗ chủ động góp phần vào việc phi quân sự cõi lòng con người - demilitarizing the human heart. Việc chạy đua võ trang, việc nới rộng các vùng ảnh hưởng của mình, các chính sách hung hăng tác hại tới những người khác sẽ là những gì chẳng bao giờ tạo nên ổn định. Chiến tranh không thể nào tạo nên bất cứ sự gì ngoài tình trạng khốn khổ, các thứ khí giới chẳng mang đến gì ngoài chết chóc!

Tình huynh đệ con người đòi hỏi chúng ta, với tư cách là đại diện cho các tôn giáo trên thế giới này, nhiệm vu loại trừ đi hết mọi động thái tỏ ra thừa nhận chữ "chiến tranh". Chúng ta hãy trả nó về cho cái tính thô bạo khốn khổ của nó. Các hậu quả tàn khốc của nó ở ngay trước mắt của chúng ta. Tôi đặc biệt nghĩ đến Yemen, Syria và Libya. Là anh chị em trong một gia đình nhân loại duy nhất theo ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta cùng nhau dấn thân chống lại thứ lý lẽ của quyền lực võ trang, chống lại nạn tài chính hóa các mối liên hệ, chống lại việc võ trang ở các vùng biên giới, chống lại việc dựng lên các bức tường, chống lại việc bịt miệng người nghèo; chúng ta hãy chống lại tất cả những điều ấy bằng một quyền lực êm dịu của nguyện cầu cũng như của việc hằng ngày dấn thân đối thoại. Việc chúng ta qui tụ lại với nhau hôm nay đây là một sứ điệp của lòng tin tưởng, một phấn khích cho tất cả mọi người thành tâm thiện chí, nhờ đó họ có thể buông bỏ những cơn lốc bạo lực và việc hoang vu hóa chủ nghĩa vị tha. Thiên Chúa ở với những ai tìm kiếm hòa bình. Từ trời cao Ngài chúc lành cho hết mọi bước đi để được hoàn trọn trên mặt đất theo con đường này.

eaffirm the conviction of the Catholic Church: “We cannot truly call on God, the Father of all, if we refuse to treat in a brotherly way any man, created as he is in the image of God”.[3]

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-02/pope-francis-uae-global-conference-human-fraternity-full-text.html





Bản Tuyên Ngôn
Tình Huynh Đệ Loài Người
cho Hòa Bình Thế Giới và cuộc sống chung


Pope Francis shakes hands with the Grand Imam of Al-Azhar, Ahmed el-Tayeb

 

 

Dẫn Nhập:

Đức tin giúp cho tín hữu thấy nơi người khác là người anh em hay chị em cần được trợ giúp và yêu thương. Nhờ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ, các loài tạo vật và tất cả loài người (đều bình đẳng bởi lòng thương xót của Ngài), các tín hữu được kêu gọi bày tỏ tình huynh đệ nhân loại này, bằng việc bảo tồn thiên nhiên vạn vật và toàn thể vũ trụ cùng hỗ trợ tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ nhất và những ai thiếu thốn nhất.

Giá trị siêu việt này được coi như là khởi điểm của một số cuộc gặp gỡ đầy bầu khí thân tình và huynh đệ để chúng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng các vấn đề của thế giới đương đại chúng ta đang sống. Chúng ta làm điều ấy bằng việc quan tâm tới sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, những thành đạt về trị liệu, về kỷ nguyên số, về phương tiện truyền thông đại chúng cùng với các việc thông đạt. Chúng ta cũng chia sẻ với nhau về mức độ nghèo khổ, về tình trạng xung khắc và đau khổ của rất nhiều anh chị em ở các phần đất khác nhau trên thế giới, gây ra bởi nạn chạy đua võ trang, bởi nạn bất công xã hội, bởi nạn băng hoại, bởi tình trạng bất bình đẳng, bởi tình trạng suy thoái về luân lý, bởi nạn khủng bố, nạn kỳ thị, nạn cực đoạn và nhiều nguyên nhân khác nữa.

Nhờ những cuộc bàn luận có tính cách huynh đệ và cởi mở, và nhờ việc gặp gỡ thể hiện niềm hy vọng sâu xa về một tương lai rạng ngời cho toàn thể nhân loại, mà ý nghĩ liên quan đến Bản Văn Kiện về Tình Huynh Đệ Nhân Loại này đã được thai nghén. Nó là một bản văn đã được chân thành công hiến và được nghiêm chỉnh suy nghĩ để có thể trở thành một bản tuyên ngôn chung của những khát vọng tốt lành và thiết tha. Nó là một văn kiện mời gọi tất cả mọi người tin tưởng vào Thiên Chúa và tin tưởng vào tình huynh đệ nhân loại hãy liên kết và cùng nhau hoạt động, để nó trở thành một kim chỉ nam cho các thế hệ tương lai trong việc phát triển một nền văn hóa tương kính, ở chỗ nhận thức được ân sủng thần linh cao cả làm cho tất cả loài người là những người anh em và chị em.

 

Văn Kiện:

Nhân danh Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên tất cả loài người bình đẳng về quyền lợi, nhiệm vụ và phẩm giá, và là Đấng đã kêu gọi họ cùng nhau sống như anh chị em, để tràn lan mặt đất và để thể hiện những giá trị thiện hảo, yêu thương và hòa bình;

Nhân danh sự sống vô tội của con người là những gì Thiên Chúa đã cấm không được sát hại, khi khẳng định rằng ai sát hại một người nào đó thì giống như họ sát hại toàn thể nhân loại, và ai cứu một người nào đó thì kể như cứu được toàn thể nhân loại;

Nhân danh người nghèo khổ, kẻ cơ hàn, người sống ngoài lề xã hội và những ai thiếu thốn nhất, thành phần Thiên Chúa truyền chúng ta phải trợ giúp như là một nhiệm vụ của tất cả mọi người, nhất là những ai giầu sang và có của;

Nhân danh những ai mồ côi, góa bụa, tị nạn và bị lưu đầy khỏi nhà cửa và xứ sở của mình; nhân danh tất cả mọi nạn nhân bởi chiến tranh, bởi bách hại và bởi bất công; nhân danh những ai yếu kém, những ai sống trong lo âu sợ hãi, những tù nhân chiến tranh và những ai bị hành hạ ở bất cứ phần đất nào trên thế giới không phân biệt;

Nhân danh những ai bị mất đi tình trạng an ninh, an bình và cơ hội chung sống, trở thành nạn nhân của việc hủy diệt, của thảm họa và của chiến tranh;

Nhân danh tình huynh đệ của con người là những gì bao gồm tất cả mọi con người, liên kết họ và làm họ thành bình đẳng;

Nhân danh tình huynh đệ này, một tình huynh đệ bị tàn phá bởi những chính sách cực đoan và chia rẽ, bởi những đường lối lợi lộc bất chấp, hay bởi những khuynh hướng ý hệ hận thù ghen ghét, mạo dụng các hành động và tương lai của con người nam nữ;

Nhân danh tự do, được Thiên Chúa ban cho tất cả mọi con người khi Ngài tạo dựng nên họ tự do là tặng ân khiến họ trở thành đặc thù;

Nhân danh công lý và lòng thương xót, nền tảng của những gì là thịnh vượng và là nền tảng của đức tin;

Nhân danh tất cả mọi người thiện chí hiện diện ở hết mọi phần đất trên thế giới này;

Nhân danh Thiên Chúa cùng với hết mọi sự đã được chúng tôi nhắc tới; Al-Azhar al-Sharif và c ác tín đồ Hồi giáo Đông Tây, cùng với Giáo Hội Công giáo và các tín dồ Công giáo Đông Tây, tuyên bố chấp nhận văn hóa đối thoại như là một đường lối; hợp tác với nhau như là qui tắc tác hành; hiểu biết lẫn nhau như là phương pháp và chuẩn mực.

Chúng tôi, những người tin vào Thiên Chúa cũng như vào cuộc đối diện cuối cùng với Ngài cũng như với việc phán xét của Ngài, dựa trên căn bản của trách nhiệm về tôn giáo và luân lý của mình, và qua Văn Kiện này, kêu gọi chính mình, kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới cũng như những kiến trúc gia của chính sách quốc tế và kinh tế thế giới, hãy tận lực hoạt động để quảng bá nền văn hóa khoan dung và chung sống hòa bình; hãy can thiệp ngay khi có cơ hội để ngăn chặn tình trạng đổ máu vô tội và chấm dứt các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột, tình trạng băng hoại môi trường và tình trạng suy thoái về luân lý cũng như văn hóa là những gì thế giới hiện đang trải nghiệm.

Chúng tôi kêu gọi những trí thức gia, triết gia, những nhân vật về tôn giáo, các nghệ gia, các chuyên gia truyền thông, cũng như những con người nam nữ về văn hóa ở khắp nơi trên thế giới, hãy tái nhận thức các thứ giá trị về hòa bình, công lý, thiện hảo, mỹ lệ, tình huynh đệ của con người và việc chung sống, để củng cố tầm quan trọng của những giá trị ấy như là những cái neo cứu độ cho tất cả mọi người, cũng như để cổ võ phát động chúng khắp nơi.

Bản Tuyên Ngôn này, được bắt đầu từ mối quan tâm sâu xa về thực tại đương đại của chúng ta, thẩm định những thành đạt của nó cùng với tình trạng khổ đau, thảm họa và tai ương của nó, mạnh mẽ tin tưởng rằng trong số những nguyên nhân quan trọng nhất nơi các cuộc kủng hoảng của thế giới tân tiến này đó là tình trạng lương tâm con người đã trở thành vô cảm, đó là khoảng cách từ các giá trị về đạo giáo với thứ cá nhân chủ nghĩa dính liền với những triết lý duy vật thần thánh hóa con người và chiều theo các thứ giá trị trần tục cùng vật chất thay cho những nguyên tắc cao cả và siêu việt.

Trong khi nhìn nhận những bước tiến tích cực nơi nền văn minh tân tiến của chúng ta ở những lãnh vực về khoa học, kỹ thuật, y khoa, kỹ nghệ và an sinh, nhất là ở các nước phát triển, chúng tôi còn muốn nhấn mạnh là, kèm theo các thứ tiến triển lịch sử ấy, những tiến bộ lớn lao và sáng giá, còn có cả một tình trạng suy đồi về luân lý, ảnh hưởng đến hoạt động quốc tế, cùng với tình trạng yếu kém về các thứ giá trị linh thiêng và trách nhiệm. Tất cả những điều ấy góp phần vào một thứ cảm giác chung chung về những gì là ngại ngùng, cô lập và thất vọng, khiến cho nhiều người bị cuốn theo một cơn lốc vô thần, một cơn lốc bất khả thần tri hay một cơn lốc cực giáo, hoặc cuồng tín, là những gì cuối cùng gây ra những hình thức nghiện ngập và tình trạng tự hủy cá thể hay đoàn thể.

Lịch sử cho thấy rằng nạn cực giáo, nạn cực tộc và nạn bất dung là những gì đã làm phát sinh ra trên thế giới này, ở Đông phương hay ở Tây phương, cái có thể được ám chỉ như là những dấu hiệu về “một thế chiến thứ ba phân mảnh đang diễn ra”. Ở một số phần đất của thế giới này, cũng như ở nhiều trường hợp thảm thương, thì những dấu hiệu này đã bắt đầu trở thành hiển nhiên một cách nhức nhối, cũng như ở nơi những trường hợp không có được chính xác con số thành phần nạn nhân, góa bụa và mồ côi. Ngoài ra, chúng ta còn thấy các vùng đất khác đang sửa soạn trở thành khấu trường cho các cuộc xung khắc mới, với các cuộc bùng nổ căng thẳng cùng với tình trạng gia tăng các thứ vũ khí cùng với việc võ trang, và tất cả những điều ấy ở trong bối cảnh toàn cầu bị bao phủ bởi những gì là bất định, ảo mộng, lo sợ về tương lai, và bị kiềm chế bởi những lợi lộc kinh tế thiển cận.

Chúng tôi cũng khẳng định rằng các cuộc khủng hoảng chính yếu về chính trị, các tình trạng bất công và không biết phân phối bình đẳng các nguồn lợi thiên nhiên - chỉ có một thiểu số giầu được hưởng, ….. đại đa số các dân tộc trên trái đất này – đã gây ra và tiếp tục gây ra, vô số những con người nghèo nàn, yếu bệnh và chết chóc. Hiện tượng ấy gây ra những cuộc khủng hoảng đầy tổn hại, khiến cho những quốc gia khác nhau trở thành nạn nhân, cho dù họ có nguồn lợi thiên nhiên cùng nguồn lực giới trẻ làm nên đặc tính của những quốc gia ấy. Trước các cuộc khủng hoảng gây ra chết chóc cho hằng triệu trẻ em như thế - những con trẻ bị phế thải bởi nghèo khổ và đói khổ - lại xẩy ra một thứ câm nín bất khả chấp nơi tầm cấp quốc tế.

Trong bối cảnh này mới thấy được gia đình thiết yếu ra sao trong vai trò là một tế bào cơ bản của xã hội và của nhân loại, trong việc đưa con trẻ vào thế gian, dưỡng nuôi chúng, giáo dục chúng, và cung cấp cho chúng việc huấn luyện về luân lý cũng như về tình trạng an ninh tại gia. Việc tấn công cơ cấu gia đình này, việc coi thường nó hay ngờ vực vai trò quan trọng của nó, đều là một trong những sự dữ nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta.

Chúng tôi cũng khẳng định tầm quan trọng của việc gợi lên nhận thức về đạo giáo và nhu cầu cần phải làm sống lại việc nhận thức này nơi tâm can của các thế hệ mới, bằng việc giáo dục lành mạnh cũng như bằng việc gắn bó với các thứ giá trị luân lý cùng những giáo huấn tôn giáo chân chính. Nhờ thế chúng ta mới có thể đương đầu với các khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa, vị kỷ, xung khắc, cũng như mới có thể giải quyết chủ nghĩa bảo thủ và cực đoan mù quáng nơi tất cả mọi hình thức và thể hiện của nó.

Đích nhắm trước hết và quan trọng nhất của các tôn giáo đó là tin vào Thiên Chúa, là tôn vinh Ngài và mời gọi tất cả mọi con người nam nữ tin tưởng rằng vũ trụ này lệ thuộc vào một vị Thiên Chúa cai trị nó. Ngài là Đấng Hóa Công đã tạo nên chúng ta bằng đức khôn ngoan thần linh của Ngài, và đã ban cho chúng ta tặng ân sự sống để bảo vệ nó. Nó là một tặng ân không ai có quyền lấy mất, đe dọa hay mạo dụng cho hợp với mình. Thật vậy, hết mọi người cần phải bảo toàn tặng ân sự sống này, từ khi nó bắt đầu có cho tới khi nó qua đi một cách tự nhiên. Bởi vậy chúng tôi lên án tất cả những việc làm đe dọa sự sống, như việc diệt chủng, như các hành động khủng bố, như việc buộc phải thất tán, như việc buôn người, việc phá thai và triệt sinh an tử. Chúng tôi đồng thời cũng lên án các chính sách cổ võ cho những việc làm ấy.

Hơn thế nữa, chúng tôi dứt khoát tuyên bố rằng các tôn giáo không bao giờ được xui khiến chiến tranh, các thái độ ghen ghét, hận thù và cực đoan, cũng không được xui khiến bạo lực hay gây đổ máu. Những thực tại thảm thương này là hậu quả của một thứ giáo huấn lệch lạc về đạo giáo. Chúng là hậu quả của một thứ mạo dụng về chính trị của các tôn giáo, cũng là hậu quả của những việc dẫn giải bởi những nhóm tôn giáo, qua giòng lịch sử, đã lợi dụng quyền lực của cảm thức về tôn giáo nơi tâm can của những con người nam nữ để làm cho họ tác hành một cách không hợp với sự thật của đạo giáo. Điều ấy được thực hiện để chiếm đạt những mục tiêu có tính cách chính trị, kinh tế, trần tục và thiển cận. Vậy chúng tôi kêu gọi tất cả những ai liên quan hãy ngưng sử dụng tôn giáo để xui giục ghen ghét, bạo động, cực đoạn và cuồng tín, và hãy thôi sử dụng tên Thiên Chúa để biện minh cho các hành động sát hại, đầy ải, khủng bố và đán áp. Chúng tôi yêu cầu điều này dựa trên căn bản niềm tin chung của chúng tôi nơi Thiên Chúa là Đấng không tạo nên con người nam nữ để bị sát hại hay để đánh nhau, cũng không để bị tra tấn hành hạ hay bị đầy đọa trong đời sống của họ cũng như trong hoàn cảnh của họ. Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng, không cần được bất cứ ai bênh vực và không muốn danh của Ngài được sử dụng để khủng bố con người ta.

Bản văn kiện này, cùng với các Văn Kiện Quốc Tế trước đây đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng nơi vai trò của tôn giáo trong việc xây dựng hòa bình thế giới, chấp nhận những điều sau đây:

- Niềm xác tín mạnh mẽ là giáo lý chân chính của các tôn giáo kêu mời chúng ta hãy vững vàng nơi các giá trị của sự bình an; bênh vực các thứ giá trị của việc tương kiến, của tình huynh đệ con người và của việc hài hòa chung sống; hãy tái thiết lập sự khôn ngoan, công lý và yêu thương; và hãy tái phát nhận thực về tôn giáo nơi giới trẻ, để các thế hệ tương lai có thể được bảo vệ khỏi lãnh giới của ý nghĩ vật chất, cũng như khỏi những chính sách nguy hiểm của lòng tham vô đáy và tình trạng lãnh đạm lạnh lùng theo luật lệ của quyền lực hơn là theo quyền lực của luật lệ;

- Tự do là quyền của hết mọi người: mỗi cá nhân được hưởng quyền tự do về niềm tin, về nghĩ tưởng, về việc bày tỏ và về hành động. Tính chất đa số và đa dạng về tôn giáo, về mầu da, về phái tính, về sắc tộc và về ngôn ngữ là những gì Thiên Chúa mong muốn theo sự khôn ngoan của Ngài, sự khôn ngoan được Ngài sử dụng để tạo dựng nên con người. Sự khôn ngoan thần linh này là nguồn mạch xuất phát quyền tự do tin tưởng và quyền tự do khác. Bởi thế mà sự kiện con người ta bị buộc phải theo một tôn giáo nào đó hay một thứ văn hóa nào đó cần phải bị loại trừ, cả việc áp đặt một đường lối sống về văn hóa không được người khác chấp nhận;

- Công lý dựa trên lòng thương xót là đường lối cần phải theo đuổi để đạt được một đời sống xứng đáng là những gì hết mọi người đều có quyền hưởng;

- Việc đối thoại, cảm thông và việc cổ võ rộng rãi một nền văn hóa khoan dung, chấp nhận người khác và hòa thuận chung sống sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm bớt nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường đang nặng nề đè nén trên phần lớn nhân loại;

- Việc đối thoại giữa các tín hữu có nghĩa là đến với nhau ở một khoảng trống bao rộng về các thứ giá trị linh thiêng, nhân bản và xã hội, để rồi từ đó, chuyển đạt các thứ giá trị luân lý cao cả nhất được tôn giáo nhắm tới. Nó cũng có nghĩa là tránh đi những việc bàn luận không sinh lợi gì;

- Việc bảo vệ những nơi thờ phượng – các hội đường, các thánh đường và các đền thờ - là nhiệm vụ được bảo đảm bởi các tôn giáo, bởi các thứ giá trị nhân bản, bởi luật pháp và bởi các hiệp định quốc tế. Bất cứ một nỗ lực nào nhằm tấn công các nơi thờ phượng, hay đe dọa những nơi ấy, bằng những vụ tấn công bạo lực, bằng bom đạn hay bằng việc hủy hoại, đều là những gì lệch lạc với giáo huấn của đạo giáo cũng là một vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế;

- Việc khủng bố là những gì tồi tệ và là những gì đe dọa đến tình trạng an ninh của dân chúng, dù ở Đông phương hay Tây phương, ở miền Bắc hay miền Nam, cùng với việc gieo vãi nỗi hoảng loạn, kinh hoàng và bi quan yếm thế, không phải do tôn giáo, cho dù thành phần khủng bố sử dụng tôn giáo như vũ khí của họ. Trái lại, nó gây ra bởi một thứ tích lũy những dẫn giải sai trái về các bản văn của đạo giáo, cũng như bởi những chính sách gắn liền với đói khổ, bần cùng, bất công, đàn áp và kiêu kỳ. Đó là lý do tại sao rất cần phải ngưng vệc ủng hộ các phong trào khủng bố bằng việc tài trợ, bằng việc cung cấp các thứ vũ khí cùng chiến thuật, cũng như bằng các nỗ lực biện minh cho những phong trào này, thậm chí bằng cả việc sử dụng truyền thông đại chúng. Tất cả những điều này cần phải được coi là tội ác quốc tế đe dọa nền an ninh và hòa bình thế giới. Cần phải lên án nạn khủng bố này ở tất cả mọi hình thức và biểu hiện của nó;

- Quan niệm về quyền công dân được căn cứ vào tính cách bình đẳng về các quyền lợi và nghĩa vụ, nhờ đó mà tất cả mọi người được hoan hưởng công lý. Bởi thế mới cần phải thiết lập trong xã hội của chúng ta quan niệm về quyền công dân trọn vẹn, loại trừ đi việc sử dụng có tính cách kỳ thị từ ngữ các nhóm thiểu số, một từ ngữ gây ra những cảm giác cô lập hóa và kém cỏi. Việc sử dụng sai lầm từ ngữ này mở đường cho hận thù và bất hòa; nó làm tiêu tan mất những thành đạt và lấy mất đi các quyền lợi về tôn giáo và dân sự của một số công dân bởi đó đã bị kỳ thị;

- Những mối liên hệ tốt đẹp giữa Đông phương và Tây phương là những gì cần thiết không thể chối cãi cho cả hai bên. Không được lơ là với các mối liên hệ này, nhờ đó mỗi bên có thể được phong phú hóa bởi văn hóa của bên kia, nhờ việc trao đổi và đối thoại với nhau. Tây phương có thể khám phá thấy ở Đông phương những phương dược chữa trị các thứ tật bệnh về tinh thần cũng như về đạo nghĩa đang gây ra bởi thứ chủ nghĩa duy vật thịnh hành. Và Đông phương có thể tìm thấy nơi Tây phương nhiều yếu tố có thể giúp nó thoát khỏi những gì là yếu kém, chia rẽ, xung khắc và tình trạng suy thoái về khoa học, kỹ thuật và văn hóa. Cần phải chú trọng tới những khác biệt về tôn giáo, văn hóa và lịch sử là một yếu tố then chốt trong việc hình thành đặc tính, văn hóa và văn minh của Đông phương. Cũng cần phải thắt chặt mối liên hệ về các quyền lợi căn bản của con người để giúp bảo toàn một đời sống xứng đáng cho tất cả mọi con người nam nữ bên Đông cũng như bên Tây, tránh đi các chính sách theo tiêu chuẩn nước đôi;

- Cần phải nhận biết quyền lợi của nữ giới nơi việc giáo dục và việc làm, và nhận biết quyền tự do của họ trong việc thực thi các quyền lợi chính trị của họ. Ngoài ra, cần phải thực hiện các nỗ lực giải phóng nữ giới không có thân phận lịch sử và xã hội, ngược lại với các nguyên tắc về đức tin và nhân phẩm của họ. Cần phải bảo vệ nữ giới khỏi bị khai thác tình dục và khỏi bị đối xử như một món hàng hay đồ chơi khoái lạc hay để kiếm tiền. Từ đó cần phải chấm dứt việc mua bán tất cả những việc làm bất nhân và thô bỉ, đang bôi nhọ phẩm giá của nữ giới. Cần phải thực hiện các nỗ lực cải cách những luật lệ ngăn cản nữ giới không được hoan hưởng các thứ quyền lợi của họ;

- Việc bảo vệ các thứ quyền lợi căn bản của trẻ em trong việc được lớn lên ở một môi trường gia đình, được dinh dưỡng, được giáo dục và được hỗ trợ, là nhiệm vụ của gia đình và của xã hội. Các nhiệm vụ này cần phải được bảo đảm và bảo vệ để chúng không bị coi thường hay chối bỏ với bất cứ một trẻ em nào, ở bất cứ phần đất nào trên thế giới. Tất cả những việc làm nào vi phạm đến phẩm giá và quyền lợi của trẻ em đều cần phải bị vạch trần. Cũng cần phải tỉnh táo chống lại những nguy hiểm chúng lộ dạng, nhất là ở thế giới số, và cần phải coi là một tội ác việc buôn bán tình trạng vô tội của các em cũng như tất cả những vi phạm đến tuổi trẻ của các em;

- Việc bảo về các quyền lợi của người già, người yếu kém, của người khuyết tật và của người bị đàn áp là trách nhiệm bắt buộc về tôn giáo và xã hội cần phải được bảo đảm và bênh vực, bằng luật pháp nghiêm chỉnh và việc áp dụng các hiệp định quốc tế liên quan.

Để đạt được đích điểm ấy, bằng việc hợp tác hỗ tương. Giáo Hội Công Giáo và Al-Azhar xin thông báo và cam kết chuyển đạt tới các vị có thẩm quyền, các vị lãnh đạo có thế giá, các vị về đạo giáo trên khắp thế giới, các cơ quan từng vùng và quốc tế thích hợp, các tổ chức trong xã hội dân sự, các cơ cấu tôn giáo và các tư tưởng gia có tầm ảnh hưởng. Ngoài ra hai bên còn cam kết bày tỏ những nguyên tắc được chất chứa trong bản Tuyên Ngôn này ở tất cả mọi tầm cấp vùng miền và quốc tế, trong khi đó mong muốn thấy các nguyên tắc này được chuyển dịch thành những chính sách, các quyết định, những bản văn pháp lý, những khóa học hỏi và các tài liệu được chuyển tải.

Al-Azhar và Giáo Hội Công Giáo muốn rằng Bản Văn Kiện này trở thành đối tượng nghiên cứu và chia sẻ ở tất cả mọi học đường, ở các đại học đường và các cơ cấu huấn luyện, nhờ đó giúp vào việc giáo dục các thế hệ mới trong việc mang lại thiện hảo và hòa bình cho những người khác, và trở thành những người bênh vực ở khắp mọi nơi những thứ quyền lợi của thành phần bị áp bức và của những ai bé mọn nhất trong anh chị em của chúng ta.

Tóm lại, những nguyện vọng của chúng tôi đó là:

Bản Tuyên Ngôn này được trở thành một lời mời gọi hòa giải và huynh đệ trong số tất cả mọi tín hữu, thật sự là giữa thành phần tín hữu và không tín hữu, cũng như trong số tất cả những ai có thiện chí;

Bản Tuyên Ngôn này chớ gì trở thành một lời thỉnh cầu ngỏ cùng hết mọi lương tâm chính trực trong việc loại trừ nạn bạo lực tệ hại và cực đoan mù quáng; một lời thỉnh cầu ngỏ cùng những ai chấp nhận các thứ giá trị về việc nhân nhượng và huynh đệ là những gì cần phải được các tôn giáo cổ võ và phấn khích;

Bản Tuyên Ngôn này chớ gì trở thành một chứng từ cho niềm tin tưởng cao cả vào Thiên Chúa là Đấng liên kết các tâm can bị chia rẽ và thăng hóa tâm hồn của con người;

Bản Tuyên Ngôn này chớ gì trở thành một dấu hiệu gắn bó giữa Đông Tây, giữa Bắc Nam, và giữa tất cả những ai tin rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta để hiểu biết nhau, hợp tác với nhau và sống yêu thương nhau như anh chị em.

Đó là những gì chúng ta hy vọng và tìm cách chiếm đạt để có được một bình an toàn cầu mà tất cả mọi người có thể hoan hưởng trên đời sống này.

Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019

 

Pope Francis and Ahmed el-Tayeb sign the Document on Human Fraternity

 

Xin theo dõi văn kiện cùng hình ảnh về biến cố lịch sử ngày 4/2/2019,

sau 800 năm Thánh Phanxicô Assisi gặp gỡ giáo chủ Hồi Giáo the Sultan al-Malik al-Kamil ở cái link dưới đây:

 

A document on Human Fraternity for World Peace and living together

 

 	2019.02.03 Viaggio Apostolico Emirati Arabi Uniti

 

From: Joachimlqh <joachimlqh@aol.com>
Date: Mon, Feb 11, 2019 at 7:52 PM
Subject: from Cha Joachim Le Quang Hien Spokane
To: <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
 

Spokane, 11/2/2019 

Anh Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh thân kính, 

Xin chúc mừng trễ Năm Mới Kỷ Hợi đến với anh và 2 toàn gia quyến.

Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria luôn gìn giữ anh và gia đình anh trong tình yêu và ân phúc của các Ngài. 

Tôi vẫn còn bị cảm cúm từ gần tuần nay, hôm nay mới gượng dậy để check emails thì được may mắn đọc bản dịch Tuyên Ngôn Tình Huynh Đệ ... thật tuyệt vời của anh. Đối với tôi đây có lẽ là bản văn quan trọng nhất cho thế giới con người hôm nay, "từ khanh tướng xuống hàng lê thứ" cần học hiểu và quyết tâm thực hiện tối đa theo khả năng của mình, nhất là với người Công giáo, đặc biệt nữa với người Công Giáo Việt Nam chúng ta ở hải ngoại.

Xin cám ơn anh đã bỏ công nghiên cứu và chuyển dịch ra Việt ngữ thật thanh thóat và sáng rõ như thế. 

Từ lâu tôi vẫn hằng theo dõi các các bài dịch của anh về các bản văn quan yếu của Tòa Thánh, cũng như các bài viết có căn bản sống thực của anh với niềm cảm phục sâu xa. 

Hôm nay, như đã nói, dù vẫn còn bị ho hen (tôi vừa mới đi bác sĩ về), nhưng khi vừa đọc xong Bản Tuyên Ngôn trên, tôi buộc mình phải viết mấy hàng cho anh ngay để cảm ơn, chúc mừng và cầu nguyện để ơn Chúa Thánh Linh luôn soi sáng cho anh - và Mẹ Maria, mà anh có lòng hiếu kính từ thuở còn tấm bé, luôn nâng đỡ dìu dắt anh ngày càng đến gần Chúa Giêsu, Con Mẹ, Anh, Thầy và là Chúa của chúng ta. 

Thân ái trong tình yêu của các Ngài, 

"One of your many grateful fans," 

Joachim L.Q. Hiền

(ret. priest in Spokane, WA)

 

 

 

Thứ Ba 5/2 - Cử Hành Công Giáo

 

ĐTC Phanxicô Giảng Lễ cho đàn chiên Công giáo nhỏ bé địa phương ở Zayed Sports City

 

Pope Francis at Mass in the UAE

 

"Chỉ có hơn 1 triệu Kitô hữu sống ở Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, đó là các nhân viên địa phương làm việc thuộc một số quốc gia Châu Á...

Tôi đã cử hành Thánh Lễ cho tất cả mọi người - rất là nhiều! - Họ nói rằng giữa những người ở trong vận động trường, nơi chứa được 40 ngàn người,

và những ai ở trước màn ảnh ngoài vận động trường, con số lên tới 150 ngàn người!

Tôi đã cử hành Lễ ở Vận Động trường thành phố ấy, công bố bài Phúc Âm về Các Phúc Đức Trọn Lành..."

 

 (ĐTC chia sẻ trong Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư mùng 6/2/2019)

 

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ĐTC đã ngỏ lời chào đủ mọi thành phần tín hữu thuộc hầu hết các lễ nghi Công giáo Đông phương tham dự được ngài liệt kê:

"The Chaldean, Coptic, Greek-Catholic, Greek-Melchite, Latin, Maronite, Syro-Catholic, Syro-Malabar and the Syro-Malankara faithful"

 

Pope Francis celebrates Mass in Abu Dhabi

 

"Đời sống Kitô hữu là ở chỗ sống niềm vui của các phúc đức này...

Các Phúc Đức này bởi thế là một lộ trình cho đời sống của chúng ta:

chúng không đòi hỏi những hành động siêu nhân,

mà là noi gương bắt chước Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày của chúng ta".

 

Phúc thay: đó là lời được Chúa Giêsu sử dụng để bắt đầu việc Người giảng dạy trong Phúc Âm của Thánh Mathêu. Nó là điệp khúc được Người lập lại cho cả hôm nay nữa, như thể nó muốn gắn chặt vào tâm can của chúng ta, hơn bất cứ một điều gì khác, một sứ điệp thiết yếu, đó là nếu anh chị em ở với Chúa Giêsu, nếu anh chị em yêu mến lời của Người như thành phần môn đệ ở thời bấy giờ đã tỏ hiện, nếu anh chị em cố gắng sống trọn lời này từng ngày, thì anh chị em có phúc. Không phải là anh chị em sẽ có phúc, mà là đang có phúc; đó là chân lý đầu tiên chúng ta biết được về đời sống Kitô hữu. Nó không phải là một bản liệt kê những qui định bề ngoài cần phải hoàn trọn, hay là một bộ giáo huấn cần phải hiểu biết. Đời sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải như thế; trái lại, nó là việc nhận biết rằng nơi Chúa Giêsu chúng ta là những người con cái dấu yêu của Chúa Cha. Đời sống Kitô hữu là ở chỗ sống niềm vui của các phúc đức này, muốn sống cuộc đời như là một chuyện tình, câu truyện về tình yêu trung thành của Thiên Chúa, Ngài là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta, và muốn luôn được hiệp thông với chúng ta. Đó là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới này, và không một hoàn cảnh nào trong đời sống của chúng ta, có thể lấy mất của chúng ta. Nó là một niềm vui cống hiến bình an ở cả trong lúc đớn đau, một niềm vui làm cho chúng ta tham dự vào thứ hạnh phúc trường sinh đang đợi chờ chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em ở đây, lời mà tôi đến để ngỏ cùng anh chị em đó là phúc thay!

 

Ngay cả khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của Người là có phúc, chúng ta vẫn bị tác động bởi những lý do đối với các Phúc Đức riêng biệt. Chúng ta thấy nơi chúng một thứ đảo lộn của những gì là ý nghĩ thông thường, theo đó, thành phần giầu sang và thành phần quyền năng mới là thành phần có phúc, những ai thành công và được đám đông xưng tụng. Trái lại, đối với Chúa Giêsu thì có phúc là thành phần nghèo khó, hiền lành, những ai chính trực cho dù phải trả giá bị bôi nhọ, những ai bị bách hại. Ở đây ai đúng ai sai: Chúa Giêsu hay thế giới này? Để hiểu được điều ấy, chúng ta cần phải nhìn vào cách sống của Chúa Giêsu: nghèo khó trong hết mọi sự, nhưng lại phong phú trong tình yêu thương; Người đã chữa lành rất nhiều cuộc sống, nhưng lại không dung tha cho mạng sống của Người. Người đã đến để phục vụ chứ không phải để được hầu hạ; Người đã dạy chúng ta rằng tính chất cao cả không ở chỗ có  hơn là cho đi. Công chính và hiền lành, Người không kháng cự, mà để mình bị lên án bất công. Nhờ đó Chúa Giêsu đã mang tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho thế gian. Chỉ có thế Người mới thắng chết chóc, tội lỗi, sợ hãi và ngay cả tính chất trần tục: chỉ bằng quyền lực của tình yêu thần linh. Ở nơi đây hôm nay chúng ta cùng nhau xin ơn biết tái nhận thức được tính chất hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, của việc noi gương bắt chước Người, chứ không phải của việc tìm kiếm bất cứ ai khác không phải là Người và tình yêu khiêm hạ của Người. Vì ý nghĩa của đời sống chúng ta đó là ở chỗ hiệp thông với Người và yêu thương người khác. Anh chị em có tin điều ấy không?

 

Tôi cũng đến đây để cám ơn anh chị em về đường lối anh chị em đã sống Bài Phúc Âm chúng ta đã nghe. Người ta nói rằng cái khác nhau giữa Phúc Âm thành văn và Phúc Âm thực hành thì cũng giống cái khác nhau giữa âm nhạc sáng tác và âm nhạc trình diễn. Anh chị em đang ở nơi đây đều biết cung giọng của Phúc Âm, và anh chị em hào hứng theo nhịp điệu của nó. Anh chị em là một ca đoàn được cấu tạo bởi nhiều quốc gia, ngôn ngữ và lễ nghi; một thứ đa dạng được Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để biến nó thành một thứ hợp tấu. Cái đa âm hoan hỉ của niềm tin này là chứng từ được anh chị em cống hiến cho hết mọi người thấy và là những gì đây xây dựng Giáo Hội. Điều Giám Mục Hinder có lần đã nói tác động nơi tôi, đó là ngài chẳng những cảm thấy ngài là mục tử của anh chị em, mà anh chị em, nhờ gương sống của mình, lại thường chăn dắt ngài.

 

Để sống cuộc đời có phúc này và theo đường lối của Chúa Giêsu dù sao cũng không có nghĩa là lúc nào cũng vui tươi hớn hở. Những ai bị yếu kém, những ai chịu bất công, những ai làm hết những gì có thể để xây dựng hòa bình đều biết thế nào là đau khổ. Chắc chắn một điều là anh chị em không dễ gì sống xa nhà, bị thiếu mất tình cảm những người thân yêu của anh chị em, và có lẽ còn cảm thấy bất định về tương lai nữa. Thế nhưng Chúa là Đấng trung thành và không bỏ rơi dân của Ngài. Câu chuyện về đời sống của Thánh Antôn Đan Viện Phụ, vị đại sáng lập đời sống đan tu trong sa mạc là những gì có thể bổ ích cho chúng ta. Thánh nhân đã  vì Chúa mà bỏ hết mọi sự và tìm đến sống ở trong sa mạc. Ở đó, có lần thánh nhân bị chìm ngập trong một trận chiến thiêng liêng cam go khiến thánh nhân cảm thấy bất an; thánh nhân bị tấn công bởi những thứ ngờ vực và tối tăm, thậm chí bị cám dỗ nhung nhớ và tiếc nuối đời sống trước đây của mình. Thế rồi, sau tất cả những gì là dằn vặt thống khổ ấy, Chúa đã an ủi thánh nhân, và Thánh Antôn đã hỏi Chúa rằng: "Chúa đã ở đâu vậy? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải phóng con khỏi tình trạng đau khổ của con?" Thế nhưng, sau đó thánh nhân đã nghe thấy rõ ràng câu trả lời của Chúa Giêsu rằng: "Ta vẫn ở đây mà Antôn" (Saint Athanasius, Vita Antonii, 10). Chúa là Đấng gần gũi. Có thể xẩy ra là khi phải đương đầu với nỗi sầu thương mới hay một giai đoạn khó khăn nào đó, chúng ta tưởng rằng chúng ta lẻ loi cô độc, cho dù chúng ta đã giành tất cả thời gian ở với Chúa rồi. Tuy nhiên, trong những lúc ấy, lúc Ngài không can thiệp ngay thì Ngài cũng bước đi bên cạnh chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục tiến bước thì Ngài sẽ mở ra cho chúng ta một con đường mới; vì Chúa chuyên thực hiện những gì là mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường ở ngay trong sa mạc (xem Isaia 43:19).

 

Anh chị em thân mến, tôi muốn nói cùng anh chị em rằng việc sống các Phúc Đức này không cần phải có những cử chỉ gây ấn tượng đâu. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu mà coi: Người đã không lưu lại văn kiện nào, đã không áp đặt bất cứ sự gì. Khi Người bảo chúng ta sống thì Người không yêu cầu chúng ta thực hiện những việc lớn lao, hay thể hiện những cử chỉ phi thường. Người đã xin chúng ta chỉ một việc làm về nghệ thuật, khả dĩ với tất cả mọi người, đó là chính đời sống của chúng ta. Các Phúc Đức này bởi thế là một lộ trình cho đời sống của chúng ta: chúng không đòi hỏi những hành động siêu nhân, mà là noi gương bắt chước Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng mời gọi chúng ta hãy giữ tâm can tinh tuyền, hãy thực hành đức hiền lành và công chính, bất chấp tất cả mọi sự, hãy biết thương xót tất cả mọi người, hãy sống nỗi khổ đau trong mối hiệp nhất với Thiên Chúa. Đó là sự thánh thiện của đời sống hằng ngày, một sự thánh thiện không cần đến các phép lạ hay các dấu hiệu phi thường. Các Phúc Đức này không giành cho thành phần siêu nhân, mà là cho những ai đối diện với những thách đố và những thử thách mỗi ngày. Những ai sống các Phúc Đức này theo Chúa Giêsu đều có thể làm sạch thế giới này. Họ giống như một cái cây thậm chí ở trong hoang địa hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và hiến lại dưỡng khí. Tôi hy vọng là anh chị em cũng như thế, được cắm rễ trong Chúa Giêsu và sẵn sàng hành thiện cho những ai sống chung quanh anh chị em. Chớ gì cộng đồng của anh chị em trở thành mảnh đất mầu mở bình an.

 

Sau hết, tôi muốn xét tới một chút hai mối Phúc Đức. Mối Phúc Đức thứ nhất là "Phúc cho ai hiền lành" (Mathêu 5:5). Những ai tấn công hay thống trị kẻ khác là những kẻ không có phúc, mà là những ai chấp nhận đường lối tác hành của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta, và là Đấng hiền lành ngay cả với những ai tố cáo Người. Tôi xin trích lời của Thánh Phanxicô Assisi, khi ngài hướng dẫn anh em mình về việc tiếp cận thành phần Dân Du Mục và ngoài Kitô Giáo. Ngài viết: "Đừng gây tranh cãi hay có những bất đồng, nhưng hãy phụ thuộc vào hết mọi con người vì lòng mến Thiên Chúa, và họ hãy tuyên xưng mình là Kitô hữu" (Regula Non Bullata, XVI). Đừng tranh cãi hay có những bất đồng: vào thời bấy giờ, trong khi nhiều người lên đường họ đã trang bị một cách nặng ký, thì Thánh Phanxicô vạch ra cho các Kitô hữu lên đường chỉ cần trang bị bằng đức tin khiêm tốn của họ và bằng tình yêu thương cụ thể thiết thực. Đức hiền lành là những gì quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới này theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành phương tiện cho việc hiện diện của Ngài; bằng không, chúng ta sẽ chẳng sinh hoa kết quả chi.

 

Phúc Đức thứ hai, đó là "Phúc cho những ai xây dựng hòa bình" (câu 9). Kitô hữu cổ võ hòa bình, bắt đầu từ cộng đồng họ đang sống. Trong Sách Khải Huyền, giữa các cộng đồng được Chúa Giêsu ngỏ lời, có một cộng đồng là Philadelphia, một cộng đồng tôi nghĩ rằng tương tự như anh chị em. Đó là một Giáo Hội, hầu như không giống như tất cả các Giáo Hội khác,  chẳng bị Chúa trách cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội này đã giữ lời của Chúa Giêsu chứ không chối bỏ danh của Ngài và kiên trì tiến bước cho dù có trải qua những khó khăn. Cũng có một chi tiết quan trọng, đó là danh xưng Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình yêu huynh đệ. Bởi thế, một Giáo Hội trung kiên với lời của Chúa Giêsu và tình yêu huynh đệ thì làm hài lòng Chúa và sinh hoa kết trái. Tôi xin cho anh chị em ơn bảo trì bình an, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, bằng tình huynh đệ tuyệt vời, trong đó không có vấn đề Kitô hữu chính yếu hay thứ yếu.

 

Xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là có phúc, ban cho anh chị em ơn tiến bước mà không thất đảm, dạt dào tình yêu thương "nhau và tất cả mọi người" (1Thessalonica 3:12).

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-02/pope-francis-uae-mass-homily-full-text.html 

 

A section of the crowd at the papal Mass at Abu Dhabi's Zayed Sports City on Feb. 5, 2019.

 

Xin theo dõi biến cố Thánh Lễ và bài giảng của ĐTC Phanxicô ở cái link dưới đây:

 

Holy Mass

 

 

PRESS CONFERENCE ON THE RETURN FLIGHT FROM ABU DHABI TO ROME

Papal flight
Tuesday, 5 February 2019

[Multimedia]


 

GISOTTI

Good afternoon, Holy Father, good afternoon to all of you. We journalists often use the adjective ‘historic’ and at times they tell us that we use it a little too frequently; however, perhaps for this Journey it’s appropriate.  Many have used it in numerous different languages.  The Journey has been brief in terms of time, but with a truly far reaching perspective, and everyone hopes that the seeds of these days will bear enduring fruits.  A Journey that a few hours ago saw the encounter with many peoples: the local organizers said there were nearly 100 nationalities present.  And yesterday this Document, of extraordinary value, a surprise, but one of those surprises that I imagine our colleagues were pleased to report, given its importance.  I don’t know if before the questions, Holy Father, you would like to offer a brief introduction.

POPE FRANCIS:

First of all, good afternoon, and thank you for your company.  This trip has been too short, but it has been a great experience.  I think that every Journey is historic, and even each single day of ours provides an opportunity to write about our daily history.  No history is small, none.  Every history is great and worthy, and even if it is bad, its dignity hidden, it can always emerge.  Thank you very much for your cooperation.

GISOTTI:

Let’s begin with the questions, as is traditional, beginning with the local journalists. This Document, which is so rich in content, gives rise to many questions and much reflection. The first to ask a question, Holy Father, is Imad Atrach from “Sky News Arabia”.

IMAD ATRACH:

Your Holiness, what will the results of this Journey be, and what is your impression of the country, of the United Arab Emirates?

POPE FRANCIS:

I saw a modern country. I was struck by the city, the cleanliness of the city.... And also the little curiosities: how do they water the flowers in this desert?  It is a modern country, that welcomes so many people here.  It is a country that looks to the future.  For example, among other things, children’s education: they are educated while always looking to the future. That is the explanation I received.  Then, another thing that struck me is the issue of water: they are seeking for the future, the near future, to use sea water and make it drinkable, and likewise moisture from the humid air... They are always seeking new things.  And I also heard from someone: “One day there will be no petroleum, and we are preparing for that day, because we will have something more to do”.  This is a country that looks to the future. Then, to me it seems a country that is open, not closed. Religiosity too: Islam is an open Islam, not closed, of dialogue, an Islam of fraternity and peace.  On this point I emphasize the vocation to peace that I felt is present, despite there being the issues of some conflicts in the area, but I felt this.  Then, the meeting with the wise men [the Council of Elders], with the wise men of Islam, something that was profound; they came from many places, many cultures.  This further indicates the openness of the country to a form of regional, universal and religious dialogue.  I was also struck by the interreligious meeting: a powerful cultural event; and — I mentioned this in the address — by what they did last year regarding the protection of children in the media, on the Internet.  Because, in effect, today child pornography is an ‘industry’ which is lucrative and exploits children.  This country realizes this and has taken positive steps. Of course there will be issues and negative aspects, but in a Journey of less two days these things are not seen and, if they are, one looks the other way…  Thank you for the welcome.

GISOTTI:

Now Nour Salma from “Emirates News Agency” will ask the next question.

NOUR SALMAN:

Your Holiness, thank you so much for this opportunity. The question that we have to ask is: now that the Abu Dhabi Declaration for human fraternity has been signed, how will this document be applied in the future? And what are your thoughts on His Highness Mohammed Bin Zayed announcing the building of the church of Saint Francis and the mosque of the Imam Ahmed El-Tayeb?

POPE FRANCIS:

The Document was prepared with much reflection and indeed prayer.  Both the Grand Imam with his team, and I with mine, prayed a great deal to make this Document come to fruition.  Because for me there is only one great danger at this moment: destruction, war, hatred among us.  And if we believers are not able to shake hands, embrace, kiss one another and pray, then our faith will be defeated.  This Document springs from faith in God who is Father of all and Father of peace and [it] condemns all destruction, all terrorism, from the first instance of terrorism in history, which is that of Cain.  It is a Document that developed over almost a year, moving back and forth, prayer...  But it matured in this way, discreetly, so as not to deliver the child before its time, so it would mature. Thank you.

GISOTTI:

Holy Father, before the next question there is a gift from the journalist from Alittihad [offering a painting to the Holy Father].  Joerg Seisselberg from the German, “ARD”, will ask the next question.

JOERG SEISSELBERG:

Holy Father, it was a Journey filled with encounters, impressions, images.  Also the image of your arrival has stayed in my mind: you were welcomed with military honours, with military airplanes that traced the Vatican colours in the sky.  I ask myself: how does one reconcile this with Pope Francis, with the Pope who comes with a message of peace?  What do you feel and what do you think at these moments?  And also on this topic: your appeal for peace in Yemen. What reactions have you received in your meetings that lead you to hope that this message will be received, that they will take steps towards real peace in Yemen? Thank you.

POPE FRANCIS:

Thank you. I interpret all these welcoming gestures as gestures of good will.  Everyone does them according to their own culture.  And what did I find here?  A welcome so great that they wanted to do everything, little things and great things, because they felt that the Pope’s visit was a good thing. Someone also called it a blessing: this is something that God knows, but, if I interpret correctly, they perceive it as something good, and they wanted to make known that I was welcome.  On the issue of war: you mentioned one of them.  I know that it is difficult to offer an opinion after two days and after speaking about the matter with few people; yet I can say that I have found good will in initiating peace processes.  I have found that this [attitude] is to some extent the common denominator when I have spoken about situations of conflict — you mentioned that of Yemen.  I found good will to initiate peace processes.

GISOTTI:

Now Domenico Agasso from “La Stampa” will offer his question.  It is his second papal flight, but this is his first opportunity to be able to ask you a question during an in-flight press conference. Go ahead, Domenico.

DOMENICO AGASSO:

Holy Father, after yesterday’s historic signing of the Document of fraternity, in your opinion, what will the consequences be in the Islamic world, thinking above all about the conflicts in Yemen and Syria? And also, what will be the consequences among Catholics, considering the fact that there is a segment among Catholics who accuse you of allowing yourself to be exploited by Muslims?

POPE FRANCIS:

But not only by Muslims! They accuse me of letting myself be exploited by everyone, even by journalists! It is a part of [my] work. But there is one thing, yes, I would like to say.  I openly reaffirm this: from the Catholic point of view the Document does not move one millimetre away from the Second Vatican Council.  It is even cited, several times.  The Document was crafted in the spirit of the Second Vatican Council.  It was my wish, before making the decision to say: ‘It is fine like this; let’s end it like this’, at least this was my desire, to have it read over by some theologians and also, more officially, by the Theologian of the Papal Household, who is a Dominican, with the fine Dominican tradition, not to go on a ‘witch hunt’, but to see where the right thing is, and it received his approval.  If someone feels uncomfortable, I understand this; it is not a daily occurrence, and is not a step backward.  It is a step forward, but one that comes after 50 years, from the Council, which must be developed.  Historians say that for a Council to sink its roots in the Church it takes 100 years.  We are halfway there.  And this can create uncertainty, even for me.  I will tell you, I saw a phrase [in the Document] and I said to myself: “But this phrase, I am not sure if it is certain...”.  It was a phrase of the Council!  And it surprised me too!  In the Islamic world there are different opinions; some are more radical, others not.  Yesterday in the Council of Elders there was also at least one Shiite, with a tremendous universality, and he spoke well... It is a process, and processes mature, like flowers, like fruit.

GISOTTI:

Thank you Holy Father. Let us now turn to the French speaking group of Matilde Imberty from Radio France.

MATILDE IMBERTY:

Good evening Holy Father.  You have just completed your visit to the Emirates and in a very short time you will be going to Morocco; that too is an important Journey.  We seem to understand that you have chosen to speak with very specific Muslim representatives.  Is this a deliberate choice? Also, continuing the reference to Islam, the historic Document signed yesterday is very ambitious with regards to education: in your opinion, can this really touch the Muslim faithful?  Thank you.

POPE FRANCIS:

I know and I have heard from several Muslims that it [the Document on Human Fraternity] will be studied in universities, certainly at least in Al-Azhar, and in schools.  Studied, not imposed.  This [answer] addresses the last part of your question. Then, the proximity of the two trips is somewhat fortuitous because I wanted to go to Marrakesh to the conference [the Global Compact Summit], but there were some protocol issues: I couldn’t go to an international conference without first making a visit to the country, and I didn’t have the time to do this.  This is why we postponed the visit which comes closely after this one.  The Secretary of State went to Marrakesh.  It is a matter of diplomacy and also courtesy, but it was not planned.  In Morocco I will also follow in the footsteps of Saint John Paul II, who visited there.  He was the first to go there.  It will be an enjoyable visit.  Invitations from other Arab countries have also come, but there is no time this year.  We will see next year, whether I or another Peter, or someone will go there!  Thank you.

GISOTTI:

Maria Sagrario Ruiz from Radio Nacional de España. Thank you.

MARIA SAGRARIO RUIZ

Good evening, Holy Father. I will ask the question in Spanish.  Vatican diplomacy has a long history of conducting its diplomacy in small steps with regards to conflict mediation.  I wish to recall the year 1978 when John Paul II’s mediation avoided a war between Argentina and Chile.  We have learned yesterday that there is a letter from Nicolás Maduro, and now we are returning to [the topic of] Venezuela, expressing his wish to return to dialogue; you have the Secretary of State Parolin who knows this country perfectly well.  All eyes, many of them, are focused on Pope Francis and on the Vatican.  What is the Vatican doing or what is it planning to do? You said that you are available to mediate if they were to ask you.  At what point do things stand at this time?

POPE FRANCIS:

Thank you. Mediation between Argentina and Chile was a truly courageous action by Saint John Paul II, who avoided a war that was imminent. There are small steps, and the final one is mediation. They are small initial steps, facilitators, but not only in the Vatican, in all diplomacy: mutual closeness to open the possibility of dialogue.  This is how diplomacy works.  I think that the Secretariat of State can better explain all the various steps that can be taken.  Before this trip, I knew that a letter from Maduro would arrive by diplomatic pouch.  I have not yet read this letter. We will see what can be done.  But in order to take, let’s say the final step, that of mediation, there must be willingness on both sides: it must be both sides that request it.  That was the case with Argentina and Chile.  The Holy See in Venezuela was present at the time of the dialogue as was your compatriot, Rodríguez Zapatero: an initial meeting with Mgr Tscherrig, which was then continued by Mgr Celli.  There was a lot of effort but nothing concrete.  Now, I don’t know; I will look at that letter and see what can be done.  But the preliminary conditions are that both sides must request it.  We are always available.  The same thing happens when people go to the parish priest with a problem between a husband and wife. One comes and the first thing said is: “But is the other one coming or not coming? Does the other want to come or not?”.  Always both parties, this is the secret.  The same goes for countries.  This is a condition that should make them think before requesting assistance or the presence of an observer or of mediation.  Both sides, always. Thank you.  And…  I will go to Spain!

GISOTTI:

Nicole Winfield from Associated Press will now ask you a question.

NICOLE WINNFIELD:

Holy Father, last week ‘L'Osservatore Romano’s women’s magazine published an article that reported the sexual abuse of consecrated women in the Church — adult women, sisters — by the clergy.  Some months ago the International Union of Major Superiors also made a public complaint about this problem.  We know that the meeting at the Vatican in a few weeks will address the abuse of minors but can we expect the Holy See to do something to face this problem too, perhaps a document or some guidelines?  Thank you.

POPE FRANCIS:

I will answer this. Stay here, but I just want to conclude talking about the trip and then the first question I will answer will be yours.  Is that alright?

GISOTTI:

So while Nicole stays here, Maria Angeles Aconde from Rome Reports joins us.

MARIA ANGELES ACONDE:

‘Buenas tardes’ Holy Father.  I ask you a question on behalf of the Spanish speaking group.  You had a meeting with the Council of Elders.  As much as possible, can you tell us what subjects were discussed and whether you are returning to Rome with the impression that your message was received by them?

POPE FRANCIS:

The Elders are truly wise.  The Grand Imam spoke first, then each of them, beginning with the eldest who spoke in Spanish as he is from Mauritania and learned it there, an elder in his 80’s, right up to the youngest one who is the secretary and spoke little, but said everything by means of a video, his expertise; he is a communicator.  I liked this meeting, it was something very fine indeed.  They began by using a keyword: “wisdom”, and then “fidelity”.  They emphasized that it is a journey of life in which this wisdom grows and fidelity is strengthened, and from there friendship among peoples arises.  They were of different ... I’m not sure how explain it: one was a Shiite, others with different nuances...  And this path of wisdom and fidelity leads you to building peace, because peace is the work of wisdom and fidelity, human fidelity among peoples and all this.  I was left with the impression of having been in the midst of truly wise men: and having this Council is something the Grand Imam can truly rely on.

ANGELINA:

You are satisfied, I imagine …

POPE FRANCIS:

Yes, I am very satisfied, thank you.

GISOTTI:

We also have Sofia Barbarani of “The National: which is a very important newspaper for Abu Dhabi.

SOFIA BARBARANI:

Good day. The question that we wanted to ask you, from the Abu Dhabi newspaper was: today a young girl brought you a letter — we saw her — she ran to you when you were in the car.  We wanted to know if you had already read the letter and if you knew what it said …

POPE FRANCIS:

I had no time.  The letters are there.  They are classifying them so they can be read later.

SOFIA BARBARANI:

And can you tell us what impression you had when you saw the girl come towards you?

POPE FRANCIS:

That little girl is brave!  She was stopped, and I said, “No, let her come!”.  That child has a future, she has a future!  And I’d dare say: poor husband! [the Holy Father laughs as do the journalists]. She has a future, she’s brave.  I liked it, because it takes courage to do this.  And then another one followed her, there were two of them: she saw the other one and took courage.

GISOTTI:

So, there are other questions about the trip: Inés San Martín and Franca Giansoldati, if you are very quick.

FRANCA GIANSOLDATI:

Your Holiness, Imam El-Tayeb spoke; he denounced Islamophobia, fear of Islam. Why wasn’t something heard about ‘Christianophobia’, or in any case about the persecution of Christians?

POPE FRANCIS: 

Actually I spoke about the persecution of Christians, not at that moment, but I am speaking about it often.  Also on this Journey I spoke — I don’t remember where — but I spoke about it.  I don’t know, I believe that the Document was more [about] unity and friendship, and I emphasized this. Now it comes to mind: the Document expresses condemnation, condemnation of violence. And some groups that call themselves Islamic — even if the wise say that that is not Islam — persecute Christians.  I remember that father with three children in Lesbos.  He was no more than thirty years old and he was crying, and he said to me: “I am Islamic, my woman, my wife, was Christian, and the ISIS terrorists came; they saw the cross, and they told her: ‘Convert!’  And she said: ‘No, I am Christian’.  And they slit her throat in front of me”.  This is the daily bread of terrorist groups.  Not only towards Christians, but also the destruction, the destruction of the person.  That is why the Document expressed strong condemnation in that sense.

GISOTTI:

Always [questions] about the Journey: Inés San Martín of “Crux”.

INES SAN MARTIN: (in Spanish)

Holy Father, a question that is actually related to the one that my colleague has just asked, because we did not have time to coordinate it.  But, as I said on the last trip, I had the opportunity to interview the Archbishop of Mosul in Iraq, who always says that they are waiting for you and denies that the bishops are discussing it, rather that that they are simply waiting for you.  You spoke of religious freedom, you spoke of religious freedom going beyond freedom of worship. Can this be expounded upon?  Because today we were, or here we are, returning from a country that is known for its tolerance, yet today many of the Catholics who were in the sports centre, today for the first time were able to be open about their faith and their beliefs from the moment they arrived in the United Arab Emirates.  So can there be a change that goes beyond just today?

POPE FRANCIS (in Spanish):

Processes have beginnings, don’t they?  You can prepare an act, carry it out there, and then there’s a before and an after.  I believe that freedom is always in process, it must always be progressing, continuously growing, it doesn’t have to stop.  I was impressed by a conversation I had before leaving — with a 13-year-old boy in Rome who wanted to see me, he wanted to see me and so I waited for him and he said to me: “Well, I find some things interesting, but I want to tell you that I [continues in Italian] I want to tell you that I am an atheist.  What do I have to do as an atheist to become a man of peace?”.  I said to him, “Do what you feel”, and I spoke to him a little. But I liked the boy’s courage: he is an atheist but he’s looking for goodness, he is seeking this path. This is also a process, a process that we must respect and accompany. To accompany all the processes for good, everyone, whatever “colour” they are. And these I believe are steps forward. Thank you.

GISOTTI:

Holy Father, time is coming to an end. But there is an answer to give....

POPE FRANCIS:

It is true; the mistreatment of women is a problem.  I would dare say that humanity has not yet matured, the woman is still considered “second class”.  Let’s start from here: it is a cultural problem.  Then we get to the femicides.  There are countries in which the mistreatment of women gets to the point of femicide.  And before getting to your actual question, [I will recount] a curious thing that I was told, but you can investigate to see if it’s true or not.  I was told that the origin of female jewellery comes from a very ancient country — I don’t know, in the East — where there existed a law to expel a woman, to dismiss her [to repudiate her].  If her husband, in that country — I don’t know if it is true or not — told her: “Go away”, at that moment, however dressed, she had to leave, without taking anything [with her].  And thus the women began to make jewellery, of gold and precious stones, to have something on which to survive.  I don’t know if it is true or not, but it is interesting.  Do the research.  Now your question [on the abuse of religious sisters by clerics].  It is true, within the Church there have also been clerics who have done this; in some cultures it is somewhat more prevalent than in others; it is not something everyone does, but there have been priests and even bishops who have done it. And I believe it may still be happening, because it doesn’t cease just by becoming aware of it.  It continues this way.  We have been working on this for some time.  We have suspended a few clerics, dismissed them, for this.  And also — I don’t know if the trial is over — we had to dissolve some female religious congregations that were highly linked to this, a form of corruption.  I cannot say: “In my house there is no such thing...”.  True.  Should something more be done?  Yes.  Do we have the will to do it?  Yes, we do. But it is a journey that goes further back [in time].  Pope Benedict had the courage to dissolve a congregation of a certain standing, because there had been a form of manipulation of women, even sexual manipulation by the clerics or the founder [as explained by the interim director of the Press Office, the Holy Father, in using the term ‘slavery’, meant ‘manipulation’, a form of abuse of power that is also reflected in sexual abuse].  Sometimes the founder takes away freedom, deprives the sisters of freedom, and it can come to this. With regard to Pope Benedict, I would like to stress that he is a man who had the courage to do very many things about this.  There is an anecdote: he had all the papers, all the documents, about a religious organization that had internal sexual and financial corruption. [As a Cardinal] he went, and there were filters, and he could not get there.  In the end the Pope [Saint John Paul II], wanting to understand the truth, had a meeting, and Joseph Ratzinger went there with the file and all the papers.  And when he [Ratzinger] returned he said to his secretary: “Put it in the archive, the other party won”.  We must not be scandalized by this, they are steps in a process.  But then, when he became Pope, the first thing he said was: “Bring those papers from the archive”, and he began... The folklore about Pope Benedict portrays him as so good, yes, because he is good, kind — a piece of bread does more harm than he does.  He is good! But it [this folklore] also portrays him as weak, and instead he is anything but weak!  He was a strong man, a man consistent in things.  He started... And there, in that congregation, there was this problem that you mention.  Pray that we can move forward.  I want to go forward... There are cases, in some congregations, new ones in particular, and in some regions more than others.  Yes, this the issue. We are working [on it].

GISOTTI:

Thank you, Holy Father.  And thanks to all of you. But there is a surprise ending for a colleague who has reached a very important milestone.

POPE FRANCIS:

They told me that we’re celebrating the 150th ‘birthday’ of Valentina [Alazraki, on her 150th Papal Journey]! [The Holy Father laughs and there is general laughter]. But I don’t see her that mummified! She is a woman with interesting roots.  I once said to her, “If you go for a blood sample, you’ll embarrass the haematologist!”.

Thank you so much! Pray for me, don’t forget, I need it.  Thank you!

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2019/february/documents/papa-francesco_20190205_emiratiarabi-voloritorno.html

 

 

GENERAL AUDIENCE: On Papal Visit to United Arab Emirates

 

Dear Brothers and Sisters, good morning!

In the past days, I undertook a brief Apostolic Journey to the United Arab Emirates. A brief journey but very important that — following the meeting of 2017 to Al-Azhar, in Egypt –, has written a new page in the history of the dialogue between Christianity and Islam, and in the commitment to promote peace in the world on the basis of human fraternity.

For the first time a Pope went to the Arabian Peninsula. And Providence willed that it be a Pope named Francis, 800 years after Saint Francis of Assisi’s visit to Sultan al-Malik al-Kamil. I thought often of Saint Francis during this Journey: he helped me to have the Gospel <and> the love of Jesus Christ in my heart, while living the various moments of the visit. The Gospel of Christ was in my heart, the prayer to the Father for all His children, especially for the poorest, for the victims of injustice, of wars, of poverty . . . ; prayer so that the dialogue between Christianity and Islam is a decisive factor for peace in today’s world.

I thank the Crown Prince, the President, the Vice-President and all the Authorities of the United Arab Emirates, who received me with great courtesy. That country has grown very much in the last decades. It has become a crossroads between the East and West, a multi-ethnic and multi-religious  “oasis,” and, therefore, an appropriate place to promote the culture of encounter. I express my heartfelt gratitude to Bishop Paul Hinder, Apostolic Vicar of South Arabia, who prepared and organized the event for the Catholic community, and my “thank you” is extended affectionately to the priests, to the Religious and to the laymen who animate the Christian presence in that land.

I had the opportunity to greet the first priest — nonagenarian — who went there to found so many communities. He is in a wheelchair, blind but his smile does not leave his lips, the smile of having served the Lord and of having done so much good. I also greeted another nonagenarian priest — but this one walked and continues to work. Bravo! — And so many priests who are there at the service of the Christian community of the Latin rite, of the Syro-Malabar rite, Syro- Malankar <rite>, of the Maronite rite who come from Lebanon, from India, from the Philippines and from other countries.

In addition to the addresses, a further step was taken at Abu Dhabi: the Great Imam of Al-Azhar and I signed the Document on Human Fraternity, in which together we affirm the common vocation of all men and women to be brothers, in as much as sons and daughters of God; we condemn every form of violence, especially that clothed with religious motivations, and we commit ourselves to spread genuine values and peace in the world. This Document will be studied in the schools and universities of several countries. However, I also recommend that you read it, know it, because it gives such a spur to go on in the dialogue on human fraternity.

At a time like ours, in which the temptation is strong to see a clash break out between the Christian and the Islamic civilizations, and also to consider religions as sources of conflict, we wished to give a further clear and determined sign that, instead, it’s possible to meet with one another, it’s possible to respect one another and dialogue and that, although in the diversity of the cultures and the traditions, the Christian and Islamic worlds appreciate and defend common values: life, the family, the religious sense, honour for the elderly, the education of young people and still others.

Just over one million Christians live in the United Arab Emirates: workers natives of various countries of Asia. Yesterday morning I met a representation of the Catholic community in Saint Joseph’s Cathedral in Abu Dhabi — a very simple church — and then, after this meeting, I celebrated <Mass> for all — there were so many! – They say that between those that were inside the Stadium, which has a capacity for 40,000, and those that were in front of screens outside the Stadium, <the number> reached 150,000! I celebrated the Eucharist in the city’s Stadium, proclaiming the Gospel of the Beatitudes. In the Mass, concelebrated with the Patriarchs, Major Archbishops and Bishops present, we prayed particularly for peace and justice, with a special intention for the Middle East and Yemen.

Dear brothers and sisters, this Journey belongs to God’s “surprises.” Therefore, we praise  Him and His Providence, and we pray so that the seeds scattered will bear fruits according to His Holy Will.

https://zenit.org/articles/general-audience-on-papal-visit-to-united-arab-emirates-full-text/

 

 

Giáo hoàng Francis: Có nạn linh mục tấn công tình dục nữ tu sĩ

https://tuoitre.vn/giao-hoang-francis-co-nan-linh-muc-tan-cong-tinh-duc-nu-tu-si-20190206165243113.htm

 

Giáo hoàng thừa nhận việc linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47140248

 

Giáo Hoàng cử hành thánh lễ trước 135.000 tín đồ tại Abu Dhabi

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-cac-tieu-vuong-quoc-a-rap-thong-nhat-giao-hoang-chu-tri-thanh-le-truoc-135000-tin-d