CÔNG GIÁO VIỆT NAM
2020
Đức Tin Tuân Phục - Đức Ái Trọn Hảo
Bài chia sẻ cho Nhóm TĐCTT ngày Tĩnh
Tâm Nên Thánh 2019 (Thứ Bảy 5/10)
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Theo cảm
nghiệm tu đức sống đức tin của mình, tôi càng ngày càng sâu xa và mãnh liệt
xác tín rằng:
muốn gặt
hái được nhiều hoa trái thiêng liêng trong hoạt động tông đồ giáo dân nói chung,
và cho tất cả mọi phương diện về đời sống thánh chứng nhân của mình, tôi phải
làm sao để trở nên xứng đáng cho LTXC hiện diện và tỏ hiện. Và tôi đồng thời
cũng cảm nghiệm thấy rằng LTXC chỉ hiện diện nơi tôi khi tôi sống đức tin tuân
phục, và LTXC chỉ tỏ hiện qua tôi, khi tôi sống đức ái trọn hảo.
Đức Tin
Tuân Phục
Trước hết là "đức tin tuân phục" (obedience
of faith or obedient faith – Roma 1:5). Đức tin là một nhân đức đối thần, liên
quan đến mạc khải thần linh, được Thiên Chúa phú bẩm cho chúng ta khi chúng ta
chịu phép rửa, và được chúng ta thể hiện hay chứng thực đức tin siêu nhiên này
bằng việc tuân phục của chúng ta, nhất là tuân phục cả những gì tráí ý chúng ta
nhất.
Điển hình nhất trong việc sống đức tin tuân phục này
là tổ phụ Abraham, vị đã tuân phục Thiên Chúa khi vâng lời Ngài, bỏ nơi mình
đang ở để đến một nơi hoàn toàn xa lạ, đi mà chẳng biết mình đi đâu (xem Khởi
Nguyên 12:1-20; Do Thái 11:8), hay khi vị tổ phụ này vâng lời Thiên Chúa đem sát
tế đứa con trai duy nhất của mình, được sinh ra theo chính lời Thiên Chúa hứa,
để làm mồng mống cho một dân tộc đông như sau trời như cát biển (xem Khởi Nguyên
22:1-19).
Đức Maria cũng nêu gương sống đức tin tuân phục hơn ai
hết, một đức tin khiến Mẹ luôn ở trong tình trạng “đầy ơn phúc” (Luca
1:28), ngay từ giây phút được hoài thai cho đến khi về trời cả hồn lẫn xác, một
đức tin tuân phục được tỏ hiện trong biến cố Truyền Tin, qua lời Mẹ thân thưa
cùng vị sứ thần: “Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi những gì
ngài truyền”, và được hoàn toàn nên trọn trong biến cố khổ giá của Chúa
Kitô Con Mẹ trên Đồi Canvê.
Để có thể sống đức tin tuân phục, con người cần phải “bỏ
mình đi và vác thập giá của mình” (Mathêu 16:24). Tại sao? Tại vì con người
thuộc hạ giới hèn hạ và hữu hạn, còn Thiên Chúa thuộc thượng giới cao cả và vô
cùng bất tận. Bởi thế, những gì Ngài nghĩ về con người, Ngài muốn nơi con người,
ngài tỏ ra cho con người, đều vượt lên bản tính tự nhiên hữu hạn của con người,
trên lý trí thiển cận của con người, trên khả năng vụng về của con người, thậm
chí hoàn toàn ngược lại với bản tính đã bị hư hoại bởi nguyên tội của họ, một
bản tính vì thế luôn hướng hạ, chỉ tìm kiếm hưởng thụ, và luôn hướng nội, chỉ
tìm kiếm bản thân vị kỷ của mình.
Tác động đức tin tuân phục là tác động “hoán cải và
trở nên như trẻ nhỏ” (Mathêu 18:3), hoàn toàn ngược lại với tác động người
lớn theo ý riêng của nhị vị tổ phụ ngay từ ban đầu, cho mình là khôn ngoan, muốn
làm chủ mình, bằng cách tự động muốn nên giống như Thiên Chúa là Đấng dựng nên
mình, trong việc muốn có quyền và có thể trong việc quyết định mọi sự “lành và
dữ” theo ý mình.
Tác động đức tin tuân phục là tác động hoàn toàn tin
tưởng phó thác vào LTXC, là tác động tin vào Vị Thiên Chúa là Cha trên trời toàn
ái, là tác động tin vào Vị Thiên Chúa quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và
toàn năng, là tác động hoàn toàn để Chúa muốn làm gì thì làm nơi mình, để “Danh
Chúa cả sáng” nơi ý hướng của mình, để “Nước Cha trị đến” trong linh hồn của
mình, và để “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” qua các hành vi cử chỉ
và hoạt động của mình.
Tác động đức tin tuân phục không phải chỉ ở chỗ tuân
theo Thánh Ý Chúa, mà còn ở chỗ chấp nhận mọi sự theo Thánh Ý Chúa nữa. Nghĩa là
chẳng những “mang lấy ách” của Chúa mà còn cả “gánh” của Chúa
nữa (xem Mathêu 11:28-30), nghĩa là “bỏ mình và vác thập giá mình mà theo
Chúa”. Đó là trường hợp của Chị Thánh Faustina, vị đã đáp ứng yêu cầu của
Chúa Giêsu, xin phép bề trên, nhưng hầu như chẳng được bề trên ưng thuận làm
theo ý Chúa. Đó là trường hợp của chính Chúa Kitô, Đấng đến không phải làm theo
ý của mình, đã tuân hành Ý Cha trong hết mọi sự, cho đến độ uống cạn chén Cha
trao, hoàn toàn trái với ý mình.
Tác động đức tin tuân phục mới làm cho linh hồn được
hiệp nhất nên một với Thiên Chúa, nghĩa là được hiệp thông thần linh với Ngài,
nhờ đó, họ mới như cành nho đã sinh trái lại càng sinh trái nhều hơn (xem Gioan
15:2). Nhờ đức tin tuân phục, tức nhờ Thiên Chúa sống trong linh hồn, chiếm đoạt
linh hồn, làm chủ linh hồn, mà linh hồn có thể nghĩ được những gì Thiên Chúa
nghĩ, khôn ngoan phán đoán và chọn lực đúng như Ngài muốn, và nhờ đó linh hồn có
thể làm được những gì theo tự nhiên không thể làm, thậm chí về cả phương diện tự
nhiên, như chữa lành.
Linh hồn sống đức tin tuân phục là một linh hồn, như Mẹ Maria, luôn ở trong thái độ sẵn sàng làm theo ý Chúa trong mọi sự, thái độ “lưu giữ những sự ấy mà suy nghĩ trong lòng” (Luca 2:19,51), thái độ đáp ứng ngay khi nghe thấy tiếng gió thần linh “muốn thổi đâu thì thổi” (Gioan 3:8), thái độ của những linh hồn đươc “tái sinh bởi trời” (Gioan 3:3), “nghe được tiếng gió nhưng không biết gió từ đâu tới và sẽ đi đâu” (Gioan 3:8).
Đức tin tuân phục là tác động của một tấm lòng hoàn toàn
tin tưởng (trust) vào Thiên Chúa, chẳng những nơi việc thi hành ý muốn của Thiên
Chúa, mà còn nhất là nơi việc chấp nhận mọi sự theo ý muốn vô cùng huyền diệu và
khắc nghiệt của Thiên Chúa. Đức tin là hạt giống thần linh, chất chứa mạc khải
thần linh, nhưng chỉ phản ảnh trung thực nơi tấm lòng tin tưởng phó thác của
những tâm hồn được cảm nghiệm thần linh.
Thiên Chúa là Cha trên trời dựng nên con người theo hình
ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27) để con
người có thể nhờ đó mà được hiệp thông thần linh với Ngài, và Ngài đã thực hiện
hết mọi sự có thể, kể cả việc tỏ mình ra nơi Con của Ngài và thông mình ra qua
Thánh Thần của Ngài, để con người có thể tin vào Ngài.
Và thời điểm và cách thức Ngài tỏ mình Ngài ra cho từng
linh hồn và các linh hồn, nhất là “những ai được Ngài biết trước thì Ngài
cũng tiền định nên giống hình ảnh Con của Ngài” (Roma 8:29), đó là Ngài gửi
thánh giá đến cho họ, là Ngài thanh tẩy họ, là Ngài cắt tỉa họ để họ “càng
sinh nhiều hoa trái hơn” (Gioan 15:2), giúp cho nhiều linh hồn được cứu độ,
để giá máu vô cùng châu báu của Con Ngài chẳng những không trở thành vô ích nơi
các linh hồn hư vong.
“Những
ai Ngài đã biết trước”
đây là
ai? Phải chăng là một Thánh Phaxicô Assisi, sáng lập dòng anh em hèn mọn
Phanxicô, vị thánh của Kinh Hòa Bình?? Phải chăng là một Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, vị được thế giới Ấn giáo kính
trọng bằng một cuộc quốc táng? Phải chăng là một
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng xuất thân từ một thế giới cộng
sản và đã làm biến đổi lịch sử thế giới, qua biến cố Đông Âu sụp đổ vào hạ bán
năm 1989, và Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991???
"Thưa mẹ, tôi đã sống như một con vật ngoài đường, nay tôi chết như một thiên thần được yêu thương"
Dù bị Ali-Agca ám sát ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, những Thánh Gh GPII vẫn đến thăm anh ta trong Năm Thánh 2000,
và khi ra tù ngày 18/1/2010, anh ta đã đến thăm mộ ngài ở Vatican, nhưng chưa bao giờ chính thức và công khai hoặc riêng tư ngỏ lời lỗi ngài.
Đúng thế, thành phần “được Ngài biết trước” quả
là những vị thánh được Ngài gửi đến vào từng thời điểm lịch sử của cung loài
người cũng như của riêng Giáo Hội! Tuy nhiên, thành phần này không phải toàn là
những vị thánh hay đại thánh trong Giáo Hội, được Giáo Hội phong thánh, mà con
cả những tội nhân được Ngài biến đổi, điển hình nhất là một Maria Mai-Đệ Liên,
từ một con điếm thành tông đồ của các tông đồ của Chúa Kitô Phục Sinh! Một Saulê
thành Phaolô tông đồ dân ngoại!! Một Augustino sống đời tuổi trẻ bê bối về thể
xác và lầm lạc về linh hồn, thành một vị Thánh Giáo Phụ Giám Mục Tiến Sĩ lừng
danh trong Giáo Hội!!!
Tuy nhiên, “những ai được Ngài biết trước” không phải chỉ có thế, mà còn bao gồm cả những đại tội nhân vô danh nữa, không được liệt kê trong danh sách thánh nhân của Giáo Hội.
Chẳng hạn như người đàn bà, được Thánh ký Gioan thuật lại ở đầu đoạn 4 (4-26) phúc âm của ngài, sống với 6 người đàn ông không phải là chồng của mình, nhưng sau khi gặp Chúa Kitô, đã trở thành tong đồ cho Người ngay tức khắc.
Chẳng hạn như người mù từ lúc mới sinh, được Thánh Gioan
ghi lại ở đoạn 9 (1-41) của ngài, dù mới được Chúa Kitô chữa lành cho, và chưa
gặp Người và nhận biết Người, cũng đã trở thành chứng nhân cho Người.
Chẳng hạn người trộm lành, được Thánh ký Luca thuật lại
ở đoạn 23 (39-43) phúc âm của ngài, cả cuộc đời gian dối trộm cắp, những cuối
cùng đã nhận biết Lòng Thương Xót Chúa nơi Đấng Khổ Giá bị đóng danh ngay bên
mình và với mình, đã bênh vực Người và tuyên xưng lòng tin của mình vào Người,
nhờ đó, đã trở thành linh hồn đầu tiên thao Chúa Kitô vào Thiên Đàng.
Thậm chí “những ai được Ngài biết trước” bao
gồm cả một tâm hồn nào đó, không hề làm chứng cho Ngài, nhưng vẫn được Ngài sử
dụng để tỏ Lòng Thương Xót của Ngài, qua bất cứ một phương tiện nào, qua bất cứ
một con người nào. Giống hệt như trường hợp một vị linh mục thừa tác, dù đang
mắc tội trọng, chưa kịp xưng thú hay không muốn xưng thú, thi hành tác động
phụng vụ vẫn hiệu thành, như truyền phép Thánh Thể trên bàn thờ, hay tha tội cho
hối nhân muốn hòa giải với Chúa v.v.
Điển hình nhất cho thành phần bất xứng vẫn được Lòng
Thương Xót Chúa sử dụng và tỏ mình ra, điển hình nhất đó là người phụ nữ bị bắt
quả tang phạm tội ngoại tình, được Phúc âm của Thánh ký Gioan thuật lại ở đoạn
8 (2-11), một con người hoàn toàn không ngờ, cả bản thân tội lỗi và chính tội lỗi của
nàng, thậm chí ngay cả lúc chị ngây ngất hoan hưởng xác thịt trên giường, chị
cũng không thể nào nhờ đó chi lại được gặp Chúa, lại được Lòng Thương Xót Chúa sử dụng, để tỏ mình ra cho chị, cũng như cho
cả thành phần muốn ném đá chị, nghĩa là đã làm cho phạm nhân tội lỗi, lẫn thành
phần cho mình là công chính tội lỗi, đều nhận biết mình mà được hoán cải, ở chỗ
tin vào Ngài.
Đức Ái Trọn Hảo
Một tâm hồn biết hoàn tin tưởng vào Thiên Chúa, vào Lòng
Thương Xót Chúa, để Ngài chiếm đoạt và làm chủ, là tâm hồn đã đạt tới mức độ tu
đức thần hiệp, sau khi đã trải qua tầm mức tu dức khởi sinh (từ bỏ tội lỗi, thế
gian và bản thân) và tiến sinh (tập tành các nhân đức trọn lành). Đời sống của
họ phản ảnh một đức ái trọn hảo, “như Cha trên trời là Đấng trọn hảo”
(Mathêu 5:48), ở chỗ “xót thương” (Luca 6:36).
Thật vậy, nếu đức tin tuân phục là lòng tin tưởng của
linh hồn đối với chính Thiên Chúa thế nào, thì đức ái trọn hảo là tình yêu
thương tha nhân nơi linh hồn sống đức tin tuân phục như vậy. Vì “đức tin
được thể hiện qua đức ái” (Galata 5:6).
Tuy nhiên, đức ái trọn hảo này không phải của chính
bản thân linh hồn sống đức tin tuân phục, mà là từ chính “Thiên Chúa là tình
yêu” (1Gioan 4:8,16), Đấng sống trong họ và tỏ mình ra qua họ, đến độ,
không phải là họ chỉ yêu thương tha nhân như chính bản thân mình mà còn hơn cả
bản thân mình, ở chỗ họ yêu như Chúa Kitô yêu, như một Alter Christus:
“Thày đã yêu thương các con thế nào, các
con cũng hãy yêu thương nhau như vậy” (Gioan 15:12; 13:34).
“Đức ái trọn hảo” là thành ngữ được Giáo Hội sử dụng
lần đầu tiên qua nhan đề của sắc lệnh canh tân đổi mới đời tận hiến tu trì, được
Công Đồng Chung Vaticanô II ban bố: “Perfectae caritatis”
(ngày 28/10/1965).
Tuy nhiên, “đức ái trọn hảo” không phải chỉ là bản chất và là đích điểm cho đời
sống tận hiến tu trì thôi, mà còn cho tất cả mọi thành phần thuộc về “Giáo Hội
thánh thiện” nữa. Bởi phần tử nào trong Giáo Hội, được gọi là Hội Thánh, cũng
được kêu gọi nên thánh, ở chỗ: “nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn
lành” (Mathêu 5:48).
Mà “nên trọn lành như Cha trên trời” ở chỗ
nào, nếu không phải, theo tinh thần và giáo huấn của Chúa Kitô ở Bài Giảng Trên
Núi về đời sống phúc đức trọn lành, xứng với tư cách và phẩm vị của thành phần
con cái Thiên Chúa, của thành phần là môn đệ của Đấng đã “yêu cho đến cùng”
(Gioan 13:1), là ở chỗ yêu thương cả kẻ thù của mình, chứ không phải chỉ yêu
thương thân nhân hay thân hữu của mình, theo chủ trương “pro-choice”: “Ai là
cận nhân của tôi?” (Luca
10:29).
Thật vậy, nếu sống yêu thương theo chủ trương hay khuynh
hướng “pro-choice” thì không thể nào có thể vươn tới và đạt tới "đức ái trọn
hảo”. Thực tế cho thấy ngay trong thế giới văn minh vật chất hiện đại chưa từng
có, một thế giới có thể nói, về nhân bản, đã lên tới tột đỉnh về văn hóa, ở chỗ
con người, qua bản tuyên ngôn nhân quyền được Liên Hiệp Quốc công b61 ngày
10/12/1948, đã biết được chính phẩm giá cao quí của mình, nơi các quyền lợi bất
khả phân ly với phẩm giá làm người, những quyền lợi bất khả xâm phạm, thế mà con
người lại sống yêu thương “pro-choice” hơn bao giờ hết, ở chỗ phá thai, ở chỗ ly
dị, ở chỗ đồng tính.
Nếu yêu thương “pro-choice” của thế giới ngày nay
càng văn minh thuần về vật chất, chứ không phải “văn minh yêu thương –
civilization
of love” (ĐTC Phaolô VI), và càng văn hóa
thuần về nhân bản, thứ “văn hóa sa thải – culture of thowing” (ĐTC Phanxicô),
chứ không phải thứ “văn hóa gặp gỡ - culture of encounter” (ĐTC Phanxicô), chỉ
cống hiến cho con người một thứ “văn hóa chết chóc – culture of death” (ĐTC
Gioan Phaollô II), hay thứ
“văn
hóa tận số - terminal culture” (ĐTC Phanxicô), thì đức ái trọn hảo của Kitô
giáo, nơi thành phần chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô, mới có
thể mang lại “sự sống và sự sống viên mãn” (Gioan 10:10) mà thôi!
Sống “Đức ái trọn hảo”, như thế, chắc chắn là phải sống
ngược lại với khuynh hướng và chủ trương “pro-choice” trong yêu thương, nghĩa là
phải sống làm sao để trở thành một con người quốc tế (universal person), hay nói
cách khác, trở thành một con người công giáo (catholic person), chỉ biết sống
cho mọi người, như chính Con Thiên Chúa làm người đã làm gương, Đấng “đến
không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ và hiến mạng sống mình cho nhiều người
được cứu độ” (Mathêu 20:28).
Đó
là lý do, khi được hỏi “ai là cận nhân của tôi”, Chúa Giêsu đã không
trả lời dứt khoát ai là cận nhân của vấn nhân, mà là đảo ngược vấn nạn, đúng
hơn, đảo ngược vấn nhân thành cận nhân của người khác, qua dụ ngôn phản ảnh của
chính mình, đó là dụ ngôn về người Samaritanô nhân lành (xem Luca 10:25-37).
Đúng thế, tất cả mọi cử chỉ và từng tác động của người
Samaritanô nhân lành, được Chúa Giêsu diễn tả trong dụ ngôn Người muốn giảng
dạy, chẳng những cho vấn nhân bấy giờ, mà còn cho cả thành phần môn đệ của Người
hiện diện lúc ấy nữa, đều cho thấy một đức ái trọn hảo nơi mẫu gương “yêu
cho đến cùng” (Gioan 13:1) của Người, một mẫu gương đức ái trọn hảo hoàn
toàn và thực sự phản ảnh nơi nhân vật dụ ngôn Samaritanô nhân lành này làm. Ở
chỗ:
1-
Coi tất
cả mọi người đều là cận nhân của mình, nhất là những cận nhân đang gặp gian nan
khốn khổ cần phải giúp đáp lập tức – Đó là lý do Người Samaritanô trong dụ ngôn
mới cảm thấy “động lòng thương” (Luca 10:33) khi vừa trông thấy nạn
nhân người Do Thái, thành phần vốn khinh bỉ và xa tránh người Samaritanô, một
nạn nhân bị bỏ rơi và xa lánh bởi chính đồng bào của mình, bởi chính những vị
chức sắc đạo đức tốt lành trước mặt dân chúng, một nạn nhân bị bọn cướp chẳng
những tước lột mọi sự mà còn tàn nhẫn ra tay đánh đập, đến độ đang quằn quại dở
sống dở chết bên lề đường, một con đường nguy hiểm nhưng vẫn không thể ngăn cản
đức ái trọn hảo của nhân vật dụ ngôn Samatitanô này.
2-
Ân cần
chăm sóc cho nạn nhân như chính những người thân yêu của mình, những người mình
thương mến, bằng cách chẳng những xuống lừa, xuống khỏi một vị thế cao cả và dễ
chịu của mình, coi mình ngang hàng với nạn nhân, ở chỗ tiến gần đến nạn nhân,
chứ không cứ ngồi trên lưng lừa mà hỏi han nạn nhân, rồi quẳng xuống cho nạn
nhân một chút bố thí nào đó đoạn bỏ đi, mà còn lấy rượu và dầu sẵn mang theo bên
mình, như một vị lương y chuyên cứu thương vào bất cứ lúc nào và cho bất cứ ai
mình gặp, để rửa sạch các thương tích của nạn nhân bằng rượu có chất sát trùng,
cho nạn nhân khỏi bị nhiễm trùng, đoạn chữa lành cho nạn nhân bằng cách xức dầu
vào vết thương của nạn nhân.
3-
Cảm thấy
chính cái đau của nạn nhân, và sẵn sàng chịu khổ thay cho nạn nhân, ở chỗ, nhân
vật dụ ngôn Samaritanô này, không phải chỉ xuống khỏi lừa, đến gần nạn nhân và
chăm sóc cho nạn nhân là đủ, lại còn tìm cách chữa trị nạn nhân cho đến khi hoàn
toàn lành mạnh nữa, trước hết, bằn cách cố gắng nâng nạn nhân, một con người bấy
giờ hầu như hoàn toàn bất lực, với một thân xác nặng gần như một tử thi vô hồn,
lên lưng lừa của mình cho bằng được, bất chấp cái mệt nhọc và vất vả khôn lường
của mình, cho nạn nhân chiếm lấy vị trí của mình một cách thoải mái dễ chịu,
trong khi nhân vật này phải đi bộ hết sức khổ sở và khó khăn, vì phải quan tâm
đến nạn nhân, để làm sao cho nạn nhân không bị đau đớn hay bị rơi xuống đường,
cho đến khi vào đường một quán trọ mà nhân vật này có thể quen biết để dẫn nạn
nhân tới cho bằng được, nơi nạn nhân cần được phục sức và dưỡng sức, cho đến khi
nạn nhân hoàn toàn bình phục và lành mạnh, cho dù có phải trang trải tất cả mọi
phí tổn trong thời gian nạn nhân ở đây.
Một tâm hồn sống đức ái trọn hảo cũng thế, cũng phải
làm sao để có thể: chẳng những biết “động lòng thương” anh chị em khốn khổ của
mình, thành phần anh em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, được chính Người đồng hóa
với Người (xem Mathêu 25:40,45),
cảm thấy cái đau của họ, đau cái đau với họ và đau
cái đau thay họ, và tìm cách chữa lành cho họ bằng chính những hy sinh của mình,
những thiệt thòi của mình, miễn là người anh chị em của mình được cứu độ.
Việc cứu độ anh chị em khốn khổ của mình, chẳng những về
thể lý, nhất là về luân lý, chẳng những liên quan trực tiếp đến lợi ích về vật
chất hay thiêng liêng của họ, mà nhất là lien quan đến chính Chúa Kitô, Đấng đã
yêu thương họ đến cùng, Đấng không muốn dể lạc mất một con chiên nào, bằng
không, công ơn cứu độ vô cùng cao quí của Người trở thành vô ích nơi từng linh
hồn bất tử hư vong.
Một tâm hồn sống đức ái trọn hảo không thể nào không cảm
thấy cái đau của Chúa Kitô, với Chúa Kitô và thay Chúa Kitô, như Mẹ của Người
khi thấy thi thể của Người bị lưỡi đòng đâm thâu, trước một tội nhân đáng
thương, thành phần nạn nhân bị ma quỉ cướp mất lương tri hay Thánh sủng và đang
bất lực không thể tìm về với ơn cứu độ, rất nguy hiểm đến phần rỗi vô cùng cao
quí và khẩn thiết của họ, và tìm hết cách để cứu họ, cho dù phải hy sinh phần
rỗi của mình cho họ được sống đời đời.
ở cái link sau đây: