CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

2020

 

 

 

Hành Trình Đức Tin - Đức Tin Hành Trình

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

 

Là Kitô hữu, chúng ta vẫn nghe nói đến Hành Trình Đức Tin, và chúng ta tự động hiểu đó là một cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu, từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy tái sinh cho tới khi chúng ta ra khỏi trần gian này, vì đức tin là yếu tố và điều kiện tối yếu bất khả thiếu để được cứu độ chỉ cần cho chúng ta ở trên thế gian này thôi. Đó là lý do chỉ có Kitô hữu nào "bền đỗ đến cùng (mới) được cứu rỗi" (Mathêu 24:13).

 

Đó là nguyên tắc. Tuy nhiên, thực tế sống đạo và theo linh đạo Kitô giáo thì chính đức tin cũng là một hành trình nữa, gọi là Đức Tin Hành Trình! Tại sao vậy? Tại vì, khi mới được gieo vào linh hồn Kitô hữu qua Phép Rửa, đức tin bấy giờ mới chỉ là một hạt giống đức tin thôi, như một hạt cải nhỏ bé (xem Mathêu 13:31), cần phải đâm rễ, phát triển và trổ sinh hoa trái nữa, như hạt cải đạt đến tầm vóc trọn vẹn của mình nơi một thứ cây lớn nhất (xem Mathêu 13:32).

 

Chúng ta thấy sự kiện bất khả chối cãi Đức Tin Hành Trình này hết sức điển hình và thực tế ở nơi trường hợp của 12 vị tông đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô (xem Luca 24:48; Tông Vụ 3:15, 4:20; 1Gioan 1:3), là nền tảng của Giáo Hội (xem Epheso 2:20), thành phần đã tự động và đích thân xin Chúa Kitô rằng "Xin Thày tăng thêm đức tin cho chúng con" (Luca 17:5). Đức Tin Hành Trình thật sự xẩy ra nơi các vị tông đồ, từ khi các vị theo Chúa mà chưa hiểu Chúa, đến khi nhận biết Chúa "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), nhưng vẫn chối Chúa và ngờ vực Người, cho đến khi thực sự cảm nghiệm thấy Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con" (Gioan 20:28).

 

Trong đời sống Kitô hữu của mỗi người chúng ta cũng thế, tự mình, ai cũng cảm nghiệm thấy sự kiện Đức Tin Hành Trình liên tục xẩy ra trong cuộc đời của mình, không phải nhờ học hỏi thêm kiến thức về đức tin, mà là, như Thánh Tiến Sĩ Giáo Phụ Âu Quốc Tinh đã cảm nhận: tin rồi mới hiểu để nhờ hiểu mà tin hơn. Thật vậy, thực tế cho thấy chúng ta tin Thiên Chúa hiện hữu, quan phòng và yêu thương, ấy thế mà khu đụng chuyện, khi bị tai ương hoạn nạn, khi mất đi người thân yêu nhất trên đời, nhất là khi bị oan ức bất công v.v., chúng ta lại đặt vấn đề nào là Ông Trời không có mắt, nào là tại sao Thiên Chúa là Đấng toàn thiện và thương xót lại để cho sự dữ xẩy ra?!?

 

Đó là lý do chúng ta mới thấy được rằng Đức Tin Hành Trình trong đời sống Kitô hữu của chúng ta là ở chỗ từ niềm tin - belief nơi trí khôn hiểu biết của chúng ta, đến lòng tin - trust nơi cảm nghiệm của chúng ta, thành việc tín thác - entrust trong đời sống của chúng ta, và chỉ cho tới cấp độ tín thác ấy, đức tin - faith đạt tới trọn vẹn tầm vóc của mình, mức độ Chúa Kitô đạt đến tầm vóc của Người nơi chúng ta (xem Epheso 4:15), làm chủ chúng ta và hoàn toàn sống trong chúng ta (xem Galata 2:20). Như thế, Hành Trình Đức Tin của Kitô hữu chúng ta chính là diễn tiến Đức Tin Hành Trình nơi đời sống của chúng ta, dẫn đến chúng ta đến chỗ gặp gỡ Chúa Kitô, hiệp nhất nên một với Chúa Kitô và sống như Chúa Kitô vậy!

 

Sau đây là những chia sẻ với cộng đồng dân Chúa của tôi, trong thời gian, theo chiều hướng của Giáo Hội "ra chỗ nước sâu - duc in altum" trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu 2020, bắt đầu phổ biến, từ ngày 7/7/2020, loạt bài về hai chiều kích liên quan đến "nước sâu", đó là đức tin và cầu nguyện. 

 



From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Fri, Jul 10, 2020 at 5:51 PM
Subject: Đức Tin: Những Điểm Then Chốt được ĐTC Biển Đức XVI Nhấn Mạnh và Cảnh Giác - Thánh Biển Đức 11/7
To: tinh cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Cảm Nhận và Đóng Góp của ngườì dịch
Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có dịp để thưởng thức lại các bài giáo lý về đức tin, như 3 bài đầu tiên vừa qua, các bài rất nặng ký, về cả hình thức lẫn nội dung, của vị giáo hoàng thần học gia Biển Đức XVI, vị giáo hoàng đã từng là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin (1981-2005), hầu như suốt giáo triều của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II (1978-2005), đồng thời cũng là vị giáo phẩm chủ chốt đặc trách soạn thảo cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992.
Vì 3 bài đầu tiên này, nếu đọc kỹ, chúng ta thấy được chúng chất chứa những điểm then chốt rất quan trọng về bản chất của đức tin, cũng như về bối cảnh của đức tin, vào thời điểm của vị giáo hoàng tác giả 13 trong một loạt 38 bài giáo lý về đức tin cho Năm Đức Tin (2012-2013), do chính ngài mở ra trong Giáo Hội, một Năm Đức Tin thứ 2 của Giáo Hội, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticano II, sau Năm Đức Tin thứ 1 (1967-1968) thời Giáo Hoàng Phaolô VI. 
Để đỡ bị dồn dập các bài giáo lý về đức tin nặng ký này, chúng ta nên dừng lại một chút để thở, để tiêu hóa những gì cần phải lưu ý và nghiền gẫm, cho đến độ chúng trở thành xác tín bất hủ, người dịch này xin trích lại nguyên văn những câu nói rất chính yếu, cần thiết cho đời sống đức tin thực tế của chúng ta trong lúc này, để như Mẹ Maria "giữ lấy mà suy niệm trong lòng" (Luca 2:19,51), đức tin nơi chúng ta được hiện thực hóa và truyền bá phúc âm hóa.

Bài 1: 17/10/2012
Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin  
Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội đã thay đổi sâu xa, thậm chí so với quá khứ mới đây, và là một xã hội đang liên tục chuyển độngCái tiến trình của tình trạng tục hóa và một thứ tâm thức trống rỗng đang lan tràn, theo đó thì hết mọi sự đều tương đối, đã gây một tác dụng sâu xa nơi tâm trạng chung.
Nếu cá nhân chủ nghĩa và tương đối chủ nghĩa dường như đang thống trị tâm trí của nhiều người đương thời của chúng ta, thì không thể nói rằng thành phần tín hữu hoàn toàn thoát khỏi bị lây nhiễm những thứ nguy hiểm ấy, những thứ nguy hiểm chúng ta đang phải chạm trán trong việc truyền đạt đức tin
Cuộc nghiên cứu được phát động ở tất cả mọi châu lục để cử hành Thượng Nghị Các Giám Mục Thế Giới về vấn đề Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa, đã nhấn mạnh đến một số những thứ nguy hiểm nàyđó là một đức tin được sống một cách thụ động hoặc riêng tư, đó là vấn đề không thực hiện việc giáo dục về đức tin, đó là tình trạng phân mảnh giữa đời sống và đức tin.  
Ngày nay, Kitô hữu thậm chí thường không biết đến cốt lõi của đức tin Công giáo của mình, Kinh Tin Kính. Điều này có thể là một thứ bỏ ngỏ cho một thứ hòa đồng và tương đối về tôn giáo thiếu tính cách sáng tỏ về những sự thật chúng ta cần phải tin tưởng cũng như về quyền lực cứu độ đặc thù của Kitô giáoNgày nay chúng ta không xa vời với cái nguy cơ của việc thiết lập nên một thứ tôn giáo “tùy nghi tự ý” – “do-it-yourself”  
Hiện Thực Bản Chất Đức Tin 
Đức tin vào Chúa không phải là một cái gì đó chỉ tác dụng tới trí khôn của chúng ta, tác dụng đến lãnh vực của kiến thức trí tuệ; trái lại, nó là một thứ thay đổi bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta: các thứ tình cảm của chúng ta, tâm can của chúng ta, trí khôn của chúng ta, ý muốn của chúng ta, thân xác của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta và những liên hệ về con người của chúng ta  
Đức tin không phải là một cái gì đó xa lạ và tách biệt khỏi đời sống thực tế, trái lại, nó là chính hồn sống của đời sống.
Đức tin Kitô giáo, một đức tin chủ động trong yêu thương và mạnh mẽ trong hy vọng, không phải là những gì hạn chế đời sống, trái lại, nhân bản hóa nó và thật sự là làm cho nó trở thành hoàn toàn nhân bản.  
Bài 2: 24/10/2012  

Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin 

Cho dù có những thứ vĩ đại cả thể nơi các khám phá về khoa học và những phát minh tân kỳ về kỹ thuật, con người ngày nay vẫn dường như không được tự do hơn và nhân bản hơn; vẫn còn tồn tại rất nhiều những hình thức khai thác, mạo dụng, bạo động, đàn áp và bất côngNgoài ra, đang có một thứ văn hóa đã dạy con người tiến bước chỉ dọc theo những chân trời của sự vật, của thực tiễn, và chỉ tin vào những gì có thể thấy được và chạm được bằng tay của mình.

Thời điểm chúng ta đang sống đây cần đến những Kitô hữu được Chúa Kitô chiếm đoạt, Đấng tăng trưởng trong đức tin nhờ việc quen thuộc với Thánh Kinh và các Bí Tích – những con người giống như một cuốn sách mở ra cho thấy cái cảm nghiệm về một cuộc sống mới trong Thần Linh và sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ bảo trì chúng ta trong cuộc hành trình này và mở đường dẫn đến sự sống vô tận.  

Hiện Thực Bản Chất Đức Tin 

Đức tin không phải chỉ là vấn đề lý trí của con người đồng ý với những chân lý về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân mình cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi; nghĩa là gắn bó với “Đấng” cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng và cậy trông.   
Đức tin có nghĩa là tin tưởng vào tình yêu trung thành của Thiên Chúa, một tình yêu kéo dài ngay cả trước lầm lỗi của con người, của sự dữ và của chết chóc, và là một tình yêu có thể biến đổi hết mọi hình thức nô lệ bằng cách ban cho tiềm năng của ơn cứu độ. Bởi thế, sống đức tin nghĩa là gặp gỡ “Đấng” ấy – Thiên Chúa – Đấng gìn giữ chúng ta và cống hiến cho chúng ta lời hứa hẹn về một tình yêu thương bất khả tàn phai, một tình yêu chẳng những làm khát vọng cõi vĩnh hằng mà còn ban tặng cõi vĩnh hằng nữa. Nghĩa là phó mình cho Thiên Chúa bằng thái độ của một con trẻ biết rất rõ rằng tất cả mọi khốn khó và trục trặc của mình đều an toàn nơi “con người” của người mẹ.  
Đức tin là một sự ưng thuận nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của chúng ta thân thưa “xin vâng” cùng Thiên Chúa, bằng việc tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa. 


Bài 3: 31/10/2012  

Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin
 

Khuynh hướng lan tràn ngày nay trong việc đẩy lui đức tin vào lãnh vực riêng tư là những gì phản lại với chính bản chất của đức tin. 
 

Chúng ta cần Giáo Hội trong việc củng cố đức tin của chúng ta cũng như trong việc cảm nghiệm được các tặng ân của Thiên Chúa: Lời của Ngài, các Bí Tích, sự nâng đỡ của ân sủng và chứng từ yêu thương. Nhờ đó, “cái tôi” của chúng ta biến thành “cái chúng tôi” của Giáo Hội – sẽ có thể nhận thấy chính mình như là một thụ nhân và là tham dự viên vào một biến cố trổi vượt hơn bản thân mình: cái cảm nghiệm về mối hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng thiết lập mối hiệp thông nơi con người. 

 

Trong một thế giới mà cá nhân chủ nghĩa dường như đang chi phối các thứ liên hệ của con người, khiến họ trở thành mong manh mỏng dòn hơn bao giờ hết, thì đức tin kêu gọi chúng ta hãy trở thành Giáo Hội, tức là trở thành những kẻ mang tình yêu và mối hiệp thông của Thiên Chúa đến cho tất cả nhân loại (cf. Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 1).   

Hiện Thực Bản Chất Đức Tin    

Đức tin của chúng ta thực sự là riêng tư, chỉ khi nào nó cũng có tính cách cộng đồng. Nó chỉ có thể là đức tin của tôi, nếu nó sống động trong “cái chúng tôi” của Giáo Hội, nếu nó là đức tin của chúng ta, là đức tin chung của một Giáo Hội duy nhất.
Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban, nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua giòng lịch sử.  
Chính trong cộng đồng giáo hội mà đức tin của cá nhân mới tăng trưởng và chín mùi.  

Xin tiếp tục Luyện Chưởng Đức Tin 
với Vị Thượng Sư Thần Học Gia Joseph Ratzinger Biển Đức XVI 
Trong thời gian ôn lại loạt bài Giáo Lý về Đức Tin, 
chúng ta cũng cần phải bao gồm cả loạt bài về Giáo Hội Tông Truyền,
nghĩa là về cảm nhận đức tin của các thánh nhân (84 vị), 
các giáo phụ, các thần học gia nam nữ đáng giá v.v. đã đóng góp vào kho tàng đức tin
trong giòng lịch sử của Giáo Hội, từ thời các tông đồ cho tới cuối thế kỷ 19, 
 một loạt 138 bài, cũng của ĐTC Biển Đức XVI.
Ngày 11/7 là Lễ Thánh Biển Đức - Đệ Nhất Thánh Quan Thày của Âu Châu
Xin mời mở bài Giáo Lý Tông Truyền 70, ngày 19/4/2008, ở cái link dưới đây:
Thánh Biển Đức Tổ Phụ Đan Tu Tây Phương  





From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Jul 14, 2020 at 5:24 PM
Subject: ĐTC Biển Đức XVI - Những Điểm Nhấn Đức Tin trong 6 Bài Giáo Lý về Đức Tin đầu tiên 1-6; ĐTC Biển Đức XVI về Thánh Boventura 15/7
To: tinh cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Như lần trước, sau 3 bài giáo lý về Đức Tin của ĐTC Biển Đức XVI, những bài giáo lý nặng ký về cả nội dung lẫn hình thức, chúng ta đã dừng lại một chút để nắm bắt những gì chính yếu được vị giáo hoàng thần học gia Biển Đức XVI muốn truyền đạt cho chúng ta, những gì chúng ta phải xác tín mới có lợi cho đời sống thiêng liêng của chúng ta, nhất là trong lúc cả thế giới đang chìm trong đại dịch covid-19 chưa từng có trong lịch sử loài người như từ cuối năm 2019 cho tới nay, lần này cũng thế, sau 3 bài có liên hệ với nhau, như 3 bài đầu, chúng ta dừng lại một lần nữa để đặt vấn đề: 
1- Ba bài giáo lý vừa rồi, 4-5-6, ĐTC Biển Đức XVI đã nói gì về đức tin? 
2- Nếu liên kết với 3 bài đầu 1-2-3, thì những gì được ĐTC Biển Đức XVI muốn nói đến trong ba bài 4-5-6, có liên hệ gì với nhau hay chăng??
3- Cho tới đây, tới hết 6 bài giái lý đầu tiên của ngài về đức tin rồi, ĐTC Biển Đức XVI đã và đang dẫn chúng ta đi tới đâu trong lãnh giới đức tin hết sức quan thiết cho cả đời sống đạo lẫn sứ vụ chứng nhân của Kitô hữu chúng ta???
Chúng ta có thể trả lời cả 3 vấn đề được đặt ra thứ tự theo ba cấp độ "Nếu... Mà... Thì" như thế này:
1- NẾU: Điểm nhấn chính yếu của ĐTC Biển Đức XVI trong 3 bài giáo lý đầu 1-2-3 là bản chất hiện thực của đức tin, không phải chỉ liên quan đến lý trí, đến lý thuyết, mà là đến chính cõi lòng ("ưng thuận", "xin vâng"), đến sự sống ("phó thác bản thân mình") của con người, đến một cuộc "gặp gỡ" thần linh, giữa Vị Thiên Chúa Mạc Khải và Con Người Tin Tưởng. 
Đó là lý do chúng ta thấy Ngài ít là 3 lần đã phải sử dụng đến thành ngữ tương khắc "không phải là hay không chỉ là...mà là hay nó là", trong cả bài 1 lẫn bài 2: 
"Đức tin vào Chúa không phải là một cái gì đó chỉ tác dụng tới trí khôn của chúng ta, tác dụng đến lãnh vực của kiến thức trí tuệ; trái lại,   một thứ thay đổi bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta". (bài 1)
ức tin không phải là một cái gì đó xa lạ và tách biệt khỏi đời sống thực tế, trái lại, nó là chính hồn sống của đời sống". (bài 1) 
"Đức tin không phải chỉ là vấn đề lý trí của con người đồng ý với những chân lý về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân mình cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi". (bài 2) 
"Bởi thế, sống đức tin nghĩa là gặp gỡ “Đấng” ấy – Thiên Chúa". (bài 2)
ức tin là một sự ưng thuận nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của chúng ta thân thưa 'xin vâng' cùng Thiên Chúa, bằng việc tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa". (bài 2).  
2- MÀ: Điểm nhấn chính yếu của ĐTC Biển Đức XVI cho 3 bài giáo lý 4-5-6 là tính chất hợp lý của đức tin (bài 6). Ở chỗ: trước hết, đức tin hợp với lý trí chứ không phản lại lý trí, đúng hơn vượt trên lý trí, nâng con người lên chứ không hủy hoại người tin theo kiểu cuồng tín; và sau nữa, đức tin còn hợp lý ở chỗ, vì đức tin là một cuộc gặp gỡ thần linh, nên muốn hiện thực cuộc gặp gỡ thần linh giữa Vị Thiên Chúa Mạc Khải và Con Người Thụ Khải, nơi đức tin của con người, hay đức tin Thiên Chúa ban cho con người, Thiên Chúa đã phải tác động bên trong con người, bằng cách gài sẵn nơi cõi lòng của từng con người một ước vọng bẩm sinh hướng về thần linh (bài 4), để rồi, nhờ ước vọng thần linh bẩm sinh ấy, con người tự động tìm kiếm chân thiện mỹ, và nhờ tác động thần linh, thấy được Vị Thiên Chúa tỏ mình ra, qua thiên nhiên tạo vật, qua chính bản thân con người, nhất là qua mạc khải Thánh Kinh (bài 5).
Riêng về mạc khải Thánh Kinh, chính nguồn hay nguồn chính cho thấy tất cả mạc khải thần linh về Thiên Chúa, dù sao cũng chỉ ở về phía Đấng Mạc Khải thôi; mà đức tin là một cuộc gặp gỡ nhân thần, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người, nên mạc khải Thánh Kinh này chẳng những cần phải được con người chấp nhận bằng đức tin, hay đức tin của họ phải chấp nhận Thiên Chúa như được Ngài tỏ mình trong Thánh Kinh, truyền dạy theo Thánh Truyền và dẫn giải bởi Huấn Quyền, mà còn ở chỗ sống đức tin, tức sống mạc khải Thánh Kinh ấy, phản ảnh mạc khải Thần Linh ấy, nhờ đó đức tin mới thật sự là một cuộc hội ngộ, một cuộc gặp gỡ giữa Con Người Thụ Khải với Thiên Chúa Mạc Khải. 
“"Lý trí của con người không hủy bỏ hay hạ giá việc đồng ý với các nội dung của đức tin là những gì dầu sao cũng đạt được bằng cách chọn lựa tư do và ý thức'Nơi ước muốn bất khả chống cưỡng đối với sự thật thì chỉ có mối liên hệ hòa hợp giữa đức tin và lý trí mới là đường lối đúng đắn dẫn đến cùng Thiên Chúa và tầm vóc viên trọn bản thân mình mà thôi" (Bài 6).  
"Ước muốn Thần Linh được in ấn nơi cõi lòng của con người, vì con người được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa không ngừng kéo con người đến với chính mình Ngài. Chỉ ở nơi Thiên Chúa họ mới tìm thấy chân lý và hạnh phúc là những gì họ không ngừng tìm kiếm... Khi ước muốn cởi mở trước Thiên Chúa thì đó là dấu hiệu hiện diện của đức tin trong tâm hồn ấy, một đức tin là ân sủng của Thiên Chúa". (bài 4)

"Đường lối đầu tiên dẫn đến chỗ khám phá ra Thiên Chúa đó là việc ân cần chiêm ngưỡng thiên nhiên tạo vật... Thiên Chúa còn thâm sâu đối với tôi hơn là tôi đối với chính bản thân mình... Đừng xuất thân, nhưng hãy nhập thân: sự thật ở trong con người nội tại... Đường lối duy nhất dẫn đến chỗ nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa đó là đời sống đức tin" (bài 5).  

3- THÌ: Tất cả những gì ĐTC Biển Đức XVI muốn nhấn mạnh ở trong 6 bài giáo lý về đức tin đầu tiên này, đó là: 
"Những chân lý đức tin này không phải chỉ là một sứ điệp về Thiên Chúa, một mẩu tín liệu về Ngài. Trái lại, những chân lý đức tin cho thấy biến cố về cuộc Thiên Chúa gặp gỡ con người, một biến cố cứu độ và giải phóng, một biến cố viên trọn những ước nguyện sâu xa nhất của con người, những ước muốn sống an bình, huynh đệ và yêu thương của họ
"Đức tin dẫn đến chỗ khám phá ra rằng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ấy tăng bổ, kiện toàn và thăng hóa những gì là chân thật, thiện hảo và mỹ lệ nơi con người. Bởi thế mới có chuyện vì Thiên Chúa tỏ mình ra và làm cho mình được nhận biết, mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa là Đấng nào, và nhờ nhận biết Ngài họ khám phá ra bản thân của họ, nguồn gốc của họ, định mệnh của họ, tính chất cao cả và phẩm giá của sự sống con người". (Bài 4) 
Ngày mai, 15/7, Lễ Thánh Bonaventura, vị Tiến Sĩ Hội Thánh dòng Phanxicô đã đóng góp vào kho tàng đức tin của Giáo Hội,
xin theo dõi 3/138 bài giáo lý chủ đề Giáo Hội Tông Truyền của ĐTC Biển Đức XVI về vị thánh này, ở1/ 3 hay cả 3 cái links sau đây:




From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Jul 27, 2020 at 6:03 AM
Subject: ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông
To: tinh cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Dẫn Nhập:

Theo chiều hướng từ năm 2000 của Giáo Hội "ra chỗ nước sâu - duc in altum", vừa truyền giáo vừa nội tâm, hay nội tâm để truyền giáo, của chung Giáo Hội: "Ra Chỗ Nước Sâu Duc In Altum" - Về Nguồn Nội Tâm: Đức Tin và Cầu Nguyện, chúng ta lại tiếp tục loạt bài về đức tin, sau một loạt 10 bài mở đầu của ĐTC Biến Đức XVI cho năm Đức Tin 2012-2013, Năm Đức Tin lần 2 kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), như đã được phổ biến, từ 7/7 đến 18/7/2020, giờ đây chúng ta tiến sang loạt bài về Niềm Hy Vọng Cậy Trông là bản chất của đức tin, được ĐTC Phanxicô, vị giáo hoàng thương xót, hướng dẫn qua một loạt 38 bài, từ 7/12/2016, thời điểm kết thúc Năm Thương Xót 2016, đến 25/10/2017. 

 

Bài 10: “Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em một cách ngắn gọn về đức tin của Mẹ Maria”

Bài 9: ”Đức tin được nuôi dưỡng bằng việc khám phá và tưởng nhớ Vị Thiên Chúa luôn trung thành, Đấng hướng dẫn lịch sử và là bảo đảm cùng là nền tảng vững chắc để xây dựng đời sống của con người”.

Bài 8: ”Dự án của Thiên Chúa đối với loài người…” – “Đâu là tác động của đức tin?”

Bài 7: "Vấn đề chính chúng ta đặt ra hôm nay đó là làm thế nào chúng ta có thể nói về Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta đây?"

Bài 6: “Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh đến tính chất hữu lý của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa”.

Bài 5: “Tôi muốn đề cập tới một số đường lối, vừa là hoa trái của vấn đề suy tư tự nhiên vừa là hoa trái của chính quyền năng đức tin… đó là thế giới, con người, đức tin”

Bài 4: “Khi ước muốn cởi mở trước Thiên Chúa thì đó là dấu hiệu hiện diện của đức tin trong tâm hồn ấy”

Bài 3: “Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua giòng lịch sử”.

Bài 2- “Đức tin không phải chỉ là vấn đề lý trí của con người đồng ý với những chân lý về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân mình cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi”

Bài 1-  “Đức tin có thực sự là quyền lực biến đổi đời sống của chúng ta, đời sống của tôi hay chăng?”


Trong 10 bài giáo lý đầu tiên đã được phổ biến, vị giáo hoàng thần học gia Joseph Ratzinger Biển Đức XVI đã nhấn mạnh đến tính chất thực tế của đức tin, ở chỗ, đức tin - faith tuy là nhân đức đối thần Kitô hữu chúng ta được Thiên Chúa ban cho chúng ta khi lãnh nhận Phép Rửa, nhưng khi hạt giống đức tin cứu rỗi này được gieo vào linh hồn của chúng ta, thí đức tin ấy không phải chỉ là
niềm tin - belief nơi trí óc của chúng ta, như là một mớ kiến thức vậy thôi, hoàn toàn ở mức độ duy tín,
 mà nhất là còn phải trở thành lòng tin tưởng - trust nơi chúng ta nhờ đó, đức tin mới có thể tiến đến chỗ hoàn toàn triển nở thành việc tín thác - entrust trong cuộc sống của chúng ta. Trong một bộ gần 4 thông điệp trong giáo triều 8 năm của mình (2005-2013), về 3 thần đức, bao gồm cả đức ái đối với tha nhân, có cả bức thông điệp, ban hành ngày 30/11/2007, về lòng tin tưởng cậy trông này: Niềm Hy Vọng Cứu Độ - Spe Salvi.
Chính vì tính cách quan trọng của đức tin - faith, không phải chỉ ở mức độ niềm tin - belief, mà là ở lòng tin - trust, được tỏ ra bằng việc tín thác - entrust bất khả thiếu để được cứu độ, ở chỗ, nhờ đó Kitô hữu chúng ta, vừa tội lỗi lại vô cùng vừa hèn yếu, trước biết bao thử thách đức tin trong cuộc hành trình đức tin trên trần thế đầy cạm bẫy của thế gian, ma quỉ và xác thịt, mới có thể bền đỗ đến cùng để được cứu rỗi (xem Mathêu 24:13), nhất là trong Thời Điểm Tàn Phá của Satan chưa từng thấy hiện nay, mà chúng ta cần phải vững tin và mạnh tin hơn bao giờ hết và hơn ai hết, bằng cách, tiến sang những bài giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô về Niềm Hy Vọng Cậy Trông. Xin theo dõi 10 bài (có mầu tím) trong loạt 38 bài này:

25/10: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 38 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo đạt đến Thiên Đàng

 

18/10: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 37 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo với thực tại sự chết

 

11/10: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 36 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo ở chiều kích tỉnh thức đợi chờ

 

4/10: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 35 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo với thành phần thừa sai

 

27/9: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 34 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo đương đầu với đối địch

 

20/9: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 33 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo cần được đào luyện

 

30/8 Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 32 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo với hồi niệm về ơn gọi

 

23/8: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 31 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo vào Đấng canh tân tất cả mọi sự

 

 9/8: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 30 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo vào Chúa Kitô cảm thương

 

2/9: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 29 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo từ Phép Rửa đầy ánh sáng

 

28/6: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 28 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo là sức mạnh của các vị tử đạo

 

21/6: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 27 - Niềm tin tưởng cậy trông trong mối hiệp thông chư thánh

 

14/6: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 26 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi tình yêu của Thiên Chúa

 

7/6: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 25 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa là Cha

 

31/5: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 24 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Quyền Năng Thánh Linh

 

24/5: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 23 - Niềm tin tưởng cậy trông của hai môn đệ đi Emmau

 

17/5: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 22 - Niềm tin tưởng cậy trông của Thánh Maria Mai Đệ Liên

 

10/5: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 21 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Mẹ Maria

 

26/4: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 20 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa hiện diện

 

19/4: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 19 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Chúa Kitô Phục Sinh

 

12/4: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 18 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Chúa Kitô Tử Giá

 

5/4: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 17 - Niềm tin tưởng cậy trông của chúng ta là một Ngôi Vị, là Chúa Kitô

 

29/3: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 16 - Niềm tin tưởng cậy trông của Tổ Phụ Abraham là cha của kẻ tin

 

22/3: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 15 - Niềm tin tưởng cậy trông là thái độ kiên trì và an vui

 

15/3: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 14 - "Vui mừng trong niềm tin tưởng cậy trông"

 

1/3: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 13 - "Mùa Chay tự bản chất là một thời điểm của niềm tin tưởng cậy trông..."

22/2: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 12 - Niềm tin tưởng cậy trông với Mầu Nhiệm Cánh Chung nơi tạo vật

15/2: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 11 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo không gây thất vọng

8/2: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 10 - Niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo nơi Giáo Hội hiệp thông

1/2: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 9 - Niềm hy vọng Kitô giáo là niềm mong đợi một điều gì đó đã hoàn thành

25-1: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 8 - Niềm tin tưởng cậy trông của Bà Giuđích

18-1: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 7 - Niềm tin tưởng cậy trông của Tiên Tri Giona

 

11-1: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 6 - Những niềm tin tưởng cậy trông sai lầm

4-1: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 5 - Niềm tin tưởng cậy trông của Rachel vợ của tổ phụ Giacóp

Thứ Tư 28/12: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 4 - Niềm tin tưởng cậy trông của Tổ Phụ Abraham tin khi không thể

 

Thứ Tư 21/12: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 3 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa nhập thể

 

Thứ Tư 14/12: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 2 - Niềm tin tưởng cậy trông nơi Vị Thiên Chúa ở giữa chúng ta

 

Thứ Tư 7-12: Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Niềm Hy Vọng Cậy Trông - bài 1 - "Tôi hằng hy vọng cậy trông, vì Thiên Chúa đang bước đi với tôi"

 

 

From: Tinh Cao <tdctt.hsttm@gmail.com>
Date: Wed, Aug 5, 2020 at 5:48 PM
Subject: ĐTC Phanxicô: Giáo Lý Thần Đức Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19
To: TDCTT Cao Tinh <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Dẫn Nhập của Người Dịch:

 

 

Chúng ta hoàn toàn không ai ngờ rằng ĐTC Phanxicô lại bỏ ngang loạt bài giáo lý về cầu nguyện mới được có 8 bài, như trong thời khoảng từ ngày 6/5 đến 24/6/2020, để sang ngay loạt bài Giáo Lý mới về Thần Đức Chữa Lành Nạn Đại Dịch Covid-19, nhan đề do người dịch tạm đặt ra như vậy, căn cứ vào nội dung của bài giáo lý đầu tiên hôm nay. 


Tuy nhiên, ở đây người dịch muốn nhấn mạnh đến điểm then chốt này, đó là vấn đề chúng ta cần phải biết Giáo Hội đang đứng ở đâu và đang đi về đâu, để cùng đồng hành với Giáo Hội, như người dịch đã đề cập đến trước đây, trong bài viết được phổ biến qua email ngày 6/7/2020:  Giáo Hội Hiện Thế: Dấu Chỉ Thời Đại - Từ Công Đồng Chung Vaticanô II tới nay  


Vì, theo người dịch, căn cứ vào Công Đồng Chung Vaticanô II, thì Giáo Hội đang ở trong thế giới ngày nay, đồng hành với thế giới, như "ánh sáng muôn dân" để mang "vui mừng và hy vọng" đến cho thế giới tân tiến. Và căn cứ vào chiều hướng của các vị giáo hoàng hậu công đồng, ĐTC Gioan Phaolô II, ĐTC Biển Đức XVI và ĐTC Phanxicô, thì Giáo Hội đang đi "ra chỗ nước sâu - duc in altum", vừa có tính chất nội tâm và truyền giáo, hay theo chiều hướng đâm rễ vươn cao.


Sau đó, người dịch đã phổ biến một loạt 10 bài giáo lý về đức tin của ĐTC Biển Đức XVI, trong thời khoảng 7-18/7/2020, và sau đó tới một loạt 10 bài khác về niềm hy vọng cậy trông của ĐTC Phanxicô, trong thời khoảng từ Thứ Hai 27/7 tuần trước đến hôm nay, Thứ Tư 5/8/2020. Không ngờ, cũng vào chính hôm nay, không hẹn mà hò, như để tiếp nối, ĐTC Phanxicô đã bắt đầu loạt bài Giáo Lý về 3 Nhân Đức Đối Thần là những yếu tố bất khả thiếu trong việc chữa lành các thương tích của xã hội loài người trong Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay, một bộ 3 thần đức được bày tỏ nơi Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội, một giáo huấn cho thấy 3 điều sau đây: 


1- Giáo Hội thực sự ở trong thế giới ngày nay, và đồng hành với con người thời đại của mình, để mang lại cho họ những gì là "vui mừng và hy vọng" cần thiết;

2- Giáo Hội thực sự đang tiến ra chỗ nước sâu của thế giới ngày nay, một chỗ rất sâu của xã hội loài người, về cả thể lý, tâm lý và luân lý, trong Mùa Đại Dịch Covid-19.


Ngay từ khi mới phục vụ Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, với tư cách là giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã đề cập đến "Thời Điểm Thương Xót" (với giáo sĩ Roma 6/3/2014), vì ngài nhận thấy, như ngài cho biết trong cùng lần gặp gỡ này, thế giới loài người đang bị "rất nhiều viết thương", nên ngài mong muốn Giáo Hội làm sao phải cấp tốc trở thành "một bệnh viện lưu động / dã chiến - a field hospital", để có thể chữa lành gia đình nhân loại càng ngày càng nhuốm đầy thương tích thảm thương!


Không ngờ, ngài vẫn tiếp tục chiều hướng chữa lành thương tích ấy, nhất là vào ngay lúc con người càng bị trọng thương hơn bao giờ hết trong Mùa Đại Dịch Covid-19 toàn cầu 2020 hiện nay, đặc biệt là từ cuối Tháng 5/2020, sau tai nạn kỳ thị chủng tộc xẩy ra tại tiểu bang Minnesota Mỹ quốc, o thêm và kéo dài hậu quả khôn lường, cho tới tận bây giờ, các cuộc tấn công đầy kỳ thị, nhất là nhắm vào Kitô giáo ở thế giới Tây phương, khiến lửa bốc lên khắp nơi, xuất phát từ ngọn lửa hận thù ghen ghét nhau nơi lòng người, thay vì yêu thương gắn bó đoàn kết với nhau để chống chọi và vượt qua Nạn Đại Dịch Covid-19. ĐTC Phanxicô đã nhập cuộc...!

5/8: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Thần Đức Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19

 

 

 

From: Tinh Cao <tdctt.hsttm@gmail.com>
Date: Thu, Aug 6, 2020 at 6:07 AM
Subject: ĐTC Phanxicô: Cầu Nguyện Bài 1: "Con Người là Hành Khất của Thiên Chúa"
To: TDCTT Cao Tinh <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Dẫn Nhập


Theo chiều hướng của Giáo Hội từ Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), nhất là từ thời các vị giáo hoàng hậu công đồng này, ĐTC Gioan Phaolô II (1978-2005), ĐTC Biển Đức XVI (2005-2013) và ĐTC Phanxicô (2013-...), thì chiều hướng của Giáo Hội là đang tiến "ra chỗ nước sâu - duc in altum". 


Chiều hướng "ra chỗ nước sâu" đây, có 2 chiều kích, chiều kích "sâu" nơi chính Giáo Hội, và chiều kích "sâu" nơi môi trường truyền bá phúc âm hóa là thế giới, một chiều kích vừa được phát động và khởi động từ thời ĐTC Phanxicô (2013), vị giáo hoàng chủ trương Giáo Hội phải dấn thân, chẳng những ở chỗ cởi mở, như từ Công Đồng Chung Vaticanô II, mà còn xông pha đi đến tận các vùng sâu vùng xa về cả địa dư lẫn nhân bản, để băng bó các vết thương cho nhân loại, càng tân tiến càng đầy những bệnh hoạn tật nguyền thảm thương ngày nay, chẳng hạn như tình hình thế giới đang bị khủng hoảng về cả vật chất lẫn tinh thần và xã hội, trong nạn đại dịch covid-19 toàn cầu từ cuối năm 2019 tới nay, và không biết sẽ kéo dài tới bao giờ. 


Tuy nhiên, chính trong chiều kích "sâu" nơi môi trường truyền bá phúc âm hóa của mùa đại dịch covid-19 này, ĐTC Phanxicô cũng nhận mạnh đến cái "sâu" nơi chính Giáo Hội nữa, "sâu" ở chỗ sống 3 thần đức Tin Cậy Mến, được thể hiện qua chứng từ cùng với việc rao giảng Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội


Theo chiều hướng này, trong khi chúng ta bắt đầu theo dõi hằng tuần loạt bài giáo lý chữa lành xã hội loài người trong mùa đại dịch covid-19, được ngài vừa hướng dẫn hôm qua, Thứ Tư 5/8/2020, liên quan đến chiều kích "sâu" nơi môi trường thế giới, chúng ta vẫn tiếp tục chiều kích "sâu" nơi chính Giáo Hội, bằng cách hằng ngày ôn lại các bài giáo lý về cầu nguyện của 2 vị giáo hoàng còn đang sống gần chúng ta nhất là ĐTC Phanxicô và ĐTC Biển Đức XVI. 


Nếu một loạt 10 bài về đức tin của ĐTC Biển Đức XVI đã được người dịch phổ biến, từ 7/7/2020, trước một loạt 10 bài giáo lý về niềm hy vọng cậy trông của ĐTC Phanxicô, cho tới hôm qua, Thứ Tư 5/8/2020, thì loạt bài giáo lý về cầu nguyện này, một tác động cho thấy 3 thần đức tin cậy mến của Giáo Hội, chúng ta sẽ đi ngược lại, từ ĐTC Phanxicô, với một loạt 8 bài, vì 8 bài này hầu như hoàn toàn liên quan đến Cựu Ước, rồi sau đó sang một loạt 18 bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC Biển Đức XVI, hoàn toàn liên quan đến Tân Ước. Hôm nay, ngày 6/8/2020, Lễ Chúa Giêsu Biến Hình "khi đang cầu nguyện" (Luca 9:28), chúng ta bắt đầu loạt bài về cầu nguyện của ĐTC Phanxicô, và dưới đây là bài đầu tiên của ngài.


Đaminh Maria cao tấn tĩnh.

 

24/6: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 8 Cầu Nguyện - Đavit: Con Người Cầu Nguyện

 

17/6: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 7 Cầu Nguyện - Lời Chuyển Cầu của Moisen

 

10/6: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 6 Cầu Nguyện - Trận Đấu của Tổ Phụ Giacop

 

3/6: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 5 Cầu Nguyện - Hành Trình của Tổ Phụ Abraham

 

27/5: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 4 - Cầu Nguyện nơi Người Công Chính

 

20/5: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 3 - Cầu Nguyện qua Thiên Nhiên Vạn Vật

 

13/5: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 2 - Cầu Nguyện: Mối Liên Hệ Yêu Thương

 

6/5: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện: Bài 1 - "Con Người là Hành Khất của Thiên Chúa"

 

Dẫn Nhập

Chúng ta đã xong một loạt 8 bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC Phanxicô, hầu như hoàn toàn về Cựu Ước. Ngài thực sự đã chấm dứt sau 8 bài này. Chắc chắn là ngài còn muốn tiếp tục. Tuy nhiên, vì tình hình khẩn trương của thế giới trước nạn đại dịch covid-19, mà ngài đã phải tạm ngưng, để chuyển sang loạt bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19 toàn cầu, từ ngày 5/8/2020, sau tháng 7/2020 là tháng hè hằng năm của ngài.

 Tuy nhiên, bằng ấy cũng đủ cho chúng ta thấy một số mẫu gương cầu nguyện trong Cựu Ước, những mẫu gương nguyện cầu này thật ra cũng đã được ĐTC Biển Đức XVI nêu lên ở 6 bài đầu trong loạt 40 bài giáo lý cầu nguyện của ngài. Vì loạt bài cầu nguyện của ĐTC Phanxicô tạm kết thúc ở vua Đavít, mà chúng ta tiến sang loạt bài cầu nguyện của ĐTC Biển Đức XVI cũng từ vua Đavít, với bài đầu tiên về Thánh Vịnh, sau đó chúng ta sẽ đi thẳng đến việc cầu nguyện của Chúa Giêsu (9 bài), rồi đến các bài còn lại (8), tất cả là 18/40 bài về cầu nguyện của vị giáo hoàng nội tâm lấy tông hiệu của một vị sáng lập Dòng Khổ Tu Biển Đức. 

 

ĐTC Biển Đức XVI

 

26/9/2012 – bài thứ 40 về Phụng Vụ Thánh là một Học Đường Cầu Nguyện 

12/9/2012 – bài thứ 39 về một lời cầu nguyện trong phần hai của Sách Khải Huyền

5/9/2012 – bài thứ 38 về một lời cầu nguyện trong phần một của Sách Khải Huyền

8/8/2012 – bài thứ 37 về cầu nguyện theo Thánh Đa Minh

1/8/2012 – bài thứ 36 về cầu nguyện theo Thánh Anphongso;

27/6/2012 – bài thứ 35 về Lời cầu nguyện trong Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê đoạn 2 của Thánh Phaolô

20/6/2012 – bài thứ 34 về Lời cầu nguyện trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô đoạn 1 của Thánh Phaolô

13/6/2012 – bài thứ 33 về Lời cầu nguyện trong Thư 2 gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 12 của Thánh Phaolô

30/5/2012 – bài thứ 32 về Lời cầu nguyện trong Thư 2 gửi Giáo Đoàn Côrintô của Thánh Phaolô

23/5/2012 – bài thứ 31 về Lời cầu nguyện của Thánh Linh trong chúng ta: ‘Abba! Lạy Cha!’

16/5/2012 – bài thứ 30 về việc Cầu Nguyện trong Thần Linh

9/5/2012 – bài thứ 29 về Lời Cầu Nguyện của Cộng Đồng Giáo Hội cho Vị Chủ Chăn Phêrô gặp khốn khó

2/5/2012 – bài thứ 28 về Lời Cầu Nguyện của Vị Tử Đạo Tiên Khởi Kitô Giáo

25/4/2012 – bài thứ 27 về Việc Cầu Nguyện và Thừa Tác Vụ

18/4/2012 – bài thứ 26 về Việc Cầu Nguyện của Các Tông Đồ trong cơn bách hại

14/3/2012 – bài thứ 25 về Việc Cu Nguyn Vi Mẹ Maria và Giáo Hội

7/3/2012 – bài thứ 24 về Việc Thinh Lặng của Chúa Giêsu;

15/2/2012 – bài thứ 23 về 3 Lời Cuối của Chúa Giêsu trên Cây Thập Giá theo Thánh Ký Luca

8/2/2012 – bài thứ 22 về Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trên Cây Thập Giá

1/2/2012 – bài thứ 21 về Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu

25/1/2012 – bài thứ 20 về Lời Cầu Nguyện Tư Tế của Chúa Giêsu kết Bữa Tiệc Ly

11/1/2012 – bài thứ 19 về Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly

28/12/2011 – bài thứ 18 về Thánh Gia sống đời cầu nguyện

14/12/2011 – bài thứ 17 về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu liên hệ tới việc Người chữa lành

7/12/2011 – bài thứ 16 về Tiếng Kêu Hoan Hỉ của Chúa Giêsu

30/11/2011 – bài thứ 15 về việc cu nguyn ca Chúa Giêsu.

16/11/2011 – bài thứ 14 về Thánh Vịnh 110 (109)

9/11/2011 – bài thứ 13 về Thánh Vịnh 119 (118)

19/10/2011 – bài thứ 12 về Thánh Vịnh 136 (135)

12/10/2011 – bài thứ 11 về Thánh Vịnh 126 (125)

5/10/2011 – bài thứ 10 về Thánh Vịnh 23 (22)

14/9/2011 – bài thứ 9 về Thánh Vịnh 22 phần đầu

7/9/2011 – Bài  8 về Thánh Vịnh 3

22/6/2011 – Bài 7 – Các Thánh Vịnh - Tổng Quan

15/6/2011 – Bài 6 – Lời Cầu Nguyện của Tiên Tri Êlia

1/6/2011 – Bài 5 – Li Nguyn Chuyn Cu ca Moisen

25/5/2011 – Bài 4: Giacóp – “một đêm dài tìm kiếm Thiên Chúa”

18/5/2011 – Bài 3: Tổ Phụ Abraham, gương mẫu đều tiên của việc cầu nguyện

11/5/2011 – Bài 2: “việc cầu nguyện và cảm quan tôn giáo đã từng là những gì thuộc về nhân loại trong suốt giòng lịch sử”

4/5/2011 – Bài 1: “chiều kích tôn giáo cũng như về niềm ước mong Thiên Chúa được in ấn nơi cõi lòng của hết mọi người”