CÔNG GIÁO VIỆT NAM
2020
Người Nữ Mang Thai Rên La Đau Đớn
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh
Bài
chia sẻ cho TĐCTT Ngày Tĩnh Tâm Thánh Mẫu và Dọn Mừng Giáng Sinh Thứ Bảy
7/12/2019
1-
“Người nữ mang thai đang rên la đau đớn” này là ai, nếu không phải là Mẹ Maria!
Mẹ mang thai ai - Chúa Kitô hay Giáo Hội, mà lại rên la đau đớn, trong khi Mẹ Vô
Nhiễm và trinh nguyên??
2-
Mẹ mang thai Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội, cho dù Mẹ sinh Chúa vẫn còn trinh
nguyên, không đau đớn, nhưng Mẹ vẫn rên la đau đớn, là vì khi Mẹ mang thai Người
thì vị Mẹ được đính hôn là Giuse đã toan tính bỏ Mẹ mà đi!
3-
Mẹ mang thai Giáo Hội, từ khi Lời Nhập Thể là Đầu của Giáo Hội trong cung dạ
trinh nguyên của Mẹ, vì Mẹ không thể chỉ cưu mang có đầu mà không có thân, nghĩa
là Mẹ cưu mang Chúa Kitô là Mẹ cưu mang toàn thân.
4-
Nếu một thai nhi được sinh ra thì đầu ra trước thân ra sau thế nào thì Mẹ Maria
đã sinh ra Đầu trước là Chúa Kitô trong hang lừa máng cỏ ở Hang Bêlem, sau đó
thân mình của Người là Giáo Hội mới xuất hiện sau trên Đồi Canvê.
5- Thế nhưng, trước khi thân mình của Chúa Kitô là Giáo Hội xuất hiện, thì Mẹ cũng “rên la đau đớn” ngay từ khi Mẹ dâng Con đầu lòng của mình cho Thiên Chúa, và được tư tế Simeon báo trước là lòng Mẹ sẽ bị tan nát (xem Luca 2:35).
6- Đúng thế, Mẹ Maria đã đồng công “rên la đau đớn” với Con Mẹ trong suốt cuộc đời đầy khổ nạn của Người, nhất là khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá của Người (xem Gioan 19:25).
7-
Và tình trạng “rên la đau đớn” của Mẹ đã lên tới tột độ chính là lúc Mẹ sinh ra
Giáo Hội, sinh ra thân mình của Chúa Kitô, trước cảnh tượng thân mình của Người
đã chết bị lưỡi đòng đâm vào làm cho máu và nước chảy ra (xem Gioan 19:34).
8-
Đó là lý do trước khi chết, Chúa Kitô đã trăn trối tông đồ Gioan là đại diện của
Giáo Hội cho Mẹ trước, rồi sau đó mới trao Mẹ cho tông đồ Gioan (xem Gioan
19:26-27).
9-
Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố Mẹ là Mẹ Giáo Hội ngày 21/11/1964, khi
ban hành Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân của Công
đồng chung Vaticanô II.
10-
Mẹ đã thực hành vai trò của mình là Mẹ Giáo Hội khi Mẹ ở với các vị tông đồ
trong Nhà Tiệc Ly (xem Tông Vụ 1:12-14) để giúp các vị dọn mình xứng đáng quyền
lực từ trên cao khi Thánh Thần Hiện Xuống trên từng vị.
11-
Và đó là lý do Đức Thánh Cha Phanxicô, từ năm 2018, đã thiết lập Lễ Mẹ Giáo Hội,
ở bậc lễ nhớ, vào Thứ Hai ngay sau Chúa
Nhật Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
12-
Theo Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Chương VIII về Mẹ Maria, khoản 53, thì
Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội ở thân phận vừa đồng trinh vừa sinh con, và ở gương mẫu
sống đức tin và đức mến của Mẹ.
13-
Chính vì Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội mà Giáo Hội phải kính mến Mẹ như Chúa Kitô là
Đầu của Giáo Hội kính mến Mẹ vậy.
14-
Đó là lý do Chúa Kitô đã trăn trối Mẹ cho tông đồ Gioan không phải để được vị
tông đồ được Người yêu thương này chăm sóc Mẹ cho bằng để Giáo Hội qua vị tông
đồ biểu hiệu này noi gương bắt chước Mẹ.
15-
Tông đồ Gioan mang Mẹ về nhà mình chính là hành động chấp nhận Mẹ là Mẹ đích
thực của mình trong Chúa Kitô và như Chúa Kitô cùng với Chúa Kitô kính mến Mẹ.
16-
Nếu Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng nhưng đã không chọn con đường nào
khác ngoài con đường Maria để đến với loài người và ở với loài người nơi Giáo
Hội thì Giáo Hội cũng không còn con đường nào khác để đến với Người ngoài con
đường Maria.
17-
Mẹ Maria chính là chiếc thang trong giấc mơ của tổ phụ Giacóp (xem Khởi Nguyên
28:12), để Thiên Chúa, qua Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô, từ trời xuống với loài
người, và để loài người, nhờ Chúa Giêsu Kitô, có thể từ đất lên trời với Ngài.
18-
Đó là lý do Mẹ đã tiết lộ cho Thiếu Nhi Fatima thụ khải Lucia vào lần hiện ra
thứ 2 ngày 13/6/1917 ở Fatima rằng:
“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con
đến với Thiên Chúa”.
19- Mẹ Maria quả thật đã là đường lối cho Thiên Chúa và loài người gặp gỡ nhau, nếu không muốn nói là điểm hẹn thần linh, điển hình nhất là ở trong Tiệc Cưới Cana (xem Gioan 2:2-11)
20-
Thật vậy, Mẹ Maria cũng có mặt ở đó để thể hiện vai trò môi giới của Mẹ, ở chỗ,
trước hết Mẹ đã đến với Chúa Giêsu Con Mẹ để trình bày hay nhắc nhở cho Người
biết về tình hình tiếu rượu của tiệc cưới này.
21-
Sau đó, Mẹ đã đến loài người để dọn đường cho giờ của Chúa tới, ở chỗ nhắc nhở
loài người những gì cần phải làm để Con Mẹ có thể nhờ đó tỏ vinh quang của Người
ra, qua phép lạ biến nước lã thành rượu ngon hơn trước.
22-
Vậy “mang Mẹ về nhà mình” đó là làm cho Mẹ được thực sự hiện diện trong cuộc đời
mình, như Mẹ hiện diện ở tiệc cưới Cana, và biết đáp ứng những gì Mẹ dạy, theo
gương sống của Mẹ, đó là “làm theo những gì Người bảo”
23-
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Mẹ Maria vẫn mãi là “Người nữ mang thai đang rên la
đau đớn” trong suốt giòng lịch sử của Giáo Hội là Con Mẹ, vì cho dù Giáo Hội tự
bản chất là thánh nhưng lại bao gồm toàn là tội nhân.
24- Nhất là vào thời điểm con người càng văn minh và nhân bản nơi thế giới Tây phương Kitô giáo lại càng mất đức tin và trở nên vô thần hơn bao giờ hết, như Mẹ đã cảnh báo bằng nước mắt ở La Salette ngày Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Sáu 19/9/1846, với những tiết lộ kinh hoàng về tương lai Giáo Hội liên quan đến định mệnh thế giới loài người, cũng như bằng nét mặt sầu thương ở Fatima năm 1917, với lời trăn trối khẩn trương thiết tha: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" (13/10/1917).
Xin mời nghe bài chia sẻ bằng audio ở cái link dưới đây: