Cảm Nhận và Đóng Góp của ngườì dịch
Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có dịp để thưởng thức lại các bài giáo lý
về đức tin, như 3 bài đầu tiên vừa qua, các bài rất nặng ký, về cả
hình thức lẫn nội dung, của vị giáo hoàng thần học gia Biển Đức XVI,
vị giáo hoàng đã từng là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin
(1981-2005), hầu như suốt giáo triều của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô
II (1978-2005), đồng thời cũng là vị giáo phẩm chủ chốt đặc trách
soạn thảo cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992.
Vì 3 bài đầu tiên này, nếu đọc kỹ, chúng ta thấy được chúng chất
chứa những điểm then chốt rất quan trọng về bản chất của đức tin,
cũng như về bối cảnh của đức tin, vào thời điểm của vị giáo hoàng
tác giả 13 trong một loạt 38 bài giáo lý về đức tin cho Năm Đức Tin
(2012-2013), do chính ngài mở ra trong Giáo Hội, một Năm Đức Tin thứ
2 của Giáo Hội, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticano II, sau Năm Đức
Tin thứ 1 (1967-1968) thời Giáo Hoàng Phaolô VI.
Để đỡ bị dồn dập các bài giáo lý về đức tin nặng ký này, chúng ta
nên dừng lại một chút để thở, để tiêu hóa những gì cần phải lưu ý và
nghiền gẫm, cho đến độ chúng trở thành xác tín bất hủ, người dịch
này xin trích lại nguyên văn những câu nói rất chính yếu, cần thiết
cho đời sống đức tin thực tế của chúng ta trong lúc này, để như Mẹ
Maria "giữ lấy mà suy niệm trong lòng" (Luca 2:19,51), đức tin nơi
chúng ta được hiện thực hóa và truyền bá phúc âm hóa.
Bài 1: 17/10/2012
Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin
Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội đã thay đổi sâu xa, thậm
chí so với quá khứ mới đây, và là một xã hội đang liên tục chuyển động. Cái
tiến trình của tình trạng tục hóa và một thứ tâm thức trống rỗng đang
lan tràn, theo đó thì hết
mọi sự đều tương đối, đã gây một tác dụng sâu xa nơi tâm trạng chung.
Nếu cá nhân chủ nghĩa và tương đối chủ nghĩa dường như đang thống trị
tâm trí của nhiều người đương thời của chúng ta, thì không thể nói rằng
thành phần tín hữu hoàn toàn thoát khỏi bị lây nhiễm những thứ nguy hiểm
ấy, những thứ nguy hiểm chúng ta đang phải chạm trán trong việc truyền
đạt đức tin.
Cuộc nghiên cứu được phát động ở tất cả mọi châu lục để cử hành
Thượng Nghị Các Giám Mục Thế Giới về vấn đề Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa,
đã nhấn mạnh đến một
số những thứ nguy hiểm này, đó
là một đức tin được sống một cách thụ động hoặc riêng tư, đó là vấn đề
không thực hiện việc giáo dục về đức tin, đó là tình trạng phân mảnh
giữa đời sống và đức tin.
Ngày nay, Kitô hữu thậm chí thường không biết đến cốt lõi của đức tin
Công giáo của mình, Kinh Tin Kính. Điều này có thể là một thứ bỏ ngỏ cho
một thứ hòa đồng và tương đối về tôn giáo thiếu tính cách sáng tỏ về
những sự thật chúng ta cần phải tin tưởng cũng như về quyền lực cứu độ
đặc thù của Kitô giáo. Ngày
nay chúng ta không xa vời với cái nguy cơ của việc thiết lập nên một thứ
tôn giáo “tùy nghi tự ý” – “do-it-yourself”
Hiện Thực Bản Chất Đức Tin
Đức tin vào Chúa không
phải là một cái gì đó chỉ tác dụng tới trí khôn của chúng ta, tác
dụng đến lãnh vực của kiến thức trí tuệ; trái lại, nó là
một thứ thay đổi bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta: các thứ
tình cảm của chúng ta, tâm can của chúng ta, trí khôn của chúng ta,
ý muốn của chúng ta, thân xác của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta
và những liên hệ về con người của chúng ta.
Đức
tin không phải là một cái gì đó xa lạ và tách biệt khỏi đời sống
thực tế, trái lại, nó là chính hồn sống của đời sống.
Đức tin Kitô giáo, một đức tin chủ động trong yêu thương và mạnh mẽ
trong hy vọng, không phải là những gì hạn chế đời sống, trái lại,
nhân bản hóa nó và thật sự là làm cho nó trở thành hoàn toàn nhân
bản.
Bài 2: 24/10/2012
Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin
Cho dù có những thứ vĩ đại cả thể nơi
các khám phá về khoa học và những phát minh tân kỳ về kỹ thuật, con
người ngày nay vẫn dường như không được tự do hơn và nhân bản hơn; vẫn
còn tồn tại rất nhiều những hình thức khai thác, mạo dụng, bạo động, đàn
áp và bất công. Ngoài ra, đang có một thứ
văn hóa đã dạy con người tiến bước chỉ dọc theo những chân trời của sự
vật, của thực tiễn, và chỉ tin vào những gì có thể thấy được và chạm
được bằng tay của mình.
Thời điểm chúng ta đang sống đây cần đến những Kitô hữu được Chúa
Kitô chiếm đoạt, Đấng tăng trưởng trong đức tin nhờ việc quen thuộc với
Thánh Kinh và các Bí Tích – những con người giống như một cuốn
sách mở ra cho thấy cái cảm nghiệm về một cuộc sống mới trong Thần Linh
và sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ bảo trì chúng ta trong cuộc
hành trình này và mở đường dẫn đến sự sống vô tận.
Hiện Thực Bản Chất Đức Tin
Đức tin
không phải chỉ là vấn đề lý trí của con người đồng ý với những chân
lý về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản
thân mình cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi;
nghĩa là gắn bó với “Đấng” cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng và
cậy trông.
Đức tin có nghĩa là tin tưởng vào tình yêu trung thành của Thiên
Chúa, một tình yêu kéo dài ngay cả trước lầm lỗi của con người, của
sự dữ và của chết chóc, và là một tình yêu có thể biến đổi hết mọi
hình thức nô lệ bằng cách ban cho tiềm năng của ơn cứu độ.
Bởi thế,
sống đức tin nghĩa là gặp gỡ “Đấng” ấy – Thiên Chúa – Đấng gìn giữ
chúng ta và cống hiến cho chúng ta lời hứa hẹn về một tình yêu
thương bất khả tàn phai, một tình yêu chẳng những làm khát vọng cõi
vĩnh hằng mà còn ban tặng cõi vĩnh hằng nữa. Nghĩa là phó mình cho
Thiên Chúa bằng thái độ của một con trẻ biết rất rõ rằng tất cả mọi
khốn khó và trục trặc của mình đều an toàn nơi “con người” của người
mẹ.
Đức tin
là một sự ưng thuận nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của
chúng ta thân thưa “xin vâng” cùng Thiên Chúa, bằng việc tuyên xưng
rằng Giêsu là Chúa.
Bài 3: 31/10/2012
Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin
Khuynh hướng lan tràn ngày nay trong việc
đẩy lui đức tin vào lãnh vực riêng tư là những gì phản lại với chính bản
chất của đức tin.
Chúng ta cần Giáo Hội trong việc củng cố đức tin của chúng ta cũng như
trong việc cảm nghiệm được các tặng ân của Thiên Chúa: Lời của Ngài, các
Bí Tích, sự nâng đỡ của ân sủng và chứng từ yêu thương. Nhờ đó, “cái
tôi” của chúng ta biến thành “cái chúng tôi” của Giáo Hội – sẽ có thể
nhận thấy chính mình như là một thụ nhân và là tham dự viên vào một biến
cố trổi vượt hơn bản thân mình: cái cảm nghiệm về mối hiệp thông với
Thiên Chúa, Đấng thiết lập mối hiệp thông nơi con người.
Trong một thế
giới mà cá nhân chủ nghĩa dường như đang chi phối các thứ liên hệ của
con người, khiến họ trở thành mong manh mỏng dòn hơn bao giờ hết, thì
đức tin kêu gọi chúng ta hãy trở thành Giáo Hội, tức là trở thành những
kẻ mang tình yêu và mối hiệp thông của Thiên Chúa đến cho tất cả nhân
loại (cf. Pastoral Constitution Gaudium
et Spes, 1).
Hiện Thực Bản Chất Đức Tin
Đức tin của chúng ta thực sự là riêng tư, chỉ khi nào nó cũng có
tính cách cộng đồng. Nó chỉ có thể là đức tin của tôi, nếu nó sống
động trong “cái chúng tôi” của Giáo Hội, nếu nó là đức tin của chúng
ta, là đức tin chung của một Giáo Hội duy nhất.
Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban, nhưng được Giáo
Hội truyền đạt qua giòng lịch sử.
Chính trong cộng đồng giáo hội mà đức tin của cá nhân mới tăng
trưởng và chín mùi.
Xin tiếp
tục Luyện Chưởng Đức Tin
với
Vị Thượng Sư
Thần Học Gia Joseph Ratzinger Biển Đức XVI
Trong thời gian ôn
lại loạt bài Giáo Lý về Đức Tin,
chúng ta cũng cần phải
bao gồm cả loạt bài về Giáo Hội Tông Truyền,
nghĩa
là về cảm nhận đức tin của các thánh
nhân (84 vị),
các giáo phụ, các thần
học gia nam nữ đáng giá v.v. đã đóng
góp vào kho tàng đức tin
trong giòng lịch sử của
Giáo Hội, từ thời các tông đồ cho tới cuối thế kỷ 19,
một
loạt 138 bài, cũng
của ĐTC Biển Đức XVI.
Ngày 11/7 là Lễ Thánh
Biển Đức - Đệ Nhất Thánh Quan
Thày của Âu Châu
Xin mời
mở bài Giáo Lý Tông Truyền 70,
ngày 19/4/2008, ở cái link dưới đây:
Như lần trước, sau 3 bài giáo lý về Đức Tin của ĐTC Biển Đức XVI,
những bài giáo lý nặng ký về cả nội dung lẫn hình thức, chúng ta đã
dừng lại một chút để nắm bắt những gì chính yếu được vị giáo hoàng
thần học gia Biển Đức XVI muốn truyền đạt cho chúng ta, những gì
chúng ta phải xác tín mới có lợi cho đời sống thiêng liêng của chúng
ta, nhất là trong lúc cả thế giới đang chìm trong đại dịch covid-19
chưa từng có trong lịch sử loài người như từ cuối năm 2019 cho tới
nay, lần này cũng thế, sau 3 bài có liên hệ với nhau, như 3 bài đầu,
chúng ta dừng lại một lần nữa để đặt vấn đề:
1- Ba bài giáo lý vừa rồi, 4-5-6, ĐTC Biển Đức XVI đã nói gì về đức
tin?
2- Nếu liên kết với 3 bài đầu 1-2-3, thì những gì được ĐTC Biển Đức
XVI muốn nói đến trong ba bài 4-5-6, có liên hệ gì với nhau hay
chăng??
3- Cho tới đây, tới hết 6 bài giáo lý đầu tiên của ngài về đức tin
rồi, ĐTC Biển Đức XVI đã và đang dẫn chúng ta đi tới đâu trong lãnh
giới đức tin hết sức quan thiết cho cả đời sống đạo lẫn sứ vụ chứng
nhân của Kitô hữu chúng ta???
Chúng ta có thể trả lời cả 3 vấn đề được đặt ra thứ tự theo ba cấp
độ "Nếu... Mà... Thì" như thế
này:
"Đức tin
không phải chỉ là
vấn đề lý
trí của con người đồng ý với những chân lý về Thiên Chúa;
nó là
một tác động nhờ
đó tôi tự do
phó thác bản thân mình
cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi". (bài
2)
"Bởi thế,
sống đức tin nghĩa
là gặp gỡ “Đấng”
ấy – Thiên Chúa". (bài
2)
"Đức tin
là một sự ưng thuận
nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của chúng ta thân thưa 'xin
vâng' cùng
Thiên Chúa,
bằng việc tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa". (bài
2).
2- MÀ: Điểm nhấn
chính yếu của ĐTC Biển Đức XVI cho 3 bài giáo lý 4-5-6 là
tính chất hợp lý
của đức tin
(bài 6). Ở
chỗ: trước hết, đức tin hợp với lý trí chứ không phản lại lý trí,
đúng hơn vượt trên lý trí, nâng con người lên chứ không hủy hoại
người tin theo kiểu cuồng tín; và sau nữa, đức tin còn hợp lý ở chỗ,
vì đức tin là một cuộc gặp gỡ thần linh, nên muốn hiện thực cuộc gặp
gỡ thần linh giữa Vị Thiên Chúa Mạc Khải và Con Người Thụ Khải, nơi
đức tin của con người, hay đức tin Thiên Chúa ban cho con người,
Thiên Chúa đã phải tác động bên trong con người, bằng cách gài sẵn
nơi cõi lòng của từng con người một
ước vọng bẩm sinh hướng về thần linh
(bài 4), để
rồi, nhờ ước vọng thần linh bẩm sinh ấy, con người tự động tìm kiếm
chân thiện mỹ, và nhờ tác động thần linh, thấy được
Vị Thiên Chúa tỏ mình ra, qua thiên nhiên tạo vật, qua chính bản
thân con người, nhất là qua mạc khải Thánh Kinh (bài
5).
Riêng về mạc khải Thánh Kinh,
chính nguồn hay nguồn chính cho thấy tất cả mạc khải thần linh về
Thiên Chúa, dù sao cũng chỉ ở về phía Đấng Mạc Khải thôi; mà đức tin
là một cuộc gặp gỡ nhân thần, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài
người, nên mạc khải Thánh Kinh này
chẳng những cần phải được con người chấp nhận bằng đức tin,
hay đức tin của họ phải chấp nhận Thiên Chúa như được Ngài tỏ mình
trong Thánh Kinh, truyền dạy theo Thánh Truyền và dẫn giải bởi Huấn
Quyền, mà còn ở chỗ sống đức tin,
tức sống mạc khải Thánh Kinh ấy, phản ảnh mạc khải Thần Linh ấy, nhờ
đó đức tin mới thật sự là một cuộc hội ngộ,
một cuộc gặp gỡ giữa Con Người Thụ Khải với Thiên Chúa Mạc Khải.
“"Lý
trí của con người không hủy bỏ hay hạ giá việc đồng ý với các nội
dung của đức tin là những gì dầu sao cũng đạt được bằng cách chọn
lựa tư do và ý thức'. Nơi
ước muốn bất khả chống cưỡng đối với sự thật thì
chỉ có mối liên hệ
hòa hợp giữa đức tin và lý trí mới là đường lối đúng đắn dẫn đến
cùng Thiên Chúa và tầm vóc viên trọn bản thân mình mà thôi"
(Bài
6).
"Ước
muốn Thần Linh được in ấn nơi cõi lòng của con người,
vì con người được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, và
Thiên Chúa không ngừng kéo con người đến với chính mình Ngài. Chỉ ở
nơi Thiên Chúa họ mới tìm thấy chân lý và hạnh phúc là những gì họ
không ngừng tìm kiếm... Khi
ước muốn cởi mở trước Thiên Chúa thì đó là dấu hiệu hiện diện của
đức tin trong tâm hồn ấy, một đức tin là ân sủng của Thiên Chúa". (bài
4)
"Đường lối đầu tiên dẫn
đến chỗ khám phá ra Thiên Chúa đó là việc ân cần chiêm ngưỡng
thiên nhiên tạo vật... Thiên
Chúa còn thâm sâu đối với tôi hơn là tôi đối với
chính bản thân mình... Đừng
xuất thân, nhưng hãy nhập thân: sự thật ở trong con người nội
tại... Đường
lối duy nhất dẫn đến chỗ nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa đó là
đời sống đức tin"
(bài
5).
3-
THÌ:
Tất
cả những gì ĐTC Biển Đức XVI muốn nhấn mạnh ở trong 6 bài giáo lý
về đức tin đầu tiên này, đó là 2 câu ở bài 4 bao gồm
mọi sự vừa được phân tích ở trên sau đây:
"Những chân lý đức
tin này không phải chỉ là một sứ điệp về Thiên Chúa, một mẩu tín
liệu về Ngài.
Trái lại, những
chân lý đức tin
cho thấy biến cố về
cuộc Thiên Chúa gặp gỡ con người,
một biến cố cứu độ và giải phóng,
một biến cố viên
trọn những ước nguyện sâu xa nhất của con người,
những ước muốn sống an bình, huynh đệ và yêu thương của họ.
"Đức tin dẫn đến
chỗ khám phá ra rằng
cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa ấy tăng bổ,
kiện toàn và thăng hóa những gì là chân thật, thiện hảo và mỹ lệ nơi
con người. Bởi
thế mới có chuyện vì
Thiên Chúa tỏ mình ra và làm cho mình được nhận biết, mà con người
mới có thể nhận biết Thiên Chúa là Đấng nào, và nhờ nhận biết Ngài
họ khám phá ra bản thân của họ, nguồn gốc của họ, định mệnh của họ,
tính chất cao cả và phẩm giá của sự sống con người". (Bài
4)
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
Ngày 15/7, Lễ Thánh Bonaventura, vị Tiến Sĩ Hội Thánh dòng
Phanxicô đã đóng góp vào kho tàng đức tin của Giáo Hội,
xin theo dõi 3/138 bài giáo lý chủ đề Giáo Hội Tông Truyền
của ĐTC Biển Đức XVI về vị thánh này, ở1/ 3 hay cả 3 cái links
sau đây:
(đọc)