CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

2020

 

 

SỐNG ĐỨC TIN TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

Nội dung

 

1- Cộng Đồng Dân Chúa sống Mùa Đại Dich Covid-19

2- Cảm Nghiệm trong Mùa Đại Dịch Covid-19

3- Lời Chúa cho Mùa Đại Dịch Covid-19

4- Chúa Kitô sống Mùa Đại Dịch Covid-19

5- Hãy chộp lấy thời điểm thử thách này

6- Giả dối và lừa đảo: Dấu chỉ ngày cùng tháng tận

 

 

 

Cộng Đồng Dân Chúa sống Mùa Đại Dịch Covid-19

 

 

Có thể nói chưa bao giờ, trong suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, thế giới Kitô giáo Công giáo nói chung, và riêng ở Ý quốc cũng như ở Hoa Kỳ nói riêng, lại phải sống đạo giống như kiểu Giáo Hội hầm trú thời đế quốc Roma bách hại và sát hại Kitô hữu 3 thế kỷ đầu của Giáo Hội. Ở một nghĩa nào đó, cho đến chính lúc này đây, thành ngữ và ý nghĩa "Giáo Hội Tại Gia / Domestic Church" đúng hơn bao giờ hết và hợp hơn lúc nào hết. Nhưng sống đức tin kiểu "hầm trú" này không phải do bởi quyền lực của con người, mà là do bởi thứ vi khuẩn nguy tử.

 

Riêng đối với bản thân của người viết thì Kitô hữu Công giáo chúng ta, nhất là những ai ở trong những giáo phận chẳng những không có lễ, cả Chúa Nhật lẫn ngày thường, mà còn không được vào nhà thờ nữa, thì chẳng khác gì chúng ta đang sống trong Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày không một nhà thờ nào có lễ, ngày âm thầm buồn thương, đồng thời cũng là ngày mong đợi Phục Sinh. Các nhà thờ hiện đang bị hoang vắng bởi Đại Dịch Covid-19 này, theo người viết, chẳng khác gì như ngôi mộ trống, trống giáo dân, nhưng Thánh Thể vẫn có đó.

 

Có người bạn trong cùng nhóm, sau buổi cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng Chuỗi Mân Côi vào 12 giờ trưa hôm nay, Chúa Nhật 22/3/2020, đã chia sẻ cảm nhận của mình như thế này: trước đây chúng ta đến với Chúa ở các nhà thờ, nay Chúa đến với chúng ta ở ngay tại mỗi gia đình của chúng ta. Bởi vì, mỗi ngày ở nhà anh được dịp tham dự biết bao nhiêu là lễ, lễ khắp nơi, qua phương tiện truyền thông xã hội, và tham dự các buổi kinh nguyện của nhóm và với nhóm: 12 giờ trưa và 3 giờ chiều. Chưa bao giờ ... Không ngờ lại xẩy ra như thế!

 

Nếu "đức tin không việc làm là đức tin chết" (Giacôbê 2:17), và nếu "Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định" (Roma 8:28), thì phải nói rằng "đây là thời điểm thuận lợi, đây là ngày cứu độ" (2Corinto 6:2), thời buổi gian nan khốn khó như Mùa Đại Dịch Covid-19 này, một dấu chỉ thời đại cần phải nhận ra để kịp ăn năn thống hối, để càng nên thánh hơn, càng sống nội tâm hơn, nhờ đó càng gia tăng hiệu năng của những việc tông đồ cầu nguyện.

 

Điển hình là ở Ý quốc, các giáo phận ở chung quanh Milan là tâm dịch bệnh, cho tới ngày Lễ Thánh Giuse đã có cả 30 chục vị linh mục qua đời, trong đó, chắc chắn đã có những vị linh mục dấn thân phục vụ con chiên của mình, bất chấp cơ nguy bị lây nhiễm và nguy tử! Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay ngày 15/3/2020, ĐTC Phanxicô đã đề cập đến các vị như sau:

 

"Tôi cũng xin cám ơn tất cả các vị linh mục về óc sáng tạo của các vị. Nhiều tin tức từ Lombardy đã cho tôi hay về tính cách sáng tạo này. Đúng thế; Lombardy đang bị nhiễm nặng. Các vị linh mục ở đó mới nghĩ đến cả nghìn cách thức để làm sao có thể gần gũi với dân chúng, nhờ đó dân chúng không cảm thấy bị bỏ rơi; các vị linh mục sống nhiệt tình tông đồ đã hiểu rõ là trong những lúc đại dịch như thế này thì người ta không được trở thành một "Toma ngờ vực". Xin cám ơn các vị linh mục rất nhiều nhé".

 

 

Undertakers wearing a face mask carry coffin in a cemetary in Bergamo, Italy on March 16, 2020. Credit: AFP via Getty Images

 

Nhật báo Avvenire Ý quốc của Hội Đồng Giám Mục nước này đã cho biết số 30 vị linh mục tử vong vì dịch bệnh corona này như sau: 3 vị trên 70, hơn một nửa trên 80, trẻ nhất 54 ở Giáo Phận Parma, 11 vị ở Giáo Phận Bergamo (chưa kể 15 vị bị nhiễm và đã nhập viện), 3 vị ở Giáo Phận Piacenza-Bobbio, và ở các Giáo Phận khác nữa như Giáo Phận Cremona, Milan, Lodi, Brescia, Casale Monferrato và Tortona.


Để đối phó với Đại Dịch Covid-19 này, đúng hơn, để đáp ứng với dấu chỉ thời đại về Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay, theo chiều hướng "gió thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8), Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội địa phương đều có những giải quyết thích hợp.

 

Trước hết là của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị đã bắt đầu cho livestream Thánh Lễ sáng hằng ngày của ngài vào lúc 7 giờ ở Nhà Khách Matta, và soạn một lời nguyền cầu cùng Mẹ Maria trong Mùa Đại Dịch Covid-19: ĐTC Phanxicô: Kinh Cầu cùng Đức Mẹ trong Mùa Đại Dịch Covid-19 và Dâng Lễ hằng ngày cầu nguyện cho các thành phần liên quan đến nạn dịch bệnh ấy. Ngoài ra, trong lễ sáng Thứ Bảy 21/3/2020, ngài còn cống hiến cho tín hữu lời nguyện hiệp lễ thiêng liêng cần thiết trong lúc này nữa: ĐTC Phanxicô: Lời Nguyện Hiệp Lễ Thiêng Liêng.

 

Chưa hết, hôm Chúa Nhật tuần trước, ngày 15/3/2020, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngài đã bất ngờ đến Đền Thờ Đức Bà Cả, nơi ngài đã cầu nguyện trước Tượng Đức Mẹ Chở Che Dân Thánh Roma - Salus Populi Romani, và Nhà Thờ Thánh Marcello, nơi ngài cầu nguyện trước một Tượng Chịu Nạn đã được cung nghinh trong cơn dịch năm 1522 ở Roma. Trong lời nguyện cầu cùng Đức Mẹ trong nạn đại dịch Covid-19 này, ngài đặc biệt đề cập đến thành Roma về dân sự, đồng thời nó cũng được gọi là Giáo Đô Roma, nơi ngài là Giám Mục của Giáo Phận Roma.

 

Embedded video

 

Ngài đang cầm bó hoa tiến đến Tòa Đức Mẹ Bảo Hộ Dân Thành Roma ở Đền Thờ Đức Bà Cả,

 đi bên cạnh ngài là ĐHY Stanislaw Rylko, vị đặc trách Đền Thờ này.

 

 

 

Ngài cũng cầu nguyện trước một Tượng Chịu Nạn ở Nhà Thờ Thánh Marcello, Tượng đã được cung nghinh trong cơn dịch năm 1522 ở Roma.

 

 

Ngài và đoàn tùy tùng đang rảo bước trên con đường Via del Corso hằng ngày vốn đông xe trước đó

 

Pope walks through empty streets, visits churches amid lockdown in Italy

 

Không kể việc ngài đồng phát động và tham dự vào buổi Cầu Kinh Mân Côi vào lúc 9 giờ tối Lễ Thánh Giuse 19/3/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô hiệp thông với dân Ý trong buổi đọc kinh Mân Côi giữa, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22/3/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô còn phát động 2 việc đạo đức nữa trong tuần lễ kể như cuối Tháng 3/2020 như sau:

 

"Trong những ngày thử thách này, vào lúc nhân loại đang kinh hoàng trước tình trạng đe dọa của dịch bệnh, tôi xin đề nghị với tất cả Kitô hữu hãy hợp nhau chung tiếng kêu lên Trời Cao. Tôi xin mời tất cả mọi vị Thủ Lãnh của Các Giáo Hội và những vị lãnh đạo của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, cùng với tất cả mọi Kitô hữu thuộc các Niềm tin khác nhau, cầu khẩn với Đấng Tối Cao, với Thiên Chúa Quyền Năng, bằng cách thức thời đọc kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta. Bởi thế, tôi xin mời tất cả hãy thực hiện điều này vài lần trong ngày, thế nhưng, cùng nhau, đọc Kinh Lạy Cha vào Thứ Tư tới đây, 25/3, vào buổi trưa - tất cả cùng nhau đọc. Vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ lại biến cố Truyền Tin cho Trinh Nữ Maria về Lời Nhập Thể, xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả mọi người môn đệ của Người đang sửa soạn cử hành cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh. Cũng theo cùng một ý hướng đó, Thứ Sáu tới đây, ngày 27/3, vào lúc 6 giờ chiều, tôi sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện ở sân Đền Thờ Thánh Phêrô, trước một Quảng Trường trống vắng. Từ bây giờ, tôi mời gọi tất cả hãy tham dự một cách thiêng liêng bằng các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ tôn thờ Bí Tích Cực Thánh, cuối cùng tôi sẽ ban Phép Lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và cho Thế Giới), một Phép Lành sẽ gắn liền với cơ hội được lãnh nhận Ơn Toàn Xá".

 

Sau nữa là những giải quyết thích hợp của chính Tòa Thánh Vatican, như chúng ta theo dõi đã thấy mối quan tâm và những tác động của các phân bộ, đang lo cho thiện ích thiêng liêng của cộng đồng dân Chúa trong lúc khẩn trương như Mùa Đại Dịch Covid-19 này, như của Tòa Ân Giải ban Ơn Toàn Xá trong Mùa Đại Dịch Covid-19 và của Thánh Bộ Phượng Tự và Các Bí Tích Hướng Dẫn cử hành Tam Nhật Vượt Qua. Cả 2 phân bộ này đã ban hành sắc lệnh của mình cho Giáo Hội hoàn vũ cùng ngày Thứ Sáu 20/3/2020. Vatican và đại dịch virus corona.

 

Sau hết là các giải quyết ở những Giáo Hội địa phương, liên quan đến việc cử hành Phụng Vụ Thánh Lễ và ban các phép Bí Tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải. Tất cả đều theo chỉ thị của Đấng Bản Quyền địa phương là vị Giám Mục chủ chiên ở từng giáo phận. Về Thánh Lễ, ở Hoa Kỳ, các giáo phận đã có các qui định rơi vào 1 trong 2 trường hợp: suspension (không có lễ) hay dispension (có lễ nhưng không buộc dự lễ). Về Bí Tích Hòa Giải, đã có một số vị linh mục giáo xứ đã tìm hết cách ban bí tích này mà không trái với qui định của chính quyền. Chẳng hạn các ngài giải tội ở cửa sổ văn phòng của mình, hay ở bãi đậu xe như kiểu drive through (lái xe ngang qua mà không phải xuống xe), như 2 vị linh mục tiêu biểu dưới đây:


Fr. Douglas Dietrich prepares to hear confessions at his office window, at St. Mary's Parish in Lincoln, Neb. Credit: Jeff Schinstock/CNA

Fr. Douglas Dietrich prepares to hear confessions at his office window, at St. Mary's Parish in Lincoln, Neb.

 

 

Riêng về vấn đề dự lễ livestream, ngoài những nơi được thông báo giờ giấc và ngày lễ bằng tiếng Việt trong từng giáo phận có cộng đồng Công giáo Việt Nam, có một số theo dõi Lễ Tiếng Việt ở 2 nơi nữa ngoài Mỹ quốc, đó là ở Đài Vatican Roma Ý quốc và ở Đài Chân Lý Á Châu ở Manila Phi Luật Tân. Người viết này đã dự Thánh Lễ Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm A ngày 22/3/2020, Thánh Lễ livestream đầu tiên trong đời, ở cả 2 nơi này, chính yếu là ở Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu, nơi có rao lịch phụng vụ đầu lễ và Kinh Trông Cậy kết thúc, bao gồm cả các bài Thánh Ca (mở CD): Nhập Lễ, Đáp Ca, Dâng Lễ, Hiệp Lễ và Kết Lễ. Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu:

 

 

Thánh Lễ Livestream ở Đài Chân Lý Á Châu

 

https://www.youtube.com/watch?v=gQbxlZHAK2U

 

 

"Con hân hoan bước lên bàn thờ Chúa. Chúa là hoan lạc tuổi xuân xanh con...."

 

 

Chủ tế đoàn 3 vị và giáo dân tham dự 4 vị - toàn là thành phần còn ở độ "tuổi xuân xanh"

 

 

trừ 1 giáo dân âm thầm tham dự ở GP San Bernardino Nam California, đã quá "thất thập cổ lai hy", ăn mặc đàng hoàng, bao gồm cả đi giầy, dù chỉ là dự lễ livestream!

 

 

Bài Đọc 1

 

 

Bài Đọc 2

 

 

Bài Phúc Âm

 

 

Giảng Lễ

 

 

"Tôi tin kính..."

 

 

Lời nguyện cộng đồng

 

 

"Cùng dâng trên bàn thờ Chúa, bánh miến với rượu nho..."

 

 

"Này là Mình Thày..."

 

 

"Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình Thánh... của Con Chí Ái Cha là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con"

 

 

"Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Máu Thánh... của Con Chí Ái Cha là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con"

 

 

"Chính nhờ Người, với Người và trong Người..."

 

 

"Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng Xóa Tội trần gian..."

 

 

"Mình Thánh Chúa Kitô" - Amen!

Các vị linh mục đồng tế không rước Máu Thánh chung 1 chén, mà là rước Bánh Thánh đã được mỗi vị tự nhúng vào Rượu Thánh.

 

 

"Xin Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần ban phép lành cho anh chị em..."

 

 

Ca kết lễ - tất cả từ đầu đến cuối kéo dài 1 tiếng!

 

 

 

Thánh Lễ Livestream ở Đài Vatican Ban Việt Ngữ ở Roma

 

(https://www.youtube.com/watch?v=f3-SkYFZn_s)

 

 

 

Bài Đọc 1

 

 

Kiêm Đáp Ca

 

 

Bài đọc 2

 

 

Phúc Âm

 

 

Giảng lễ

 

 

 

 

Về sinh hoạt đạo đức trong Mùa Đại Dịch Covid-19, riêng Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương, ngoài lệ Cử Hành LTXC bằng Chuỗi Kinh Thương Xót 3 giờ chiều, được bắt đầu từ ngày 1/1/2015 liên tục cho tới nay, vào một dịp đặc biệt nàio đó, nhóm cũng phát động một chiến dịch nào đó, chẳng hạn Đêm Thắp Sáng Niềm Tin Việt Nam 6/2018, dịp dự luật đặc khu ở Việt Nam, hay Đêm Thắp Sáng Niềm Tin Giáo Hội 2/2019, dịp cuộc họp đặc biệt ở Vatican giải quyết nạn linh mục lạm dụng tình dục, hoặc NGày Thánh Mẫu và Thánh Linh cho California và Hoa Kỳ, dịp dự luật bắt buộc phá ấn tín Tòa Giải Tội ở California, hay Cuối Tuần Thắp Sáng Niềm Tin Giáo Hội, dịp Giáo Hội ở Đức Quốc sắp sửa tổ chức công nghị toàn quốc về những gì phản nghịch với Phúc Âm và Giáo Huấn của Giáo Hội. Lần này cũng thế, trong Mùa Đại Dịch Covid-19 càng ngày càng nguy tử ở khắp nơi trên thế giới, nhóm cũng đã phát động thêm buổi Cử Hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô vào lúc 12 giờ trưa, kéo dài nửa tiếng đồng hồ, và bao gồm thứ tự các kinh nguyện như sau:

1- Kinh Truyền Tin:

2- Lời Nguyện Rước Lễ Thiêng Liêng của ĐTC Phanxicô

3- Chuỗi Mân Côi

4- Hai Lời Nguyện Fatima Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể

5- Kinh Mùa Đại Dịch Covid-19 của HĐGMVN 

6- Kinh Trông Cậy: 

 

CÁC KINH NGUYỆN ĐẶC BIỆT:

 Lời Nguyện Rước Lễ Thiêng Liêng của ĐTC Phanxicô  

Không còn gì ý nghĩa bằng, và không còn lúc nào hơn, là ngay sau Kinh Truyền Tin chất chứa Mầu Nhiệm và tuyên xưng Biến Cố Nhập Thể làm người có thịt có máu như loài người, chúng ta ước ao được hiệp nhất nên một với Người bằng việc Rước Lễ Thiêng Liêng, bằng Lời Nguyện của chính vị đại diện của Chúa Kitô trên trần gian dưới đây: 

CHÚA GIÊSU ƠI,

CON TIN RẰNG CHÚA ĐANG HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH CỰC THÁNH NƠI BÀN THỜ.

CON KÍNH MẾN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ,

VÀ CON ƯỚC MONG ĐƯỢC RƯỚC LẤY CHÚA VÀO LINH HỒN CỦA CON!

VÌ VÀO LÚC NÀY ĐÂY CON KHÔNG THỂ RƯỚC CHÚA BẰNG BÍ TÍCH,

XIN CHÚA ÍT LÀ HÃY ĐẾN VỚI CÕI LÒNG CỦA CON MỘT CÁCH THIÊNG LIÊNG...

CON ẤP Ủ CHÚA NHƯ THỂ CHÚA ĐANG Ở ĐÓ,

VÀ KẾT HỢP TOÀN THỂ BẢN THÂN CON VỚI CHÚA.

XIN ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ CON LÌA XA CHÚA.

 

Hai Lời Nguyện Fatima Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể   

Và cũng không còn gì ý nghĩa bằng, và không còn lúc nào hơn, là ngay sau khi cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm cứu chuộc, mầu nhiệm thương xót của Người, Vị "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta ... đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", nhất là bởi thành phần Kitô hữu theo văn minh Tây phương, càng ngày càng văn minh về vật chất và càng nhân bản duy nhân quyền, lại càng trở nên "lộng ngôn, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm" với Người, nên đang phải hứng chịu hậu quả kinh hoàng là đại dịch Covid-19 hiện nay, chúng ta dâng Lời Nguyện Fatima Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, được Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải năm 1916 như sau: 

 "Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy Chúa.

Con xin dâng lên Chúa Mình và Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô,

đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới,

để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu.

Xin vì công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,

Xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải"

 "Lạy Chúa Trời con,

con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa.

Xin Chúa tha cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa"  

 

Kinh Mùa Đại Dịch Covid-19 của HĐGMVN  

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng

chúng con đang họp nhau cầu nguyện,

tha thiết nài xin cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt. 

Lạy Chúa Cha giàu lòng thương xót

xin nhìn đến nỗi thống khổ

của đoàn con trên khắp thế giới,

đặc biệt tại những nơi dịch bệnh đang hoành hành.

Xin củng cố đức tin của chúng con,

cho chúng con hoàn toàn tín thác

vào tình yêu quan phòng của Cha. 

Lạy Chúa Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất,

là vị lương y đầy quyền năng và lòng thương xót,

xin thương cho các bệnh nhân sớm được chữa lành,

và an ủi các gia đình đang gặp khó khăn thử thách.

Xin cho lời chúng con khiêm tốn cầu nguyện,

được chạm tới trái tim nhân lành của Chúa,

xin giảm bớt gánh nặng khổ đau,

và cho chúng con cảm nhận được bàn tay Chúa

đang ân cần nâng đỡ chúng con. 

Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh tình yêu,

xin soi sáng các vị hữu trách và những người có khả năng,

giúp họ sớm tìm ra phương thuốc chữa trị dịch bệnh,

xin ban cho các bác sĩ và nhân viên y tế

sức mạnh của tình thương và lòng nhiệt thành quảng đại,

luôn tận tâm tận lực phục vụ các bệnh nhân. 

Chúng con xin trao vào đôi tay từ mẫu của Mẹ Maria,

những lời khẩn nguyện trong cơn đại nạn,

nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu,

xin Chúa nhận lời chúng con. Amen 

Dịch COVID-19 sáng 23-3: Hơn 32.000 người Mỹ nhiễm bệnh, Brazil và Uruguay đóng cửa biên giới - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 sáng 23-3: Hơn 32.000 người Mỹ nhiễm bệnh, Brazil và Uruguay đóng cửa biên giới - Ảnh 3.

Dịch COVID-19 sáng 23-3: Hơn 32.000 người Mỹ nhiễm bệnh, Brazil và Uruguay đóng cửa biên giới - Ảnh 8.

1 tỉ người đang bị 'nhốt' trong nhà vì đại dịch COVID-19

CẢM NGHIỆM TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19 2020



CẢM NHẬN THIÊNG LIÊNG


Trong thời đại dịch Covid-19 này, Kitô hữu Công giáo ở Ý và Mỹ như sống Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày không lễ, thầm lặng và đợi trông (với Nhóm TĐCTT ngày 21/3/2020)
Ở vào thời đại dịch Covid-19 này, Chúa đến với mình, còn xưa thì mình đến với Chúa (1 người anh TĐCTT ngày 22/3/2020)
Với thời đại dịch Covid-19 này, chúng ta đang sống đúng nghĩa khung cảnh "Giáo Hội Tại Gia - Domestic Church" (email chung ngày 22/3/2020)

Nhờ thời đại dịch Covid-19 này, chúng ta như đang sống trong bầu khí tĩnh tâm (1 người chị TĐCTT ngày 23/3/2020)
Sau thời đại dịch Covid-19 này, tổ kén nội tâm và thầm kín nơi Kitô hữu sống "đan tu tại gia" sẽ trở thành bướm tông đồ (email riêng ngày 23/3/2020)


Sau khi nhận được bài suy niệm "Lễ Thánh Giuse Thời Covid-19" của ĐTGM Ngô Quang Kiệt sáng hôm nay, Thứ Hai 23/3/2020 được người viết gửi đi,
người viết đã nhận được tin nhắn của một chị trong Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương gửi cám ơn kèm theo tấm card ghi lại lời nói bất hủ của Đức Tổng:


                                                                                            "Cảm ơn anh đã phổ biến bài của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt"



Hôm nay, ở đằng trước nhà của người viết, phía núi hướng bắc mây đen bao phủ, như trạng thái âm ủ của thế giới đang mùa đại dịch Covid-19 lúc này đây!

thì ở đằng sau nhà, về hướng nam, bầu trời hy vọng vẫn tươi sáng, trong cùng một thời điểm và địa điểm

Cũng cùng một địa điểm ấy, ở phía nam đằng sau nhà, bầu trời hy vọng vẫn tươi sáng ban sáng ấy đã trở thành âm u vào thời điểm ban chiều

Nghĩa là, đời sống của con người trên thế gian này nói riêng, và lịch sử thế giới nói chung, bao giờ cũng là một hành trình thăng trầm, trước khi hoàn toàn được vĩnh viễn canh tân biến đổi:

"Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. 

Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. 

Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: 'Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. 

Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất'." (Khải Huyền 21:1-4)

 

THÁNH LỄ LIVESTREAM NGÀY THƯỜNG - 8:30 SÁNG - THỨ HAI 23/3/2020,

Ở NHÀ THỜ CHÍNH TÒA GIÁO PHẬN ORANGE, DO ĐỨC CHA KEVIN VANN CHỦ TẾ

https://www.facebook.com/FatherRocky/videos/258168405183207/

 

Thánh lễ kéo dài đúng nửa tiếng, từ khi chủ tế từ dưới tiến lên cung thánh

cùi chào ban thờ rồi hôn bàn thờ, nơi trở thành tâm điểm của Phụng Vụ Thánh Thể, vì bàn thờ bấy giờ tượng trưng cho Thân Thể Chúa Kitô

Chúa ở cùng anh chị em

Ý lễ được nhắc ngay từ đầu lễ

Bài Đọc 1 (vị giám mục chủ tế và vị linh mục đồng tế ngồi cách xa nhau 6 feet, đúng qui định)

Đáp Ca - Xướng

Đáp Ca - Đáp

Phúc Âm

Giảng lễ (Cha Tài VN)

Nếu chúng ta có đức tin dù nhỏ như "hạt cải", chúng ta sẽ thấy những việc lạ lùng Thiên Chúa làm....

Lời nguyện cộng đồng

Dâng bánh

Dâng rượu

Rửa tay bằng nước theo đúng nghi thức của Giáo Hội (chứ không phải bằng chất hóa học)

Kinh Tiến Tụng

Bánh không men trở nên Mình Thánh Chúa Kitô

Rượu nho trở thành Máu Thánh Chúa Kitô

"Chính nhờ Người, với Người và trong Người..."

Chủ tế đoàn 2 vị chỉ cúi đầu cách xa nhau, chứ không bắt tay nhau (theo đúng qui định của Giáo Phận trong mùa đại dịch covid-19)

"Đây Chiên Thiên Chúa..."

Phần hiệp lễ, màn ảnh hiện lên bản kinh của ĐTC soạn dọn giúp Rước Lễ Thiêng Liêng, cho những ai dự lễ livestream bấy giờ

Thành phần tham dự Thánh Thể thực sự bấy giờ không quá 10 người

đúng hơn, đếm đi đếm lại vào lúc rước lễ thì chỉ có 9 người, bao gồm cả vị chủ tế.

phút thinh lặng thánh - holy silence sau hiệp lễ

Phép lành kết lễ

Kính cầu cùng Tổng Thần Minh-Kha cho Giáo Hội, được chính vị giám mục chủ tế xướng lên

trước khi ngài cùng vị linh mục đồng tế hôn bàn thờ và cùng 2 giúp lễ chào bàn thờ rồi rời bàn thờ

đi trở về buồng áo

Sáng mai, Thứ Ba 24/3/2020, áp lễ Mẹ Maria Thụ Thai Lời Nhập Thể 25/3/2020, người viết sẽ dự lễ livestream lúc 8 giờ ở Vương Cung Thánh Đường TGP Los Angeles

 

HIỆN TRẠNG ĐẠI DỊCH COVID-19

(8 giờ sáng VN là 6 giờ chiều California)

https://www.sggp.org.vn/dien-bien-moi-nhat-dich-viem-duong-ho-hap-cap-covid19-643714.html

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh 1

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh 3

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh 4

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh 2

 

 

 

LỜI CHÚA CHO MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19 2020

 

 

Trời đã vào xuân mấy ngày hôm nay, từ hôm Thứ Sáu 20/3/2020 tới nay, mà bầu trời (GP San Bernardino CA) vẫn còn âm u, khí trời vẫn đầy ảm đạm,

hình như phản ảnh rất cụ thể và trung thực về hiện trạng thế giới văn minh vật chất và văn hóa nhân quyền ngày nay đang bị đại dịch covid-19 bao trùm!

 

Hôm nay, sáng Thứ Ba 24/3/2020, ở Rancho Cucamonga quận hạt San Bernardino CA của người viết, mây bao phủ tất cả rặng núi ở phía bắc, vốn là hướng của địa bàn dẫn dường chỉ lối!

Trong khi đó, ở phía đông, phía mặt trời mọc, cả ở đằng trước nhà (trên) và ở đằng sau nhà (dưới) bầu trời tươi sáng hơn một chút, nhưng vẫn như bị đe dọa bởi mây mù chung quanh và xen kẽ

Tuy nhiên, có những lúc và có những nơi, cùng một vùng trời này, lại vẫn sáng tươi, vẫn có mặt trời, vẫn có ánh nắng,

phải chăng đó là dấu chỉ thời đại cho thấy....:

phía đông ở Rancho Cucamonga mới âm u đó hơn 1 tiếng đồng hồ, bầu trời lại sáng tươi, cho dù chưa hoàn toàn và tất cả

Nắng đã lên, tuy chưa chói chang bằng giở tử nạn, giờ thứ 9 (tức 3 giờ chiều) ở trên Đồi Canvê xưa, nhưng hoa phục sinh đã nở từ cuối mùa đông chết chóc!

Cảm Nghiệm

Mặt trời sự sống và cứu độ chưa thể tái hiện trên bầu trời lịch sử của thế giới vô thần duy vật ngày nay,

mà chỉ ở nơi những ai biết tin tưởng và cậy trông vào chủ tể của lịch sử loài người!

 

Lời Chúa

Theo người viết thì có ít là 4 câu Phúc Âm sau đây để giúp cho

những ai biết tin tưởng và cậy trông vào chủ tể của lịch sử loài người

có thể áp dụng vào đời sống thiêng liêng của mình như kháng thể vô địch bất diệt trước tất cả mọi sự dữ nào tấn công, nhất là trong lúc

Mặt trời sự sống và cứu độ chưa thể rạng ngời tỏ hiện trên bầu trời lịch sử của thế giới vô thần duy vật ngày nay.

 

Câu Phúc Âm 1

 Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. 

Đức Giê-su đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao?

Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. 

Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 

Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."

(Luca 13:1-4).

Lời Chúa ở trong 4 câu Phúc Âm trên đây nhắc nhở cho thành phần Kitô hữu tự phụ mình là kẻ lành, là người đạo đức tốt lành hiện nay rằng:

1- Đừng tưởng các nạn nhân bị tử vong bởi nạn đại dịch virus-19 hiện nay là do tội của họ, còn mình nhờ vô tội và sống công chính nên không bị chết như họ;

2- Chết chóc quả thực là một hình phạt của tội lỗi, đồng thời nó cũng là một nhắc nhở về sự chết thiêng liêng, nhất là đối với những ai không biết thống hối ăn năn!

 

Câu Phúc Âm 2

"Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem... 

Nhưng giờ đã đến giờ - và chính là lúc này đây -

những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. 

Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật."

(Gioan 4:21,23-24)

Lời Chúa trong 2 câu Phúc Âm trên đây huấn dụ thành phần Kitô hữu sống đạo bề ngoài hơn bề trong, sống đạo theo nghi thức hơn là đức tin tuân phục. hãy nhớ rằng:

1- Tất cả mọi sự, dù tốt lành thánh hảo mấy đi nữa, như Bí Tích và Thánh Lễ, cũng chỉ là phương tiện siêu nhiên giúp cho Kitô hữu được hiệp thông thần linh với Chúa;

2- Mà thực tại của mối hiệp thông thần linh với Chúa là ở chỗ nên một với ý muốn của Ngài ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự;

3- Nếu hằng ngày đi lễ, hiệp lễ, đọc kinh, hằng tuần chay tịnh, hằng tháng xưng tội, hằng năm tĩnh tâm... mà kêu ca khi chịu khổ, xét đoán xấu cho nhau, chấp nhất nhau, thì có ích gì?

4- Bởi vậy, Kitô hữu chỉ hiệp thông thần linh với Chúa bằng đức tin tuân phục của mình, ở chỗ hoàn toàn tuân theo Thánh Ý Chúa và được tỏ ra bằng bác ái trọn hảo như Chúa!

Sáng hôm nay, Thứ Ba ngày 24/3/2020, qua email, người viết có nhận được một yêu cầu như thế này, sau đó đã có dịp trao đổi emails với nhau như sau:

 

From: MNG
Date: Tue, Mar 24, 2020 at 8:48 AM
Subject: Rước mình thánh Chúa trong Thánh lễ online
To: <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Bạn thân mến,

Là Kitô hữu ai cũng muốn được rước mình thánh chúa trong Thánh lễ.

Được sự giới thiệu của hai em QT, mình xin được nhờ bạn giúp cho mình gởi ý kiến nhỏ lên vị có thẩm quyền trong Giáo Hội duyệt xét xem có thể áp dụng cho việc trao mình Thánh Chúa đến giáo dân được không ?

Bang California mình đang ở cũng trong tình trạng bị phong tỏa như những nơi đang bị dịch coronavirus.

Được tham dự Thánh Lễ online là mừng rồi, nhưng thiếu phần quan trọng là được dự tiệc Thánh Thể, vì thế mình có ý kiến nhỏ như sau:

Trưởng Phó Giáo Khu (Giáo Họ) công bố số phone của mình cho các gia đình Giáo dân biết để liên lạc với các vị đó báo tình hình gia đình dự Lễ online sẽ là bao nhiêu người, các vị đó sẽ gặp Linh Mục Xứ để xin mình thánh Chúa (đã được làm phép trong Thánh Lễ) mang đến các gia đình Giáo dân (phải xin giấy phép đi đường) các Giáo dân nhận thì có thể trả tiền xăng xe cho các vị đó. Trong gia đình giáo dân dự Lễ online mà thiếu bánh Thánh thì bẻ ra chia, nếu dư thì  rước vào miệng cho hết, không được để thừa và phải tráng nước uống vào hộp đựng Minh Thánh Chúa (mỗi hộ gia đình có 2 hộp để đổi cho các vị Giáo khu hay Thửa Tác viên)

Đây chỉ là một ý kiến nhỏ của mình xin được gởi đến các vị chăm sóc đoàn chiên nghiên cứu, bà con giáo dân nào có ý kiến hay xin đóng góp vào nhe.

Cám ơn sự giúp đỡ của bạn.

Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse  thương xót thế giới đang bị cơn dịch hoành hành được mau ngừng lại và ban an lành cho giáo hội.

Chúc bạn và gia đình được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Thân chào bạn.

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Mar 24, 2020 at 1:32 PM
Subject: Re: Rước mình thánh Chúa trong Thánh lễ online
To: MNG

Xin cám ơn người anh đã góp ý kiến xây dựng cho lợi ích thiêng liêng của Kitô hữu Công giáo sống đạo chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội đã đủ khôn ngoan sáng suốt để chăm lo cho phần hồn của chúng ta rồi.

Nếu làm hơn được nữa các vị đã làm, phải không người anh? Chẳng hạn đã có một số vị linh mục kiếm cách giải tội cho giáo dân, nhưng vẫn phải cách xa nhau 6 feet.

Theo kiểu đề nghị của người anh thì các thừa tác viên không thể vô các nhà khác, họ phải ở nhà của họ theo lệnh của thống đốc, và nếu họ đến gần ai dưới 6 feet sẽ bị phạt.

Đây là lúc chúng ta sống nội tâm và đức tin hơn bao giờ hết. Ở chỗ tuân theo Thánh Ý Chúa trên hết mọi sự, và chắc chắn Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự vẫn tiếp tục tính công sống đạo của chúng ta.

Ở chỗ, cho dù chúng ta không dự lễ và rưc lễ như trước đây, Ngài vẫn tính chúng ta đã làm như thế, vì Ngài biết nếu không bị đại dịch covid-19 này, chúng ta đã không bỏ dự lễ và rước lễ.

Chúc người anh lợi dụng mọi sự để nên thánh theo Thánh Ý Chúa.

cao tấn tĩnh

 

From: MNG
Date: Tue, Mar 24, 2020 at 2:17 PM
Subject: Re: Rước mình thánh Chúa trong Thánh lễ online
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Vô cùng cảm ơn người anh em đã có những chia sẻ rất hay và ý nghĩa , mình vẫn tin tưởng vào mọi sự an bài của Chúa, tại cá nhân mình ước ao được rước Mình Thánh Chúa nên nảy ra ý tưởng như vậy nhưng không nghĩ được mọi sự phức tạp như vậy. 

Thân chúc bạn, gia đình bạn và toàn thể gia quyến, Xứ Đạo bạn được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria. 

Thân chào bạn 

 

Câu Phúc Âm 3

"Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày;

và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng"

(Mathêu 10:27)

Lời Chúa ở trong câu Phúc Âm trên đây truyền dạy cho thành phần Kitô hữu Công giáo đang không có lễ, thậm chí không được đến nhà thờ trong cơn dịch bệnh corona rằng:

1- Hãy lợi dụng thời gian này để sống nội tâm hơn, như một con kén âm thầm kín đáo, sau đó mới có thể biến thành con bướm tông đồ sau khi cơn đại nạn dịch bệnh qua đi;

2- Cái tổ của con kén này, bề ngoài là tư gia của mỗi người, bề trong là chính tâm hồn của họ: "Hãy vào phòng, đóng cửa lại, mà kín đáo cầu nguyện với Cha các con" (Mathêu 6:6);

3- Thời gian làm con kén nội tâm này rất cần, và phải có trước đời sống tông đồ, nên "Các con là muối đất..." (Mathêu 5:13) trước "Các con là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14).

Trưa hôm kia, Thứ Hai ngày 23/3/2020, qua tin nhắn, người viết có nhận được tâm sự của một con kén ở TGP Baltimore như sau:

"Tạ ơn Chúa, Nhà thờ gần nhà con vẫn mở cửa, cho phép vào Chầu Thánh Thể, nên con đang Chầu Chúa đây,

chỉ có một mình con trong nhà thờ rộng mênh mông.

Nhớ đến và hiệp ý với nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương mình

và với tất cả Giáo hội để Đền Tạ và cầu xin Chúa Thương Xót đến nhân loại chúng ta".

 

Câu Phúc Âm 4

"Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên,

vì anh em sắp được cứu chuộc."

(Luca 21:28)

Lời Chúa ở trong câu Phúc Âm trên đây phấn khích thành phần Kitô hữu Công giáo đang hoang mang, hoảng sợ và bất an trong cơn dịch bệnh corona rằng:

1- Chính ở vào những lúc gian nan thử thách nhất là lúc cần phải sống đức tin tuân phục và đức ái trọn hảo hơn bao giờ hết và hơn ai hết;

2- Thì mới có thể chẳng những đứng vững, mà còn thắng vượt được tất cả mọi sự dữ, nhờ đó mang lại lợi ích thiêng liêng dồi dào cho chính bản thân mình cũng như cho tha nhân;

3- Như gương Mẹ Maria và Tông Đồ Gioan ở dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô (Gioan 19:25) hoàn toàn: "đứng thẳng và ngẩng đầu lên";

4- "Đứng thẳng" bằng đức tin tuân phục, và "ngẩng đầu lên" bằng đức ái trọn hảo, để nhờ đó hiệp thông với "Đấng đã bị đâm thâu" (Gioan 19:37) vì đã "yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1)

 

 

 

THÁNH LỄ LIVESTREAM NGÀY THƯỜNG - 8:00 SÁNG - THỨ BA 24/3/2020,

Ở NHÀ THỜ CHÍNH TÒA TỔNG GIÁO PHẬN LOS ANGELES, DO ĐTG MỤC JOSÉ GÓMEZ, CHỦ TỊCH HĐGMHK, CHỦ TẾ

https://www.facebook.com/lacatholics/videos/874475822979778/

 

Chúa Nhật, 22/3/2020, người viết dự lễ livestream ở Manila Phi Luật Tân với Đài Chân Lý Á Châu Việt Ngữ;

Ngày Thứ Hai, 23/3/2020, người viết dự lễ hằng ngày livestream ở Nhà Thờ (Kiếng) Chính Tòa Chúa Kitô GP Orange CA;

Ngày Thứ Ba, 24/3/2020 hôm nay, người viết dự lễ hằng ngày livestream ở Vương Cung Thánh Đường TGP Los Angeles.

Bài Đọc 1

Đáp Ca

Câu Xướng trước Phúa Âm

Phúc Âm

Giảng lễ

"To be a christian is to be a missionary"

Lời Nguyện Cộng Đồng (thỉnh cầu)

Lời Nguyện Cộng Đồng (câu kết)

Dânh bánh

Lấy rượu

Dâng rượu

Rửa tay (chủ tế tự động làm lấy, không có một giúp lễ nào)

Bánh miến đã được biến thể trở nên Mình Thánh Chúa Kitô

Rượu nho đã được biến thể trở nên Máu Thánh Chúa Kitô

Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu ... Con Chí Ái Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con....

Vì cuộc khổ nạn của Người, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới

Lời nguyện hiệp lễ

Trước khi chủ tế hiệp lễ, chính chủ tế đọc lời nguyện hiệp lễ thiêng cho những ai đang tham dự livestream

"Đây Chiên Thiên Chúa..."

Chủ tế chỉ có 1 mình nên có thể trực tiếp uống Máu Thánh từ Chén Thánh,

không cần hiệp lễ dưới 2 hình bằng cách nhúng Mình Thánh vào Máu Thánh như lễ ở Đài Chân Lý Á Châu hôm CN 22/3/2020

Thánh Lễ chỉ có 3 người: chủ tế, một giáo dân phụ trách phần PVLC kiêm ca đoàn (rước lễ) và 1 giáo dân đánh đàn (không rước lễ)

vị chủ chiên thực hiện phần tráng chén sau hiệp lễ rất là cẩn thận: trước hết là xoa hết các vụn Bánh Thánh từ Đĩa Thánh xuống Chén Thánh

sau đó đổ nước vào Chén Thánh

rồi uống cạn nước hòa với các mụn Bánh Thánh

cuối cùng là lau chén

Lời Nguyện kết lễ

chủ tế đang đọc Kinh Nguyện cầu Cùng Đức Mẹ cho Đại Dịch Covid-19

Lời Nguyện kết lễ

Phép lành cuối lễ

Hôn bàn thờ

Chủ tế tiền ra bàn thờ từ phòng áo sau cung thánh lúc đầu lễ thế nào thì xong lễ cũng trở lại phòng áo cùng một lối như vậy.

Ca Kết Lễ: "May The Sun Shines...."

 

Ngày Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể 25/3/2020,

người viết cố gằng tìm cách tham dự lễ do chính ĐTC Phanxicô dâng tại nguyện đường của Nhà Khách Thánh Matta

vào lúc 7 giờ sáng, tức vào lúc 11 giờ đêm Giờ California

 

 

 

GIÁO HỘI TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19

Archbishop Gregory Aymond of New Orleans in Rome, Jan. 26, 2012. Credit: Alan Holdren/CNA

ĐTGM Gregory Aymond, 70 tuổi, TGP New Orleans là vị giám mục đầu tiên ở Hoa Kỳ bị dương tính với virus corona, như ngài loan báo hôm 23/3/2020, theo CNA

Ngoài ra, còn có ít là 5 vị linh mục cũng bị nhiễm, và 1 thày phó tế dòng Phanxicô đã chết vì dịch bệnh này hôm Thứ Sáu 20/3/2020

Tổng giáo phận Chicago đánh chuông 5 lần một ngày để mời gọi tín hữu cầu nguyện

Ở Ý, ngoài 60 vị linh mục đã qua đời, còn có 59 nữ tu ở 2 tu viện ở gần Roma cũng bị nhiễm dịch bệnh corona.

Ít nhất 60 linh mục ở Ý qua đời vì virus corona

 

ĐTC Phanxicô (24/03) cám ơn nghĩa cử anh hùng của các nhân viên y tế và các linh mục

Đó là Dòng The Daughter of San Camillo at Grottaferrata và Dòng The Congregation of Angelic Sisters of San Paolo

ĐTC tặng quà cho các nữ tu bị nhiễm virus corona

 

Tín hữu Công giáo Trung Quốc tặng khẩu trang cho Ý và Vatican

 

 

CHÚA KITÔ SỐNG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19 2020

 

Hiện Trạng Dịch Bệnh Covid-19: Thống Kê Toàn Cầu

 

Dịch COVID-19 tối 25-3: Singapore tăng kỷ lục số ca nhiễm, Thái chuẩn bị đóng biên giới - Ảnh 3.

Dịch COVID-19 tối 25-3: Singapore tăng kỷ lục số ca nhiễm, Thái chuẩn bị đóng biên giới - Ảnh 5.

Dịch COVID-19 tối 25-3: Singapore tăng kỷ lục số ca nhiễm, Thái chuẩn bị đóng biên giới - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 tối 25-3: Singapore tăng kỷ lục số ca nhiễm, Thái chuẩn bị đóng biên giới - Ảnh 4.

Bishop Angelo Moreschi of Ethiopia's Gambella Vicariate. He died of COVID-19 on March 25, 2020 in Brescia, Italy Credit: Ethiopian Catholic Secretariat

Vị Giám Mục đầu tiên qua đời bởi Đại Dịch Covid-19:

Đức Giám Mục Angelo Moreschi, 67 tuổi, Người Ý, tu sĩ Dòng Don Bosco, một vị thừa sai ở Ethiopia từ năm 1991, đã qua đời hôm Thứ Tư 25/3/2020.

  

Những phản ứng trước Đại Dịch Covid-19:

 

1- Không care

Có thể vì bản thân chưa bị nhiễm dịch bệnh, hay chưa có thân nhân qua đời vì đại dịch này, hoặc vẫn còn việc làm, còn đủ lương thực dự trữ v.v.

 

 2- Oán hận

Bởi bản thân bị nhiễm dịch bệnh, hay sống khốn khổ bởi những khó khăn thiếu thốn gây ra bởi Mùa Đại Dịch này

 

3- Tự phụ tự mãn

Bởi vẫn có thể khống chế được dịch bệnh đầy tử vong và nguy hiểm dễ lây lan này, bằng những sáng chế ra được thuốc chủng và thuốc trị.

Và vì thế họ càng cứng lòng hơn, như vua Pharaon bất chấp 2 trừng phạt đầu tiên của Thiên Chúa giáng xuống dân Ai Cập (Xuất Hành 7:8-13;19-22)

 

4- Thống hối

Xin mời xem 1 đoạn youtube ở Mỹ quốc xin Chúa tha thứ cho tội lỗi của Hoa Kỳ

 https://youtu.be/sLMwZ6FpgMs 

 

 5- Tin tưởng

Vào chính Lễ Truyền Tin 25/3/2020, 24 quốc gia trên thế giới đã được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,

một nghi thức được phát động bởi hội đồng giám mục Bồ Đào Nha, sau đó được hội đồng giám mục Tây Ban Nha ngỏ ý hiệp thông,

và 22 quốc gia khác đã theo gương Tây Ban Nha đáp lời kêu gọi của Bồ Đào Nha để cùng dâng dân nước của mình

cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trong Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay.

22 quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ Châu (Nam Mỹ), Á Châu, Âu Châu (Đồng Âu), đồng tham gia hiến dâng là:

Albania, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Slovakia, Guatemala, Hungary, India, Mexico, Moldova, Nicaragua, Panama,

Paraguay, Peru, Poland, Kenya, the Dominican Republic, Romania, Tanzania, East Timor and Zimbabwe.

Nghi thức hiến dâng, bao gồm 50 Chục Kinh Mân Côi và Kinh Cầu Đức Bà, do ĐHY Fatima là Antonio Marto chủ sự,

vị trong phần chia sẻ của mình đã đề cập đến 2 vị thánh Phanxicô và Giaxinta, 2 trong 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải 1917,

khi nhắc đến sự kiện 2 vị thánh này đã qua đời, Phanxicô năm 11 tuổi và Giaxinta năm 10 tuổi, chỉ vì bị nhiễm đại dịch cúm Tây Ban Nha - the Spanish flu pandemic!

 

6- Hiến mình

View image on Twitter

Cha Don Giuseppe Berardelli

72 tuổi, ở Giáo Phận Bergamo, nơi nhiều linh mục chết nhất Ý quốc, cũng đã qua đời ngày 15/3,

sau khi nhường máy trợ thở cho một nạn nhân trẻ hơn mình.

"Cha Giuseppe Berardelli, coi xứ Casnigo, thuộc giáo phận Bergamo, bị nhiễm Covid-19. Vì bệnh viện quá tải, không đủ máy trợ thở, nên giáo dân góp tiền mua cho ngài một máy. Nhưng khi biết có một bệnh nhân trẻ tuổi hơn không có máy, cha đã tự nguyện nhường máy cho anh thanh niên. Vài giờ sau ngài qua đời. Bà thị trưởng Clara Poli ca tụng đây là hình ảnh đẹp nhất của tâm hồn linh mục. Báo dòng Tên gọi ngài là thánh Maximiliano Kolbe của Ý. Không được dự lễ tang, nhưng 3.200 giáo dân xứ Casnigo đã đứng tất cả ra trước lan can nhà. Khi quan tài của ngài đi qua họ vỗ tay chào biệt ngài với lòng cảm mến vô biên. Tôi nghĩ rằng cha Giuseppe Berardelli đã sống như Chúa Kitô. Đã từ bỏ thân phận của mình. Đã hạ mình xuống. Đã yêu thương. Đã đảm nhận và có trách nhiệm với anh em. Đã đến cho người khác được sống. Đã XIN VÂNG như Chúa Giêsu và Đức Mẹ hôm nay. Đó là tấm gương cho ta noi theo". (ĐTGM Ngô Quang Kiệt - Bài Suy Niệm Lễ Truyền Tin 25/3/2020)

 

 

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô vẫn Diễn Tiến trong Lịch Sử Loài Người

 

Mầu Nhiệm Nhập Thể bất khả phân ly với Mầu Nhiệm Vượt Qua,

chẳng những về thời điểm phụng vụ mà còn ở chính thực tại của 2 mầu nhiệm này nữa, được gọi là Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Trước hết về phụng vụ: Lễ Lời Nhập Thể vào ngày 25/3 bao giờ cũng trước lễ Giáng Sinh 25/12 đúng 9 tháng.

Tuy nhiên, Lễ Lời Nhập Thể 25/3 năm nào cũng rơi vào Mùa Chay (như năm 2020, Tuần IV) hay vào Mùa Phục Sinh (như năm 2005). 

Sau nữa về chính thực tại của 2 mầu nhiệm: Nhập Thể và Vượt Qua, ở chỗ,

nếu thực tại của Mầu Nhiệm Nhập Thể là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể có 2 bản tính:

thiên tính và nhân tính, trong 1 ngôi vị duy nhất nhờ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp ngay sau khi Đức Mẹ ngỏ lời "Xin Vâng",

thì thực tại của Mầu Nhiệm Vượt Qua là Chúa Giêsu Kitô tử giá về nhân tính và phục sinh về thiên tính.

Như thế, Mầu Nhiệm Vượt Qua đã chứng thực Mầu Nhiệm Nhập Thể, và Mầu Nhiệm Nhập Thể được tỏ hiện trọn vẹn nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua.

 

Ơn Cứu Độ nơi chính bản thân của Chúa Kitô

Chúa Giêsu Kitô là một Ngôi Vị Thần Linh có 2 bản tính.

Cho dù được Ngôi Hiệp với Thiên Tính ngày từ giây phút thụ thai tromng cung dạ trinh nguyên của Trinh Nữ Nazarét Maria,

nhân tính được Ngôi Lời mặc lấy ấy đã trở thành phương tiện gánh tội trần gian và xóa tội trần gian như một "Con Chiên Thiên Chúa" (Gioan 1:29).

Người đã cứu chuộc toàn thể nhân loại bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người trên Đồi Canvê.

Nghĩa là ai được sinh ra làm người từ tạo thiên lập địa cho tới tận thế,

dù chưa được sinh ra và chưa phạm tội, cũng đã được Người cứu độ rồi.

 

Ơn Cứu Độ được ban phát từ Giáo Hội của Chúa Kitô

Tuy nhiên, để được cứu độ, từng người cần phải chấp nhận ơn cứu độ Người ban, bằng việc nhận biết và chấp nhận Người, nghĩa là tin vào Người:

"Ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa" (Gioan 1:12)

- "Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ, còn ai không tin sẽ bị luận phạt" (Marco 16:16)

Bởi thế mà Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, Đấng đã yêu Giáo Hội cho đến cùng để thánh hóa Giáo Hội trong chân lý (xem Gioan 13:1,17:19),

để qua Giáo Hội và nhờ Giáo Hội, là chứng nhân thừa tác của Người, thực hiện sứ vụ bất khả thiếu và bất khả châm chước của Giáo Hội, đó là

"Các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ ở khắp các dân nước (bằng việc làm chứng nhân tông đồ)

và rửa tội cho họ ... cùng dạy cho họ những gì Thày đã truyền cho các con" (bằng thừa tác thánh hóa và giảng dạy)

(Mathêu 28:19-20)

 

Ơn Cứu Độ được sinh hoa trái nơi Cành Nho Kitô Hữu dính liền với Thân Nho Chúa Kitô

Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội, cùng với Giáo Hội, qua Phép Rửa,

đã được tham dự vào Cuộc Vượt Qua từ sự chết vào sự sống của Chúa Kitô (xem Roma 6:3-4):

 "Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?

 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người.

Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới".

Bởi thế, sống đời Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô chính là Sống Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đấng đã hóa thân làm người

để nhờ đó, thế giới sẽ nhận biết vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người và ở giữa họ như một Emmanuel,

 qua nhân tính mới của Người là con người chứng nhân trung thực và sống động của Người,

thành phần đặc biệt đã được Đấng "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) thông ban cho "sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10),

khi Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại (Gioan 20:22) và khi Người từ Cha sai Thánh Linh xuống trên các Thánh Tông Đồ (Tông Vụ 1:8)

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Nhập Thể và Vượt Qua, được tái diễn nơi Kitô hữu, như ở Mùa Đại Dịch Covid-19

 

Chính vì Kitô hữu là chi thể thuộc Nhiệm Thể của Chúa Kitô mà nhờ đó,

Chúa Kitô vẫn tiếp tục Vượt Qua nơi lịch sử của nhân loại nói chung và Giáo Hội nói riêng cho tới tận cùng trái đất và cho tới tận thế.

Nơi chung nhân loại, nhất là nơi thành phần anh em hèn mọn nhất của Người (xem Mathêu 25:40,45),

 Chúa Kitô vẫn tiếp tục chịu khổ giá nơi thành phần nạn nhân bị nhiễm hay bị chết bởi đại dịch Covid-19, nhất là những ai vô tội;

Đồng thời Người cũng vẫn tiếp tục phục sinh nơi thành phần dám liều mạng sống và dám hiến mạng sống mình vì phục vụ nạn nhân covid-19.

Nơi riêng Kitô hữu, thành phần đã được thông phần Vượt Qua với Người nơi Phép Rửa và có sứ vụ làm chứng cho Người,

Người vẫn tiếp tục bị khổ nạn nơi tấm lòng xót thương của họ trước tội lỗi của nhân loại và

 trước tất cả mọi khổ đau thể lý của anh chị em mình, như trong trường hợp họ bị nhiễm hay chết bởi covid-19 hiện nay;

đồng thời Người cũng tiếp tục phục sinh nơi đức ái trọn hảo của họ,

nhất là khi họ trải qua gian nan thử thách, như bị nhiễm hay bị chết bởi covid-19 mà vẫn tin tưởng bằng an vui sống.

Và như thế thế gian mới thấy được rằng Thiên Chúa đã hóa thân làm người vẫn đang ở giữa loài người như là Emmanuel,

nơi những con người bằng xương bằng thịt là thành phần Kitô hữu chứng nhân trung thực và sống động của Người ấy,

đặc biệt điển hình qua những lúc như Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay!

 

Hôm nay, Thứ Tư 25/3/2020, Ngày Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể, bầu trời tươi sáng rạng ngời hẳn lên, cả sau nhà (trên) và trước nhà (dưới)

 

 

Thánh Lễ Truyền Tin 25/3/2020 ở Nguyện Đường Nhà Khách Thánh Matta Vatican

do ĐTC Phanxicô chủ tế, giảng thuyết và chủ sự Chầu Thánh Thể

https://www.romereports.com/en/2020/03/25/live-popes-mass-at-santa-marta/

Người viết không ngờ, nhờ phương tiện truyền thông tân tiến - livestream - mà trong thời điểm "Giáo Hội tại gia" Covid-19 này,

đã được tham dự Thánh Lễ ở khắp nơi trong mấy ngày qua: 2-25/32020:

Chúa Nhật 22/3 ở Manila Phi Luật Tân; Thứ Hai 23/3 ở Nhà Thờ Kiếng GP Orange; Thứ Ba 24/3 ở Vương Cung Thánh Đường TGP LA, và Thứ Tư 25/3 ở Vatican Roma Ý quốc.

Thánh lễ, bao gồm cả Chầu Thánh Thể ngay cuối lễ, kéo dài 45 phút, từ đúng 7 giờ sáng bên Vatican, tức 11 giờ đêm ở California

Nghi thức đầu lễ

Đầu Lễ ĐTC nhắc đến sự hiện diện của 2 sơ Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh-Sơn đệ Phaolô và kèm theo ý chỉ của ngài:

"Tôi muốn dâng Thánh Lễ hôm nay cho họ, cho hội dòng của họ,

những nữ tu đã luôn chăm sóc cho bệnh nhân và những người nghèo khổ nhất, như họ đã làm ở đây 98 năm,....

cho tất cả mọi nữ tu đang làm việc vào lúc này để chăm sóc cho bệnh nhân cũng đang liều mạng sống của mình và cống hiến sự sống của mình"

Lời nguyện đầu lễ

Bài Đọc 1 - 1 trong 2 nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô

Đáp ca

Câu xướng trước Phúc Âm

1 vị linh mục đồng tế ngồi dưới lên xin phép lành của vị giáo hoàng chủ tế trước khi sang đọc Phúc Âm

ĐTC Phanxicô trầm lặng lắng nghe bài Phúc Âm trước khi giảng lễ như sau:

"Thánh ký Luca có thể biết được sự kiện này chỉ nhờ lời tường thuật của Đức Mẹ.

"Khi lắng nghe Thánh Luca là chúng ta đã lắng nghe Đức Mẹ thuật lại mầu nhiệm này.

"Chúng ta đang ở trước một mầu nhiệm.

"Có lẽ hay nhất là chúng ta hãy đọc lại đoạn này; với ý nghĩ rằng chính Đức Mẹ đã thuật lại mầu nhiệm ấy cho chúng ta.

(Thế rồi ĐTC đọc lại trọn bài Phúc Âm, và cuối cùng ngài chỉ thêm:)

"Đó là một mầu nhiệm".

Kinh Tin Kính

"Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế..." - ĐTC quì xuống theo phụng vụ của ngày lễ

Phần Dâng Lễ

Phần Hiến Lễ - Vị Giáo Hoàng chủ tế đầu không còn mũ chụp

Phần Hiệp Lễ

"Đây Chiên Thiên Chúa"

Chủ tế rước Mình Thánh

Chủ tế rước Máu Thánh

Chủ tế về chỗ ngồi, trong khi các vị linh mục đồng tế lên bàn thờ hiệp lễ

"Ôi Chúa Giêsu của con ơi, con xin phục xuống dưới chân Chúa đây,

và con xin dâng lên Chúa tấm lòng ăn năn thống hối của con,

một tấm lòng hèn hạ như không trước Thánh Nhan Chúa.

Con thờ lạy Chúa nơi Bí Tích của Tình Yêu Chúa, Bí Tích Thánh Thể diệu vợi.

Con khao khát rước lấy Chúa vào chốn nghèo hèn của lòng con dâng hiến Chúa.

Trong khi đợi chờ niềm hạnh phúc của mối Hiệp Thông Bí Tích, con muốn được có Chúa một cách thiêng liêng.

Ôi Chúa Giêsu của con ơi, xin hãy đến với con để con được đến với Chúa.

Chớ gì Tình yêu của Chúa nung nấu toàn thể con người của con, cả lúc sống cũng như khi lìa đời.

Con tin nơi Chúa, con hy vọng vào Chúa, con yêu mến Chúa. Amen".

 

 

trong khi đó nghi thức tráng chén sau hiệp lễ bởi 1 vị linh mục đồng tế diễn tiến trên bàn thờ

Chầu Thánh Thể ngay sau Thánh Lễ

Thánh Thể trong Mặt Nhật ở trên bàn thờ suốt 10 phút đồng hồ, hoàn toàn trong thinh lặng

Vị giáo hoàng chủ tế đọc Lời Nguyện trước khi Ban Phép Lành Thánh Thể

Vị giáo hoàng chủ sự giờ chầu ban Phép Lành Thánh Thể cả 3 phía

Trước hết, ngay chính giữa, với Mặt Nhật được ngài làm dấu Thánh Giá.

Sau đó sang bên phải từ dưới nhìn lên, cũng làm dấu Thánh Giá

trở về giữa trước khi sang bên còn lại

Phép Lành Thánh Thể cũng được ban theo Dấu Thánh Giá

Phần Kết Thúc

Sau khi cúi chào bàn thờ, vị giáo hoàng chủ tế còn quay sang cúi chào Mẹ trong Bức Ảnh Truyền Tin

Trước khi rời cung thánh để tiến vào phòng áo, Ngài không quên dừng bước trước tượng Đức Mẹ

và cúi chào Đức Mẹ một lần nữa

Kính mời lãnh nhận Phép Lành “Urbi et Orbi” do ĐTC ban vào lúc 18 giờ thứ Sáu ngày 27/03

(xin bấm vào cái link trên đây để sẵn sàng theo dõi và tham dự khi tới giờ bên Vatican và trùng với múi giờ của địa phương mỗi người)

 

The miraculous crucifix is removed from the Church of San Marcello al Corso March 25. Courtesy photo.

Theo ý muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô,

Tượng Chịu Nạn làm phép lạ ở Nhà Thờ San Marcello al Corso là nơi ĐTC Phanxicô đã đến cầu nguyện vào Chúa Nhật 15/3, sau Kinh Truyền Tin và sau khi rời Đền Thờ Đức Bà Cả.

Tối Thứ Tư 25/3, các nhân viên ở Vatican đã mang tượng về tạm thời đặt ở Quảng Trường Thánh Phêrô vào sáng Thứ Năm 26/3/2020

 

 

Hãy chộp lấy thời điểm thử thách này

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

Càng tiến gần đến Tuần Thánh 2020, vào Chúa Nhật 5/4 tới đây, thế giới nhân loại của chúng ta càng trải qua một cuộc khổ nạn và tử nạn toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử loài người, bao gồm cả ở trong Giáo Hội Công Giáo của chúng ta nữa. Chúng ta đã tận mắt thấy, tận tai nghe và đích thân theo dõi, qua đủ mọi phương tiện truyền thông tân tiến nhất hiện nay, tình hình thế giới chưa từng có, trước một Đại Dịch Cổ Vịt 19 kinh hoàng và khủng khiếp hiện nay. Đến độ, vị tổng thống Hoa Kỳ, vị đã trung kiên chủ trương làm cho Mỹ quốc trên hết và trước hết, hầu như chỉ hoàn toàn về kinh tế, theo sở trường kinh doanh của ông trước khi làm tổng thống, đã có ý định nới lỏng luật "cắm trại tại gia" cho tới hết ngày 30/3/2020, nay đã no choice trong việc gia hạn lệnh "cấm vận nội địa" cho tới 30/4/2020, thời điểm vào chính ngày quốc biến đúng 45 năm trước đây của quê hương đất nước chúng ta.  

   

 



Thời Điểm Thử Thách - Thời Điểm Giáo Hội Tại Gia và Liên Gia

 

Con người nói chung đang bị đại dịch cổ vịt 19 bách hại (nhiễm) và sát hại (chết), càng ngày càng dữ dội và tang thương. Bất chấp tất cả mọi văn minh tân tiến nhất về kỹ thuật của con người hiện có. Bất chấp cả một đất nước vẫn tự hào mình là đệ nhất cường quốc, là trên hết không nước nào bằng, cũng không kịp chống đỡ, dù đã thấy trước cả gần 1 tháng trời, đến độ cho tới nay đang chới với, hầu như bất khả chống đỡ. Hiện trạng này đang được chứng thực nơi những con số thống kê khá tín nhất về cường quốc trên hết Mỹ quốc này.

 

Vào ngày 28/3/2020, Mỹ quốc đã trở thành đệ nhất đất nước về số trường hợp bị nhiễm dịch bệnh, và vào ngày 31/3/2020, về trường hợp tử vong đã qua mặt Pháp quốc, đoạt huy chương đồng trong thế vận hội đại dịch cổ vịt 19. Vào ngay ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mùng 1, năm 2020, theo thống kê mới nhất, Mỹ quốc vẫn tiếp tục giữ chức vô địch với 210,744 trường hợp bị nhiễm, trên tổng số 921,924 trường hợp bị nhiễm toàn cầu, bỏ xa Ý quốc (110,574), và gấp đôi Tây Ban Nha (102,179) - cả 3 quốc gia bị nhiễm dịch bệnh này, trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã vượt quá 100 ngàn trường hợp lây nhiễm. Về trường hợp tử vong, cũng cùng ngày Thứ Tư 1/4/2020, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đứng thứ 3, với 4,698 trường hợp, sau Ý quốc thứ nhất, với 13,155 trường hợp, và Tây Ban Nha thứ nhì, với 9,132 trường hợp.

 

Trong khi các vị lãnh đạo về dân sự trên thế giới đang cố gắng giải quyết vấn đề làm sao có thể vượt thoát được cơn sóng thần dịch bệnh, hay cơn bão lốc đại dịch cổ vịt 19 này, thì trong lòng Giáo Hội Công giáo, nhất là ở các quốc gia dẫn đầu về số trường hợp lây nhiễm và chết chóc, như 3 quốc gia Tây phương đang dẫn đầu là Ý quốc, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, nhiều tín hữu đã lợi dụng lệnh "cấm trại tại gia" về dân sự, và không có lễ cũng như không được đến nhà thờ, để sống "Giáo Hội tại gia" về tôn giáo. Bằng cách dự lễ hằng ngày và Chúa Nhật theo kiểu trực tuyến (livestream), và/hay tham gia các buổi đọc kinh của tổ chức mình, theo chiều hướng "Giáo Hội liên gia".

 

Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương, kể từ Thứ Tư 18/3/2020, đã sử dụng hệ thống freeconferencecall, để cùng nhau cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, bằng Chuỗi Kinh Mân Côi 5 Mùa Thương, vào chính ngọ 12 giờ trưa, thời điểm Giáo Hội vẫn nguyện Kinh Truyền Tin để tưởng nhớ Lời Nhập Thế, đã và đang ở với Giáo Hội "cho đến tận thế" (Mathêu 28:20), cũng là thời điểm chính giờ Chúa Giêsu Kitô bị kết án tử (xem Gioan 19:14), để "vì cuộc khổ nạn đau thương của Người, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới", trong cơn đại dịch cổ vịt 19 sát tử ghê rợn hiện nay.

 

Thời Điểm Thử Thách - Thời Điểm Giáo Hội Toàn Cầu và Hiệp Thông

 

Vì thiện ích chung của con cái mình trong Giáo Hội hoàn vũ, chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có nhiều sáng kiến, như từ ngày 9/3/2020, cho trực tuyến Thánh Lễ hằng ngày vào 7 giờ sáng ngài dâng ở nguyện đường Nhà Khách Thánh Matta, và trước mỗi thánh lễ ngài có một ý chỉ đặc biệt cho từng thành phần liên quan đến Mùa Đại Dịch Covid-19 này. Nhất là 2 lần ngài phát động việc cử hành cầu nguyện chung: lần thứ nhất cùng đọc Kinh lạy Cha, vào 12 giờ trưa Thứ Tư 25/3/2020, và lần thứ hai long trọng hơn, vào 6 giờ tối Thứ Sáu 27/3/2020, lần bao gồm phần nghe Lời Chúa và giây phút nguyện cầu, và phần Chầu Thánh Thể cùng với Phép Lành Urbi et Orbi cho Thành Roma và thế giới, kèm theo Ơn Toàn Xá. Tất cả những gì ngài làm, bao gồm cả những gì ngài giáo huấn trong dịp này, đều để giúp cho đàn chiên hoàn vũ của mình sống đạo, đúng hơn và rõ hơn là sống đức tin, trong lúc cần đến đức tin hơn bao giờ hết này, như ngài đã nhấn mạnh ở Bài Giảng Tối Cầu Nguyện Thứ Sáu 27/3/2020:

 

 "Lạy Chúa, Chúa đang gọi chúng con, đang kêu gọi chúng con sống đức tin. Không phải chỉ tin rằng Chúa hiện hữu, mà còn đến với Chúa và tin tưởng vào Chúa...". "Tin tưởng vào Chúa" chỗ nào, nếu không phải, ở chỗ, như chính ngài cũng nhắc nhở về các nguyên tắc hay thực tại của đức tin trong cùng bài giảng, như thế này:

 

"Như các vị môn đệ, chúng ta sẽ cảm thấy rằng có Người ở trên tầu sẽ không có vấn đề chìm đắm. Vì quyền năng của Thiên Chúa là ở chỗ biến hết mọi sự, thậm chí là những điều xấu xa, xẩy ra cho chúng ta thành sự lành. Người mang sự thanh bình vào trong bão táp của chúng ta, vì với Thiên Chúa sự sống chẳng bao giờ chết hết".

 

Vậy, nhân dịp này, là những người con cái trong Nhà Giáo Hội, là "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi" (Gioan 10:27), Kitô hữu Công giáo chúng ta đã sử dụng cơ hội bất ngờ như bất hạnh này hay chưa, để chẳng những sống đức tin hơn bao giờ hết và hơn ai hết, mà còn có thể, nhờ đức tin và bằng đức tin, biến đổi sự dữ thành sự lành hay chăng, theo chiều hướng của vị giáo hoàng đương kim vừa nhắc nhở chúng ta trong cùng bài giảng trên:

 

"Chúa đang kêu gọi chúng con hãy chộp lấy thời điểm thử thách này như là một thời điểm của việc chọn lựa. Nó không phải là thời điểm phán xét của Chúa, mà là thời điểm phán đoán của chúng con: một thời điểm để chọn những gì đáng kể và những gì qua đi, một thời điểm để phân loại những gì là cần thiết và những gì không".

 

Pope Francis on the steps of St. Peter's Basilica

 

 

Thời Điểm Thử Thách - Thời Điểm Chọn Lựa

 

Chúng ta đã mau mắn đáp ứng lời kêu gọi này của vị chủ chiên tối cao, vị đại diện Chúa Kitô thứ 266 trên trần gian này của chúng ta hay chưa, nếu rồi thì tới đâu? Đâu là "những gì đáng kể" và "những gì là cần thiết" theo ý của ngài, nếu không phải, theo chiều hướng cùng với ước nguyện của ngài, được bày tỏ ra, từ ngày ngài bắt đầu được Chúa chọn tiếp tục thừa kế Thánh Phêrô, qua các giáo huấn và gương sống của ngài, thì về phần tích cực: đối với Chúa, là việc nghiền gẫm Lời Chúa, như ngài đã nhiều lần khuyên giục chúng ta luôn có 1 cuốn Phúc Âm bỏ túi, và về phần tha nhân, là không phải chỉ cởi mở mà còn cần phải xông pha dấn thân tìm kiếm cùng phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất, được đồng hóa với Chúa Kitô (xem Mathêu 25:40,45), ở những vùng ngoại biên xa xôi hẻo lánh, cả về địa dư lẫn nhân bản.

 

Về phần tiêu cực, ngài đã kêu gọi chung Kitô hữu chúng ta, là đàn chiên được Chúa trao phó cho ngài vào "thời điểm thương xót" hiện nay, bao gồm cả chiên bé lẫn chiên lớn (xem Gioan 21:15-17), nhất là thành phần lãnh đạo trong Giáo Hội, thành phần ngài đã thẳng thắn bắt mạch 15 thứ bệnh trạng của các vị, như qua bài huấn từ chúc Giáng Sinh 2014 của ngài cho Giáo Triều Roma, để rồi, đúng 1 năm sau, ngài đã biên cho các vị một toa thuốc chữa trị 15 thứ bệnh ấy, gọi là toa thuốc "Misericordia", bao gồm 12 chất, mỗi chất có tên hợp với chữ đầu của chữ Misericordia theo thứ tự, như qua bài huấn từ chúc Giáng Sinh 2015 của ngài cũng cho Giáo Triều Roma. Đối với chung đoàn chiên, cả lớn lẫn bé, của mình, ngài cũng lợi dụng cả những dịp thuận tiện và ý nghĩa để nhắc nhở họ, tiêu biểu là 2 lần vừa mới đây, ngay trong tuần này, trong chính Mùa Đại Dịch Covid-19 đây:

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A 28/3/2020, 3 hôm trước, căn cứ vào bài Phúc Âm về sự kiện Chúa Kitô hồi sinh Lazarô, ngài khuyên chúng ta rằng: "Chúng ta được kêu gọi để loại đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc: chẳng hạn, sống đức tin một cách giả hình đó là chết chóc; phê bình chỉ trích tác hại người khác đó là chết chóc; vu khống bất công đó là chết chóc; loại trừ người nghèo đó là chết chóc".

 

1585485170941.jpg

Trong bài Giáo Lý về Bát Phúc Bài 7 Phúc 6 hôm nay, Thứ Tư 1/4/2020, khi dẫn giải ý nghĩa về Mối Phúc thứ 6 trong Tám Mối Phúc Thật là "phúc cho ai có lòng thanh sạch, vì sẽ được xem thấy Thiên Chúa vậy", ngài đã chỉ dẫn chúng ta một việc cần phải thực hiện, bất khả thiếu, để có thể thấy Thiên Chúa như sau: "Để nhìn thấy Thiên Chúa thì không cần phải đổi kính, hay đổi vị trí quan sát, hoặc đổi các tác giả thần học dạy cho biết cách thức: mà là ở chỗ cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó! Chỉ có cách đó thôi.... Trận chiến giá trị nhất đó là trận chiến chống lại với những giả dối nội tâm xuất phát từ tội lỗi của chúng ta. Vì tội lỗi là những gì thay đổi cái nhìn nội tâm của con người ta, thay đổi việc đánh giá các sự vật/việc, khiến con người ta thấy các sự vật/việc không đúng, hay ít là không đúng lắm". 

 

Pope Francis gives his general audience address in the apostolic palace April 1, 2020. Credit: Vatican Media.

 

Thời Điểm Thử Thách - Thời Điểm Canh Tân Cải Tiến

 

Qua 2 lời huấn dụ trên đây, để có thể áp dụng đúng những gì ngài chỉ dẫn cho chúng ta và mong muốn nơi chúng ta, chúng ta cần phải làm sáng tỏ 2 vấn đề cần thiết, và khi tìm cách trả lời thì chúng ta cũng thấy được những gì cần phải thực hành, hoàn toàn theo chiều hướng của ngài, như chúng ta đã nhắc đến trên đây, đó là chiều hướng nghiền gẫm lời Chúa và bác ái yêu thương với những người anh chị em hèn mọn nhất của chúng ta. Hai vấn đề đó là: "sống đức tin một cách giả hình đó là chết chóc" "cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó!.... chống lại với những giả dối nội tâm". Có thể nói đây là hai vấn đề có liên hệ mật thiết với nhau, bất khả phân ly, cho dù có được vị giáo hoàng nói đến chúng ở hai trường hợp khác nhau, và theo hai đề tài khác nhau. Thật vậy, cứ lấy thí dụ cụ thể chúng ta sẽ thấy ngay tất cả sự thật về 2 vấn đề này nơi mỗi người chúng ta:

 

Trước hết, về vấn đề "sống đức tin một cách giả hình đó là chết chóc". Câu này, trước hết, có nghĩa là Kitô hữu chúng ta sống đạo chỉ theo hình thức bề ngoài, hơn là nội tâm: "Những con người này chỉ tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng của họ thì xa Ta" (Mathêu 15:8; Isaia 29:13). Thực tế phũ phàng cho thấy, Kitô hữu chúng ta, nhất là giáo dân Việt Nam nói riêng, có thể nói là rất đạo đức: hằng ngày đi thờ đi lễ, đọc kinh cầu nguyện, hằng tuần chay tịnh, hằng tháng xưng tội, hằng năm tĩnh tâm v.v. Thế mà chính những con người có vẻ đạo hạnh ấy vẫn cứ dùng cái lưỡi rước lấy Thánh Thể của Đấng vô cùng yêu thương để nói hành nói xấu, mỉa mai châm biếm nhau, vu khống cho nhau, chửi bới lẫn nhau. Thậm chí tấm lòng đã đón nhận Mình Thánh Chúa của họ cứ tiếp tục chấp nhất và hận thù ghen ghét anh chị em mình. Và bàn tay của họ cung kính giơ lên đón nhận Mình Thánh Chúa ấy, cũng chính là bàn tay sẵn sàng, vào bất cứ lúc nào, ném đá những người anh chị em lầm lỗi, bằng những xét đoán xấu của họ, và bằng những thái độ khinh bỉ xa lánh của họ.

 

Sau nữa, về vấn đề "cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó!.... chống lại với những giả dối nội tâm". Thành phần Kitô hữu đạo hạnh "sống đức tin một cách giả hình đó là chết chóc" ấy, sở dĩ là vì "nội tâm giả dối" của họ, hoàn toàn không biết mình. Chẳng hạn, họ cầu xin mà chẳng biết họ xin gì, chẳng hạn họ xin ơn khiêm nhượng, nhưng đến khi Chúa ban cho họ ơn khiêm nhượng như ý họ xin, thì họ lại không chịu nhận lấy, ở chỗ nhẫn nại nhịn nhục tha thứ, ngay khi bị xỉ nhục, trái lại, họ đã phản ứng bằng đường lối công bằng, "mắt đền mắt, răng đền răng". Được rủ đi thăm bệnh nhân khi có thể, họ bảo bận đọc kinh, sau đọc kinh xong rủ đi, cũng bận chuyện khác, vậy bao giờ có giờ để đi... không biết: phải chăng hay đúng là "giả dối nội tâm"! Đọc Lời Chúa hằng ngày, họ bảo không có giờ, thế mà vào lúc "cấm trại tại gia" như Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay, có nhiều giờ hơn trong ngày, họ vẫn không có giờ đọc Lời Chúa: phải chăng hay đúng là "giả dối nội tâm"!

 

 

 

Thời Điểm Thử Thách - Thời Điểm Tin Tưởng Đấng Quan Phòng Thần Linh

 

Câu "hãy chộp lấy thời điểm thử thách này" của Đức Thánh Cha Phanxicô nghe như vừa chói tai vừa mâu thuẫn làm sao ấy. Đã là "thời điểm thử thách", tức là thời điểm khốn khó, thời điểm khổ đau, thời điểm chẳng tốt lành gì, thời điểm xấu xa tệ hại v.v. ấy vậy mà lại cần phải "chộp lấy" như vồ vập một của quí ngay, kẻo bị ai lấy mất hay nó qua đi thì uổng, một cơ hội bằng vàng hiếm quí, thì có nghĩa lý gì?! Ở đây cũng thế, đúng như ngài đã cảm nhận trong bài Giáo Lý về Bát Phúc về Mối Phúc 6 Thứ Tư 1/4/2020: "Khi mà cõi lòng ngu muội và chậm chạp thì không thấy được những sự vật/việc. Các sự vật/việc được nhìn thấy như bị mây mù...".

 

Bởi vậy, tình trạng "giả dối nội tâm" của chúng ta cần phải được thanh tẩy, như ngài nói trong cùng bài giáo lý: "Việc thanh tẩy nội tâm này bao hàm việc nhận thức được cái phần ở nơi cõi lòng đang bị chi phối bởi sự dữ...". Nhờ chính bản thân chúng ta "nhận thức được" cái mảng tối nội tâm của chúng ta ấy, mà chúng ta mới tiến đến chỗ, như ngài cho biết, đó là: "Việc nhìn thấy Thiên Chúa có nghĩa là hiểu được những dự án Quan Phòng nơi những gì xẩy ra cho chúng ta". Và vì thế nên ngài mới khuyên chúng ta "hãy chộp lấy thời điểm thử thách này".

 

Về phần mình, chúng ta đã thực sự "chộp lấy thời điểm thử thách này" hay chưa? Nếu rồi, chúng ta có thực sự "hiểu được những dự án Quan Phòng nơi những gì xẩy ra cho chúng ta" hay chăng, nhất là ngay trong Mùa Đại Dịch Covid-19 càng ngày càng hung dữ lộng hành và ác nghiệt sát hại đồng loại của chúng ta hiện nay, tàn phá cả về kinh tế toàn cầu? Thật vậy, nếu chúng ta tin tưởng với tất cả ý thức rằng: "Thiên Chúa thực hiện tất cả mọi sự cho thiện ích của những ai tin vào Ngài" (Roma 8:28), thì không gì, kể cả khi chúng ta trở thành nạn nhân bị nhiễm hay bị nguy tử bởi dịch bệnh cổ vịt 19 này, nhất là khi chúng ta cần phải liều mình phục vụ nạn nhân bị nhiễm cổ vịt 19 hay đang nguy tử nào đó, có thể làm cho chúng ta sợ sệt, bất an.

 

Trái lại, "như các vị môn đệ, chúng ta sẽ cảm thấy rằng có Người ở trên tầu sẽ không có vấn đề chìm đắm. Vì quyền năng của Thiên Chúa là ở chỗ biến hết mọi sự, thậm chí là những điều xấu xa, xẩy ra cho chúng ta thành sự lành. Người mang sự thanh bình vào trong bão táp của chúng ta, vì với Thiên Chúa sự sống chẳng bao giờ chết hết".

 

2020.03.27 Preghiera in Piazza San Pietro con Benedizione Urbi et Orbi

 

 

 

Nếu cần xin xem thêm loạt bài của người viết về Mùa Đại Dịch Covid-19 ở những cái links sau đây:

Một khi Thiên Chúa thương xót nhắc nhở và cảnh báo - Đại dịch Covid-19 

Dự Báo âm u nhưng Bầu Trời vẫn tươi sáng

Đại Dịch Covid-19 sẽ đi về đâu?

 

Giáo Hội trong Thế Giới Mùa Đại Dịch Covid-19

 

Các Bài suy niệm theo Phụng Vụ của ĐTGM Ngô Quang Kiệt về Mùa Đại Dịch Covid-19 ở những cái links sau đây:

 

Sống Lại 

Lễ Truyền Tin 

Lễ Thánh Giuse Thời Covid-19