GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô: Giảng Lễ Cầu Hồn cho Các Tín Hữu Qua Đời

 

(Sau Kinh Truyền Tin CN XXXI , Lễ Các Thánh 1/11/2020, ĐTC đã báo rằng:)

"Chiều ngày mai, tôi sẽ cử hành Thánh Lễ cầu hồn cho những ai đã qua đời ở Nghĩa Trang Teutonic, một nơi an táng của Vatican Thành.

Tôi xin liên kết bản thân mình một cách thiêng liêng với những ai, trong khi tuân giữ các qui định về sức khỏe là những gì hệ trọng,

đến cầu nguyện ở gần các ngôi mộ của những người thân yêu của họ trên khắp thế giới".

 

Pope Francis during his Mass on All Souls Day

 

 

Thật vậy, nhân vật Gióp thảm hại đã hoàn tất trong cuộc hiện hữu của mình, vì bệnh nạn, với da thịt bị ghẻ lở, hầu như chết vậy, hầu như không còn xác thịt, nhân vật Gióp đã tin tưởng lên tiếng nói: "Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi hằng sống và cuối cùng tôi sẽ sống lại từ bụi đất" (Gióp 19:25). Ở vào lúc nhân vật Gióp này càng ngày càng xuống đến cùng tận thì ở đó lại được bao trùm bởi một thứ ánh sáng và nhiệt năng trấn an con người này rằng: Tôi sẽ được thấy Đấng Cứu Chuộc. Bằng con mắt này tôi sẽ nhín thấy Ngài. "Tôi sẽ nhìn thấy Ngài, đích thân tôi, mắt tôi sẽ chiêm ngưỡng Ngài chứ không phải là ai khác" (Job 19:27).

Niềm tin tưởng này, ở vào chính giây phút cuối cùng của cuộc sống, đó là niềm hy vọng Kitô giáo. Một niềm hy vọng là một ân ban: chúng ta không thể có được. Đó là một tặng ân chúng ta cần phải xin: "Lạy Chúa, xin ban cho con niềm hy vọng". Có rất nhiều điều xấu khiến chúng ta cảm thất thất vọng, khi tin rằng hết mọi sự cuối cùng rồi cũng sẽ bại hoại thôi, sau cái chết sẽ chẳng còn gì nữa... Tiếng của nhân vật Gióp lại vang vọng, vọng vang: "Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc tôi đang sống và cuối cùng tôi sẽ sống lại từ bụi đất! [...] Chính tôi sẽ nhìn thấy Ngài", bằng những con mắt này đây.

"Niềm hy vọng không gây thất vọng" (Rm 5:5), Thánh Phaolô đã nói với chúng ta như thế. Niềm hy vọng thu hút chúng ta và làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa. Tôi không thấy được đời sau, nhưng niềm hy vọng là ân ban của Thiên Chúa thu hút chúng ta tới sự sống, tới niềm vui vĩnh cửu. Niềm hy vọng là một cái neo chúng ta có được ở đầu bên kia, và chúng ta, nắm lấy sợi giây thừng, nâng đỡ lẫn nhau (xem Do Thái 6:18-20). "Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi đang sống và tôi sẽ nhìn thấy Ngài". Với câu này, hãy lập lại nó vào những lúc hân hoan cũng như những lúc bất hạnh, những lúc chết chóc.

Niềm tin này là tặng ân Chúa ban, vì chúng ta không bao giờ có thể hy vọng bằng năng lực của chúng ta. Chúng ta cần phải xin ơn ấy. Hy vọng là tặng ân nhưng không chúng ta chẳng bao giờ xứng đáng: nó được ban tặng, nó được cống hiến. Nó là một tặng ân.

Thế rồi Chúa xác định niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng không thất vọng này: "Tất cả những gì Cha Tôi ban cho Tôi sẽ đến với Tôi" (Gioan 6:37). Đó là mục đích của niềm hy vọng, là đến với Chúa Giêsu. Và "ai đến với Tôi, Tôi sẽ không loại trừ, vì Tôi từ trời xuống không phải để làm theo ý của Tôi, mà là ý của Đấng đã sai Tôi" (Gioan 6:37-38). Chúa là Đấng đón nhận chúng ta ở nơi đó, ở chỗ cắm neo. Đời sống trong niềm hy vọng là sống như vậy: nắm chắc, giây thừng trong tay, một cách vững mạnh, biết rằng cái neo ở đó. Và cái neo này không gây thất vọng, không làm thất vọng.

Hôm nay, khi nghĩ đến rất nhiều anh chị em đã ra đi, chúng ta sẽ cảm thấy bổ ích khi nhìn vào các nghĩa trang và nhìn lên. Như nhân vật Gióp mà lập lại rằng: "Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi đang sống, và tôi sẽ nhìn thấy Ngài, đích thân tôi, mắt tôi sẽ chiêm ngưỡng Ngài, chứ không phải là ai khác". Đó là sức mạnh mang lại cho chúng ta niềm hy vọng, tặng ân nhưng không này là nhân đức cậy. Xin Chúa ban nó cho tất cả chúng ta.

  

http://www.vatican.va/content/francesco/it/homilies/2020/documents/papa-francesco_20201102_omelia-defunti.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu