GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

ĐTC PHANXICÔ GIẢNG LỄ SÁNG NGÀY 24/3/2020 Ở NHÀ KHÁCH MATTA

Gioan 5: Đức Giê-su chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha

1 Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem.2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang.3 Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, (chờ cho nước động,4 vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi).5 Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm.6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không? "7 Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi! "8 Đức Giê-su bảo: "Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! "9 Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
Hôm đó lại là ngày sa-bát.

10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng! "11 Nhưng anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: "Anh hãy vác chõng mà đi! "12 Họ hỏi anh: "Ai là người đã bảo anh: "Vác chõng mà đi"? "13 Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy.14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! "15Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.17 Nhưng Đức Giê-su đáp lại: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc."18 Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.
 

 

ĐTC Phanxicô  chủ tế thánh lễ

"Đúng, tôi muốn sống, thế nhưng...."

Pope Francis prays in the chapel of Casa Santa Marta March 23, 2020. Credit: Vatican Media

"Thế nhưng tôi không thể được cứu" - "Tại sao" "Vì lỗi là lỗi của người khác". Thế là tôi cứ ở đó 38 năm ...

Chúng ta cũng hãy nghĩ đến bản thân mình, xem có bất cứ ai đang có nguy cơ rơi vào tình trạng lãnh đạm, rơi vào thứ tội trung dung này:

thứ tội trung dung ấy là thế này, là không trắng cũng chẳng đen, người ta không biết nó là gì.

 

Phụng vụ hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ về nước, nước là biểu hiệu của ơn cứu độ, vì nó là phương tiện cứu độ; tuy nhiên, nước cũng là phương tiện hủy hoại: chúng ta hãy nghĩ lại Đại Hồng Thủy mà xem.... Tuy nhiên, ở trong các Bài Đọc này thì nước mang ý nghĩa cứu độ. Trong Bài Đọc 1, nước dẫn đến sự sống, chữa trị các giòng nước của biển khơi, một thứ nước chữa lành. Và ở trong Bài Phúc Âm, có cái hồ, nơi bệnh nhân kéo nhau tới, đầy những nước, để được chữa lành, vì nó được nói rằng hễ bao giờ nước động, như nó là một con sông, mà một vị Thiên Thần từ Trời xuống khuấy lên, mà bấy giờ có ai hay những ai gieo mình xuống nước đều được khỏi. Ở đó có nhiều bệnh nhân, rất nhiều, như Chúa Giêsu nói "la liệt ở đó là cả một đám đông những người tàn tật, đui mù, què quặt, bất toại", chờ được chữa lành, đợi cho nước động. Ở đó cũng có một người bị bị bệnh đã 38 năm - 38 năm ở đó, đợi chờ được chữa lành. Điều này khiến cho người ta nghĩ rằng chẳng đời nào như thế? Hơi quá đáng... vì ai là người muốn được chữa lành như vậy lại sắp xếp để có ai đó giúp cho anh ta chứ, họ di chuyển, một cách mau lẹ, một cách khéo léo..., còn người này, 38 năm ở đó, cho đến độ anh ta bị bệnh hay chết đi cũng chẳng biết... Trông thấy anh ta nằm đó và biết được thực tại là anh ta đã ở đó trong một thời gian dài, Chúa Giêsu đã nói với anh ta rằng: "Anh có muốn được chữa lành không?" Và câu trả lời đến hay, ở chỗ, anh ta không thưa có, mà là than phiền - về bệnh tật của anh ta chăng? Không. Bệnh nhân này trả lời: "Thưa ông, tôi chẳng có ai đưa tôi xuống hồ khi nước động, rồi khi tôi đang tới thì người khác đã xuống hồ trước tôi" - một con người bao giờ cũng đến trễ. Chúa Giêsu nói với anh ta: "Anh hãy đứng lên, vác chõng mà đi". Lập tức người này được chữa lành.

Thái độ của người này khiến chúng ta suy nghĩ. Phải chăng anh ta bị bệnh? Đúng thế, có lẽ anh ta bị liệt bại làm sao ấy; cho dù anh ta có thể bước đi ti chút. Tuy nhiên, anh ta bệnh hoạn trong tâm can của anh ta; anh ta bị bệnh hoạn trong tâm hồn của anh ta; anh ta bị bệnh yếm thế; anh ta bị bệnh buồn bã; anh ta bị bệnh lãnh đạm. Thứ bệnh của con người này đó là: "Đúng, tôi muốn sống, thế nhưng....", anh ta vẫn ở đó. Tuy nhiên, câu trả lời của anh ta đáng lẽ phải như thế này: "Dạ có, tôi muốn được chữa lành". Câu trả lời của hắn cho ý của Chúa Giêsu muốn chữa lành cho anh ta đó là một lời than phiền về những người khác. Cứ thế, anh ta đã sống 38 năm than phiền người khác, và chẳng làm gì để được chữa lành.

Hôm đó là ngày Hưu Lễ: chúng ta đã nghe những gì các vị Tiến Sĩ Luật đã làm. Tuy nhiên, điểm chính yếu là ở cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu sau đó. Người tìm gặp người này trong Đền Thờ mà nói với anh ta rằng: "Này, anh đã được lành mạnh rồi nhé! Đừng có mà phạm tội nữa, để khỏi bị tệ hơn trước nữa". Con người này ở trong tội lỗi, thế nhưng anh ta đã không ở đó vị anh ta đã thực hiện một cái gì đó lớn lao - không. Tội lỗi của anh ta là tội sống còn và phàn nàn về đời sống của kẻ khác: tội buồn thảm, thứ tội là mầm mống của ma quỉ, tội có thể quyết định trên đời sống của mình, và đúng vậy, tội nhìn vào đời sống của kẻ khác để than phiền. Không phải là chỉ trích những người khác mà là than phiền những người ấy. "Những người ấy gây ra trước, tôi là nạn nhân của cuộc đời này": than phiền, những con người này hít thở toàn là những gì than phiền.

Nếu chúng ta so sánh với người mù từ lúc mới sinh, mà chúng ta đã được nghe hôm Chúa Nhật vừa rồi: anh ta đã chấp nhận việc chữa lành một cách hoan hỉ, một cách dứt khoát biết bao, và bằng một thái độ cương quyết anh ta đã bàn luận với các Vị Thông Luật! Anh ta chỉ đi đến mà cho họ biết rằng: "Đúng, đó là Người". Thế thôi. Chứ không hùa theo cuộc đời... Điều này khiến tôi nghĩ đến rất nhiều người trong chúng ta, rất nhiều Kitô hữu đang sống trong tình trạng lạnh lùng lãnh đạm, không thể làm gì khác ngoài việc than phiền đủ mọi thứ. Tính lãnh đạm là một thức độc tố, nó là một thứ sương mù vây quanh linh hồn của chúng ta và chẳng làm cho linh hồn chúng ta sống. Nó cũng là một thứ ma túy, vì khi anh chị em nếm hưởng nó thì nó thường làm cho chúng ta khoái cảm. Để rồi anh chị em cuối cùng tiến đến chỗ "ghiền buồn sầu, nghiện lãnh đạm"... Nó giống như không khí. Nó hoàn toàn là một thứ tội theo thói quen giữa chúng ta: buồn sầu, lãnh đạm, tôi không muốn nói là t1inh sầu thảm, nhưng cũng gần như là thế.

Thật là tốt nếu chúng ta đọc lại Đoạn 5 này của Phúc Âm Thánh Gioan để thấy đâu là thứ bệnh này, một thứ bệnh chúng ta có thể mắc phải. Nước là để cứu chúng ta. "Thế nhưng tôi không thể được cứu" - "Tại sao" "Vì lỗi là lỗi của người khác". Thế là tôi cứ ở đó 38 năm ... Chúa Giêsu chữa lành cho tôi: tôi không thấy phản ứng của những người khác đã được chữa lành, những người vác chõng của mình mà nhẩy nhót, mà hát hò, mà tạ ơn, mà loan truyền cho cả thế giới? Không: anh ta cứ tiếp tục. Những người khác nói cùng anh ta rằng không được làm như thế, nhưng anh ta nói: "Vị đã chữa lành tôi đã nói với tôi là được mà", và rồi anh ta cứ thế. Sau đó, thay vì anh ta đi đến với Chúa Giêsu, tạ ơn Người và tất cả mọi người thì anh ta lại báo rằng: "Chính là Người". Một đời sống nhuốm mầu sắc nâu nâu, thế nhưng cái nâu của tinh thần sự dữ này đó là thái độ lãnh đạm, rầu rĩ, buồn thảm.

Chúng ta hãy nghĩ đến nước là biểu hiệu cho sức mạnh của chúng ta, cho sự sống của chúng ta, thứ nước Chúa Giêsu sử dụng để tái sinh chúng ta, đó là Phép Rửa. Chúng ta cũng hãy nghĩ đến bản thân mình, xem có bất cứ ai đang có nguy cơ rơi vào tình trạng lãnh đạm, rơi vào thứ tội trung dung này: thứ tội trung dung ấy là thế này, là không trắng cũng chẳng đen, người ta không biết nó là gì. Và tội này được ma quỉ dùng để hủy hoại đời sống thiêng liêng của chúng ta cũng như của đời sống làm người của chúng ta.

Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được thứ tội này gớm ghê và xấu xa như thế nào.

(Sau hết, ĐTC kết thúc bằng việc Chầu Thánh Thể và Phép Lành Thánh Thể, mời gọi các tín hữu Rước Lễ Thiêng Liêng:)

CHÚA GIÊSU ƠI, CON TIN RẰNG CHÚA ĐANG HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH CỰC THÁNH NƠI BÀN THỜ.

CON KÍNH MẾN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ, VÀ CON ƯỚC MONG ĐƯỢC RƯỚC LẤY CHÚA VÀO LINH HỒN CỦA CON!

VÌ VÀO LÚC NÀY ĐÂY CON KHÔNG THỂ RƯỚC CHÚA BẰNG BÍ TÍCH, XIN CHÚA ÍT LÀ HÃY ĐẾN VỚI CÕI LÒNG CỦA CON MỘT CÁCH THIÊNG LIÊNG...

CON ẤP Ủ CHÚA NHƯ THỂ CHÚA ĐANG Ở ĐÓ, VÀ KẾT HỢP TOÀN THỂ BẢN THÂN CON VỚI CHÚA. XIN ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ CON LÌA XA CHÚA.

https://zenit.org/articles/i-thank-god-for-their-heroic-examples-pope-recalls-doctors-priests-who-gave-lives-full-text-of-morning-homily/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

Hồ Bethsaida, nơi Chúa Giêsu đã chữa một người đau liệt 38 năm

Nhóm TĐCTT trong chuyến Hành Hương Thánh Địc - Tuần Thánh Vượt Qua (12-22/4/2019) đã thăm viếng hồ này trưa hôm Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019




Một số khách hành hương, bao gồm cả mấy TĐCTT, đã xuống tận đáy hồ cạn nước này bấy giờ.

Hồ này sâu khoảng 13 mét hay 42 feet/bộ, được K. Schick khám phá ra vào năm 1888