GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Bài 21 (Phụ Thêm)

 

 Lòng Hiếu Khách Đại Kết

 

(Trong tuần lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo theo truyền thống hằng năm 18-25/1, tức cho tới Lễ Thánh Phaolô Trở Lại,

ĐTC Phanxicô đã lợi dụng để chia sẻ tiếp về Sách Tông Vụ,

dù ngài đã kết thúc vào tuần trước, vì chủ đề của Tuần Lễ Hiệp Nhất Năm 2020 là "Lòng Hiếu Khách", một lòng hiếu khách được nêu gương bởi dân Malta.

Như thế, có thể kể bài Giáo Lý về Lòng Hiếu Khách hôm nay là bài Giáo Lý bonus và là bài giáo lý có tính cách giúp Kitô hữu áp dụng thực hành Sách Tông Vụ.

Cuối bài giáo lý hôm nay ngài cũng chúc Tết Âm Lịch / Lunar New Year, chứ ngài không dùng chữ Tết Tầu / Chinese New Year, cho các quốc gia viễm đông / Far East)

 

Pope Francis on Jan. 31, 2018. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

 

Lòng hiếu khách đại kết đòi chúng ta cần phải biết tỏ ra sẵn sàng lắng nghe người khác,

chú trọng tới những diễn tiến đức tin của riêng họ,

cũng như diễn tiến nơi cộng đoàn đức tin của họ theo một truyền thống khác,

khác với truyền thống của chúng ta.

 

 

Lòng hiếu khách đại kết bao gồm cả ước vọng muốn có được trải nghiệm mà các Kitô hữu khác có được về Thiên Chúa,

và mong được lãnh nhận các tặng ân thiêng liêng xuất phát từ đó.

 

Pope Francis meets with migrants and refugees

 

Hôm nay đây, vùng biển mà Thánh Phaolô cùng với phái đoàn hải hành của ngài đã bị đắm tầu

lại trở nên một nơi nguy hiểm cho sự sống của các thành phần hải hành khác...

đôi khi họ lại gặp phải chính lòng thù hận còn tệ hại hơn nữa của con người... vào hôm nay đây

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Bài giáo lý hôm nay hợp với Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo. Đề tài năm nay là đề tài về lòng hiếu khách, một lòng hiếu khách được các cộng đồng Malta và Gozo tỏ hiện, ở đoạn Sách Tông Vụ nói về lòng hiếu khách của dân cư ở Malta đối với Thánh Phaolô cũng như đối với phái đoàn của ngài, bị đắm tầu như ngài. Thật ra tôi đã đề cập đến tình tiết này ở bài giáo lý cách đây 2 tuần.

Bởi thế, chúng ta lại bắt đầu từ trải nghiệm thê thảm của biến nạn đắm tầu. Con tầu mà Thánh Phaolô đang hải hành bấy giờ gặp nguy khốn, gây ra bởi thiên nhiên. Họ đã bị trôi dạt trên biển cả 14 ngày, và phái đoàn hải hành này cảm thấy bị lạc mất định hướng, bởi không thấy mặt trời hay trăng sao gì hết. Dưới biển thì con tầu bị sóng xô dữ dội, đến nỗi họ cảm thấy con tầu sẽ bị vỡ ra trước sức tấn công của sóng biển. Bên trên thì gió mưa quật nhào xuống họ. Cuồng năng của cả biển khơi cùng với bão tố thật là khủng khiếp mãnh liệt và tỏ ra dưng dưng lãnh đạm đối với số mạng của đoàn người hải hành, chừng trên 260 người!

Tuy nhiên, Thánh Phaolô, vị biết được số mệnh không xẩy ra như thế, đã lên tiếng nói. Đức tin bảo cho ngài biết rằng sự sống của ngài ở trong tay Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu phục sinh từ trong kẻ chết, và là Đấng đã kêu gọi ngài là Phaolô mang Phúc Âm đến tận cùng trái đất. Đức tin cũng cho ngài biết rằng Thiên Chúa, theo những gì Chúa Giêsu đã tỏ cho ngài, là một Người Cha yêu thương. Bởi thế, Thánh Phaolô đã hướng tới phái đoàn hải hành của ngài, và được tác động bởi đức tin, ngài đã loan báo cho họ biết rằng Thiên Chúa sẽ không để cho một sợi tóc nào ở trên đầu của họ bị mất đi.

Lời tiên báo này đã trở thành hiện thực khi con tầu bị mắc cạn ở duyên hải Malta, và tất cả mọi người trong phái đoàn đều vào đất liền được an toàn và lành mạnh. Thế rồi ở đó họ cảm thấy một cái gì đó mới lạ. Ngược lại với biển cả bão tố tàn bạo dữ dội, họ đã nhận được chứng từ về "tấm lòng tử tế ngoại thường" nơi cư dân của Hải đảo này. Những con người ấy, xa lạ với họ, đã tỏ ra quan tâm đến các nhu cầu của họ. Những người cư dân ấy đã đốt lửa lên để sưởi ấm họ; những cư dân này còn cống hiến cho họ chỗ cư trú tránh mưa cùng với lương thực để ăn. Cho dù những cư dân này chưa nhận được Tin Mừng của Chúa Kitô, họ cũng đã tỏ ra tình yêu thương của Thiên Chúa qua các hành động cụ thể tốt lành của họ. Thật vậy, lòng hiếu khách tự phát và các cử chỉ chăm sóc là những gì truyền đạt một cái gì đó về tình yêu của Thiên Chúa. Và lòng hiếu khách của cư dân trên hải đảo Malta đã được bù đắp bằng những phép lạ chữa lành, do Thiên Chúa thực hiện qua Thánh Phaolô trên Hải đảo này. Bởi thế, nếu dân chúng ở Malta là một dấu hiệu Quan phòng của Thiên Chúa đối với vị Tông Đồ này, thì ngài cũng là chứng nhân cho tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ vậy.

Anh chị em rất thân mến, lòng hiếu khách là điều quan trọng, và nó cũng là một nhân đức đại kết quan trọng nữa. Trước hết, đó là nhìn nhận những anh chị em Kitô hữu khác thực sự là anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô. Chúng ta là anh chị em của nhau. Người nào đó có thể nói cùng anh chị em rằng: "Thế nhưng họ là người Tin lành, họ là người Chính Thống giáo...". Đúng thế, nhưng chúng ta đều là anh chị em trong Chúa Kitô. Đó không phải là một tác hành quảng đại một chiều, vì khi chúng ta tiếp đãi các Kitô hữu khác, là chúng ta đón nhận họ như là một tặng vật được trao cho chúng ta. Như cư dân Malta - những cư dân Malta tốt lành ấy - chúng ta được bù đắp, vì chúng ta nhận được những gì Thánh Linh đã gieo nơi những người anh chị em này của chúng ta, và điều ấy đã trở thành một tặng ân cho cả chúng ta nữa, vì Thánh Linh cũng gieo rắc ân sủng của Ngài ở khắp mọi nơi. Việc đón nhận Kitô hữu thuộc truyền thông khác, trước hết, nghĩa là chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với họ, vì đều là con cái của Thiên Chúa - anh chị em của chúng ta -, hơn thế nữa, có nghĩa là lãnh nhận những gì Thiên Chúa đã làm trong đời sống của họ. Lòng hiếu khách đại kết đòi chúng ta cần phải biết tỏ ra sẵn sàng lắng nghe người khác, chú trọng tới những diễn tiến đức tin của riêng họ, cũng như diễn tiến nơi cộng đoàn đức tin của họ theo một truyền thống khác, khác với truyền thống của chúng ta. Lòng hiếu khách đại kết bao gồm cả ước vọng muốn có được trải nghiệm mà các Kitô hữu khác có được về Thiên Chúa, và mong được lãnh nhận các tặng ân thiêng liêng xuất phát từ đó. Đó là một ân ban; việc khám phá như thế là một tặng ân. Tôi nghĩ về quá khứ, về quê hương của tôi chẳng hạn. Khi có một số anh chị em thừa sai Tin Lành xuất hiện, thì một nhóm nhỏ Công giáo kéo nhau đến đốt lều của họ. Không thể chấp nhận được điều này; đó không phải là Kitô hữu. Chúng ta là anh chị em, tất cả chúng ta đều là anh chị em, và chúng ta cần phải tỏ lòng hiếu khách với nhau.

Hôm nay đây, vùng biển mà Thánh Phaolô cùng với phái đoàn hải hành của ngài đã bị đắm tầu lại trở nên một nơi nguy hiểm cho sự sống của các thành phần hải hành khác. Trên khắp thế giới, thành phần di dân nam nữ đang phải đương đầu với các cuộc hành trình liều lĩnh để thoát khỏi bạo lực, thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi nghèo khổ. Như Thánh Phaolô và phái đoàn hải hành của ngài, họ cảm thấy tính chất dửng dưng lãnh đạm, lòng hận thù của sa mạc, của sông ngòi, của biển khơi... Rất nhiều lần họ đã không được phép lên bờ ở các hải cảng. Thế nhưng, bất hạnh thay, đôi khi họ lại gặp phải chính lòng thù hận còn tệ hại hơn nữa của con người; những tay tội ác buôn người khai thác họ: vào hôm nay đây! Có một số nhà cai trị đối xử với họ như là những con số và như là một mối đe dọa: vào hôm nay đây! Đôi khi thái độ bất thiện cảm đã loại trừ họ như là một cơn sóng xô họ trở về với những gì là nghèo khổ hay nguy hiểm mà họ đã muốn thoát ly.

Là Kitô hữu, chúng ta cần phải cùng nhau hoạt động để chứng tỏ cho những người di dân thấy được tình yêu thương của Thiên Chúa do Chúa Giêsu Kitô mạc khải cho thấy. Chúng ta có thể và cần phải minh chứng chẳng những không hận thù và lãnh đạm, mà hết mọi người đều quí báu trước nhan Thiên Chúa và được Ngài yêu thương. Những thứ chia rẽ vẫn còn tồn tại giữa chúng ta là những gì cản trở chúng ta không thể trở thành một dấu chỉ trọn vẹn về tình yêu thương của Thiên Chúa. Việc cùng nhau hoạt động để sống lòng hiếu khách đại kết này, nhất là đối với những ai sống đời dễ bị tổn thương hơn, sẽ làm cho tất cả Kitô hữu chúng ta - Tin lành, Chính thống, Công giáo, tất cả Kitô hữu - trở thành những con người tốt đẹp hơn, thành những người môn đệ tốt lành hơn, và thành một dân Kitô giáo hiệp nhất hơn. Cuối cùng nó sẽ mang chúng ta đến gần hơn với mối hiệp nhất hơn là những gì Thiên Chúa mong muốn nơi chúng ta.

(Sau bài giáo lý, ĐTC ngỏ lời chào các phái đoàn hành hương, trong đó ngài hướng về các quốc gia thuộc vùng viễn đông với lời chúc tết như sau:)

Ngày 25/1 tới đây, ở vùng Viễn Đông cũng như ở các vùng khác trên thế giới, hằng triệu triệu con người nam nữ sẽ cử hành Tân Niên Âm Lịch. Tôi xin gửi đến họ lời chào nồng ấm của tôi, nhất là chúc cho các gia đình của họ được trở thành nơi giáo dục về các nhân đức của lòng hiếu khách, của sự khôn ngoan, của lòng tôn trọng hết mọi người, và việc sống hòa hợp với thiên nhiên tạo vật.

 

https://zenit.org/articles/general-audience-on-week-of-prayer-for-christian-unity-they-showed-us-unusual-kindness-acts-28-2/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu