GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019
ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 3
Phúc cho ai than khóc
một nỗi sầu thương nội tâm dẫn đến mối liên hệ với Chúa và với tha nhân - đến mối liên hệ mới mẻ với Chúa và với tha nhân.
một gương mặt dần dìa nước mắt thì tuyệt vời khôn tả
Xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết yêu thương một cách dồi dào, yêu thương với một nụ cười,
bằng việc cận kề, bằng việc phục vụ cũng như bằng những giọt nước mắt.
Xin chào anh chị em thân mến!
Chúng ta đã thực hiện cuộc hành trình theo các Mối Phúc Thật, và hôm nay chúng ta dừng lại ở phúc thứ hai: "Phúc cho những ai than khóc, vì họ sẽ được an ủi"
Theo tiếng Hy Lạp mà Phúc Âm được viết ra thì Mối Phúc Thật này được diễn tả bằng một động từ không ở thể thụ động - thật vậy, Phước Nhân này không chịu đựng việc than khóc - mà là ở thể chủ động: họ bị hoạn nạn. Họ than khóc ở bên trong. Đó là thái độ trở nên tâm điểm của linh đạo Kitô giáo và là thái độ đã được các Vị Tổ Phụ Tu Rừng, những đan sĩ đầu tiên trong lịch sử, gọi là "penthos", một nỗi sầu thương nội tâm dẫn đến mối liên hệ với Chúa và với tha nhân - đến mối liên hệ mới mẻ với Chúa và với tha nhân.
Trong Thánh Kinh, việc khóc than này có khai khía cạnh: trước hết là khóc than vì người chết hay khổ đau về một ai đó. Khía cạnh kia là khóc lóc vì tội lỗi - vì tội lỗi của bản thân nình, khi tấm lòng rỉ máu bởi đã xúc phạm đến Thiên Chúa và đến tha nhân của mình. Bởi thế mà nó là những gì liên quan tới người khác đến độ gắn bó mình với họ trong việc chia sẻ nỗi đớn đau của họ. Có những con người vẫn sống xa cách biết quay gót trở lại. Trái lại, thật là hệ trọng về những con người khác làm cho lòng chúng ta đau nhức.
Tôi đã thường nói đến tặng ân khóc lóc, và nó là một tặng ân cao quí biết bao (Cf. Post-Synodal Apostolic Exhortation Christus Vivit, 76; Address to Young People of Saint Thomas University, Manila, January 18, 2015; Homily on Ash Wednesday, February 18, 2015). Một con người yêu thương có thể tỏ ra lạnh lùng được chăng? Một con người yêu thương có thể nào lại không biết hành sử, lại không có phận sự? Chắc chắn là không; có thành phần sầu đau để an ủi, thế nhưng đôi khi cũng có những kẻ được an ủi bị sầu đau, để tái khơi dậy nơi con người bất khả cảm kích ấy trước nỗi đớn đau của kẻ khác.
Việc khóc thương, chẳng hạn, là một đường lối cay đắng, thế nhưng nó có thể trở thành hữu dụng trong việc mở mắt nhìn đời và nhìn thấy được cái giá trị linh thánh bất khả thay thế của từng người, và trong lúc ấy người ta mới nhận ra rằng thời gian ngắn ngủi biết bao.
Còn một ý nghĩa nữa nơi Mối Phúc có tính chất mâu thuẫn này, đó là khóc than vì tội lỗi. Ở đây cần phải phân biệt như thế này: có những con người tỏ ra tức giận vì họ sai lầm, nhưng đó là thái độ kiêu hãnh. Trái lại, có những người khóc than vì thiệt hại đã gây ra, vì bỏ qua không làm việc lành, vì phản bội lại với mối liên hệ với Thiên Chúa. Có cả nỗi sầu đau bởi không được yêu thương, một nỗi sầu đau xuất phát từ việc ấp ủ đời sống của những người khác trong lòng. Ở đây người ta than khóc vì họ không đáp ứng Chúa, Đấng yêu thương chúng ta quá nhiều, và ý nghĩ làm cho người ta cảm thấy buồn bởi họ đã bỏ qua không hành thiện. Đó là cảm quan về tội lỗi. Họ nói: "Tôi đã làm tổn thương người tôi thương yêu", và điều này làm cho người ta cảm thấy đớn đau đến rơi lệ. Chúc tụng Thiên Chúa nếu có được những giọt nước mắt ấy!
Đây là vấn đề về những lỗi lầm của con người cần phải đối diện - khó khăn nhưng quan trọng. Chúng ta nghĩ đến những giọt nước mắt của Thánh Phêrô, những giọt lệ đã dẫn ngài đến một tình yêu mới mẻ và chân thật hơn nhiều: nó là một thứ than khóc thanh tẩy, canh tân. Thánh Phêrô đã nhìn Chúa Giêsu và đã khóc: cõi lòng của ngài đã được đổi mới. Khác với Giuđa, con người không chấp nhận lầm lỗi của mình, và khốn thay đã đi đến chỗ tự vẫn. Đó là tặng ân Thiên Chúa ban cho để hiểu được tội lỗi; đó là một tác động của Thánh Linh. Tự mình, chúng ta không thể nào hiểu được tội lỗi. Đó là một ân sủng chúng ta cần phải cầu nguyện. Lạy Chúa, xin cho con hiểu được sự dữ con đã làm và sự dữ con có thể gây ra. Đó là một tặng ân rất cao cả, và sau khi hiểu được như thế thì mới có thể than khóc theo lòng thống hối.
Một trong những vị đan sĩ thuở ban đầu là Thánh Ephrem người Syria, nói rằng một gương mặt dầm dìa nước mắt thì tuyệt vời khôn tả (Cf. Ascetic Address). Vẻ đẹp của lòng thống hối, vẻ đẹp của việc khóc than, vẻ đẹp của việc ăn năn! Bao giờ cũng thế, đời sống Kitô hữu thể hiện tuyệt vời nhất ở nơi lòng thương xót. Ai chấp nhận nỗi đớn đau liên hệ với tình yêu là người khôn ngoan và có phúc, vì họ sẽ nhận được niềm an ủi của Thánh Linh, đó là niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và là Đấng chỉnh sửa. Thiên Chúa bao giờ cũng thứ tha: chúng ta đừng quên điều ấy. Thiên Chúa luôn tha thứ, cho dù là những tội ghê rợn nhất, bao giờ cũng thế. Vấn đề là ở nơi chúng ta, thành phần cảm thấy mệt mỏi trong việc xin tha thứ. Chúng ta khép kín bản thân mình lại và không xin cho được ơn thứ tha. Đó là vấn đề, nhưng Ngài vẫn có đó để tha thứ. Nếu chúng ta luôn nhớ rằng Thiên Chúa "không xử với ta như ta đáng tội, cũng không trả oán cho ta theo lỗi của ta" (Thánh Vịnh 103:10), thì chúng ta sống trong lòng thương xót và trong nỗi cảm thương, và tình yêu hiện lên trong chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết yêu thương một cách dồi dào, yêu thương với một nụ cười, bằng việc cận kề, bằng việc phục vụ cũng như bằng những giọt nước mắt.
https://zenit.org/articles/holy-fathers-february-12-general-audience-full-text/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết
nhấn mạnh tự ý bằng mầu