GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 6

 

 Phúc cho ai có lòng thanh sạch...

 

Pope Francis during his weekly General Audience

 

Khi mà cõi lòng ngu muội và chậm chạp thì không thấy được những sự việc. Các sự việc được nhìn thấy như bị mây mù....

Để nhìn thấy Thiên Chúa thì không cần phải đổi kính, hay đổi vị trí quan sát,

hoặc đổi các tác giả thần học dạy cho biết cách thức:

mà là ở chỗ cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó! Chỉ có cách đó thôi.

 

Pope Francis gives his general audience address in the apostolic palace April 1, 2020. Credit: Vatican Media.

 

Trận chiến giá trị nhất đó là trận chiến chống lại với những giả dối nội tâm xuất phát từ tội lỗi của chúng ta.

Vì tội lỗi là những gì thay đổi cái nhìn nội tâm của con người ta, thay đổi việc đánh giá các sự vật/việc,

khiến con người ta thấy các sự vật/việc không đúng, hay ít là không đúng lắm.

 

 

Việc thanh tẩy nội tâm này bao hàm việc nhận thức được cái phần nơi cõi lòng đang bị chi phối bởi sự dữ...

Việc nhận ra cái phần dễ sợ này, một khu vực được sự dữ bủa vây

- thì hãy học biết nghệ thuật luôn để cho mình được Thánh Linh dạy dỗ và dẫn dắt.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta cùng nhau đọc Mối Phúc thứ 6, một mối phúc chất chứa lời hứa được thị kiến Thiên Chúa, và điều kiện cần phải có là một tấm lòng tinh tuyền.

 Thánh Vịnh đã nói: "Cõi lòng con lập lại lời mời gọi của Chúa là 'Hãy tìm kiếm dung nhan của Ta!' Vâng lạy Chúa, con tìm kiếm dung nhan Chúa'. Xin Chúa đừng ẩn mặt đi khỏi con" (27:8-9).

Giọng điệu này cho thấy lòng khao khát một mối liên hệ riêng tư với Thiên Chúa, chứ không có tính cách máy móc, không có tính cách như thể mờ ảo hão huyền, không: mà là một cách riêng tư, một tính cách cũng được Sách Ông Gióp cho thấy như là một dấu hiệu về một mối liên hệ chân thành. Sách Ông Gióp viết như thế này: "Tôi đã nghe thấy Chúa bằng đôi tai, thế nhưng giờ đây mắt tôi được thấy Ngài" (42:5). Tôi thường nghĩ rằng đó là cách thức sống, cách thức chúng ta liên hệ với Thiên Chúa. Chúng ta biết Thiên Chúa bằng cách nghe đồn, thế nhưng, với cảm nghiệm của mình, chúng ta cứ thế mà tiến, cuối cùng chúng ta được trực tiếp biết Ngài, nếu chúng ta trung thành.... Đó là tính chất chín mùi về Thần Linh.

Làm sao người ta có thể tiến đến chỗ thân tình này, đến chỗ nhận biết Ngài bằng cặp mắt ngắm chứ? Chúng ta có thể nghĩ đến 2 môn đệ về Emmau chẳng hạn, những con người có Chúa đi kề bên đó, "nhưng mắt của họ vẫn không nhận ra Người" (Luca 24:16). Chúa sẽ mở mắt cho họ ở cuối một cuộc hành trình mà tột đỉnh là việc bẻ bánh và khởi đầu là một lời khiển trách: "Ôi những con người ngu muội, lòng dạ chậm tin tất cả những gì đã được các vị tiên tri nói tới!" (Luca 24:25). Đó là lời khiển khách vào lúc khởi điểm. Đó là nguồn gốc của nỗi khát khao của họ, ở chỗ trí ngu muội và lòng chậm tin. Khi mà cõi lòng ngu muội và chậm chạp thì không thấy được những sự việc. Các sự việc được nhìn thấy như bị mây mù. Sự khôn ngoan của Mối Phúc này ở đây là để có thể chiêm ngưỡng thì cần phải đi vào chính bản thân mình và giành chỗ cho Thiên Chúa, vì, như Thánh Âu Quốc Tinh nói, "Thiên Chúa còn thâm sâu hơn cả chính bản thân con" ("interior intimo meo" - Tự Thú III,6,11). Để nhìn thấy Thiên Chúa thì không cần phải đổi kính, hay đổi vị trí quan sát, hoặc đổi các tác giả thần học dạy cho biết cách thức: mà là ở chỗ cần phải giải thoát cõi lòng cho khỏi các thứ giả dối của nó! Chỉ có cách đó thôi. Mức độ chín mùi trên hết đó là khi chúng ta nhận thức được rằng kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta thường ẩn nấp trong cõi lòng của chúng ta.

Trận chiến giá trị nhất đó là trận chiến chống lại với những giả dối nội tâm xuất phát từ tội lỗi của chúng ta. Vì tội lỗi là những gì thay đổi cái nhìn nội tâm của con người ta, thay đổi việc đánh giá các sự vật/việc, khiến con người ta thấy các sự vật/việc không đúng, hay ít là không đúng lắm. Bởi thế mà cần phải hiểu ý nghĩa của "tính chất tinh tuyền của cõi lòng". Để thực hiện được như vậy thì người ta cần phải nhớ rằng, đối với Thánh Kinh, cõi lòng không phải chỉ ở những cảm xúc, mà là nơi thâm sâu nhất của con người, là nội cung của bản thân con người - điều này được dựa vào tâm thức có tính cách thánh kinh. Cũng Phúc Âm Thánh Mathêu có câu: "Nếu ánh sáng trong các con là bóng tối thì lại càng tối tăm biết bao!" (6:23). "Ánh sáng" này là ánh mắt của cõi lòng, là phối cảnh, là tổng hợp, là điểm nhận định về thực tại (Cf. Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 143).

Tuy nhiên, đâu là ý nghĩa của một cõi lòng "tinh tuyền"? Ai có cõi lòng tinh tuyền thì sống trước nhan Thiên Chúa, lưu giữ trong lòng những gì xứng đáng nơi mối liên hệ với Ngài; chỉ có thế họ mới có được một đời sống thân mật, "hiệp nhất" - thẳng băng, không nhăn nhó nhưng đơn thành. Thế nên, cõi lòng được tinh tuyền là thành quả của một tiến trình bao hàm cả việc giải phóng lẫn từ bỏ. Sự tinh tuyền của cõi lòng không xuất phát đúng y như thế; họ đã sống một cách đơn thuần nội tâm, biết từ bỏ sự dữ nơi bản thân mình, điều được Thánh Kinh gọi là thứ cắt bì tâm can (Cf. Deuteronomy 10:16; 30:6; Ezekiel 44:9; Jeremiah 4:4). Việc thanh tẩy nội tâm này bao hàm việc nhận thức được cái phần nơi cõi lòng đang bị chi phối bởi sự dữ. - "Thưa cha, cha biết là con cảm thấy như vậy, con nghĩ như thế, con trông thấy như vậy và đó là những gì dễ sợ": việc nhận ra cái phần dễ sợ này, một khu vực được sự dữ bủa vây - thì hãy học biết nghệ thuật luôn để cho mình được Thánh Linh dạy dỗ và dẫn dắt. Cách thức của những cõi lòng bệnh hoạn, của những cõi lòng tội lỗi, của những cõi lòng không thể thấy được rõ ràng các sự vật/việc là vì nó đang ở trong tội lỗi; một cõi lòng tràn đầy ánh sáng là công cuộc của Thánh Linh. Ngài là Đấng hướng dẫn cuộc hành trình này đến chỗ hoàn trọn. Vậy đấy, nhờ cuộc hành trình này của cõi lòng mà chúng ta tiến đến chỗ "thấy Thiên Chúa".

Nơi Phúc Kiến đây có một chiều kích cánh chung sau này, như ở trong tất cả mội Mối Phúc, đó là niềm vui Nước Trời là nơi chúng ta đang tiến đến. Tuy nhiên, nó còn có một chiều kích khác nữa, đó là việc nhìn thấy Thiên Chúa có nghĩa là hiểu được những dự án Quan Phòng nơi những gì xẩy ra cho chúng ta, nghĩa là nhận biết sự hiện diện của Người nơi các Bí Tích, sự hiện diện của Người nơi những người anh em, nhất là nơi người nghèo khổ và đau khổ, và nghĩa là nhận biết Người ở những nơi Người tỏ mình ra (Cf. Catechism of the Catholic Church, 2519).

Mối Phúc này, một cách nào đó, là hoa trái của các mối phúc trước nó, ở chỗ, nếu chúng ta cảm thấy khát khao sự thiện đang ở trong chúng ta, và nhận ra rằng chúng ta đang sống bởi lòng thương xót, thì cuộc hành trình giải phóng đã được bắt đầu, một cuộc hành trình kéo dài suốt cả cuộc đời của chúng ta và dẫn chúng ta đến Nước Trời. Nó là một công cuộc quan trọng, một công cuộc được Thánh Thần thực hiện, nếu chúng ta để Ngài làm việc này, nếu chúng ta cởi mở trước tác động của Thánh Linh. Thế nên, chúng ta có thể nói rằng nó là công việc của Thiên Chúa trong chúng ta - qua các cuộc thử thách và những việc thanh tẩy trong đời sống - để rồi, công việc này của Thiên Chúa cũng là của Thánh Linh sẽ dẫn tới một niềm vui lớn lao, một bình an đích thực. Chúng ta không được sợ hãi; chúng ta hãy mở các cửa của cõi lòng chúng ta ra cho Thánh Linh, để Ngài có thể thanh tẩy chúng ta và dẫn chúng ta tiến bước trên con đường tràn đầy niềm vui này.

 

https://zenit.org/articles/pope-let-god-purify-our-hearts-experience-fullness-of-joyfull-text-of-general-audience/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu