GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Thời Dịch Bệnh Toàn Cầu 2020

 

 Bài 3: Vi Khuẩn Bất Công Xã Hội - Chữa Trị: Quan Tâm Đặc Biệt Người Nghèo

 

Pope Francis gives his general audience address in the library of the Apostolic Palace Aug. 19. Credit: Vatican Media

 

Chứng dịch bệnh này đã phơi bày ra tình trạng khốn khổ của người nghèo,

cùng với tình trạng bất bình đẳng sâu nặng đang ngự trị thế giới này.

Con vi khuẩn ấy, trong khi nó không phân biệt con người ta, thì lại cho thấy,

trên con đường tàn phá của nó, cả những gì là bất bình đẳng và kỳ thị sâu nặng nữa.

Và nó lại càng làm trầm trọng thêm những tình trạng bất bình đẳng và kỳ thị này!

 

Pope Francis during the General Audience

 

Việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện.

Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này,

thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống.

Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn,

đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ,

và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội.

 

 

Trong việc đáp ứng chữa lành nhị diện này có một chọn lựa, theo Phúc Âm, không thể bỏ qua,

đó là việc quan tâm hơn đến người nghèo - the preferential option for the poor.

Đó không phải là một chọn lựa về chính trị; cũng không phải là một chọn lựa theo ý hệ chủ nghĩa, một chọn lựa đảng phái... không.

Việc quan tâm hơn đến người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Vị đầu tiên thực hiện điều này là Chúa Giêsu

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Chứng dịch bệnh này đã phơi bày ra tình trạng khốn khổ của người nghèo, cùng với tình trạng bất bình đẳng sâu nặng đang ngự trị thế giới này. Con vi khuẩn ấy, trong khi nó không phân biệt con người ta, thì lại cho thấy, trên con đường tàn phá của nó, cả những gì là bất bình đẳng và kỳ thị sâu nặng nữa. Và nó lại càng làm trầm trọng thêm những tình trạng bất bình đẳng và kỳ thị này!

Bởi thế, việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện. Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này, thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn, đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ, và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội. Trong việc đáp ứng chữa lành nhị diện này có một chọn lựa, theo Phúc Âm, không thể bỏ qua, đó là việc quan tâm hơn đến người nghèo - the preferential option for the poor (see Apostolic Exhortation Evangelii gaudium [EG], 195). Đó không phải là một chọn lựa về chính trị; cũng không phải là một chọn lựa theo ý hệ chủ nghĩa, một chọn lựa đảng phái... không. Việc quan tâm hơn đến người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Vị đầu tiên thực hiện điều này là Chúa Giêsu; chúng ta đã nghe thấy thế nơi bài đọc từ Thư gửi Kitô hữu Corinto ở đầu buổi giáo lý này. Vì Người là Đấng giầu sang, nhưng đã trở thành nghèo khó để làm cho chúng ta nên giầu sang. Người đã biến mình thành một con người như chúng ta, và chính vì thế mà việc chọn lựa ấy mới là trọng tâm của Phúc Âm, là tâm điểm của việc Chúa Giêsu rao giảng.

Chính Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa, đã tước lột chính bản thân mình, biến mình trở thành giống như con người; Người đã không chọn một đời sống ưu việt, nhưng đã chọn thân phận của một người tôi tớ (cf. Phil 2:6-7). Người đã hủy hoại chính bản thân mình, bằng việc biến mình thành một kẻ làm tôi. Người đã được hạ sinh từ một gia đình hèn kém, và đã làm việc như một thủ công viên. Mở đầu cho việc giảng dạy của mình, Người đã loan báo rằng người nghèo là thành phần có phúc trong Vương Quốc của Thiên Chúa (cf. Mt 5:3; Lk 6:20; EG, 197). Người đã ở giữa thành phần bệnh nhân, thành phần nghèo khổ, thành phần bị tẩy chay, để cho họ thấy được tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa (cf. Catechism of the Catholic Church, 2444). Nhiều lần Người đã bị cho là một con người nhơ nhớp, vì Người gần gũi với những kẻ bệnh nạn tật nguyện, với những kẻ bị cùi hủi..., mà theo luật của thời ấy, thì việc giao tiếp này khiến con người ta ra nhơ nhớp. Người đã bất chấp để được gần gũi với người nghèo.

Do đó, thành phần môn đệ của Chúa Giêsu cần phải tỏ mình ra, ở chỗ gần gũi với người nghèo, những ai bé mọn, những người bệnh hoạn và những phạm nhân tù ngục, những ai bị loại trừ và những người bị lãng quên, những kẻ không có của ăn áo mặc (cf. Mt 25:31-36; CCC, 2443). Chúng ta có thể đọc lại tiêu chuẩn tỏ tường này, những tiêu chuẩn mà theo đó chúng ta sẽ bị phán xét. Ở đoạn 25 Phúc Âm Thánh Mathêu. Đó là một tiêu chuẩn chính yếu về tính chất đích thực Kitô giáo (cf. Gal 2:10; EG, 195). Một số người lầm lẫn nghĩ rằng lòng ưu ái người nghèo này là công việc dành cho một thiểu số nào đó thôi, nhưng nó thực sự lại là sứ vụ của toàn thể Giáo Hội, như Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định (cf. St. John Paul II, Sollicitudo rei socialis, 42).  "Mỗi một Kitô hữu và hết mọi cộng đồng đều được kêu gọi trở thành dụng cụ của Thiên Chúa trong việc giải phóng và thăng tiến xã hội người nghèo" (EG, 187).

Đức tin, đức cậy và đức mến cần phải thúc đầy chúng ta tiến tới với mối ưu tiên đối với những ai nghèo nàn thiếu thốn nhất ấy [See Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction on some aspects of “Liberation Theology”, (1984), 5.], một ưu tiên vượt ra ngoài cả việc trợ giúp cần thiết nữa (cf. EG, 198). Thật vậy, nó bao hàm việc cùng nhau bước đi, để mình được họ phúc âm hóa, thành phần cảm thấy rõ một Đức Kitô khổ đau, để mình "bị nhiễm lây" cái cảm nghiệm cứu độ của họ, sự khôn ngoan và tính sáng tạo của họ (see ibid). Việc chia sẻ với người nghèo nghĩa là làm cho nhau được trở nên phong phú. Nếu xẩy ra có những cơ cấu xã hội bệnh hoạn, cản trở chúng tiến tới một tương lai mong ước, thì chúng ta cần phải cùng nhau hoạt động để chữa lành chúng, để thay đổi chúng (see ibid, 195). Chúng ta được thúc đẩy làm như thế bởi tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta quá sức (see Jn 13:1), và là Đấng tiến đến các vùng biên giới, đến các nơi bờ mép, đến những chốn cùng tận của cuộc sống. Việc biến các nơi xa xôi hẻo lành thành trung tâm điểm nghĩa là việc chúng ta tập trung đời sống của mình vào Chúa Kitô, Đấng "đã biến mình thành nghèo khó" vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên phong phú, như chúng ta đã nghe, "bằng cái nghèo khó của Người" (2Cor 8:9) [Benedict XVI, Address at the Inaugural Session of the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean (13 May 2007).]

Tất cả chúng ta đều tỏ ra lo lắng về các hậu quả về xã hội gây ra bởi dịch bệnh này. Tất cả chúng ta. Nhiều người muốn trở lại với những gì là bình thường, và tái tấu các hoạt động về kinh tế. Thật sự là thế, tuy nhiên, "cái bình thường" này lại không thể bao gồm cả những gì là bất công về xã hội và những gì làm suy thoái môi sinh. Dịch bệnh này là một thứ khủng hoảng, và chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này giống như trước đó: một là chúng ta thoát ra khá hơn, hay là chúng ta thoát ra tệ hơn. Chúng ta cần phải thoát ra khỏi đó tốt hơn, trong việc đối đầu với bất công xã hội và tình trạng tác hại môi sinh. Ngày nay, chúng ta có cơ hội để xây dựng nên một cái gì đó khác biệt. Chẳng hạn, chúng ta có thể nuôi dưỡng một nền kinh tế phát triển toàn diện cho người nghèo, chứ không phải chỉ trợ giúp thôi. Nói như thế tôi không cố ý lên án việc trợ giúp: cứu trợ là những gì quan trọng. Tôi đang nghĩ đến thành phần tình nguyện viên, một trong những cơ cấu hay nhất của Giáo Hội Ý quốc.

Đúng thế, việc cứu trợ là như thế, nhưng chúng ta cần phải đi xa hơn nữa, trong việc giải quyết những vấn đề khiến chúng ta ra tay cứu trợ. Một nến kinh tế mà không sử dụng đến các phương dược chữa trị thì thật ra là một xã hội đầu độc mà thôi, chẳng hạn như lợi lộc không được liên kết với tiêu chuẩn việc làm xứng đáng (see EG, 204). Thứ lợi lộc này tách khỏi nền kinh tế thực sự, một nền kinh tế cần phải mang lại lợi ích cho chung dân chúng (see Encyclical Laudato si’ [LS], 109), ngoài ra, có những lúc nó còn tỏ ra dửng dưng lạnh lùng với tình trạng tác hại gây ra cho ngôi nhà chung của chúng ta nữa. Mối quan tâm ưu tiên cho người nghèo này, nhu cầu có tính cách đạo đức xã hội xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa này (cf.  LS, 158), là những gì tác động chúng ta suy nghĩ và phác họa ra một nền kinh tế lấy con người ta, nhất là những ai hèn kém nhất, làm trung tâm điểm. Nó cũng phấn khích chúng ta phác họa việc chữa trị các thứ vi khuẩn, bằng việc ưu ái những ai nghèo khổ thiếu thốn nhất. Thật là đáng buồn khi thuốc chủng ngừa Covid-19 chỉ ưu tiên cho thành phần giầu có nhất! Thật là đáng buồn khi thuốc chủng ngừa này trở thành sở hữu của quốc gia này hay quốc kia kia, hơn là toàn cầu và cho chung tất cả mọi người. Thất là tệ hại biết bao khi mà tất cả mọi trợ giúp về kinh tế chúng ta đang thấy xẩy ra - hầu hết là tiền của chung - được tập trung vào việc phục hồi những ngành kỹ nghệ, chứ không đóng góp cho việc bao gồm cả những ai bị loại trừ, bao gồm việc thắng tiến thành phần hèn kém nhất, cho công ích hay cho việc chăm sóc thiên nhiên tạo vật (ibid). Có những tiêu chuẩn chọn lựa để biết đâu là những ngành kỹ nghệ cần phải được giúp đỡ: đó là những tiêu chuẩn nào góp phần vào việc bao gồm những ai bị loại trừ, vào việc thăng tiến kẻ hèn mọn nhất, vào công ích và vào việc chăm sóc cho thiên nhiên tại vật. Bốn tiêu chuẩn tất cả.

Nếu vi khuẩn này đã gia tăng trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và những ai yếu mềm dễ bị tổn thương, thì chúng ta cần phải làm đổi thay thế giới ấy. Theo gương Chúa Giêsu, vị y sĩ của tình yêu thần linh toàn diện, tức là của việc chữa lành cả thế lý, xã hội và tâm linh (xem Jn 5:6-9) - như việc chữa lành ấy được Chúa Giêsu thực hiện - chúng ta cần phải bắt tay ngay lúc này đây, để chữa lành những thứ dịch bệnh gây ra bởi các thứ vi khuẩn tí ti, vô hình, cũng như để chữa lành những thứ vi khuẩn gây ra bởi những thứ bất công sâu nặng và hữu hình. Tôi mong muốn rằng điều này được thực hiện, bằng cách bắt đầu từ tình yêu của Thiên Chúa, lấy những vùng ngoại biên làm tâm điểm, và ưu tiên cho kẻ rốt bét. Đừng quên tiêu chuẩn chúng ta sẽ bị phán xét, ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25. Chúng ta hãy mang tiêu chuẩn này ra thực hành trong việc phục hồi lại từ dịch bệnh này. Một thế giới lành mạnh hơn sẽ là những gì khả dĩ, nếu bắt đầu từ đức mến thực tiễn này - như Phúc Âm dạy - một đức mến được gắn kết với đức cậy và dựa vào đức tin. Bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này tệ hơn. Xin Chúa giúp chúng ta, và ban cho chúng ta sức mạnh để thoát ra một cách tốt đẹp hơn, bằng việc đáp ứng với các nhu cầu của thế giới chúng ta hiện nay. Xin cám ơn anh chị em.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200819_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

Tóm Lược bài Giáo Lý:

 

1- Chứng dịch bệnh này đã phơi bày ra tình trạng khốn khổ của người nghèo, cùng với tình trạng bất bình đẳng sâu nặng đang ngự trị thế giới này;

 

2- Trong việc đáp ứng chữa lành nhị diện này có một chọn lựa, theo Phúc Âm, không thể bỏ qua, đó là việc quan tâm hơn đến người nghèo;

 

3- Một ưu tiên vượt ra ngoài cả việc trợ giúp cần thiết... Nó bao hàm việc cùng nhau bước đi, để mình được họ phúc âm hóa,... để mình "bị nhiễm lây" cái cảm nghiệm cứu độ của họ;

 

4- Việc biến các nơi xa xôi hẻo lánh thành trung tâm điểm nghĩa là việc chúng ta tập trung đời sống của mình vào Chúa Kitô;

 

5- Một nền kinh tế mà không sử dụng đến các phương dược chữa trị thì thật ra là một xã hội đầu độc...; một nền kinh tế phải lấy con người, nhất là kẻ hèn kém nhất, làm trung tâm điểm;

 

6- Dịch bệnh này là một thứ khủng hoảng, và chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này giống như trước đó: một là chúng ta thoát ra khá hơn, hay là chúng ta thoát ra tệ hơn;

 

7- Nếu vi khuẩn này đã gia tăng trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và những ai yếu mềm dễ bị tổn thương, thì chúng ta cần phải làm đổi thay thế giới ấy.