GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội
Bài 5: Vi Khuẩn Tháp Ngà Babel - Chữa Trị: Đức Tin Liên Kết Hòa Hợp
(như phủ giáo hoàng đã thông báo từ tuần trước, bắt đầu từ hôm nay, 2/9,2020, các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần sẽ ở tại Sân Tông Dinh San Damasco)
Dịch bệnh hiện nay đã đẩy mạnh tình trạng liên thuộc của chúng ta,
ở chỗ, tất cả chúng ta đều liên kết với nhau, để nên tốt hơn hay trở thành tệ hơn.
Bởi thế, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách tốt hơn trước đây,
chúng ta cần phải cùng nhau thực hiện như vậy, cùng nhau, chứ không phải là lẻ loi cô độc...
Tôi muốn nhấn mạnh đến từ ngữ liên kết này hôm nay.
Tình trạng liên thuộc của chúng ta trở thành lệ thuộc của một số vào người khác,
chúng ta đánh mất đi tình trạng hòa hợp của tình trạng liên thuộc và mối liên kết,
để rồi chúng ta bị lệ thuộc - tình trạng lệ thuộc của một số người vào một số ít, vào người khác -
làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và bị loại trừ;
làm suy yếu đi cơ cấu xã hội và tình trạng thoái hóa về môi sinh.
Ngày nay, tình đoàn kết là con đường dẫn đến thế giới thời hậu dịch bệnh,
đến việc chữa lành các thứ bệnh hoạn về tình trạng liên cá thể và xã hội.
Không còn một cách nào khác...
Dịch bệnh này là một cuộc khủng hoảng.
Chúng ta ra khỏi một cuộc khủng hoảng một là khá hơn hay là tệ hơn trước đó.
Tùy chúng ta chọn lựa.
Và tình đoàn kết thực sự là đường lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn.
Xin chào anh chị em thân mến,
Sau nhiều tháng chúng ta lại được gặp mặt nhau, hơn là chỉ trên màn ảnh. Gặp nhau trực diện. Đó là điều tốt đẹp! Dịch bệnh hiện nay đã đẩy mạnh tình trạng liên thuộc của chúng ta, ở chỗ, tất cả chúng ta đều liên kết với nhau, để nên tốt hơn hay trở thành tệ hơn. Bởi thế, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách tốt hơn trước đây, chúng ta cần phải cùng nhau thực hiện như vậy, cùng nhau, chứ không phải là lẻ loi cô độc. Cùng nhau. Không cô độc, vì không thể làm như thế được. Một là cùng nhau thực hiện, hay là không. Chúng ta cần phải cùng nhau mà làm, tất cả chúng ta, trong mối liên kết. Tôi muốn nhấn mạnh đến từ ngữ liên kết này hôm nay.
Cùng là một gia đình nhân loại, chúng ta có chung nguồn gốc ở nơi Thiên Chúa: chúng ta ở trong một ngôi nhà chung, một ngôi vườn hành tinh (the garden-planet) là nơi Thiên Chúa đã đặt chúng ta vào; và chúng ta có chung một đích nhắm trong Chúa Kitô. Thế nhưng, khi chúng ta quên đi tất cả những điều ấy, thì tình trạng liên thuộc của chúng ta trở thành lệ thuộc của một số vào người khác, chúng ta đánh mất đi tình trạng hòa hợp của tình trạng liên thuộc và mối liên kết, để rồi chúng ta bị lệ thuộc - tình trạng lệ thuộc của một số người vào một số ít, vào người khác - làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và bị loại trừ; làm suy yếu đi cơ cấu xã hội và tình trạng thoái hóa về môi sinh. Bao giờ cũng thế. Cùng một đường lối tác hành.
Bởi thế mà hiện nay nguyên tắc liên kết là những gì cần hơn bao giờ hết, như Thánh Gioan Phaolô đã dạy (cf. Sollicitudo rei socialis, 38-40). Ở trong một thế giới liên kết với nhau, chúng ta cảm thấy ý nghĩa của việc sống trong cùng một "khu làng hoàn vũ - global village"; lời diễn tả này thật đẹp phải không? Thế giới bao rộng này không là gì khác hơn là một khu làng hoàn vũ, vì hết mọi sự đều được liên kết với nhau, nhưng chúng ta lại không luôn biến tình trạng liên thuộc này thành tình đoàn kết. Cả là một cuộc hành trình dài giữa tình trạng liên thuộc với tình đoàn kết. Trái lại, lòng vị kỷ - cá nhân, quốc gia hay các phái nhóm quyền lực - cùng với tình trạng củng cố ý hệ là những gì duy trì "các cơ cấu tội lỗi" (ibid. 36).
"Chữ 'liên kết' được hiểu hơi yếu và có những lúc được hiểu một cách kém cỏi, thế nhưng, nó ám chỉ đến một điều gì đó khác hơn là một ít hành động rời rạc - tác hành lẻ tẻ khác thường - của lòng quảng đại". Hơn thế nhiều! "Nó bao gồm việc sáng tạo của một thứ tâm thức mới; một tâm thức mới nghĩ đến cộng đồng cùng với những gì là ưu tiên của sự sống, phải vượt lên trên việc chiếm hữu các sản vật bởi một thiểu số nào đó" (Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, 188). Đó là ý nghĩa của "mối liên kết". Nó không phải chỉ là vấn đề giúp đỡ người khác - làm vậy cũng tốt, nhưng còn hơn thế nữa - nó là một vấn đề của công lý (see Catechism of the Catholic Church, 1938-1949). Tình trạng liên thuộc, để được liên kết với nhau và sinh hoa kết trái, cần phải ăn sâu cắm chặt vào nhân loại và thiên nhiên là những gì được Thiên Chúa dựng nên; cần phải tôn trọng các khuôn mặt và trái đất này.
Thánh Kinh, ngay từ ban đầu, đã cảnh giác chúng ta về điều này. Chúng ta hãy nghĩ lại trình thuật về Tháp Babel (see Gen 11: 1-9), một công trình cho thấy những gì chúng ta cố gắng muốn vươn mình lên tới trời cao - tức là lên đến đích điểm của chúng ta - mà lại coi thường mối liên hết của chúng ta với nhân loại, với tạo vật và với Đấng Hóa Công. Đó là một thứ dáng dấp về vấn đề nói năng phát biểu. Điều này xẩy ra mỗi khi ai đó muốn leo lên càng cao, mà không lưu ý tới những người khác. Không, chỉ một mình tôi thôi? Hãy nghĩ về cái tháp này. Chúng ta xây lên những cái tháp cùng với những nhà chọc trời, thế nhưng chúng ta lại hủy hoại cộng đồng. Chúng ta muốn hiệp nhất các dinh thự và các ngôn ngữ lại với nhau, thế nhưng chúng ta lại tàn sát đi những gì là phong phú của văn hóa. Chúng ta muốn trở thành chủ nhân ông của Trái Đất này, thế nhưng chúng ta lại hủy hoại tính chất đa dạng về sinh thể và mức quân bình về môi sinh. Ở một buổi triều kiến chúng khác, tôi đã nói về những người đánh cá từ San Benedetto del Tronto, những con người đã đến trong năm này, và họ đã nói với tôi về năm này, đó là "Chúng tôi đã vớt được từ biển 24 tấn chất thải, một nửa là nhựa". Nghĩ đi. Những con người này có nhiệm vụ bắt cá - đúng thế - nhưng còn cả chất thải nữa, và vớt chất thải ấy khỏi nước để làm sạch biển cả. Thế nhưng, những thứ chất thải ấy lại đang làm hủy hoại đi trái đất này - thiếu tình liên kết với trái đất là một tặng ân - cũng như với tình trạng cân bằng về môi sinh.
Tôi nhờ đến một câu truyện thời trung cổ về thứ "hội chứng Babel" này, một hội chứng xẩy ra khi không có tình liên kết. Câu chuyện trung cổ này nói rằng, trong khi kiến thiết ngọn tháp ấy thì khi có một người bị rơi xuống - họ là thành phần nô lệ đúng không? - và bị chết đi, chẳng có ai nói năng gì hết, hay ít là câu nói "tội nghiệp chưa, anh ta sơ xẩy nên bị ngã chết". Trái lại, nếu có một cục gạch bị rơi xuống thì hết mọi người lên tiếng phàn nàn trách móc. Nếu ai đó bị đổ lỗi cho liền bị trừng phạt. Tại sao? Vì cục gạch là những gì tốn phí để làm nên, để sửa soạn, để nung đốt ... Tất cả những công việc đó. Cần phải có thời gian để sản xuất ra một cục gạch, và là một công việc làm. Một cục gạch còn quí hơn là một sự sống con người. Hết mọi người trong chúng ta hãy nghĩ đến những gì đang xẩy ra hôm nay đây. Tiếc thay, một cái gì đó theo kiểu mẫu ấy vẫn còn có thể xẩy ra cả đến hôm nay nữa. Khi các phần đầu tư bị rơi ở thị trường tài chính, thì tất cả mọi cơ quan tường trình tin tức - chúng ta đã thấy điều này nơi các tờ nhật báo trong các ngày này đây. Cả bao nhiêu là ngàn con người ta bị gục ngã xuống bởi đói khổ và nghèo khổ, thì lại chẳng có ai nói tới hết.
Lễ Hiện Xuống hoàn toàn ngược lại với Tháp Babel (see Acts 2:1-3), chúng ta đã nghe ở đầu buổi triều kiến chung này. Vị Thánh Linh, khi hiện xuống từ trời như gió và lửa, lùa trên cộng đồng khép kín ở Nhà Tiệc Ly, đã thông ban cho cộng đồng này quyền lực của Thiên Chúa, và tác động cộng đồng này tung cửa ra để loan báo Chúa Giêsu cho hết mọi người. Vị Thần Linh này kiến tạo nên mối hiệp nhất trong đa dạng; Ngài đã tạo lập tình trạng hòa hợp. Ở trình thuật về Tháp Babel không có vấn đề hòa hợp; chỉ biết đẩy mạnh để chiếm hữu. Ở đó, những người khác chỉ là dụng cụ, chỉ là "nhân lực / manpower", thế nhưng ở đây, ở Ngày Lễ Hiện Xuống, thì mỗi người chúng ta là một phương tiện, nhưng là một phương tiện cộng đồng, được hoàn toàn tham dự vào việc xây dựng cộng đồng này. Thánh Phanxicô Assisi đã ý thức rất rõ điều này, và được Thần Linh tác động, ngài đã cống hiến cho tất cả mọi người, đúng hơn là tất cả mọi tạo vật, danh xưng anh chị em (see LS 11; see Saint Bonaventure, Legenda maior, VIII, 6: FF 1145). Xin nhớ rằng ngay cả người anh em sói nữa.
Với Lễ Hiện Xuống, Thiên Chúa làm cho Ngài hiện diện và làm cho đức tin của cộng đồng này được hiệp nhất trong đa dạng và trong tình đoàn kết. Cách thức ở đây đó là tính chất đa dạng và tình đoàn kết hiệp nhất với nhau trong tình trạng hòa hợp. Một thứ đa dạng trong mối liên kết mới có được "kháng tố" để bảo đảm được tính chất đặc thù của mỗi một con người - là một tặng ân, độc đáo và bất khả tái lập - chứ không bị suy tàn bởi cá nhân chủ nghĩa, bởi lòng vị kỷ. Tính chất đa dạng trong tình liên kết cũng có kháng tố để chữa lành những cấu trúc xã hội, và biến đổi những gì đã bị suy thoái thành các hệ thống bất công, những đường lối đàn áp (see Compendium of the social doctrine of the Church, 192). Bởi thế, ngày nay, tình đoàn kết là con đường dẫn đến thế giới thời hậu dịch bệnh, đến việc chữa lành các thứ bệnh hoạn về tình trạng liên cá thể và xã hội. Không còn một cách nào khác. Một là chúng ta tiến bước theo con đường liên kết này, hay là những gì sẽ trở nên tệ hại hơn. Tôi muốn lập lại điều này: người ta không thể nào ra khỏi một cuộc khủng hoảng mà lại vẫn nguyên như cũ. Dịch bệnh này là một cuộc khủng hoảng. Chúng ta ra khỏi một cuộc khủng hoảng một là khá hơn hay là tệ hơn trước đó. Tùy chúng ta chọn lựa. Và tình đoàn kết thực sự là đường lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn, không phải bằng một cuộc thay đồi nông cạn hời hợt, hay bằng một lớp sơn mới làm cho hết mọi sự giống như thể tốt đẹp. Không phải thế. Mà là tốt đẹp hơn nữa!
Ở giữa các cuộc khủng hoảng này thì tình đoàn kết, được hướng dẫn bởi đức tin, là những gì giúp cho chúng ta có thể chuyển tình yêu của Thiên Chúa thành nền văn hóa toàn cầu hóa của chúng ta, chứ không phải bằng việc xây lên các tháp ngà dinh thự hay là các bức tường - và có biết bao nhiêu là những bức tường đang được xây lên hôm nay đây! - những bức tường chia rẽ, thế rồi sụp đổ, thế nhưng, phải bằng việc nối kết các cộng đồng, và việc duy trì các tiến trình tăng trưởng thật là nhân bản và vững chắc. Tình đoàn kết là những gì sẽ giúp làm như thế. Tôi muốn đặt vấn đề là: tôi có nghĩ đến các nhu cầu của người khác hay chăng? Xin hết mọi người hãy trả lời thật lòng mình.
Giữa các cuộc khủng hoàng và sóng gió bão bùng, Chúa gọi chúng ta và mời chúng ta hãy bừng tỉnh và tác động mối đoàn kết có khả năng cống hiến tình liên kết, việc hỗ trợ cùng ý nghĩa cho những giờ khắc này, trong đó hết mọi sự dường như bị hủy hoại. Chớ gì tính chất sáng tạo của Thánh Linh phấn khích chúng ta trong việc làm phát sinh các hình thức mới của lòng hiếu khách thân tình, của tình huynh đệ tốt đẹp và của tình đoàn kết đại đồng. Xin cám ơn anh chị em.
5- Ngày nay, tình đoàn kết là con đường dẫn đến thế giới thời hậu dịch bệnh, đến việc chữa lành các thứ bệnh hoạn về tình trạng liên cá thể và xã hội. Không còn một cách nào khác... Dịch bệnh này là một cuộc khủng hoảng... Và tình đoàn kết thực sự là đường lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn.
6- Ở giữa các cuộc khủng hoảng này thì tình đoàn kết, được hướng dẫn bởi đức tin, là những gì giúp cho chúng ta có thể chuyển tình yêu của Thiên Chúa thành nền văn hóa toàn cầu hóa của chúng ta, chứ không phải bằng việc xây lên các tháp ngà dinh thự hay là các bức tường.
Anh chị em thân mến,
Một tháng sau thảm trạng gây ra cho thủ đô Bêrút, tôi lại nghĩ đến Lebanon và nhân dân nước này đã quá đau thương. Vị linh mục ở bên cạnh tôi đây đã mang đến buổi triều kiến này lá cớ của đất nước Lebanon.
Hôm nay, tôi muốn lập lại những lời Thánh Gioan Phaolô II đã nói 30 năm trước đây, ở vào một giây phút lịch sử hệ trọng của Lebanon: "Trước những thảm họa cứ tái diễn, được mỗi cư dân của đất nước này đều biết, chúng ta thấy được tình trạng cực kỳ nguy hiểm đang đe dọa chính sự hiện diện của xứ sở ấy: Lebanon không thể nào bị bỏ mặc cho tình trạng lẻ loi cô độc của họ" (Apostolic Letter to the Bishops of the Catholic Church on the situation in Lebanon, 7 September 1989).
Vì trên cả trăm năm nay, Lebanon đã từng là một xứ sở của niềm hy vọng. Ngay cả trong những giai đoạn lịch sử đen tối nhất của xứ sở này, nhân dân Lebanon vẫn trung thành với đức tin vào Thiên Chúa của mình, và cho thấy họ có thể làm cho đất nước của họ trở thành một nơi chốn của lòng khoan dung, của việc trân trọng và của cuộc chung sống độc đáo ở miền này. Thật là đúng khi nói Lebanon còn hơn là một Chính Thể nữa, ở chỗ, nó "là một sứ điệp của tự do và là một gương mẫu cho tính chất đa phương, cho cả Đông lẫn Tây" (ibid). Vì sự thiện của xứ sở này, cũng như của thế giới, chúng ta không thể để cho di sản này bị mất đi.
Tôi phấn khích tất cả mọi người dân Lebanon hãy kiên trị sống hy vọng, và tập trung sức mạnh cùng nghị lực cần thiết để bắt đầu lại. Tôi xin các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo hãy chân thành và cởi mở dấn thân hoạt động cho việc tái thiết, gạt ra ngoài tất cả mọi thứ lợi lộc đảng phái, và tìm kiếm công ích cùng tương lai cho đất nước. Một lần nữa, tôi xin cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ cho Lebanon, và giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng này, không bị rơi vào những thứ căng thẳng trong vùng ấy.
Tôi đặc biệt nghĩ đến dân chúng ở thủ đô Bêrút, những con người đã chịu khổ quá nhiều gây ra bởi vụ nổ. Anh chị em ơi, hãy can đảm một lần nữa! Anh chị em hãy lấy sức mạnh nơi đức tin và cầu nguyện. Đừng loại bỏ nhà cửa của anh chị em và gia sản của anh chị em. Đừng loại bỏ đi những giấc mơ của những ai tin vào ánh bình minh của một xứ sở diễm lệ và thịnh vượng này.
Quí giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân thân mến, hãy tiếp tục hỗ trợ thành phần tín hữu. Tôi muốn thấy lòng nhiệt thành tông đồ, tinh thần nghèo khó và đời sống khổ hạnh nơi anh em là những vị giám mục và linh mục. Hãy cùng nhau sống nghèo với người nghèo khổ và đau khổ. Hãy trở thành những con người đầu tiên cống hiến gương sống nghèo khó và khiêm hạ. Hãy giúp cho tín hữu và nhân dân của anh em vươn lên, và chủ động góp phần vào cuộc tái sinh mới. Chớ gì tất cả, như nhau, đều nuôi dưỡng tình trạng hòa thuận và canh tân đổi mới cho công ích và cho nền văn hóa gặp gỡ đích thật, cho một cuộc sống chung an bình và tình huynh đệ. Tình huynh đệ: một từ ngữ rất thân thương với Thánh Phanxicô. Chớ gì tình trạng hòa thuận này trở thành một nguồn mạch cho việc canh tân đổi mới trong mối lợi chung. Điều này sẽ chứng tỏ về một nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục hiện diện của Kitô hữu, cũng như việc đóng góp vô giá của anh chị em với xứ sở này, với thế giới Ả Rập và với toàn vùng đất ấy, bằng một tinh thần huynh đệ giữa tất cả mọi truyền thống tôn giáo đang hiện hữu ở Lebanon.
Vì lý do này mà tôi muốn tất cả mọi người hãy liên kết lại với nhau trong một ngày cầu nguyện và chay tình toàn cầu cho Lebanon vào Thứ Sáu tới đây ngày 4/9. Tôi có ý định sai phái vị đại diện của tôi đến Lebanon vào hôm đó để hiện diện với nhân dân của nước này: Vị Quốc Vụ Khanh sẽ đến thay tôi để bày tỏ lòng gắn bó và liên kết thiêng liêng của tôi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chung Lebanon, cũng như cho riêng thủ đô Bêrút. Và chúng ta hãy chứng tỏ lòng gắn bó của chúng ta bằng những công việc bác ái cụ thể, như vào các trường hợp tương tự khác. Tôi cũng kêu gọi anh chị em của chúng ta thuộc các niềm tin khác cũng hãy liên kết với việc khởi xướng này, bằng bất cứ cách nào xứng hợp nhất với mình, nhưng cùng nhau như một vậy.
Giờ đây, tôi xin anh chị em hãy ký thác cho Đức Maria là Đức Mẹ Harissa, là niềm hy vọng và kính sợ của chúng ta. Chớ gì Mẹ nâng đỡ tất cả những ai đang sầu thương về những người thân yêu của mình, cùng ban lòng can đảm cho những ai đã bị mất nhà mất cửa, và cùng với nhà cửa cả một phần sự sống của họ nữa! Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa Giêsu, để Mảnh đất của những Cây Hương Bá được triển nở một lần nữa, và tỏa hương thơm của việc chung sống huynh đệ khắp cả vùng Trung Đông.
Bây giờ tôi xin hết mọi người, bao nhiêu có thể, hãy đứng lên và âm thầm cầu nguyện cho Lebanon.
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200902_udienza-generale.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên