GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội

 

Bài 9: Vi Khuẩn Con Người, Kinh Tế, Xã Hội - Chữa Trị: Cảm Nhận Thực Tại Tạo Vật

 

Pope Francis greets the faithful during his weekly General Audience

 

Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm,

chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ,

bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật.

Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa.

 

Pope Francis arrives for his general audience in the San Damaso Courtyard at the Vatican Sept. 30, 2020. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

 

Chúng ta cần chiêm ngưỡng và cảm nhận được vẻ đẹp của hết mọi con người cũng như của hết mọi thụ tạo.

Chúng ta đã được thụ thai trong cung lòng của Thiên Chúa. "Mỗi một người chúng ta là hoa trái của tâm tưởng Thiên Chúa.

Từng người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, từng người chúng ta đều cần thiết"

 

 

Để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị

chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọng, mà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa

Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội,

bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm, chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ, bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật. Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa. Chúng ta đã duyệt qua những con đường về nhân phẩm, về tình đoàn kết và về tính cách bổ trợ, những con đường thiết yếu để phát động nhân phẩm và công ích. Là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta đã đề ra việc theo bước chân của Người, quan tâm đến người nghèo, xét lại việc sử dụng các sản vật về thể lý, và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Giữa cơn dịch bệnh đang bủa vây chúng ta, chúng ta bám lấy các nguyên tắc nơi giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, để mình được hướng dẫn bởi đức tin, đức cậy và đức mến. Ở nơi đây, chúng ta mới thấy được những gì trợ giúp vững chắc để trở thành những con người biến đổi biết mơ mộng lớn lao, những con người không bị ngăn chặn bởi tính chất bần tiện hèn hạ chỉ gây ra chia rẽ và đớn đau, mà là những con người phấn khích thế hệ này cho một thế giới mới tốt đẹp hơn.

Tôi hy vọng cuộc hành trình này sẽ không chấm dứt với loạt bài giáo lý này của tôi, mà hơn thế nữa, chúng ta có thể tiếp tục cùng nhau tiến bước, "gắn mắt vào Chúa Giêsu" (Do Thái 12:2), như chúng ta đã nghe thấy vào lúc mở đầu hôm nay; ánh mắt của chúng ta gắn chặt vào Chúa Giêsu, Đấng cứu độ và chữa lành thế giới. Như Phúc Âm đã cho chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã chữa lành cho người mắc đủ mọi thứ bệnh (see Mt 9:35), Người phục quang cho người mù lòa, cho người câm nói được, làm người điếc nghe thấy. Khi Người chữa trị các bệnh nạn tật nguyện về thể lý, Người cũng chữa lành cả tinh thần con người, bằng việc thứ tha tội lỗi của họ, vì Chúa Giêsu bao giờ cũng thứ tha, cũng như chữa lành "các nỗi đớn đau của xã hội", bằng việc bao gồm cả những ai bị tẩy chay loại trừ (see Catechism of the Catholic Church, 1421). Chúa Giêsu, Đấng canh tân và hòa giải hết mọi thụ tạo (see 2 Cor 5.17; Col 1:19-20), cống hiến cho chúng ta những tặng ân cần thiết để yêu thương và chữa lành, khi Người biết cách phải làm sao (see Lk 10:1-9; Jn  15:9-17), để chăm sóc tất cả mọi người, không phân biệt một ai bất kể chủng tộc, ngôn ngữ hay quốc tịch.

 Để những điều ấy thật sự xẩy ra, chúng ta cần chiêm ngưỡng và cảm nhận được vẻ đẹp của hết mọi con người cũng như của hết mọi thụ tạo. Chúng ta đã được thụ thai trong cung lòng của Thiên Chúa (see Eph 1:3-5). "Mỗi một người chúng ta là hoa trái của tâm tưởng Thiên Chúa. Từng người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, từng người chúng ta đều cần thiết" (Benedict XVI, Homily for the beginning of the Petrine ministry - 24 April 2005; see Encyclical Laudato si’, 65). Nhận biết sự thật này và tỏ lòng tri ân cảm tạ về các mối liên kết thân mật nơi tình hiệp thông hoàn vũ của chúng ta với tất cả mọi người và tất cả mọi thụ tạo, là những gì làm sinh động "việc quảng đại chăm sóc, đầy hiền dịu" (ibid, 220). Nó cũng giúp chúng ta nhận biết Chúa Kitô hiện diện nơi những người anh chị em nghèo khổ và khổ đau của chúng ta, để gặp gỡ họ và lắng nghe tiếng kêu của họ, cũng như tiếng kêu của trái đất đang vang vọng tiếng kêu ấy (see ibid, 49).

Được thôi thúc trong lòng bởi những tiếng kêu này, những tiếng kêu đòi chúng ta phải chuyển hướng (see ibid, 53), phải thay đổi, chúng ta mới có thể góp phần vào việc phục hồi các mối liên hệ với các tặng ân của chúng ta cũng như các năng lực của chúng ta (cf ibid., 19). Chúng ta mới có thể tái sinh xã hội, chứ không trở lại với những gì vốn được gọi là "bình thường", một thứ bình thường ốm yếu, thứ ốm yếu đã có trước dịch bệnh hiện nay: dịch bệnh hiện nay chỉ làm cho nó rõ ràng hơn thôi! "Giờ đây chúng ta trở lại bình thường": không, không được, vì thứ bình thường này là những gì bệnh hoạn bởi bất công, bởi bất bình đẳng và bởi thoái hóa môi sinh. Thứ bình thường chúng ta được kêu gọi là thứ bình thường của Vương Quốc Thiên Chúa, nơi "kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại và người nghèo được rao giảng tin mừng" (Mt 11:5). Không ai lại ngu dại theo đường lối khác. Đó là những gì chúng ta cần làm để thay đổi. Nơi cái bình thường của Vương Quốc Thiên Chúa, tất cả đều có bánh ăn mà còn dư nữa, việc tổ chức về xã hội được dựa vào việc đóng góp, chia sẻ và phân phát, chứ không phải chiếm hữu, loại trừ và tích lũy (see Mt 14:13-21).

 Cử chỉ giúp cho một xã hội, một gia đình, một làng xóm, hay một thành phố, tất cả những cơ cấu này, có thể tiến bộ đó là hiến bản thân mình, là cống hiến, không phải ở chỗ bố thí, mà là cống hiến với tất cả tấm lòng. Cử chỉ này tách lìa chúng ta khỏi tính vị kỷ và ham ước chiếm hữu. Thế nhưng, đường lối Kitô giáo trong việc thực hiện như thế không phải là máy móc, mà là nhân bản. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể thoát ra được cuộc khủng hoảng, đã được dịch bệnh hiện nay làm cho nổi bật này một cách máy móc, bằng những dụng cụ mới - những dụng cụ này rất quan trọng, chúng giúp chúng ta có thể tiến tới, và chúng ta không được sợ chúng - nhưng hãy biết rằng những phương tiện khôn khéo nhất, có thể làm được nhiều điều ấy, vẫn không thể làm một điều, đó là tính chất dịu hiền. Tính chất dịu hiền chính là dấu hiệu hiện diện của Chúa Giêsu. Khi tiến đến với những người khác để cùng nhau bước đi, để chữa lành, để giúp đáp, để hy hiến bản thân mình cho kẻ khác.

Bởi vậy mà tính chất bình thường của Vương Quốc Thiên Chúa cần phải có bánh cho hết mọi người, việc tổ chức về xã hội được dựa vào vấn đề đóng góp, chia sẻ và phân phát, chứ không phải chiếm hữu, loại trừ và tích lũy. Vì vào lúc kết thúc cuộc đời, chúng ta sẽ không mang được bất cứ sự gì đi với chúng ta sang cuộc sống khác!

Một thứ vi khuẩn nhỏ bé đang tiếp tục gây ra các vết thương sâu đậm và đang phơi bày ra tất cả những gì là mềm yếu dễ bị tổn thương của chúng ta về cả thế lý, xã hội và tâm linh. Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục: hằng triệu triệu con trẻ không thể đến trường, và cứ thế mà liệt kê. Những thứ bất công này một là những gì tự nhiên xẩy ra, hai là những gì bất khả tránh. Chúng là công việc của con người, chúng xuất phát từ một thứ mẫu thức phát triển xa rời các thứ giá trị sâu xa nhất. Tình trạng hoang phí lương thực: bằng những thứ hoang phí này người ta có thể nuôi được những người khác. Điều này đã khiến cho nhiều người mất hy vọng và càng gia tăng tình trạng bất ổn và đau thương. Đó là lý do tại sao, để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọng, mà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa. Không được giấu diếm chúng hay sơn phết chúng để không còn thấy được chúng nữa. Chúng ta thực sự không thể mong đợi một mẫu thức kinh tế nhắm tới việc phát triển một cách bất công và bất khả vững chắc để giải quyết các thứ vấn đề trục trặc của chúng ta. Vấn đề ở đây là không thể, như đã không thể và vẫn sẽ không thể xẩy ra, bất chấp có một số tiên trỉ giả cứ tiếp tục hứa hẹn "nhỏ giọt / trickle-down" chẳng bao giờ xẩy ra (“Trickle-down effect” in English, “derrame” in Spanish - see Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, 54: "một số người vẫn tiếp tục bênh vực cho các thứ thuyết nhỏ giọt / trickle-down theories chủ trương rằng việc tăng trưởng về kinh tế được kích thích bởi vấn đề tự do mậu dịch sẽ chắc chắn thành đạt trong việc mang lại sự công bằng và sự bao gồm hơn nữa trên thế giới - người dịch trích nguyên văn câu ở đoạn 54 của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm cho rõ hơn.) Chính anh chị em đã nghe được thuyết cái ly, đó là thứ lý thuyết chủ trương rằng cái ly cần phải đầy, thì mức tràn đầy của nó mới trào xuống cho người nghèo và các người khác, nhờ đó họ mới giầu có được. Nhưng vẫn đang xẩy ra hiện tượng đó là cái ly bắt đầu đầy lên, và khi nó gần càng tăng lên, tăng lên, tăng lên, mà chẳng bao giờ trào ra hết. Chúng ta cần phải thận trọng.

Chúng ta cần phải khẩn trương hoạt động để tạo nên các chính sách tốt đẹp, phác họa ra những guồng máy tổ chức xã hội tặng thưởng cho việc tham phần, việc chăm sóc và lòng quảng đại, hơn là thái độ lãnh đạm, khai thác và các thứ lợi ích riêng biệt. Chúng ta cần phải đi tiên phong một cách hiền dịu. Một xã hội công bằng và quân bình là một xã hội lành mạnh hơn. Một xã hội được tham phần - khi thành phần "hèn mọn nhất" được lưu tâm như kẻ cả - thì củng cố kiên cường mối hiệp thông. Một xã hội mà ở đó tính cách đa dạng được trân trọng thì càng đề kháng với bất cứ loại vi khuẩn nào.

Chúng ta hãy đặt hành trình chữa lành này dưới sự chở che bảo hộ của Trinh Nữ Maria, Đức Bà Sinh Lực của chúng ta. Xin Mẹ, Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu trong bụng dạ của mình, giúp chúng ta biết tin tưởng. Được Thánh Linh tác động, chúng ta có thể cùng nhau hoạt động cho Vương Quốc của Thiên Chúa, được Chúa Kitô khai trương trên thế giới này bằng việc đến ở giữa chúng ta. Đó là Vương quốc ánh sáng giữa tối tăm, Vương quốc của công lý giữa rất nhiều thứ vi phạm tổn thương, Vương quốc của niềm vui giữa rất nhiều đớn đau, Vương quốc của việc chữa lành và của ơn cứu độ giữa bệnh hoạn và chết chóc, Vương quốc của hiền dịu giữa những hận thù ghen ghét. Xin Thiên Chúa giúp chúng ta biết "mau lan tỏa" đức ái, và "toàn cầu hóa" đức cậy, bằng ánh sáng đức tin.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200930_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

Tóm Tắt Bài Giáo Lý hôm nay:

1- Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm, chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ, bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật. Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa.

2- Chúng ta cần chiêm ngưỡng và cảm nhận được vẻ đẹp của hết mọi con người cũng như của hết mọi thụ tạo. Chúng ta đã được thụ thai trong cung lòng của Thiên Chúa. "Mỗi một người chúng ta là hoa trái của tâm tưởng Thiên Chúa. Từng người chúng ta đều được mong muốn, mỗi người chúng ta đều được yêu thương, từng người chúng ta đều cần thiết"

3- Nhận biết sự thật này... giúp chúng ta nhận biết Chúa Kitô hiện diện nơi những người anh chị em nghèo khổ và khổ đau của chúng ta, để gặp gỡ họ và lắng nghe tiếng kêu của họ, cũng như tiếng kêu của trái đất đang vang vọng tiếng kêu ấy.

4- Những tiếng kêu đòi chúng ta phải chuyển hướng, phải thay đổi, chúng ta mới có thể góp phần vào việc phục hồi các mối liên hệ với các tặng ân của chúng ta cũng như các năng lực của chúng ta. Chúng ta mới có thể tái sinh xã hội, chứ không trở lại với những gì vốn được gọi là "bình thường", một thứ bình thường ốm yếu, thứ ốm yếu đã có trước dịch bệnh hiện nay: dịch bệnh hiện nay chỉ làm cho nó rõ ràng hơn thôi... thứ bình thường này là những gì bệnh hoạn bởi bất công, bởi bất bình đẳng và bởi thoái hóa môi sinh.

5- Một thứ vi khuẩn nhỏ bé đang tiếp tục gây ra các vết thương sâu đậm và đang phơi bày ra tất cả những gì là mềm yếu dễ bị tổn thương của chúng ta về cả thế lý, xã hội và tâm linh. Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục...

6- Để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọng, mà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa... Chúng ta thực sự không thể mong đợi một mẫu thức kinh tế nhắm tới việc phát triển một cách bất công và bất khả vững chắc để giải quyết các thứ vấn đề trục trặc của chúng ta... bất chấp có một số tiên tri giả cứ tiếp tục hứa hẹn "nhỏ giọt / trickle-down" chẳng bao giờ xẩy ra... Chính anh chị em đã nghe được thuyết cái ly...

7- Được Thánh Linh tác động, chúng ta có thể cùng nhau hoạt động cho Vương Quốc của Thiên Chúa, được Chúa Kitô khai trương trên thế giới này bằng việc đến ở giữa chúng ta. Đó là Vương quốc ánh sáng giữa tối tăm, Vương quốc của công lý giữa rất nhiều thứ vi phạm tổn thương, Vương quốc của niềm vui giữa rất nhiều đớn đau, Vương quốc của việc chữa lành và của ơn cứu độ giữa bệnh hoạn và chết chóc, Vương quốc của hiền dịu giữa những hận thù ghen ghét.