GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B

 

Pope Francis during Angelus

 

Mùa Vọng, mùa giúp chúng ta dọn mừng Giáng Sinh, và vì thế đó là mùa trông đợi và là thời điểm hy vọng. Trông đợi và hy vọng.

Thánh Phaolô (see 1 Cor 1:3-9) cho biết đối tượng nơi nỗi niềm trông đợi của chúng ta.

Đó là gì? Là "việc tỏ hiện của Chúa" (v.7)...

Đối với Kitô hữu thì điều quan trọng nhất là việc liên lỉ hội ngộ với Chúa, ở với Chúa.

 

Vị Thiên Chúa của chúng ta là Vị-Thiên-Chúa-đang-đến (a God-who-comes), đừng quên điều ấy:

Thiên Chúa là một Vị Thiên Chúa đang đến, Đấng tiếp tục đến.

Ngài có lẽ sẽ để chúng ta chờ đợi, Ngài sẽ để chúng ta phải chờ đợi chốc lát trong tăm tối,

để lòng trông mong của chúng ta được trở nên chín mùi, thế nhưng Ngài không bao giờ lỗi hẹn.

 

Credit: Warren Bouton / Shutterstock.

 

Mùa Vọng là một lời kêu gọi hy vọng:

nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đang hiện diện trong lịch sử để đưa lịch sử tới đích điểm tối hậu của nó,

cũng như dẫn chúng ta tới chỗ viên trọn của nó, đó là Chúa, Chúa Giêsu Kitô...

 Chúng ta chờ đợi Thiên Chúa, chúng ta hy vọng rằng Ngài tỏ mình ra,

thế nhưng Ngài cũng hy vọng chúng ta tỏ mình ra cho Ngài nữa!

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

 

Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, bắt đầu cho một tân phụng niên. Trong phụng niên, Giáo Hội theo giòng thời gian cử hành các biến cố chính của Chúa Giêsu và câu chuyện cứu độ. Làm như thế, với tư cách là Mẹ, Giáo Hội soi chiếu đường đi nước bước của đời sống chúng ta, nâng đỡ chúng ta qua những bận bịu hằng ngày, và dẫn dắt chúng ta tiến tới cuộc hội ngộ tối hậu với Chúa Kitô. Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống "Mùa quan trọng" đầu tiên này, đó là Mùa Vọng, mùa đầu tiên trong phụng niên, Mùa Vọng, mùa giúp chúng ta dọn mừng Giáng Sinh, và vì thế đó là mùa trông đợi và là thời điểm hy vọng. Trông đợi và hy vọng.

Thánh Phaolô (see 1 Cor 1:3-9) cho biết đối tượng nơi nỗi niềm trông đợi của chúng ta. Đó là gì? Là "việc tỏ hiện của Chúa" (v.7). Vị Tông Đồ này mời gọi Kitô hữu Corintô, và cả chúng ta nữa, hãy chú trọng tới cuộc hội ngộ cùng Chúa Giêsu này. Đối với Kitô hữu thì điều quan trọng nhất là việc liên lỉ hội ngộ với Chúa, ở với Chúa. Nhờ đó, vì quen với việc ở với Vị Chúa của sự sống, bản thân chúng ta sẵn sàng cho cuộc hội ngộ này, sẵn sàng được ở với Chúa muôn đời. Cuộc hội ngộ tối hậu này sẽ xẩy ra vào ngày cùng tháng tận của thế giới này. Thế nhưng hằng ngày Chúa vẫn đến nữa, để với ơn của Người, chúng ta mới có thể hoàn thành những gì là tốt đẹp trong đời sống của mình, cũng như nơi đời sống của những người khác.

Vị Thiên Chúa của chúng ta là Vị-Thiên-Chúa-đang-đến (a God-who-comes), đừng quên điều ấy: Thiên Chúa là một Vị Thiên Chúa đang đến, Đấng tiếp tục đến. Việc chúng ta chờ đợi sẽ không bị Ngài làm cho thất vọng! Chúa không bao giờ lỗi hẹn. Ngài có lẽ sẽ để chúng ta chờ đợi, Ngài sẽ để chúng ta phải chờ đợi chốc lát trong tăm tối, để lòng trông mong của chúng ta được trở nên chín mùi, thế nhưng Ngài không bao giờ lỗi hẹn. Chúa bao giờ cũng đến, Ngài luôn ở bên chúng ta. Có những lúc Ngài không tỏ mình ra, nhưng Ngài bao giờ cũng đến. Ngài đến vào giây phút chính xác trong lịch sử và đã trở thành một con người để nhận lấy tội lỗi của chúng ta - lễ Giáng Sinh tưởng nhớ lần đến thứ nhất của Chúa Giêsu nơi thời điểm lịch sử -; Ngài sẽ đến vào ngày cùng tháng tận như là một thẩm phán nhân trần; Ngài hằng ngày đến viếng thăm dân của Ngài, viếng thăm từng con người nam nữ tiếp nhận Ngài nơi Lời Chúa, nơi các Bí Tích, nơi anh chị em của mình.

Chúa Giêsu, như Thánh Kinh nói cho chúng ta biết rằng, đang ở ngoài cửa mà gõ cửa. Hằng ngày. Ngài đang ở ngoài cửa lòng của chúng ta. Ngài đang gõ cửa. Anh chị em lắng nghe thấy Chúa gõ cửa ra sao, Đấng hôm nay đã đến viếng thăm anh chị em, Đấng không ngừng gõ cửa lòng của anh chị em, bằng một ý nghĩa, bằng ơn soi động? Ngài đã đến Bêlem, Ngài sẽ đến vào ngày cùng tháng tận, thế nhưng hằng ngày Ngài đến với chúng ta. Hãy cẩn thận coi chừng, hãy nhìn vào những gì anh chị em cảm nhận thấy trong lòng mình khi Chúa gõ cửa nhé.

Chúng ta đều biết rõ là đời sống được làm nên bởi những gì là thăng trầm, là sáng tối. Mỗi một người chúng ta đều trải qua những giây phút thất vọng, thất bại và thất lạc. Hơn nữa, tình trạng chúng ta đang sống đây, bị đanh dấu bằng dịch bệnh, phát sinh ra những nỗi lo âu, sợ hãi và thất đảm nơi nhiều người; chúng ta có nguy cơ trở nên bi quan yếm thế, có nguy cơ trở thành khép kín và lãnh đạm. Chúng ta cần phải phản ứng ra sao trước tất cả những sự ấy đây? Bài Thánh Vịnh hôm nay gợi ý rằng: "Linh hồn chúng con đợi trông Chúa: Chúa là sự phù trì và là thuẫn che chở chúng con. Lòng chúng con hoan hỉ trong Ngài, vì chúng ta tin tưởng vào danh của Ngài" (Ps 33:20-21). Tức là, linh hồn chờ đợi, tin tưởng đợi chờ Chúa, làm cho mình làm sao có thể được an ủi và can đảm trong những giây phút tăm tối nơi đời sống của chúng ta. Và đâu là những gì mang lại lòng can đảm và bảo chứng tin tưởng này đây? Chúng từ đâu mà tới? Chúng được phát sinh ra bởi niềm hy vọng. Mà hy vọng thì không gây thất vọng, một nhân đức dẫn chúng ta tiến bước, hướng về cuộc hội ngộ với Chúa.

Mùa Vọng là một lời kêu gọi hy vọng: nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đang hiện diện trong lịch sử để đưa lịch sử tới đích điểm tối hậu của nó, cũng như dẫn chúng ta tới chỗ viên trọn của nó, đó là Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa đang hiện diện trong lịch sử của nhân loại, Ngài là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta - God-with-us", Thiên Chúa không xa cách chúng ta, Ngài luôn ở với chúng ta, đến độ Ngài thường xuyên gõ cửa lòng chúng ta. Thiên Chúa bước đi bên chúng ta để nâng đỡ chúng ta. Chúa Không bỏ rơi chúng ta; Ngài hỗ trợ chúng ta qua các biến cố cuộc đời của chúng ta, để giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa của cuộc hành trình, ý nghĩa của cuộc sống hằng ngày, để ban cho chúng ta lòng can đảm, khi chúng ta cần phải chịu đựng, hay khi chúng ta bị khổ đau. Giữa những cơn bão tố của cuộc đời, Thiên Chúa luôn giang tay của Ngài ra cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi các thứ đe dọa. Thật là tuyệt vời! Trong Sách Đệ Nhị Luật có một đoạn rất hay, trong đó, vị Tiên Tri nói với dân chúng rằng: "Có quốc gia cao cả nào lại được một vị chúa rất gần gũi họ như Chúa là Thiên Chúa đối với chúng ta đây?" Không một dân tộc nào, chỉ duy chúng ta được ơn có Thiên Chúa gần gũi với chúng ta thôi. Chúng ta chờ đợi Thiên Chúa, chúng ta hy vọng rằng Ngài tỏ mình ra, thế nhưng Ngài cũng hy vọng chúng ta tỏ mình ra cho Ngài nữa!

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, người nữ của lòng trông mong, hỗ trợ những bước đi của chúng ta ở vào khởi điểm của tân phụng niên này, và giúp chúng ta hoàn tất công việc của thành phần môn đệ Chúa Giêsu, như Tông Đồ Phêrô đã cho biết: Công việc nào vậy? Đó là việc chứng thực niềm hy vọng ở nơi chúng ta (see 1 Pet 3:15).

 

http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201129.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu