GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

 ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Vọng

 

Pope Francis prays the Angelus from the window of the Apostolic Palace

Mẹ Maria không nói: "Nếu nó cần phải xẩy ra cho tôi thì cứ để nó xẩy ra..., nếu không còn cách nào khác nữa..."

Mẹ có thể yêu cầu có thêm một chút thời gian nữa để suy nghĩ đã,

hay thậm chí yêu cầu được dẫn giải thêm về những gì xẩy ra; Mẹ cũng có thể đặt ra một số điều kiện nào đó...

Trái lại, Mẹ không câu giờ, Mẹ không bắt Thiên Chúa phải đợi chờ, Mẹ đã không trì trệ.

Pope Francis, seen through the Vatican’s Christmas tree, delivers an Angelus address. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

Vậy thì cái "vâng" chúng ta có thể thưa là gì?

Thay vì phàn nàn than trách trong những lúc khó khăn này

liên quan đến những gì dịch bệnh hiên nay đang ngăn cản chúng ta làm cái này cái kia,

thì chúng ta hãy làm một điều gì đó cho ai đó ít may may hơn,

ở chỗ đừng có quá nhiều quà tặng cho bản thân mình và bạn bè của chúng ta,

mà là cho một ai đó đang cần không được ai nghĩ tới!

Chúa Giêsu mới là những gì quan trọng.

Chủ nghĩa hưởng thụ không hề có ở nơi máng cỏ Bêlem: mà là nghèo khó, yêu thương...

nếu việc hạ sinh của Chúa Giêsu không chạm đến đời sống của chúng ta ... thì nó vụt qua chúng ta một cách uổng phí.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Vào Chúa Nhật Thứ Tư cũng là cuối cùng của Mùa Vọng này, Phúc Âm nêu lên cho chúng ta một lần nữa trình thuật về biến cố Truyền Tin. "Vui lên", vị thiên thần nói cùng Mẹ Maria như vậy, "trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, và trinh nữ sẽ gọi Người là Giêsu" (Lk 1:28,31). Lời chào này dường như là một loan báo thuần niềm vui, nhằm làm cho vị Trinh Nữ ấy cảm thấy hạnh phúc. Trong só những người phụ nữ thời ấy, ai mà chẳng mơ làm mẹ của Đấng Thiên Sai chứ? Thế nhưng, cùng với niềm vui, những lời lẽ ấy báo trước cho Mẹ Maria một thử thách cả thể lớn lao? Tại sao? Vì vào lúc ấy Mẹ đã được "đính hôn" (câu 27); Mẹ chưa thành hôn. Mẹ đã được đính hôn với Thánh Giuse. Ở vào trường hợp như thế, Luật Moisen đã qui định không có vấn đề liên hệ hay sống chung. Vì thế, nếu có con trai, thì Mẹ Maria đã phạm Luật, và hình phạt kinh khủng cho người phụ nữ là bị ném đá (see Dt 22:20-21). Chắc chắn sứ điệp thần linh này làm cho lòng của Mẹ Maria tràn đầy ánh sáng và sức mạnh; nhưng Mẹ cảm thấy mình phải đối diện với một quyết định quan trọng, đó là thưa "vâng" cùng Thiên Chúa, đánh liều tất cả, ngay cả mạng sống của Mẹ, hay từ chối lời mời này để tiếp tục sống cái đời thường của mình.

Mẹ phải làm gì? Mẹ đáp lại như thế này: "Xin hãy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền" (Lk 1:38). Thế nhưng, theo ngôn từ được phúc Âm ghi nhận chỉ đơn giản là "xin hãy thực hiện". Lời diễn tả này cho thấy một ước muốn mãnh liệt, nó nói lên ý muốn về một điều gì đó xẩy ra. Nói cách khác, Mẹ Maria không nói: "Nếu nó cần phải xẩy ra cho tôi thì cứ để nó xẩy ra..., nếu không còn cách nào khác nữa..." Không phải là một thứ thoái lui. Không, Mẹ không thể hiện một thứ chấp nhận yếu ớt và chịu vậy, mà tỏ ra một ước muốn mãnh liệt, một ước muốn mau mắn. Mẹ không tỏ ra thụ động, mà là chủ động. Mẹ không mặc kệ Thiên Chúa mà là gắn bó với Thiên Chúa. Mẹ là một người nữ kính mến sẵn sàng phục vụ Chúa của mình một cách hoàn toàn và lập tức. Mẹ có thể yêu cầu có thêm một chút thời gian nữa để suy nghĩ đã, hay thậm chí yêu cầu được dẫn giải thêm về những gì xẩy ra; Mẹ cũng có thể đặt ra một số điều kiện nào đó... Trái lại, Mẹ không câu giờ, Mẹ không bắt Thiên Chúa phải đợi chờ, Mẹ đã không trì trệ.

Biết bao nhiêu lần - giờ đây chúng ta hãy nghĩ về bản thân mình - biết bao nhiêu lần đời sống của chúng ta được làm nên bởi những thứ trì hoãn, thậm chí cả nơi đời sống thiêng liêng nữa! Chẳng hạn, tôi biết rằng cầu nguyện thì tốt cho tôi đấy, nhưng hôm nay tôi không có giờ... ngày mai đi... khi nói "ngày mai, ngày mai, ngày mai" là chúng ta trì hoãn các sự việc rồi vậy: ngày mai tôi sẽ làm. Tôi biết rằng cần phải giúp đỡ ai đó, đúng thế, tôi cần phải làm như vậy: ngày mai tôi sẽ làm. Hôm nay, trước ngưỡng cửa của Lễ Giáng Sinh, Mẹ Maria mời gọi chúng ta đừng trì hoãn mà là thưa "vâng". "Tôi phải cầu nguyện!" "Vâng", tôi sẽ tìm cách cầu nguyện". "Tôi phải giúp đáp người khác ư? Vâng". Tôi sẽ làm điều ấy như thế nào? Thì tôi làm như vậy. Không đưa đẩy. Cái "vâng" nào cũng phải trả một cái giá nào đó, cái "vâng" nào cũng có giá hết, thế nhưng bao giờ những cái giá phải trả cũng ít hơn là những cái "vâng" can trường và tức thời Mẹ phải trả, vì lời "xin hãy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền" đã mang lại cho chúng ta ơn cứu độ.

Vậy thì cái "vâng" chúng ta có thể thưa là gì? Thay vì phàn nàn than trách trong những lúc khó khăn này liên quan đến những gì dịch bệnh hiên nay đang ngăn cản chúng ta làm cái này cái kia, thì chúng ta hãy làm một điều gì đó cho ai đó ít may may hơn, ở chỗ đừng có quá nhiều quà tặng cho bản thân mình và bạn bè của chúng ta, mà là cho một ai đó đang cần không được ai nghĩ tới! Và xin cống hiến một lời khuyên khác nữa, đó là, để Chúa Giêsu được hạ sinh nơi chúng ta, chúng ta hãy dọn lòng mình, hãy cầu nguyện, chứ đừng để mình bị cuốn hút bởi chủ nghĩa hưởng thụ. "Ồ tôi cần phải mua các thứ quà tặng, tôi cần phải mua cái này cái kia". Cứ quay cuồng làm đủ mọi thứ chuyện này chuyện nọ. Chúa Giêsu mới là những gì quan trọng. Chủ nghĩa hưởng thụ không hề có ở nơi máng cỏ Bêlem: mà là nghèo khó, yêu thương. Chúng ta hãy dọn lòng mình trở nên như cung lòng của Mẹ Maria, ở chỗ tránh lánh sự dữ, biết nghênh đón, sẵn sàng chấp nhận Thiên Chúa.

"Xin hãy thực hiện nơi tôi những điều ngài truyền". Đó là lời sau cùng của Đức Trinh Nữ cho Chúa Nhật cuối Mùa Vọng này, và nó là lời mời gọi hãy thực hiện một bước tiến đến với Lễ Giáng Sinh một cách đích thực. Vì nếu việc hạ sinh của Chúa Giêsu không chạm đến đời sống của chúng ta - của tôi, của anh chị em, của chúng ta, của hết mọi người - nếu nó không chạm đến đời sống của chúng ta, thì nó vụt qua chúng ta một cách uổng phí. Giờ đây, khi nguyện Kinh Truyền Tin, cả chúng ta nữa cũng sẽ thưa "xin hãy thực hiện nơi tôi những lời ngài truyền": Xin Đức Mẹ giúp chúng ta biết thân thưa lời này với cả cuộc đời của chúng ta, bằng việc chúng ta tiến bước trong những ngày cuối cùng này để dọn mình một cách đàng hoàng để mừng Lễ Giáng Sinh.

  

http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201220.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

After the Angelus, the Holy Father continued:

Dear brothers and sisters, the coronavirus pandemic has caused particular distress to maritime workers. Many of them - an estimated 400,000 worldwide - are stranded on ships, beyond the terms of their contracts, and are unable to return home. I ask the Virgin Mary, Stella Maris, to comfort these people and all those in difficult situations, and I urge governments to do all they can to enable them to return to their loved ones.

This year the organisers had the good idea of holding the “100 Nativity Scenes” exhibition under the Colonnade. There are many Nativity displays which are really a catechesis of the faith of the people of God. I invite you to visit the Nativity scenes under the Colonnade, to understand how people try to show how Jesus was born through art. The cribs under the Colonnade are a great catechesis of our faith.

I greet all of you, Romans and pilgrims from various countries, families, parish groups, associations and individual faithful. May Christmas, now close at hand, be for each of us an occasion of inner renewal, of prayer, of conversion, of steps forward in faith and of fraternity among ourselves. Let us look around us, let us look especially at those who are in need: the brother who suffers, wherever he may be, is one of us. He is Jesus in the manger: the one who suffers is Jesus. Let us think a little about this. Let Christmas be closeness to Jesus, in this brother and sister. There, in the brother in need, is the Nativity to which we must go in solidarity. This is the living nativity scene: the nativity scene where we truly meet the Redeemer in the people in need. Let us therefore journey towards the holy night and await the fulfilment of the mystery of Salvation.

And I wish everyone a blessed Sunday. Please do not forget to pray for me.

Enjoy your lunch, and goodbye!