GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm A
Trong dụ ngôn của bài đọc Phúc Âm hôm nay, bài về một Đức Vua nhân hậu,
chúng ta thấy được hai lần lời van xin này: "Xin nhẫn nại với tôi, và tôi sẽ hoàn trả lại cho ngài đầy đủ"...
Tâm điểm của dụ ngôn này đó là việc ân xá mà vị chủ nhân đối với người đầy tớ mắc nợ lớn lao của mình.
Trong dụ ngôn này, chúng ta thấy được hai thái độ:
Thái độ của Thiên Chúa - được tiêu biểu nơi đức vua tha nhiều, vì Thiên Chúa bao giờ cũng tha thứ -
và thái độ của con người.
Thái độ của Thiên Chúa là thái độ công lý nhưng thấm đẫm lòng xót thương,
trong khi thái độ của con người lại chỉ hạn hẹp vào công lý mà thôi.
Bài dụ ngôn hôm nay giúp chúng ta nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của câu chúng ta vẫn đọc trong Kinh Chúa Dạy:
"Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" (see Mt 6:12).
Những lời này chất chứa một sự thật quyết liệt.
Chúng ta không thể nào đòi Thiên Chúa tha thứ cho bản thân chúng ta,
nếu về phần mình, chúng ta lại không biết thứ tha cho tha nhân của mình.
Xin chào anh chị em thân mến!
Trong dụ ngôn của bài đọc Phúc Âm hôm nay, bài về một Đức Vua nhân hậu (see Mt 18:21-35), chúng ta thấy được hai lần lời van xin này: "Xin nhẫn nại với tôi, và tôi sẽ hoàn trả lại cho ngài đầy đủ" (vv.26,29). Lần đầu từ miệng của người đầy tớ nợ chủ mình 10 ngàn nén bạc, một số tiền kếch sù. Ngày nay nó sẽ là cả triệu triệu mỹ kim. Lần thứ hai từ một người đầy tớ khác của cùng vị chủ nhân ấy. Anh ta cũng có một món nợ, không phải với vị chủ này, mà là với người cũng là đầy tớ bị mắc một món nợ khổng lồ kia. Món nợ của anh đầy tớ sau lại rất ư là nhỏ bé, khoảng bằng tiền lương của một tuần lễ thôi.
Tâm điểm của dụ ngôn này đó là việc ân xá mà vị chủ nhân đối với người đầy tớ mắc nợ lớn lao của mình. Vị thánh ký nhấn mạnh rằng "người chủ động lòng thương" - chúng ta không bao giờ được quên chữ này của Chúa Giêsu: "động lòng thương", một tác động Chúa Giêsu luôn tỏ ra - "động lòng thương, người chủ cho hắn về và đã tha hết nợ cho hắn" (v. 27). Vì là một món nợ kếch sù nên việc tha nợ cũng lớn lao nữa! Thế nhưng, người đầy tớ ấy, ngay sau đó, đã tỏ ra bất nhân với đồng nghiệp của hắn, người đồng nghiệp chỉ nợ hắn có một số tiền nho nhỏ vậy thôi. Hắn không nghe anh bạn ấy, hắn tỏ ra cực kỳ thù hận với anh bạn này, và đã tống ngục người bạn đó, cho đến khi anh ta trả hết số nợ của anh ta (v. 30). Vị chủ nhân nghe được câu chuyện, đã nổi giận, gọi tên đầy tớ độc ác đến mà kết án hắn (see vv 32-34). "Ta đã tha cho người nhiều đến như thế mà ngươi lại không thể tha cho một chút xíu à?"
Trong dụ ngôn này, chúng ta thấy được hai thái độ: Thái độ của Thiên Chúa - được tiêu biểu nơi đức vua tha nhiều, vì Thiên Chúa bao giờ cũng tha thứ - và thái độ của con người. Thái độ của Thiên Chúa là thái độ công lý nhưng thấm đẫm lòng xót thương, trong khi thái độ của con người lại chỉ hạn hẹp vào công lý mà thôi. Chúa Giêsu huấn dụ chúng ta là hãy can đảm tỏ ra mạnh mẽ thứ tha, vì trong đời sống không phải hết mọi sự đều có thế lấy công lý mà giải quyết đâu. Chúng ta đều biết điều này mà. Cần có một tình yêu nhân hậu, một tình yêu cũng được căn cứ vào câu trả lời của Chúa Giêsu cho vấn nạn của Thánh Phêrô, câu vấn đáp dẫn vào dụ ngôn này. Vấn nạn của Thánh Phêrô là như thế này: "Lạy Thày, nếu anh em của con lỗi phạm đến con thì con phải tha thứ cho hắn bao nhiêu lần?" (v. 21). Chúa Giêsu đã trả lời rằng: "Thày nói với con rằng không phải là 7 lần mà là 70 lần 7" (v. 22). Theo ngôn ngữ biểu hiệu của Thánh Kinh có nghĩa là chúng ta được kêu gọi luôn luôn tha thứ.
Biết bao nhiêu là đau thương, biết bao nhiêu là vết thương, biết bao nhiêu là chiến thương có thể tránh được nếu lối sống của chúng ta biết tha thứ và xót thương! Ngay cả trong các gia đình, ngay cả trong các gia đình nữa. Biết bao nhiêu là gia đình bị phân tán ly tan, những gia đình không biết tha thứ cho nhau. Biết bao nhiêu là anh chị em cứ uất hận với nhau. Cần phải áp dụng tình yêu nhân hậu với tất cả mọi liên hệ của con người: giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái, trong các cộng đồng của chúng ta, trong Giáo Hội cũng như trong xã hội cùng chính trị.
Hôm nay, khi chúng tôi bấy giờ đang cử hành Thánh Lễ, tôi đã bị khựng lại; tôi bị tác động bởi một câu của bài đọc 1, được trích từ Sách Khôn Ngoan. Câu này nói rằng hãy nhớ đến giây phút tận cùng của ngươi mà hãy thôi ghen ghét. Một câu nói tuyệt vời. Hãy nghĩ đến lúc cùng tận. Anh chị em hãy nghĩ mà xem, anh chị em sẽ nằm trong quan tài... và anh chị em sẽ mang theo lòng hận thù của anh chị em vào đó hay sao? Hãy nghĩ rằng, vào lúc tận cùng, anh chị em có thể thôi ghen ghét và oán hận. Chúng ta hãy nghĩ đến câu nói rất đánh động này. Ngươi hay nhớ đến lúc tận cùng mà đừng ghen ghét nữa.
Không dễ gì mà tha thứ đâu, vì cho dù ở vào những lúc lắng đọng chúng ta lại nghĩ rằng "Đúng thế, con người này đã gây ra rất nhiều chuyện cho tôi, nhưng tôi cũng đã thực hiện nhiều chuyện nữa. Tốt hơn là tha thứ để được thứ tha", nhưng rồi lòng uất hận quật lại như là một con ruồi quấy rầy trong mùa hè cứ lẩn quẩn. Việc thứ tha không phải là điều chúng ta thực hiện trong giây lát là xong, nó là những gì kéo dài, chống lại với lòng uất hận, lòng ghen ghét luôn quay trở lại. Chúng ta hãy nghĩ đến lúc tận cùng của chúng ta để mà thôi ghen ghét.
Bài dụ ngôn hôm nay giúp chúng ta nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của câu chúng ta vẫn đọc trong Kinh Chúa Dạy: "Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" (see Mt 6:12). Những lời này chất chứa một sự thật quyết liệt. Chúng ta không thể nào đòi Thiên Chúa tha thứ cho bản thân chúng ta, nếu về phần mình, chúng ta lại không biết thứ tha cho tha nhân của mình. Đó là một điều kiện. Hãy nghĩ đến lúc tận cùng, đến việc Thiên Chúa tha thứ mà hãy thôi ghen ghét. Hãy loại trừ đi lòng uất hận, loại trừ đi con ruồi quấy rầy cứ lẩn quẩn ấy. Nếu chúng ta không cố gắng thứ tha và yêu thương, chúng ta cũng sẽ không được tha thứ và thương yêu nữa.
Chúng ta hãy ký thác bản thân của chúng ta cho việc chuyển cầu từ mẫu của Người Mẹ Thiên Chúa: Xin Mẹ giúp chúng ta nhận biết chúng ta đã nợ nần Thiên Chúa biết bao, và hãy luôn nhớ đến điều ấy, để lòng của chúng ta biết tỏ ra thương xót và nhân lành.
(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày qua, một loạt những vụ hỏa hoạn đã tàn phá trại tỵ nạn ở Moria ở Đảo Lesbos, khiến cho hàng ngàn người rơi vào hoàn cảnh màn trời chiếu đất, ngay cả một nơi tạm trú cũng không. Tôi vẫn nhớ đến lần tôi đến thăm viếng ở đó, và tôi đã ngỏ lời kêu gọi, cùng với Thượng Phụ đại kết Batolomeo và ĐTGM Ieronymos Nhã Điển, rằng "hãy thực hiện phần mình trong việc đón nhận một cách nhân bản và xứng đáng vào Âu Châu cho những người di dân, tỵ nạn và tìm kiếm nơi nương trú" (16/4/2016). Tôi xin bày tỏ lòng liên kết và gắn bó của tôi với tất cả những nạn nhân của các biến cố thê thảm này.
Ngoài ra, trong những tuần lễ này, chúng ta đang chứng kiến thấy nhiều cuộc xuống đường của dân chúng trên khắp thế giới - ở nhiều nơi - thể hiện một tình trạng bất ổn đang gia tăng nơi xã hội dân sự trước các tình huống nguy kịch về chính trị và xã hội. Trong khi tôi thúc giục những ai biểu tình hãy trình bày các đòi hỏi của mình một cách ôn hòa, không bị chi phối bởi khuynh hướng hung hăng và bạo động, tôi cũng kêu gọi tất cả những ai có trách nhiệm chung và quản trị hãy lắng nghe tiếng nói của công dân mình, và đáp ứng các khát vọng chính đáng của họ, làm sao cho thấy hoàn toàn tôn trọng quyền lợi con người và quyền tự do dân sự. Sau cùng, tôi mời gọi các cộng đồng giáo hội sống trong những hoàn cảnh này, theo sự hướng dẫn của vị Mục Tử của mình, hãy vận động đối thoại, luôn luôn nghiêng về vấn đề đối thoại cũng như vấn đề hòa giải - chúng ta đã nói về việc tha thứ, về việc hòa giải.
Vì dịch bệnh, năm nay, truyền thống Quyền Góp cho Thánh Địa được dời từ Thứ Sáu Tuần Thánh cho đến hôm nay, áp Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Trong bối cảnh hôm nay đây, việc Quyên Góp này thậm chí còn là dấu hiệu hy vọng và đoàn kết cao cả hơn nữa với các Kitô hữu sống ở mảnh đất được Thiên Chúa hóa thành nhục thể và đã chết cùng sống lại vì chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy thực hiện một cuộc hành hương thiêng liêng, trong tinh thần, bằng trí tưởng tượng của chúng ta, bằng tấm lòng của chúng ta, tới Giêrusalem, nơi mà, như bài Thánh Vịnh nói, là nguồn gốc của chúng ta (cf. 87:7), và chúng ta thực hiện một cử chỉ quảng đại đối với những cộng đồng này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên