GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp Mùa Chay 2020
"Nhân danh Đức Kitô, tôi van nài anh em hãy hòa giải với Thiên Chúa" (2Corinto 5:20)
nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói cám dỗ từ tên là "cha của những thứ gian trá" (Gioan 8:44), thì chúng ta có nguy sơ bị chìm đắm vào vực thẳm của những gì là ngu xuẩn,
và cảm nghiệm thấy hỏa ngục ngay ở trên trần gian này, như tất cả quá nhiều những biến cố thảm thương ở nơi trải nghiệm chung riêng đang chứng thực cho thấy một cách đáng buồn.
Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu không phải là một biến cố đã qua; đúng hơn, qua quyền năng của Thánh Thần, nó vẫn hằng hiện hữu,
giúp chúng ta có thể dùng đức tin thấy được và chạm tới xác thịt của Đức Kitô nơi những con người khổ đau.
Việc lấy mầu nhiệm vượt qua làm tâm điểm của đời sống chúng ta có nghĩa là cảm thấy xót thương trước những thương tích của Chúa Kitô tử giá hiện diện
nơi nhiều nạn nhân chiến tranh vô tội, nơi những thứ tấn công sự sống, từ sự sống của thai nhi cho đến sự sống của người già, cùng với các hình thức bạo lực khác nhau.
Anh Chị Em thân mến,
Năm nay Chúa lại ban cho chúng ta một thời điểm hồng ân để, bằng tấm lòng đổi mới, chúng ta dọn mình cử hành mầu nhiệm tử nạn và phục sinh cao cả của Chúa Giêsu, nền tảng của đời sống Kitô giáo riêng cũng như chung của chúng ta. Chúng ta cần phải tiếp tục trở lại với mầu nhiệm này trong tâm trí của chúng ta, vì nó sẽ tiếp tục gia tăng trong chúng ta theo tầm mức chúng ta cởi mở trước quyền năng thiêng liêng của nó cùng với việc đáp ứng một cách tự do và quảng đại.
1- Mầu nhiệm Vượt Qua là nền tảng của việc hoán cải
Niềm vui Kitô giáo xuất phát từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Kerygma (việc loan báo tông truyền về ơn cứu độ nơi Chúa Kitô) này gồm tóm mầu nhiệm của một tình yêu "rất thực hữu, rất chân chính, rất cụ thể đến độ nó mời gọi chúng ta tới một mối liên hệ của sự cởi mở và đối thoại hiệu nghiệm" (Christus Vivit, 117). Ai tin vào sứ điệp này thì loại trừ đi cái giả trá đó là sự sống của chúng ta thuộc về chúng ta để sống theo ý muốn của chúng ta. Trái lại, sự sống được xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa là Cha của chúng ta, từ ý định của Ngài muốn ban cho chúng ta sự sống viên mãn (cf. Gioan 10:10). Trái lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói cám dỗ từ tên là "cha của những thứ gian trá" (Gioan 8:44), thì chúng ta có nguy sơ bị chìm đắm vào vực thẳm của những gì là ngu xuẩn, và cảm nghiệm thấy hỏa ngục ngay ở trên trần gian này, như tất cả quá nhiều những biến cố thảm thương ở nơi trải nghiệm chung riêng đang chứng thực cho thấy một cách đáng buồn.
Trong Mùa Chay 2020 này, tôi muốn chia sẻ với hết mọi Kitô hữu những gì tôi đã viết cho giới trẻ trong Tông Huấn Christus Vivit. "Hãy gắn mắt vào đôi cánh tay giang ra của Chúa Kitô tử giá, để chính các bạn mãi được cứu độ. Khi các bạn xưng thú tội lỗi của mình, các bạn hãy vững tin vào lòng thương xót của Người là những gì giải thoát các bạn khỏi lỗi tội của các bạn. Hãy chiêm ngưỡng máu của Người đã đổ ra vì tình yêu cao cả như thế, và hãy để máu của Người thanh tẩy các bạn. Nhờ đó các bạn có thể được tái sinh một cách mới mẻ" (khoản 123). Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu không phải là một biến cố đã qua; đúng hơn, qua quyền năng của Thánh Thần, nó vẫn hằng hiện hữu, giúp chúng ta có thể dùng đức tin thấy được và chạm tới xác thịt của Đức Kitô nơi những con người khổ đau.
2- Tính cách khẩn trương của việc hoán cải
Thật là hữu ích trong việc chiêm ngưỡng sâu xa hơn mầu nhiệm vượt qua mà qua đó lòng thương xót của Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống trên chúng ta. Thật vậy, cảm nghiệm về lòng thương xót này chỉ có thể ở nơi mối liên hệ "diện đối diện" với Vị Chúa tử giá và phục sinh "Đấng đã yêu thương tôi và đã hiến mình vì tôi" (Galata 2:20), nơi một cuộc đối thoại thân tình giữa bạn hữu với nhau. Đó là lý do tại sao cầu nguyện là những gì rất quan trọng trong Mùa Chay. Thậm chí còn hơn là một nhiệm vụ, cầu nguyện là việc bày tỏ nhu cầu của chúng ta trong việc đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu bao giờ cũng đến trước và nâng đỡ chúng ta. Kitô hữu cầu nguyện với ý thức rằng, mặc dù bất xứng, chúng ta vẫn được yêu thương. Cầu nguyện có thể diễn tả ở bất cứ thể thức khác nhau nào, nhưng cái thực sự đáng kể trước nhan Thiên Chúa đó là nó lắng đọng sâu xa trong chúng ta và đập vỡ tính chất cứng cõi của tâm can chúng ta, để hoán cải chúng ta một cách trọn vẹn hơn nữa về cho Thiên Chúa cũng như cho ý muốn của Ngài.
Vậy trong thời điểm hồng ân này, chớ gì chúng ta biết để mình được đưa vào sa mạc (xem Hosea 2:14), để chúng ta cuối cùng có thể nghe thấy tiếng của Vị Hôn Phu của chúng ta và để cho tiếng ấy vang vọng sâu xa hơn bao giờ hết trong chúng ta. Chúng ta càng hoàn toàn gắn bó với lời của Người thì chúng ta sẽ càng cảm nghiệm thấy lòng thương xót Người tự nguyện cống hiến cho chúng ta. Chớ gì chúng ta không để cho thời điểm ân sủng này qua đi vô ích, qua đi theo cái ảo tưởng dại khờ, nhờ đó chúng ta có thể làm chủ được thời gian và phương tiện của việc chúng ta hoán cải trở về với Người.
3- Ý muốn thiết tha của Thiên Chúa là đối thoại với con cái của Ngài
Chúng ta không được coi thường sự kiện chúng ta được Chúa lại cống hiến cho chúng ta một thời điểm hồng ân này cho việc hoán cải của chúng ta. Cơ hội mới này cần phải được tái bừng lên trong chúng ta một cảm quan biết ơn và thúc đẩy chúng ta ra khỏi cái lì lợm của chúng ta. Bất kể sự hiện diện thảm thê đôi khi xẩy ra của sự dữ trong đời sống của chúng ta, cũng như trong đời sống của Giáo Hội và thế giới, cơ hội thay đổi đời sống của chúng ta thể hiện ý muốn không thay đổi của Thiên Chúa sẽ không làm lũng đoạn cuộc đối thoại trao đổi về ơn cứu độ của Ngài với chúng ta. Nơi Chúa Giêsu tử giá, Đấng không hề biết đến tội lỗi, nhưng vì chúng ta đã trở thành tội lỗi (xem 2Corinto 5:21), ý muốn cứu độ này đã khiến Chúa Cha chồng chất trên Con Mình gánh nặng tội lỗi của chúng ta, như thế, theo cách diễn tả của ĐGH Biển Đức XVI, "biến Thiên Chúa chống lại bản thân mình" (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 12). Vì Thiên Chúa cũng thương yêu cả kẻ thù của Ngài nữa (xem Mathêu 5:43-48).
Cuộc đối thoại trao đổi Thiên Chúa muốn thiết lập với mỗi người chúng ta qua mầu nhiệm vượt qua của Con Ngài chẳng có liên quan gì đến việc truyện trò trống rỗng, như những gì được qui cho thành phần cư dân ngày xưa ở thành Nhã Điển, thành phần "bỏ giờ ra vô ích trừ phi nói hay nghe điều gì đó mới lạ" (Tông Vụ 17:21). Cái truyện trò như thế, có đặc tính của một thứ tò mò vô bổ và nông cạn, cho thấy tính chất trần tục ở hết mọi thời đại; trong thời đại của chúng ta đây, nó cũng xẩy ra ở nơi việc sử dụng không thích đáng các phương tiện truyền thông đại chúng.
4- Một kho tàng cần chia sẻ hơn là chỉ giữ lấy cho mình
Việc lấy mầu nhiệm vượt qua làm tâm điểm của đời sống chúng ta có nghĩa là cảm thấy xót thương trước những thương tích của Chúa Kitô tử giá hiện diện nơi nhiều nạn nhân chiến tranh vô tội, nơi những thứ tấn công sự sống, từ sự sống của thai nhi cho đến sự sống của người già, cùng với các hình thức bạo lực khác nhau. Cũng thế, những thương tích của Chúa Kitô cũng hiện diện nơi những tình trạng tàn phá về môi trường, nơi việc phân phối bất đồng đều về sản vật của trái đất này, nơi việc buôn người ở tất cả mọi hình thức, và nỗi khát vọng khôn thỏa về lợi lộc, một hình thức của những gì là ngẫu tượng.
Cả hôm nay nữa, cần phải kêu gọi những con người nam nữ thiện tâm trong việc chia sẻ, bằng cách làm phúc bố thí, những sản vật của họ cho những ai bần cùng thiếu thốn nhất, như cách thế cho việc tham phần của cá nhân vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong khi việc cống hiến có tính cách yêu thương bác ái làm cho chúng ta trở nên nhân bản hơn, thì những nguy cơ tích trữ biến chúng ta thành kém nhân bản hơn, khiến chúng ta bị giam nhốt bởi lòng vị kỷ của chúng ta. Chúng ta có thể và cần phải thậm chí tiến xa hơn nữa, và lưu ý tới các khía cạnh cấu trúc nơi đời sống kinh tế của chúng ta. Vì thế mà giữa Mùa Chay năm nay, từ ngày 26 đến 28 Tháng 3, tôi đã triệu tập một cuộc họp ở Assisi với các kinh tế gia, các thương gia và thành phần định quyết trẻ trung, để hình thành một nền kinh tế công bình và bao gồm hơn. Như huấn quyền của Giáo Hội đã thường lập lại, đời sống chính trị tiêu biểu cho một hình thức bác ái cao độ (cf. Pius XI, Address to the Italian Federation of Catholic University Students, 18 December 1927). Điều này cũng đúng với cả đời sống kinh tế nữa, một đời sống kinh tế có thể được tiếp cận bằng cùng một tinh thần phúc âm, tinh thần của các Mối Phúc Thật.
Tôi xin Đức Maria Rất Thánh cầu xin để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta biết mở lòng của chúng ta ra để nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa trong việc hòa giải với Ngài, trong việc gắn ánh mắt vào mầu nhiệm vượt qua, cũng như trong việc hoán cải về một cuộc đối thoại trao đổi cởi mở và chân thành với Ngài. Nhờ đó chúng ta sẽ trở nên những gì Chúa Kitô đã muốn các môn đệ của Người trở thành: đó là muối đất và là ánh sáng thế gian (xem Mathêu 5:13-14).
Phanxicô
Tại Đền Thờ Thánh Gioan Laterano Roma ngày 7/10/2019
Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý
bằng mầu