CÔNG GIÁO VIỆT NAM
2020
GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
GIỮA MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
chụp hình, chuyển dịch, phụ dẫn
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay,
nhất là của người nghèo và những ai đau khổ,
cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô,
và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ.
Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ
trong Chúa Kitô,
được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha
và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người.
Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết
với
loài người và lịch sử nhân loại.
Cảm nhận của Giáo Hội trong thế giới ngày nay trên đây đã được cụ thể hóa chưa từng thấy và hơn bao giờ hết
trong Mùa Đại Dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 (8/12) đến nay, càng ngày càng nguy tử,
qua Sự Kiện Giáo Hội Hoàn Vũ hiệp thông trong Giờ Cử Hành Nguyện Cầu:
1- Nghe Lời Chúa và Phút Nguyện Cầu
2- Chầu Thánh Thể và Phép Lành Toàn Xá
do chính ĐTC phát động và chủ sự ở
Quảng Trường Thánh Phêrô (phần Lắng Nghe Lời Chúa) và
cuối Đền Thờ Thánh Phêrô (phần Chầu Thánh Thể)
chiều ngày Thứ Sáu 27/3 trong Mùa Chay 2020!
Quảng Trường Thánh Phêrô: Khung Cảnh và Cấu Trúc
Một cử hành trong trống trải, tối tăm, ướt át, lạnh lẽo... chưa bao giờ thấy
ở Tòa Thánh Roma như tối hôm lịch sử này!
Thật ra không phải chỉ có con người ngày nay và hiện nay mới đang bị Đại Dịch Covid-19...
mà chính Người đang bị nó tấn công nữa, nơi những con người anh em hèn mọn nhất của Người là nạn nhân của nó...
và cũng chính Người cũng đang phục vụ thành phần nạn nhân đáng thương này nơi những con người sống bác ái yêu thương như Người...
nhất là nơi thành phần Kitô hữu chứng nhân trung thực và sống động của Người,
như một số vị linh mục liều mạng chăm lo mục vụ cho tín hữu
Bức Ảnh Đức Mẹ Chở Che Dân Thánh Roma - Salus Populi Romani
được mang từ Đền Thờ Đức Bà Cả tới, nơi ngài đã cầu nguyện trước Ảnh này hôm Chúa Nhật 15/3/2020
Trước Bức Ảnh này, trước và sau mỗi chuyến tông du của mình, ngay từ đầu cho đến nay,
vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo Roma Phanxicô bao giờ cũng đến kính viếng để hiến dâng (trước) và tạ ơn (sau)
Nếu khung cảnh của Tối Cầu Nguyện này là một bầu trời âm u và ướt lạnh, thì
Cấu trúc của Tối Cầu Nguyện này được diễn ra ở 3 vị trí:
1- Tại chính lòng Quảng Trường Thánh Phêrô: nơi Nghe Lời Chúa
2- Ở trên thềm tiền đường Đền Thờ Thánh Phêrô (có Ảnh Mẹ và Tượng Chúa: nơi Tĩnh Lặng Nguyện Cầu
3- Ở Cuối nội cung của Đền Thờ Thánh Phêrô: nơi Chầu Thánh Thể
4- Tại ngưỡng cửa chính của Đền Thờ Thánh Phêrô: nơi Ban Phép Lành Toàn Xá
Thế nhưng, khung cảnh và cấu trúc của Tối Nguyện Cầu này chỉ bắt đầu, ý nghĩa và sống động
khi màn hình xuất hiện một nhân vật mặc phẩm phục mầu trắng, từ đầu trở xuống,
đang từ bên dưới cuối Quảng Trường Thánh Phêrô tiến đến chặng thứ 1 trong 4 chặng, đó là bục đài Nghe Lời Chúa
Ngài là vị Giáo Hoàng Phanxicô, "được các vị hồng y chọn từ tận cùng trái đất" (Lời vị tân giáo hoàng này tối ra mắt 13/3/2013)
bất chấp lạnh giá, trơn trượt, cách xa... từ từ nhưng linh hoạt và hơi khập khễnh tiến bước
"Trong những ngày thử thách này, vào lúc nhân loại đang kinh hoàng trước tình trạng đe dọa của dịch bệnh,
tôi xin đề nghị với tất cả Kitô hữu hãy hợp nhau chung tiếng kêu lên Trời Cao.
Tôi xin mời tất cả mọi vị Thủ Lãnh của Các Giáo Hội và những vị lãnh đạo của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu,
cùng với tất cả mọi Kitô hữu thuộc các Niềm tin khác nhau, cầu khẩn với Đấng Tối Cao, với Thiên Chúa Quyền Năng,
bằng cách thức thời đọc kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta.
Bởi thế, tôi xin mời tất cả hãy thực hiện điều này vài lần trong ngày,
thế nhưng, cùng nhau, đọc Kinh Lạy Cha vào Thứ Tư tới đây, 25/3, vào buổi trưa - tất cả cùng nhau đọc.
Vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ lại biến cố Truyền Tin cho Trinh Nữ Maria về Lời Nhập Thể,
xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả mọi người môn đệ của Người
đang sửa soạn cử hành cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh".
(Lời ngài mời gọi sau Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 22/3/2020, về sự kiện cùng nhau Đọc Kinh Lạy Cha vào trưa Lễ Truyền Tin 25/3/2020)
"Thứ Sáu tới đây, ngày 27/3,
vào lúc 6 giờ chiều, tôi sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện ở sân Đền Thờ Thánh
Phêrô, trước một Quảng Trường trống vắng.
Từ bây giờ, tôi mời gọi tất cả hãy tham dự một cách thiêng liêng bằng các phương
tiện truyền thông.
Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lời cầu nguyện của chúng ta,
chúng ta sẽ tôn thờ Bí Tích Cực Thánh,
cuối cùng tôi sẽ ban Phép
Lành Urbi
et Orbi (cho thành Roma và cho Thế Giới), một
Phép Lành sẽ gắn liền với cơ hội được lãnh nhận Ơn Toàn Xá".
(Lời ngài mời gọi sau Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 22/3/2020)
"Vào giữa trưa sắp tới đây,
các vị Mục Tử chúng tôi thuộc các Cộng đồng Kitô giáo khác nhau, cùng với tín hữu của các Niềm tuyên xưng khác nhau,
sẽ qui tụ lại một cách thiêng liêng để van nài Thiên Chúa bằng kinh nguyện Lạy Cha.
Chúng ta hãy chung tiếng nào xin Chúa trong những ngày khổ đau này, trong lúc thế giới đang bị thử thách đớn đau bởi dịch bệnh hiện nay.
Xin Chúa Cha tốt lành và nhân hậu lắng nghe lời nguyện cầu hòa hợp của con cái Ngài,
những người con tin tưởng chạy đến với Quyền Toàn Năng của Ngài".
(Lời ngài mời gọi sau Bài Giáo Lý về Sự Sống hôm Thứ Tư 25/3/2020 về sự kiện ngay hôm đó và sau đó liên quan đến Đại Dịch Covid-19)
"Tôi cũng xin lập lại với tất cả anh chị em lời mời gọi tham dự một cách thiêng liêng, qua phương tiện truyền thông,
vào thời khắc nguyện cầu tôi sẽ chủ sự vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu tuần này, ở sân của Đền Thờ Thánh Phêrô.
Tiếp theo phần lắng nghe Lời Chúa và Tôn Thờ Bí Tích Cực Thánh là Phép Lành cho Thành Roma và Thế Giới kèm theo Ơn Toàn Xá".
(Lời ngài mời gọi sau Bài Giáo Lý về Sự Sống hôm Thứ Tư 25/3/2020 về sự kiện ngay hôm đó và sau đó liên quan đến Đại Dịch Covid-19)
Vị giáo hoàng chủ sự Tối Cầu Nguyện của Giáo Hội Toàn cầu sửa soạn đọc lời nguyện khai mạc
Phần 1- Nghe Lời Chúa và Phút Nguyện Cầu
Trước tiên ngài hướng về phía dân chúng là một khoảng không trống vắng trước mặt, dù không thấy ai,
nhưng ngài biết rằng họ đang nhìn ngài, qua phương tiện truyền thông trực tuyến livestream
(riêng đường giây kết nối trực tuyến của Đài Phát Thanh Vatican Việt Ngữ có trên dưới 140 ngàn người theo dõi bấy giờ).
"Chúng ta hãy cầu nguyện..."
Phúc Âm theo Thánh Marco 4:35-41
Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi! "
Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người.
Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.
Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ.
Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? "
Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.
Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? "
Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? "
"Đó là Lời Chúa"
ĐTC Phanxicô đã căn cứ vào các tình tiết của Phúc Âm mà giảng như sau:
"Chiều đến" (Marco 4:35). Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe được bắt đầu như thế.
Các tuần lễ hiện nay đang ở vào buổi chiều tối.
Bóng tối đậm đen đã qui tụ lại bao phủ trên quảng trường này, trên những con đường và trên những thành phố của chúng ta đây;
nó xẩy ra trên cả đời sống của chúng ta nữa,
tràn đầy nơi hết mọi sự thứ câm lặng và một thứ trống rỗng thê thảm,
ngăn chặn lại hết mọi sự khi nó băng ngang qua;
chúng ta cảm thấy nó trong không khí,
chúng ta nhận thấy nó nơi các cử chỉ của dân chúng, những ánh mắt lạc loài của họ.
Bản thân chúng ta cảm thấy sợ hãi và lạc lõng.
Như các môn đệ trong bài Phúc Âm, chúng ta đã bất chợt lọt vào một cơn giông bão.
Chúng ta nhận thấy rằng chúng ta đang ở cùng một con tầu, tất cả chúng ta đều mong manh mỏng dòn và lạc hướng,
thế nhưng đồng thời tất cả chúng ta được kêu gọi cần phải cùng nhau chèo chống, mỗi người cần phải an ủi người khác.
Trên con tầu này... có tất cả chúng ta.
Như các môn đệ, thành phần đã đồng thanh lên tiếng một cách lo âu sợ hãi rằng: "Chúng con chết mất thôi" (câu 38),
bởi thế chúng ta cũng nhìn nhận rằng chúng ta không thể nghĩ về bản thân mình,
mà chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể làm được việc ấy thôi.
Thật là dễ dàng nhận thấy bản thân chúng ta ở trong câu chuyện này.
Điều khó hiểu ở đây là thái độ của Chúa Giêsu.
Trong khi các môn đệ của Người theo tự nhiên cảm thấy báo động và tuyệt vọng
thì Người lại đang ở dưới cuối tầu, phần tầu bị chìm trước hết.
Và Người bấy giờ làm gì? Bất chấp giông ba bão táp, Người ngủ một cách ngon lành, tin tưởng vào Chúa Cha;
đó là lần duy nhất trong các Phúc Âm chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ.
Khi Người tỉnh dậy, sau khi dẹp yên sống gió, Người quay sang các môn đệ mà trách móc rằng:
"Tại sao các con lại sợ chứ? Các con không có đức tin à?" (câu 40).
Chúng ta hãy cố tìm hiểu xem nhé.
Tình trạng các môn đệ thiếu đức tin là ở chỗ nào, ngược lại với lòng tin tưởng của Chúa Giêsu?
Các vị đã không còn tin tưởng vào Người; thật vậy, các vị đã kêu đến Người.
Thế nhưng chúng ta hãy xem các vị kêu lên Người ra sao:
"Thưa Thày chúng con có chết Thày cũng chẳng màng đến sao?" (câu 38).
Thày không quan tâm: các vị nghĩ rằng Chúa Giêsu chẳng lưu tâm gì tới các vị, để mặc kệ các vị.
Một trong những điều gây tổn thương đến chúng ta và gia đình của chúng ta nhất,
đó là khi chúng ta nghe thấy rằng "Bố mẹ hay anh em chẳng để ý gì đến tôi hết?"
Đó là một câu nói gây nhức nhối và tạo nên giông tố trong cõi lòng của chúng ta.
Nó cũng làm cho Chúa Giêsu bị sốc nữa. Bởi vì, hơn ai hết, Người là Đấng chăm sóc cho chúng ta.
Thật vậy, một khi các vị kêu lên Người thì Người đã ra tay cứu các vị khỏi tình trạng thất đảm của các vị.
Bão tố là những gì làm cho chúng ta phơi bày ra tính chất dễ bị tổn thương của chúng ta,
cũng như làm lộ ra những gì tin tưởng sai lầm và nông cạn được chúng ta phác họa
nơi chương trình hằng ngày của chúng ta, nơi các dự án của chúng ta, nơi các thói quen của chúng ta, và nơi những thứ ưu tiên của chúng ta.
Nó cho chúng ta thấy chúng ta đã từng để cho mình trở thành cùn nhụt và yếu hèn chính những gì nuôi dưỡng,
duy trì và kiên cường đời sống của chúng ta và cộng đồng của chúng ta.
Bão tố lột trần tất cả những ý nghĩ được đóng gói của chúng ta,
và cả niềm quên lãng về những gì nuôi dưỡng linh hồn dân chúng của chúng ta;
tất cả những gì làm cho chúng ta tê mê, bằng những cách thức suy nghĩ và tác hành được cho là "cứu độ" chúng ta,
nhưng trái lại, cho thấy đã trở thành bất lực trong việc giúp chúng ta chạm được cội nguồn của chúng ta,
và bất khả trong việc làm tồn tại nơi chúng ta nỗi tưởng nhớ về những ai đã ra đi trước chúng ta.
Tự mình chúng ta đang bị hụt hẫng các kháng thể cần thiết để chống chọi với đối phương.
Trong cơn bão tố này, mặt tiền của những khuôn đúc nhờ đó chúng ta đã ngụy trang hóa cái tôi của mình,
lúc nào cũng lo đến hình ảnh của mình, đã sụp đổ,
một lần nữa cho thấy rằng chúng ta không thể nào thiếu được tình trạng thuộc về nhau:
việc chúng ta thuộc về nhau như là những người anh chị em với nhau.
"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?"
Lạy Chúa, lời Chúa tối hôm nay tác động chúng con và liên quan đến chúng con, đến tất cả chúng con.
Trên thế gian này, Chúa yêu thương hơn chúng con thương yêu,
chúng con đã đi trước ở một tốc độ quá nhanh, cảm thấy mình quyền năng và có thể làm bất cứ sự gì.
Vì tham lam lợi lộc mà chúng con để mình bị thu hút vào các sự vật, và bị lôi cuốn một cách nhanh chóng.
Chúng con không dừng lại trước lời khiển trách của Chúa giành cho chúng con,
chúng con không thể bị đánh thức dậy trước các cuộc chiến tranh hay tình trạng bất công khắp thế giới,
con cũng chẳng nghe thấy tiếng của người nghèo hay của hành tinh đang ốm yếu của chúng con.
Mặc kệ, chúng con cứ thể mà tiến, cho rằng chúng con có thể sống lành mạnh trong một thế giới bệnh hoạn.
Giờ đây, chúng con đang ở trên biển khơi bão tố, chúng con nài xin Chúa: "Lạy Chúa, xin tỉnh giấc!"
"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?"
Lạy Chúa, Chúa đang gọi chúng con, đang kêu gọi chúng con sống đức tin.
Không phải chỉ tin rằng Chúa hiện hữu, mà còn đến với Chúa và tin tưởng vào Chúa.
Mùa Chay này lời kêu gọi của Chúa vang dội một cách khẩn trương: "Hãy hoán cải", "Hãy hết lòng trở về với Ta" (Joel 2:12).
Chúa đang kêu gọi chúng con hãy chộp lấy thời điểm thử thách này như là một thời điểm của việc chọn lựa.
Nó không phải là thời điểm phán xét của Chúa, mà là thời điểm phán đoán của chúng con:
một thời điểm để chọn những gì đáng kể và những gì qua đi, một thời điểm để phân loại những gì là cần thiết và những gì không.
Nó là một thời điểm lái đời sống của chúng con về lại đường ngay nẻo chính với Chúa, Lạy Chúa, cũng như với những người khác.
Chúng con có thể nhìn thấy rất nhiều đồng bạn gương mẫu cùng hành trình với chúng con,
những con người, cho dù sợ hãi, đã phản ứng bằng việc cống hiến sự sống của mình.
Đó là quyền lực Thần Linh được tuôn trào và được khuôn đúc nơi thái độ can đảm cùng quảng đại từ bỏ bản thân mình.
Chính sự sống trong Thần Linh mới có thể cứu chuộc, coi trọng và chứng thực
sự sống của chúng ta cùng nhau đan kết ra sao và được nâng đỡ bởi thành phần tầm thường - thành phần thường bị quên lãng -
những con người không xuất hiện trên hàng tựa của nhật báo hay nguyệt san,
cũng không xuất hiện trên những lối đi hoành tráng của màn phô trương mới nhất,
mà là những con người, chắc chắn vào chính những ngày đang ghi nhận các biến cố quyết liệt của thời điểm chúng ta này
đây là các vị bác sĩ, các y tá, các nhân viên siêu thị, các nhân viên vệ sinh, các chăm sóc viên, các chuyển chở viên,
luật lệ cùng với những lực lượng giữ trật tự, các tình nguyện viên, các vị linh mục, các tu sĩ nam nữ,
cũng như rất nhiều người khác đã biết rằng không ai có thể tự mình đạt tới ơn cứu độ.
Trước quá nhiều đau khổ, ở đâu việc phát triển đích thực của các dân tộc được trân quí
thì chúng ta đều cảm thấy được lời cầu tư tế của Chúa Giêsu: "Xin cho họ tất cả được nên một" (Gioan 17:21).
Biết bao nhiêu là con người hằng ngày sống nhẫn nại và cống hiến niềm hy vọng,
thực hiện việc gieo rắc, không phải là nỗi hoảng sợ, mà là một trách nhiệm chung.
Biết bao nhiêu là người cha, người mẹ, ông bà và thày cô đang tỏ ra cho con cháu của mình thấy rằng,
bằng các cử chỉ nhỏ mọn hằng ngày, cách thức để đương đầu và lèo lái một cuộc khủng hoảng,
bằng việc thích ứng các thói quen của họ, ngước cao ánh mắt và nuôi dưỡng nguyện cầu.
Biết bao nhiêu là người đang cầu nguyện, đang hiến dâng và đang chuyển cầu cho thiện ích của tất cả mọi người.
Việc cầu nguyện và việc thầm lặng phục vụ: đó là những thứ khí giới chiến thắng của chúng ta.
"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?"
Đức tin được bắt đầu khi chúng ta nhận ra chúng ta cần đến ơn cứu độ.
Chúng ta không phải là thành phần tự mãn; tự mình chúng ta lủng củng vụng về:
chúng ta cần Chúa, như những thủy thủ cần đến ánh sao.
Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu vào con thuyết đời của chúng ta.
Chúng ta hãy trao phó các nỗi sợ hãi của chúng ta cho Người, để Người khống chế chúng.
Như các vị môn đệ, chúng ta sẽ cảm thấy rằng có Người ở trên tầu sẽ không có vấn đề chìm đắm.
Vì quyền năng của Thiên Chúa là ở chỗ biến hết mọi sự, thậm chí là những điều xấu xa, xẩy ra cho chúng ta thành sự lành.
Người mang sự thanh bình vào trong bão táp của chúng ta, vì với Thiên Chúa sự sống chẳng bao giờ chết hết.
Chúa xin chúng ta, và giữa cơn phong ba bão tố của chúng ta,
Ngài mời gọi chúng ta hãy tái thức giấc, và thực hiện tình đoàn kết cùng niềm hy vọng mang lại sức mạnh,
sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút mọi sự dường như đang chới với.
Chúa đang đánh thức chúng ta dậy để nhờ đó làm tái bùng lên và tái sinh niềm tin tưởng Phục Sinh của chúng ta.
Chúng ta có một cái neo, đó là thánh giá của Người đã cứu độ chúng ta.
Chúng ta có một bánh lái: đó là nhờ thánh giá của Người chúng ta đã được cứu độ.
Chúng ta có một niềm hy vọng: đó là nhờ thánh giá của Người mà chúng ta đã được chữa lành và ấp ủ,
nhờ đó không một sự gì có thể tách chúng ta khỏi tình yêu cứu chuộc của Người.
Ở giữa cảnh cô lập, khi chúng ta đang chịu khổ bởi thiếu niềm êm ái dịu dàng cùng với các cơ hội để đáp ứng,
và chúng ta cảm thấy bị mất mát quá nhiều thứ, thì một lần nữa chúng ta hãy lắng nghe lời tuyên bố cho ơn cứu độ chúng ta:
Người đã sống lại rồi và Người đang sống bên chúng ta.
Từ cây thánh giá của mình, Chúa xin chúng ta hãy tái nhận thức sự sống đang đợi chờ chúng ta,
hãy nhìn đến những ai đang nhìn chúng ta, để kiên cường, để nhận thức và nuôi dưỡng ân sủng đang sống trong chúng ta.
Chúng ta đừng dập tắt ngọn lửa còn đang chập chờn (cf Is 42:3) không bao giờ tàn rụi, và chúng ta hãy để cho niềm hy vọng lại được thắp lên.
Việc ôm lấy thánh giá của Người nghĩa là có được lòng can đảm để chấp nhận tất cả mọi khốn khó của thời điểm hiện nay,
là bỏ đi trong chốc lát lòng nung nấu quyền lực và các thứ sở hữu, để giành chỗ cho tính chất sáng tạo mà chỉ có Thần Linh mới có thể tác hứng.
Nghĩa là có được lòng can đảm để kiến tạo nên những nơi chốn mà hết mọi người đều có thể nhận thấy rằng họ được kêu gọi đến,
và lòng can đảm chấp nhận những hình thức mới mẻ của lòng hiếu khách, của tình huynh đệ và của mối đoàn kết.
Bởi thánh giá của Người chúng ta đã được cứu độ để có thể ấp ủ niềm hy vọng,
và để cho niềm hy vọng này củng cố và duy trì tất cả mọi biện pháp,
cùng với tất cả mọi đường nẻo giúp chúng ta bảo vệ bản thân mình và người khác.
Gắn bó với Chúa để ôm ấp niềm hy vọng:
đó là sức mạnh của đức tin, một đức tin giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng.
"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?"
Anh chị em thân mến, từ nơi mang ý nghĩa đức tin vững như đá của Thánh Phêrô này,
tôi muốn ký thác tất cả anh chị em cho Chúa buổi tối hôm nay,
nhờ sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Sinh Lực của Dân Chúng và là Ngôi Sao Biển động.
Từ hàng cột (ở Quảng Trường này) đang ôm lấy Roma và cả thế giới đây,
xin phúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên anh chị em như là một thứ ôm ẵm ủi an.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy chúc lành cho thế giới này,
xin hãy ban sức khỏe cho thân xác của chúng con và ban ơn an ủi cho tâm can của chúng con.
Chúa muốn chúng con đừng sợ. Tuy nhiên đức tin của chúng con còn yếu kém và chúng con lại sợ hãi.
Thế nhưng, lạy Chúa, Chúa sẽ không bỏ mặc chúng con cho cơn giông tố này.
Xin hãy nói với chúng con một lần nữa rằng: "Đừng sợ" (Mathêu 28:5).
Còn chúng con, cùng với vị thừa kế Thánh Phêrô,
"xin trao phó tất cả mọi lo âu của chúng con cho Chúa, vì Chúa chăm sóc cho chúng con" (xem 1Phero 5:7).
Phút Nguyện Cầu
(cùng Đức Mẹ và Chúa Kitô)
Sau bài giảng kết thúc phần Nghe Lời Chúa, ĐTC rời bục đài để tiến về phía cuối Đền Thờ Thánh Phêrô
Ở tiền đường Đền Thờ Thánh Phêrô có Ảnh Đức Mẹ (bên phải từ dưới lên) và Tượng Chịu Nạn (bên trái từ dưới lên)
Ngài đã đến với Đức Mẹ trước, như hôm Chúa Nhật 15/3/2020, ngài cũng kính viếng Đức Mẹ trước và Tượng Chịu Nạn sau.
Vì Mẹ chính là đường đến với Chúa - per Mariam ad Jesum!
Trước Ảnh Đức Mẹ Chở Che Dân Thành Roma
(Bức Ảnh này hằng được treo ở Tòa Thánh Mẫu trên cùng và bên cánh trái trong Đền Thờ Đức Bà Cả,
nơi vị giáo hoàng này, trước mỗi chuyến tông du đều đến dâng lên Mẹ và tạ ơn Mẹ sau chuyến tông du)
Chúng ta không ai biết được bấy giờ tận thâm tâm của vị giáo hoàng này, ngài đã cầu nguyện với Mẹ ra sao?
Có thể là ngài lập lại những lời nguyện mà ngài đã dâng lên Mẹ hôm Thứ Tư 11/3/2020
ở Đền Thánh Tình yêu Thần Linh - the Divine Love Sanctuary, bên ngoài Thành Roma,
nơi ĐTC Piô XII đã từng đến cầu nguyện trước Tượng Đức Mẹ ở đó vào Tháng 6/1944
để cầu cho thành Roma được cứu khi quân Nazi Đức quốc rút khỏi Ý quốc trong thời Thế Chiến Thứ II,
nơi ĐTC Phanxicô, 75 năm sau, trở lại để cầu xin cùng Mẹ Maria
canh chừng thế giới nói chung và thành Roma nói riêng trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 bùng phát ngay từ đầu năm 2020,
mà Ý quốc là một trong số quốc gia Tây phương trở thành nạn nhân trầm trọng nhất thế giới, với con số tử vong liệt kê gần 10 ngàn!
Ôi Maria, xin Mẹ tiếp tục chiếu tỏa trên cuộc hành trình của chúng con
như là một dấu hiệu của ơn cứu độ và của niềm hy vọng.
Chúng con xin ký thác bản thân của chúng con cho Mẹ là Sinh Lực của Bệnh Nhân.
Ở dưới chân Thánh Giá Mẹ đã vững vàng tin tưởng tham phần vào cuộc khổ đau của Chúa Giêsu.
Mẹ là Sự Cứu Độ của Dân Thành Rôma, biết được rằng chúng con đang cần đến những gì.
Chúng con tin rằng, Mẹ sẽ đáp ứng, như Mẹ đã thực hiện ở Cana xứ Galilê,
để niềm vui và hoan lạc được trở lại sau thời khắc thử thách này.
Lạy Mẹ của Tình Yêu Thần Linh,
xin giúp chúng con biết tuân hợp bản thân mình với ý muốn của Chúa Cha,
và làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng con:
Đó là Người đã nhận lấy cho mình những khổ đau của chúng con,
cùng gánh vác những nỗi sầu thương của chúng con,
để nhờ Thánh Giá, Người mang lại cho chúng con niềm vui Phục Sinh. Amen.
Ôi Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa, chúng con tìm đến ẩn náu dưới sự chở che của Mẹ.
Xin Mẹ đừng chê chối những lời van xin của chúng con - những con người đang bị thử thách -
và xin Mẹ hãy giải cứu chúng con cho khỏi mọi hiểm nguy, Ôi Trinh Nữ hiển vinh và diễm phúc.
Trước Thánh Giá Phép Lạ
Từ Mẹ đến Chúa, rời Ảnh Mẹ ngài tiến sang Tượng Chúa
Ở đây cũng thế, chúng ta cũng không biết ĐTC đã trầm lặng chiêm ngưỡng Chúa Kitô tử giá với tâm tình nguyện cầu ra sao?
Phần 2 - Chầu Thánh Thể và Phép Lành Toàn Xá
Chầu Thánh Thể
Đặt Mặt Nhật, được che lọng và rước từ trong Đền Thờ Thánh Phêrô ra ngay trước cửa chính của Đền Thờ,
nơi hướng ra ngoài, hướng về cộng đoàn dân Chúa khắp thế giới nói riêng và toàn thế giới nhân loại nói chung!
"Con thờ lạy hết tình, Chúa ngự trong phép thánh, yêu quí nhân loại ẩn thân trong hình bánh..."
Có tiếng ca đoàn hát một bài bằng tiếng Latinh của Thánh Toma Tiến Sĩ Thiên Thần,
bài hát đã được cộng đồng VN thỉnh thoảng hát bằng tiếng Việt mỗi khi Chầu Thánh Thể.
"Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi!"
Mẹ Maria đã sầu thảm cảnh tỉnh và kêu gọi con cái mình như trên đây vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917.
Và lời này được kể như là lời Mẹ trăn trồi cho con cái mình, trước khi Mẹ biến đi không bao giờ còn hiện ra ở Fatima nữa.
Thật thế, Sứ Điệp Fatima hay Lời Mẹ Fatima trăn trối trên đây cho thấy
tất cả Sứ Điệp Fatima là Lòng Thương Xót Chúa,
một lòng thương xót được bộc lộ tất cả nơi cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô,
thế nhưng công ơn cứu chuộc vô giá của Người, hay chính lòng thương xót của Người
đã bị Kitô hữu thời đại, nhất là ở thế giới Tây phương văn minh và nhân bản là nơi vốn được đồng hóa với Kitô giáo,
chẳng những quên lãng và khinh thường, mà còn hủy hoại ơn cứu độ của Người bằng đời sống vô thần duy vật băng hoại của họ.
Và đó là lý do, trước khi Mẹ Maria hiện ra ở Fatima năm 1917 sáu lần liền vào ngày 13 trong tháng, tứ Tháng 5 đến Tháng 10,
Thiên Thần Hòa Bình đã hiện ra 3 lần vào năm 1916 với 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải
để dạy cho các em đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể Xót Thương
1- Bằng cầu nguyện (lần hiện ra thứ 1 vào Mùa Xuân);
2- Bằng hy sinh (lần hiện ra thứ 2 vào Mùa Hè);
3- Bằng hiệp lễ (lần hiện ra thứ 3 vào Mùa Thu)
"Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy Chúa,
con xin dâng lên Chúa Mình và Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô,
đang hiện diện trong các nhà chầu trên khắp thế giới...
"Để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu...
"Xin vì công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu
và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,
Xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải!"
(Lời nguyện sau khi hiệp lễ đền tạ Thiên Thần sấp mình xuống đất đã đọc làm gương cho 3 em theo)
"Lạy Chúa Trời con, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa.
Xin Chúa tha cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa"
(Lời nguyện đền tạ Thiên Thần dạy cho 3 em vào lần hiện ra đầu tiên)
Trong giây phút thinh lặng kéo dài cả 10 phút này, chúng ta chẳng những chiêm ngưỡng
"Chúa là Thiên Chúa của chúng ta.... đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi",
nên phải chăng tự nhân loại tội nhân ngày nay mới đang chịu một hậu quả bất ngờ chưa từng thấy trên khắp thế giới,
gây ra bởi Đại Dịch Covid-19 đầy nguy tử;
đến nỗi các chính quyền trên thế giới nói chung,
Ý quốc, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ nói riêng đã phải ra lệnh cho công dân của mình "cấm trại tại gia",
và cả Giáo Hội khắp nơi, nhất là các nơi đang bị lây nhiễm nặng và có số tử vong cao,
như Hoa Kỳ chẳng những không còn lễ mà cũng không được đến nhà thờ, mà phải sống "Giáo Hội tại gia".
Thậm chí ở cả Giáo Phận Roma cũng thế.
Tất cả Phụng Vụ Thánh Thể đều được theo dõi hay tham dự một cách thiêng liêng, cả việc cử hành Thánh Lễ cũng như việc hiệp lễ,
bằng phương tiện truyền thông livestream trực tuyến qua youtube.
Chính sự kiện lịch sử của Tối Cầu Nguyện của Giáo Hội hoàn vũ Thứ Sáu 27/3/2020 này cũng thế,
cũng qua livestream.
Các Thánh Lễ ban sáng của ĐTC vào lúc 7 giờ bên Roma, từ ngày Thứ Hai 9/3/2020,
theo ý của ĐTC, ngài bắt đầu cầu nguyện đặc biệt cho từng thành phần trên thế giới trong Mùa Đại Dịch Covid-19,
cũng đã được theo dõi trực tuyến như thế.
Bởi thế, có thể chính vào lúc Chầu Chúa này, nhiều tín hữu khắp nơi trên thế giới đã lợi dụng để rước lễ thiêng liêng,
theo lời nguyện được chính ĐTC soạn dọn và phổ biến ngày 21/3/2020,
trong Thánh Lễ sáng của ngài ở nguyện đường Nhà Khách Thánh Matta Vatican,
khi ngài khuyên tín hữu tham dự Thánh lễ livestream rằng:
Hãy tìm gặp Chúa trong nguyện cầu.
Rồi ngài đã đọc lời nguyện hiệp lễ thiêng liêng (dưới đây),
trước khi ngài đã đặt Mình Thánh Thể để Chầu Chúa vào lúc cuối lễ hôm đó.
CHÚA GIÊSU ƠI,
CON TIN RẰNG CHÚA ĐANG HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH CỰC THÁNH NƠI BÀN THỜ.
CON KÍNH MẾN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ,
VÀ CON ƯỚC MONG ĐƯỢC RƯỚC LẤY CHÚA VÀO LINH HỒN CỦA CON!
VÌ VÀO LÚC NÀY ĐÂY CON KHÔNG THỂ RƯỚC CHÚA BẰNG BÍ TÍCH,
XIN CHÚA ÍT LÀ HÃY ĐẾN VỚI CÕI LÒNG CỦA CON MỘT CÁCH THIÊNG LIÊNG...
CON ẤP Ủ CHÚA NHƯ THỂ CHÚA ĐANG Ở ĐÓ,
VÀ KẾT HỢP TOÀN THỂ BẢN THÂN CON VỚI CHÚA.
XIN ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ CON LÌA XA CHÚA.
Thánh Thể ở trong Mặt Nhật được đặt trên bàn thờ gần ngay cửa chính của Đền Thờ Thánh Phêrô,
hướng ra ngoài Quảng Trường Thánh Phêrô, về phía cộng động dân Chúa hằng ngày, nhất là Chúa Nhật, đông đảo qui tụ về lòng Giáo Hội,
trong vòng tay ôm (đưọc biểu hiệu nơi hàng cột vòng cung bao quanh quảng trường) của Tòa Thánh
Vị giáo hoàng, vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian, tuy nhiên, vào giây phút Chầu Thánh Thể bấy giờ,
ngài lại đại diện cho chung cộng đồng dân Chúa, đang ngồi Thánh Thể lộ thiên trên bàn thờ, lưng quay ra phía cộng đồng dân Chúa.
Chắc hẳn bấy giờ, ngài chặng những cầu nguyện cho cung thế giới loài người đang trải qua cơn hoạn nạn của Đại Dịch Covid-19 khốn nạn.
Nhưng đồng thời ngài cũng không quên cộng đồng dân Chúa của mình, một đàn chiên mà ngài được tuyển chọn vào thơới điểm này,
để kế vị Thánh Phêrô và thay Chúa Kitô dẫn dắt, chẳng những chiên bé mà cả chiên lớn nữa (xem Gioan 21:15-17)
Riêng về thành phần được gọi là chiên lớn trong đàn, thực tế cho thấy, được ngài chú trọng hơn ai hết.
Bởi thế, lợi dụng những lần trao đổi chúc mừng Giáng Sinh hằng năm, ngài đã chân thành và thẳng thắn đánh động các vị,
cách riêng ở Giáo Triều Rôma, bao gồm cả những vị chủ chiên lãnh đạo dân Chúa trên khắp thế giới,
nhất là về tinh thần trần tục của các vị và nơi các vị, bất xứng với vai trò của các vị là các đấng bậc
được tuyển chọn và trao phó cho quyền chức để phục vụ chứ không phải để hưởng thụ!
Chẳng hạn vào dịp Chúc Mừng Giáng Sinh Giáo Triều Roma năm 2014, ngày 22/12,
ngài đã liệt kê 15 thứ bệnh hoạn của các vị, được ngài bao gồm trong cái ngài gọi là
"bản kiểm kê các chứng bệnh của tòa thánh / the catalogue of curial diseases"
trong đó ngài liệt kê hay đúng hơn là gọi tên rõ ràng các chứng bệnh thông thường của các vị như sau:
7- Bệnh cạnh tranh kình địch và tự cao tự đắc
9- Bệnh đồn đoán, càu nhàu, nhảm nhí (tittle-tattle)
10- Bệnh thần tượng hóa bề trên
11- Bệnh lạnh cảm với người khác
13- Bệnh tích lũy
14- Bệnh phe nhóm bế quan
15- Bệnh lợi lộc trần gian và thích phô trương
Hay vào dịp chúc mừng Giáng Sinh 2015, ngài tiếp tục nói với các vị về
"những thứ kháng tố của tòa thánh - curial antibiotics"
nghĩa là về những phương dược để chữa trị 15 chứng bệnh được ngài điểm mắt ở năm 2014
Chẳng hạn như một số tiêu biểu và thông dụng trong 12 kháng tố
(theo thứ tự mẫu tự làm nên chữ Thương Xót theo tiếng Latinh Misericordia
được ngài đề nghị các vị cần dùng sau đây:
7- Charity
and truth - Bác ái
và sự thật
8- Openness
and maturity - cởi
mở và trưởng thành
9. Respectfulness
and humility - tôn
trọng và khiêm tốn
10. Diligence
and attentiveness - Tận
tâm và chuyên tâm
11. Intrepidness
and alertness - dũng
cảm và tỉnh táo
12. Accountability and sobriety - trách nhiệm và điềm đạm
Hoặc ở buổi gặp gỡ chúc mừng Giáng Sinh 2018,
năm nạn lạm dụng tình dục bùng nổ khắp nơi trên thế giới,
ngài đã nói đến "hai cái họa đó là họa lạm dụng và họa bất trung"
"Có thời Giáo Hội đã từng quyết tâm loại trừ sự dữ lạm dụng này, một thứ lạm dụng đòi Thiên Chúa báo oán,
thứ lạm dụng phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn nghĩ đến cái đau khổ
gây ra cho nhiều thiếu niên bởi các vị giáo sĩ và những con người tận hiến tu trì:
những thứ lạm dụng về quyền bính và lương tâm cũng như các thứ lạm dụng về tình dục".
"Một thảm họa khác, đó là sự bất trung của những ai phản bội ơn gọi của mình, lời thề hứa của mình,
sứ vụ của mình và việc thánh hiến của mình cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội.
Họ che đậy ở đằng sau những ý hướng tốt lành để đâm chém anh chị em mình sau lưng và gieo rắc cỏ lùng, chia rẽ và hoang mang.
Họ luôn tìm cách chữa tội, những thứ chữa tội về mặt tri thức và ngay cả về mặt thiêng liêng, để bình tâm tiến bước theo đường lối hư hoại".
Sửa soạn xông hương trong khi vang lên bài Tantum Ergo:
Tantum ergo Sacramentum
Veneremur cernui:
Et antiquum documentum
Novo cedat ritui:
Praestet fides supplementum
Sensuum defectui.
Genitori, Genitoque
Laus et iubilatio,
Salus, honor, virtus quoque
Sit et benedictio:
Procedenti ab utroque
Compar sit laudatio.
Amen.
1. Đây nhiệm tích vô cùng cao quý, nào chúng ta phục bái tôn thờ.
Và dấu tích ngàn xưa lưu ký, phải kính nhường nghi lễ mới đây.
Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.
2. Dâng về Chúa Cha và con Chúa, lời tán dương mừng chúc vang hoà
Cùng vinh phúc quyền uy danh giá, tựa khói trầm bay toả ngát hương.
Để tiến Chúa Thánh Linh nhân hậu, khúc tán dương cảm tạ suốt đời. AMEN.
- Chúa đã ban bánh bởi trời cho nhân loại.
- Bánh có đủ mọi mùi thơm ngon.
Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã để lại cho chúng con Bí Tích huyền diệu để kỷ niệm cuộc khổ nạn Chúa.
Chúng con nài xin Chúa cho chúng con được sùng kính mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa,
để chúng con luôn được hưởng nhờ hiệu qủa của ơn cứu chuộc.
Chúa là Thiên Chúa hằng sống hằng trị cùng Ðức Chúa Cha làm một với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Vị Giáo Hoàng chủ sự được khoác áo chầu (trên) để sửa soạn nâng Thánh Thể trong Mặt Nhật (dưới)
sau đó ngài kiệu Thánh Thể long trọng từ bàn thờ ra ngưỡng cửa của Đền Thờ Thánh Phêrô...
cho tới ngưỡng cửa Đền Thờ này thì ngài đứng ở ngay đó và
hướng về Quảng Trường Thánh Phêrô đang u ám, ướt lạnh và trống rỗng,
mà Ban Phép Lành Thánh Thể, cũng chính là Phép Lành urbi et orbi cho Thánh Roma và cho thế giới
Phép Lành ngoại lệ cho Thành Roma và cho Thế Giới
Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa,
Chúc tụng Danh Thánh Thiên Chúa,
Chúc tụng Chúa Giêsu, thật sự là Thiên Chúa và là con người,
Chúc tụng Danh Thánh Chúa Giêsu,
Chúc tụng Rất Thánh Trái Tim Ðức Chúa Giêsu,
Chúc tụng Máu Thánh Châu Báu Chúa Giêsu,
Chúc tụng Chúa Giêsu trong Thánh Thể trên các bàn thờ
Chúc tụng Chúa Thánh Thần, Ðấng Bảo trợ,
Chúc tụng Thánh Mẫu Thiên Chúa Maria rất thánh
Chúc tụng Rất Thánh Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ
Chúc tụng Mẹ lên trời cao sáng
Chúc tụng Danh Mẹ Maria, Ðồng Trinh và Hiền Mẫu
Chúc tụng Thánh Giuse, bạn thanh sạch Ðức Maria
Chúc tụng Thiên Chúa nơi các thiên thần và các thánh
Amen!
Lời Chúc Tụng sau Phép Lành Thánh Thể đã được đọc lên (như đã được trích dẫn trên đây)
Nếu cần xin xem lại biến cố đặc biệt này ở cái link dưới đây:
https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-03/urbi-et-orbi-pope-coronavirus-prayer-blessing.html
Xin mời theo dõi thêm những cái links sau đây nếu cần:
Một khi Thiên Chúa thương xót nhắc nhở và cảnh báo - Đại dịch Covid-19
Dự Báo âm u nhưng Bầu Trời vẫn tươi sáng
Sống Đức Tin trong Mùa Đại Dịch Covid-19
Các bài thánh ca cảm hứng giữa Mùa Đại Dịch
Van lạy Chúa, xin thương con cái của Ngài: