GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
Samaritanus Bonus - Người Samaritanô Nhân Lành
"Triệt sinh an tử là một tội ác phạm đến sự sống của con người, bất trị không có nghĩa là chấm dứt việc chăm sóc"
“Samaritanus bonus” (Người Samaritanô Nhân Lành), một văn thư mới của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn, tái lên án bất cứ hình thức triệt sinh an tử (euthanasia) và triệt sinh trợ tử (assisted suicide) nào, và cổ võ việc hỗ trợ cho các gia đình cùng nhân viên y tế.
Hôm Thứ Ba 22/9/2020, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã loan báo việc phổ biến một Văn Thư được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn ngày 25/6/2020, với nhan đề là Samaritanus bonus ("The Good Samaritan"): "Về Việc Chăm Sóc cho Những Người ở vào Những Giai Đoạn Nguy Kịch và Cuối Cùng của Sự Sống - On the Care of Persons in the Critical and Terminal Phases of Life”. Văn Thư này được đề ngày 14/7 như là ngày phổ biến của nó, để tôn kính Thánh Camillus Lellis, vị thánh quan thày của thành phần bệnh nhân, của các bệnh viện, cũng như của các y tá và y sĩ.
"Tình trạng bất trị không thể nào mang ý nghĩa là chấm dứt việc chăm sóc" - nhưng người bị bệnh ở vào giai đoạn chót có quyền được đón nhận, chăm sóc và yêu thương. Phần Nhất của văn thư Samaritanus Bonus đã khẳng định như thế. Văn Thư này ban hành là để cung cấp những cách thức cụ thể trong việc áp dụng dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Lành, Người dạy chúng ta rằng "ngay cả khi việc chữa tri không chắc (unlikely) hay bất khả (impossible), thì việc chăm sóc về y tế (medical care), chăm sóc về điều dưỡng (nursing care), việc chăm sóc về tâm lý và về tinh thần (psychological and spiritual care) "cũng không bao giờ được bỏ qua - should never be forsaken".
Tình trạng bất khả chữa trị, không bao giờ lại là vấn đề bất khả chăm sóc - Incurable, never un-care-able
"Trường hợp bất khả chữa trị thì luôn cần được chăm sóc - To cure if possible, always to care" (John Paul II, Address to the Participants in the International Congress on “Life-Sustaining Treatments and Vegetative State: Scientific Advances and Ethical Dilemmas”). Đó là những lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích rằng tình trạng bất khả chữa trị (incurable) không bao giờ đồng nghĩa với việc bất khả chăm sóc (un-care-able). Cần phải chăm sóc cho đến tận cùng; cần phải "ở với - be with" bệnh nhân; cần phải hỗ trợ, lắng nghe, làm cho họ cảm thấy được yêu thương: đó là cách thức để tránh được những gì là lẻ loi và cô lập, những gì là sợ hãi khổ đau và chết chóc. Toàn bản văn kiện này tập trung vào ý nghĩa của cảm giác đớn đau (pain) và tâm trạng khổ đau (suffering), theo chiều hướng Phúc Âm và hy tế của Chúa Giêsu.
Phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống
"Giá trị bất khả xâm phạm của sự sống là một nguyên tắc nền tảng của luật luân lý tự nhiên, và là căn bản thiết yếu của cấp trật về pháp lý", Văn Thư này viết như thế. "Chúng ta không thể trực tiếp quyết định lấy mạng của người khác, ngay cả khi chính họ yêu cầu chăng nữa". Trích Hiến Chế Công Đồng Chung Vatincanô II Gaudium et Spes Vui Mừng và Hy Vọng, bản văn kiện lập lại rằng "việc phá thai, triệt sinh an tử và tự ý hủy hoại bản thân mình là những gì độc hại cho xã hội loài người", và "là một hành động hết sức xỉ nhục Đấng Tạo Hóa" (khoản 27).
Các chướng ngại làm lu mờ giá trị linh thánh của sự sống con người
Bản văn kiện này nói đến một vài yếu tố đang hạn chế khả năng thấu triệt được giá trị của sự sống, chẳng hạn như chủ trương sự sống được coi là "đáng giá - worthwhile" chỉ khi nào hội đủ điều kiện nào đó về tâm lý lẫn thể lý. Một trong những chướng ngại được Văn Thư này lưu ý đó là quan niệm sai lầm về "lòng cảm thương - compassion". Văn kiện giải thích rằng lòng cảm thương đích thực "không phải là ở chỗ gây ra chết chóc", mà là ở chỗ thương mến đón nhận và nâng đỡ người bệnh, cùng cung cấp các phương tiện để giảm bớt nỗi khổ đau của họ. Một chướng ngại khác cũng được văn kiện này liệt kê đó là cá nhân chủ nghĩa đang gia tăng gây ra tình trạng lẻ loi cô độc.
Giáo huấn của Huấn Quyền
Đó là một giáo huấn dứt khoát là vấn đề triệt sinh an tử là những gì tiêu biểu cho "một thứ tội ác phạm đến sự sống của con người - a crime against human life", bởi thế nên "tự nó là một sự dữ - intrinsically" ở hết mọi trường hợp. Bất cứ "việc cộng tác về thể lý chính thức hay trực tiếp nào - formal or immediate material cooperation" cũng là một trọng tội phạm đến sự sống của con người là những gì không có một thẩm quyền nào có thể "hợp pháp khuyến nghị hay cho phép - legitimately recommend or permit". Những ai phê chuẩn các thứ luật ủng hộ vấn đề triệt sinh an tử đều "trở thành đồng lõa - become accomplices" và "mắc tội gây ra tệ hại - guilty of scandal", vì những thứ luật này góp phần vào việc bóp méo lương tri. Bao giờ cũng phải loại trừ hành động triệt sinh an tử.
Không thực hiện những thứ chữa trị hung dữ
Bản văn kiện này cũng giải thích là việc bảo vệ phẩm giá của cái chết, nghĩa là việc loại trừ đi những thứ chữa trị y khoa có tính cách hung dữ. Bởi thế, khi cái chết cận kề và bất khả tránh, thì "được phép ... loại trừ các thứ chữa trị chỉ cung cấp việc kéo dài sự sống một cách bấp bênh hay đau đớn", nhưng vẫn không được ngưng lại các thứ chữa trị bình thường cần thiết bệnh nhân đòi hỏi, như đồ ăn thức uống "bao lâu thân xác còn có thể hấp thụ". Việc chăm sóc cho dịu bớt (palliative care) là "một phương cách quí báu và chủ yếu" để hỗ trợ bệnh nhân. Việc chăm sóc cho dịu bớt không bao giờ được bao gồm việc có thể triệt sinh an tử, Văn Thư này nhấn mạnh như vậy, thế nhưng, cần phải bao gồm việc nâng đỡ về tinh thần cho cả bệnh nhân lẫn các phần tử trong gia đình của họ.
Việc nâng đỡ của gia đình
Cần phải chăm sóc cho một bệnh nhân để giúp cho họ không cảm thấy họ trở thành một gánh nặng, mà lại "cảm thấy được tình thân ái cùng việc hỗ trợ nơi những người thân yêu của họ. Gia đình cần được giúp đỡ cùng với các phương tiện đầy đủ để hoàn trọn sứ vụ ấy". Các chính quyền cần phải "nhìn nhận vai trò chính yếu của gia đình, một vai trò xã hội nền tảng và bất khả thay thế (...), [và] cần phải thực hiện việc cung cấp các phương tiện và cơ cấu cần thiết để hỗ trợ gia đình".
Việc chăm sóc cho những giai đoạn trước khi sinh và khi còn bé
Từ lúc được thụ thai, con trẻ đã bị dị dạng, hay các thứ bệnh kinh niên khác, cần phải được hỗ trợ "một cách trân trọng đối với sự sống". Trong các trường hợp "bệnh lý trước khi sinh ... cho thấy chắc chắn sẽ chết trong vòng một thời gian ngắn", và khi không có chữa trị nào bấy giờ có thể cải tiến được tình trạng của con trẻ ấy, thì "con trẻ này vẫn không được bỏ rơi chẳng giúp đỡ gì, mà cần phải được trợ giúp như bất cứ một bệnh nhân nào khác, cho đến khi cái chết tự nhiên xẩy đến", không hề có chuyện cúp đồ ăn thức uống. Văn Thư này nói rằng "việc chuẩn đoán trước khi sinh" là một thứ "ám ảnh - obsessive" trong xã hội ngày nay, và lưu ý rằng đôi khi đi đến chỗ quyết định phá thai, hay "những mục tiêu chọn lựa khác". Cả việc phá thai lẫn việc sử dụng phương pháp "chuẩn đoán trước khi sinh cho những mục đích chọn lựa - prenatal diagnosis for selective purposes" đều là "bất hợp pháp - unlawful", Văn Thư này chủ trương như vậy.
Thuốc giảm đau mạnh - deep sedation
Để giảm bớt đớn đau, thuốc men được sử dụng là để có thể nhờ đó "giảm bớt tình trạng mất ý thức". Văn Thư này khẳng định rằng luân lý cho phép sử dụng thuốc giảm đau "để bảo đảm rằng giây phút cuối cùng của cuộc sống xẩy ra hết sức bằng an bao nhiêu có thể, cùng với tình trạng nội tâm tốt đẹp nhất". Điều này cũng áp dụng cho các loại thuốc giảm đau tăng tốc "giây phút chết chóc (thuốc giảm đau nặng ở giai đoạn cuối cùng)". Thế nhưng, không thể chấp nhận việc sử dụng thuốc giảm đau để "trực tiếp và có chủ ý gây ra cái chết", một việc làm được Văn Thư này xác định là một cách "thực hành việc triệt sinh an tử".
Tình trạng thực vật (the vegetative state)
Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân mất ý thức, thì họ "vẫn cần phải được nhìn nhận về giá trị nội tại của họ, và cần phải được trợ giúp bằng việc chăm sóc thích ứng", bao gồm cả quyền được có đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, có thể xẩy ra trường hợp là "các biện pháp như thế có thể trở nên bất cân xứng", vì chúng không còn tác hiệu, hay vì các phương tiện sử dụng chúng "gây ra một gánh nặng thái quá". Trong trường hợp như vậy, Văn Thư này nói rằng "cần phải cung cấp đầy đủ việc hỗ trợ cho gia đình đang phải chịu gánh nặng chăm sóc lâu dài cho những con người ở trong những tình trạng này".
Việc phản kháng theo lương tâm - conscientious objection
Bức Văn Thư yêu cầu các Giáo Hội địa phương, và các tổ chức cùng cộng đồng Công giáo, "tỏ hiện một chủ trương rõ ràng và đồng nhất trong việc bảo toàn quyền phản kháng theo lương tâm", nơi các trường hợp những thực hành trầm trọng về luân lý được luật cho phép. Văn Thư cũng mời gọi các tổ chức Công giáo và nhân viên chăm sóc sức khỏe hãy làm chứng cho các thứ giá trị được Giáo Hội tuyên xưng liên quan đến vấn đề sự sống.
Đặc biệt là trong trường hợp trợ sinh an tử, văn kiện này nói rằng "buộc phải nghiêm chỉnh và rõ ràng chống lại việc này bằng quyền phản kháng theo lương tâm". Các y sĩ và nhân viên chăm sóc sức khỏe cần phải được huấn luyện trong việc hỗ trợ người hấp hối theo đường lối Kitô giáo. Việc hỗ trợ về tinh thần cho một người muốn được triệt sinh an tử là những gì đòi việc hỗ trợ tinh thần "mời gọi hoán cải", và đừng bao giờ tỏ ra bất cứ cử chỉ nào "có thể bị hiểu như thể tỏ ra chấp nhận" vậy, chẳng hạn như cứ hiện diện trong lúc xẩy ra việc triệt sinh an tử.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo
nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Các Nguyên Tắc Chính Yếu:
Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân mất ý thức, thì họ "vẫn cần phải được nhìn nhận về giá trị nội tại của họ, và cần phải được trợ giúp bằng việc chăm sóc thích ứng", bao gồm cả quyền được có đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, có thể xẩy ra trường hợp là "các biện pháp như thế có thể trở nên bất cân xứng", vì chúng không còn tác hiệu, hay vì các phương tiện sử dụng chúng "gây ra một gánh nặng thái quá", vẫn "cần phải cung cấp đầy đủ việc hỗ trợ cho gia đình đang phải chịu gánh nặng chăm sóc lâu dài cho những con người ở trong những tình trạng này".
3- Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân trải qua những cơn đau đớn về thể xác, họ vẫn có thể được cho sử dụng thuốc giảm đau, cho dù tác dụng của thứ thuốc này được biết rằng sẽ gây thêm nguy tử và chết sớm, vì nó chỉ được dùng như phương tiện, chứ không phải như cùng đích, nghĩa là sử dụng nó với ý định tự tử hay triệt sinh trợ tử hay triệt sinh an tử.
Để giảm bớt đớn đau, thuốc men được sử dụng là để có thể nhờ đó "giảm bớt tình trạng mất ý thức". Văn Thư này khẳng định rằng luân lý cho phép sử dụng thuốc giảm đau "để bảo đảm rằng giây phút cuối cùng của cuộc sống xẩy ra hết sức bằng an bao nhiêu có thể, cùng với tình trạng nội tâm tốt đẹp nhất". Điều này cũng áp dụng cho các loại thuốc giảm đau tăng tốc "giây phút chết chóc (thuốc giảm đau nặng ở giai đoạn cuối cùng)". Thế nhưng, không thể chấp nhận việc sử dụng thuốc giảm đau để "trực tiếp và có chủ ý gây ra cái chết", một việc làm được Văn Thư này xác định là một cách "thực hành việc triệt sinh an tử".
Bản văn kiện này cũng giải thích là việc bảo vệ phẩm giá của cái chết, nghĩa là việc loại trừ đi những thứ chữa trị y khoa có tính cách hung dữ. Bởi thế, khi cái chết cận kề và bất khả tránh, thì "được phép ... loại trừ các thứ chữa trị chỉ cung cấp việc kéo dài sự sống một cách bấp bênh hay đau đớn", nhưng vẫn không được ngưng lại các thứ chữa trị bình thường cần thiết bệnh nhân đòi hỏi, như đồ ăn thức uống "bao lâu thân xác còn có thể hấp thụ". Việc chăm sóc cho dịu bớt (palliative care) là "một phương cách quí báu và chủ yếu" để hỗ trợ bệnh nhân. Việc chăm sóc cho dịu bớt không bao giờ được bao gồm việc có thể triệt sinh an tử, Văn Thư này nhấn mạnh như vậy, thế nhưng, cần phải bao gồm việc nâng đỡ về tinh thần cho cả bệnh nhân lẫn các phần tử trong gia đình của họ.
Giáo Huấn Giáo Hội Công Giáo:
2- Liên quan đến Lương Tâm Hành Nghề
Bức Văn Thư yêu cầu các Giáo Hội địa phương, và các tổ chức cùng cộng đồng Công giáo, "tỏ hiện một chủ trương rõ ràng và đồng nhất trong việc bảo toàn quyền phản kháng theo lương tâm", nơi các trường hợp những thực hành trầm trọng về luân lý được luật cho phép. Văn Thư cũng mời gọi các tổ chức Công giáo và nhân viên chăm sóc sức khỏe hãy làm chứng cho các thứ giá trị được Giáo Hội tuyên xưng liên quan đến vấn đề sự sống. Đặc biệt là trong trường hợp trợ sinh an tử, văn kiện này nói rằng "buộc phải nghiêm chỉnh và rõ ràng chống lại việc này bằng quyền phản kháng theo lương tâm". Các y sĩ và nhân viên chăm sóc sức khỏe cần phải được huấn luyện trong việc hỗ trợ người hấp hối theo đường lối Kitô giáo. Việc hỗ trợ về tinh thần cho một người muốn được triệt sinh an tử là những gì đòi việc hỗ trợ tinh thần "mời gọi hoán cải", và đừng bao giờ tỏ ra bất cứ cử chỉ nào "có thể bị hiểu như thể tỏ ra chấp nhận" vậy, chẳng hạn như cứ hiện diện trong lúc xẩy ra việc triệt sinh an tử.