GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II:

BÁCH NIÊN SINH NHẬT (18/5/1920 - 2020)

 

 

ĐTC Phanxicô Chủ Tế và Giảng Lễ Trực Tuyến

 

Mừng Bách Niên Sinh Nhật Thánh Gioan Phaolô II Thứ Hai 18/5/2020

 

https://youtu.be/FUEvyjfVp48

 

 

Khung Cảnh Bàn Thờ Mộ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Đền Thờ Thánh Phêrô

 

 

 

 

 

 

Đầu Lễ

 

 

 

Vì từ Thứ Hai 18/5/2020, các nhà thờ ở Ý quốc đã mở cửa lại,

nên hôm nay mới đông người hơn từ Thứ Hai 9/3/2020 ở nguyện đường Nhà Khách Matta

 

 

 

 

Nghi thức thống hối đầu lễ

 

 

Lời Nguyện đầu lễ

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Đọc 1

 

 

Có những tín hữu vẫn đeo khẩu trang nếu muốn và nếu cần để tiếp tục tránh lây lan tái phát

 

 

Đáp Ca

 

 

 

Ca đoàn hát đáp ca

 

 

Phúc Âm

 

 

Bài Giảng ngắn ngủi vắn gọn và giản lược nhưng vẫn đầy đủ các nét chính về vị thánh giáo hoàng được sinh ra 100 năm trước

 

 

"Chúa yêu thương dân Ngài" (Thánh Vịnh 149:4), những gì chúng ta hát là điệp khúc của một bài ca liên khúc.

Đồng thời cũng là một sự thật được dân Do Thái lập lại, thích lập lại rằng: "Chúa yêu thương dân của Ngài".

Trong những thời điểm chẳng lành thì vẫn cứ "Chúa yêu thương"; người ta phải đợi chờ cho thấy tình yêu thương ấy tỏ hiện.

 

 

 Vì tình yêu thương này, khi Chúa sai một con người của Thiên Chúa đến,

thì phản ứng của dân là "Chúa đã viếng thăm dân Ngài" (xem Xuất Hành 4:31), vì Ngài yêu thương dân, Ngài đã viếng thăm dân.

Đám đông theo Chúa Giêsu, thấy được những việc Người làm cũng nói như vậy: "Chúa đã viếng thăm dân Ngài" (xem Luca 7:16).

 

 

Hôm nay chúng ta có thể nói ở đây rằng: một trăm năm trước Chúa đã viếng thăm dân Ngài. 

Ngài đã gửi một con người, đã sửa soạn cho vị này trở thành giám mục và để lãnh đạo Giáo Hội.

 

 

Khi nhớ đến Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta lập lại điều này là

"Chúa yêu thương dân của Ngài", "Chúa đã viếng thăm dân của Ngài;

đã gửi một vị mục tử đến. 

 

 

Hãy nói như thế này đi, nếu chúng ta muốn biết đâu là những "dấu vết" về một vị mục tử tốt lành

thì chúng ta có thể tìm thấy ở nơi Thánh Gioan Phaolô II?

 

 

Rất ư là nhiều! Nhưng chúng ta hãy nói đến 3 dấu vết thôi.

Vì người ta nói rằng các tu sĩ Dòng Tên luôn nói đến các thứ đều 3 hết,

vậy chúng ta nói 3 dấu vết là cầu nguyện, gần gũi với dân chúng và yêu chuộng công lý.

 

 

Thánh Gioan Phaolô II là một con người của Thiên Chúa vì ngài đã sống đời cầu nguyện, và cầu nguyện rất nhiều.

Thế nhưng, làm thế nào để một con người cần phải làm rất nhiều sự, rất nhiều hoạt động để dẫn dắt Giáo Hội...,

lại có nhiều giờ cầu nguyện như thế chứ?

 

 

Ngài đã biết rõ rằng việc đầu tiên của một vị giám mục là cầu nguyện.

Như Thánh Phêrô đã nói khi các tông đồ chọn thành phần phó tế rằng:

"Việc của các giám mục chúng tôi là cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa" (xem Tông Vụ 6:4).

 

 

Công việc đầu tiên của một vị giám mục là cầu nguyện, và ngài đã biết thế, nên ngài đã làm như vậy.

Việc đầu tiên của vị giám mục gương mẫu là cầu nguyện.

Ngài dạy chúng ta rằng khi vị giám mục xét mình ban tối thì ngài cần phải tự vấn xem hôm nay tôi đã cầu nguyện bao nhiêu tiếng đồng hồ? 

Một con người cầu nguyện.

 

 

Dấu vết thứ hai đó là một con người gần gũi. Ngài không phải là một con người tách biệt khỏi dân chúng, trái lại, ngài đã đi tìm kiếm dân chúng; và ngài đã đi khắp thế giới, tìm gặp dân của mình, tìm kiếm dân của mình, gần gũi với họ. Gần gũi là một trong những tính chất của Thiên Chúa với dân của Ngài. Hãy nhớ lại rằng Chúa đã nói với dân Do Thái rằng: "Hãy xem đây, có dân nào được các thần linh của họ gần gũi như Ta với các ngươi hay chăng" (xem Đệ Nhị Luật 4:7).

 

 

Sự gần gũi của Thiên Chúa với dân sau đó trở nên hẹp lại nơi Chúa Giêsu, trở nên mãnh liệt hơn nơi Chúa Giêsu.

Một vị mục tử thì gần gũi với dân, trái lại, bằng không, ngài không phải là một mục tử,

ngài là một vị thuộc hàng phẩm trật, ngài là một quản trị viên, cũng tốt,

nhưng ngài không phải là một vị mục tử. Vấn đề là gần gũi với dân.

Thánh Gioan Phaolô đã cống hiến cho chúng ta mẫu gương gần gũi này,

ở chỗ gần gũi với kẻ lớn người bé, với ai gần lẫn xa, luôn gần gũi, ngài tìm dịp gần gũi.

 

 

Dấu vết thứ ba là yêu chuộng công lý. Thế nhưng là một thứ công lý trọn vẹn cơ!

Con người nào cũng muốn có công lý, công lý xã hội, công lý cho dân chúng, công lý xua đuổi chiến tranh.

Thế nhưng phải là một thứ công lý trọn vẹn!

Đó là lý do Thánh Gioan Phaolô II là con người của lòng thương xót, vì công lý và lòng thương xót đi với nhau,

chúng không thể phân biệt (theo nghĩa tách biệt), chúng quyện với nhau:

công lý là công lý, lòng thương xót là lòng thương xót, thế nhưng yếu tố này bất khả thiếu yếu tố kia.

 

 

Khi nói về con người của công lý và lòng thương xót này,

chúng ta nghĩ đến những gì Thánh Gioan Phaolô đã làm cho dân chúng hiểu được lòng thương xót Chúa.

Chúng ta nghĩ đến cách thức ngài thực hiện việc tôn sùng đối với Thánh Faustina (Kowalska),

vị mà từ hôm nay, toàn thể Giáo Hội sẽ cử hành phụng vụ tưởng nhớ.

Ngài đã nghe thấy rằng đức công chính của Thiên Chúa mang dung nhan thương xót, đó là thái độ thương xót.

 đó là tặng ân ngài đã lưu lại cho chúng ta: công lý có tính cách thương xót / justice-mercy  thương xót có tính cách công chính / right mercy.

Hôm nay chúng ta hãy cầu xin cùng ngài cống hiến cho tất cả chúng ta, nhưng nhất là cho tất cả các vị mục tử của Giáo Hội,

ơn biết sống gần gũi và ơn sống lòng thương xót một cách công lý và công lý một cách xót thương.

 

 

Phụng Vụ Thánh Thể

 

 

Vì cấu trúc của bàn thờ ở Tòa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nên buộc phải làm lễ quay lên

 

 

 

 

 

 

"Anh chị em hãy cầu nguyện để vật của tôi và của anh chị em ..."

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết Lễ

 

 

 

 

 

 

 

 

Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Các Bí Tích:

Sắc Lệnh Cử Hành Lễ Nhớ Thánh Faustina Ngày 5/10 trong Giáo Hội Hoàn Vũ

Statue of St. Faustina Kowalska in Rome's Church of the Holy Spirit in Saxony

"Lòng thương xót của Ngài với ai kính sợ Ngài trải qua đời nọ đến đời kia" (Luca 1:50). Những gì được Vị Trinh Nữ Maria hất lên trong Ca Vịnh Ngợi Khen, khi Mẹ chiêm ngưỡng công cuộc cứu độ của Thiên Chúa giành cho hết mọi thế hệ loài người, đã được vang vọng nơi các cuộc gặp gỡ linh thiêng của Thánh Faustina Kowalska, vị nữ tu, nhờ được ơn trên, đã thấy nơi Chúa Giêsu Kitô dung nhan thương xót của Chúa Cha và đã trở nên tin mừng của dung nhan này.

Được sinh hạ ở ngôi làng Glogowiec, gần Lodz, ở Balan vào năm 1905, và chết ở Krakow vào năm 1938, Thánh Faustina đã sống cuộc đời ngắn ngủi của mình giữa các Chị Em Dòng Đức Mẹ Thương Xót, quảng đại dấn thân cho ơn gọi chị đã lãnh nhận từ Chúa, và gia tăng đời sống thiêng liêng sốt sắng, được nhiều tặng ơn thiêng và sống trọn vẹn với các đặc ân này. Trong Nhật Ký của linh hồn chị, cung thánh của việc chị gặp gỡ Chúa Giêsu, chính chị đã thuật lại những gì Chúa đã hoạt động trong chị cho lợi ích của tất cả mọi người. Ở chỗ, khi lằng nghe Người là Tình Yêu và Lòng Thương Xót, chị đã hiểu được rằng không có một thuú khốn nạn nào của con người tự nó có thể cân xứng với một lòng thương xót không ngừng tuôn tràn từ trái tim của Chúa Kitô. Bởi thế, chị đã trở thành cảm hứng cho một phong trào dần thân loan truyền và khẩn cầu LTXC khắp thế giới. Được Thánh Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh vào năm 2000, danh xưng Faustina nhanh chóng được biết đến trên thế giới, do đó mới bừng lên nơi tất cả mọi thành phần Dân Chúa, các vị Mục Tử cũng như thành phần tín hữu giáo dân, việc khẩn cầu LTXC cùng với chứng từ khả tín của lời khẩn cầu này nơi tác hành của đời sống tín hữu.

Bởi thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bằng việc chấp nhận những thỉnh nguyện và ước muốn của các vị Mục Tử, tu sĩ nam nữ, cũng như các hội đoàn tín hữu, và đã cứu xét đến tầm ảnh hưởng được áp dụng theo linh đạo của Thánh Faustina ở các vùng đất khác nhau trên thế giới, đã chỉ thị rằng tên Thánh Maria Faustina (Helena) Kowalska, trinh nữ, được ghi vào Lịch Chung Roma và lễ nhớ tự do của chị được tất cả cử hành vào ngày 5/10.

Lễ nhớ mới này sẽ được cho vào tất cả các Lịch và các sách phụng vụ cử hành Lễ và Phụng Vụ Giờ Kinh, và Các Hội Đồng Giám Mục cần phải phê chuẩn bản dịch các bản văn phụng vụ kèm theo sắc lệnh này, và, sau khi được Thánh Bộ này chấp nhận, thì ban hành.

Bất kể những gì ngược lại.

Tại Thánh Bộ Thờ Phượng và Kỷ Luật Các Bí Tích, ngày 18/5/2020

Hồng Y Robert Sarah, Chủ Tịch

Tổng Giám Mục Thư Ký X Arthur Roche

 

Xin bấm lại cái link dưới đây để xem lại toàn bộ bài giảng của ĐTC và sắc lệnh trên đây của Thánh Bộ liên hệ

ĐTC Phanxicô Giảng Lễ Mừng Bách Niên Sinh Nhật Thánh Gioan Phaolô II và Thêm Lễ Thánh Faustina vào Phụng Niên

 

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG HƯU TRÍ BIỂN ĐỨC: THƯ GỬI CÁC VỊ GIÁM MỤC BALAN

Nhân Dịp Mừng Kỷ Niệm 100 Năm Sinh Nhật (18/5/1920-2020) của Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II

 

 

Sau khi bị phân chia trên 100 năm bới các quyền lực lân bang chính là Phổ - Prussia, Nga - Russia và Áo - Austria, Balan đã lấy lại nền độc lập của mình vào cuối Thế Chiến Thứ Nhất. Chính biến cố lịch sử ấy đã phát sinh ra một niềm hy vọng lớn lao; thế nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều khốn khó với tư cách là một Nhà Nước mới, trong tiến trình tái cơ cấu hóa, đã tiếp tục cảm thấy bị áp đảo bởi hai Quyền Lực Đức và Nga. Trong tình trạng bị đàn áp này, thế nhưng, lại là một tình trạng được đánh dấu trên hết bởi một niềm hy vọng, đó là con người trẻ Karol Wojtyla khôn lớn. Ngài bị mất mẹ và anh khá sớm, để rồi cuối cùng mất cả người cha nữa, người cha mà ngài đã có được tấm lòng đão hạnh sâu xa và thắm thiết. Chàng thanh niên Karol đặc biệt thiên về văn chương và kịch nghệ. Sau khi đậu cuộc khảo sát cuối cùng ở bậc trung học, chàng đã chọn học những ngành này.

Sau khi bị phân chia trên 100 năm bởi 3 quyền lực chính 100 years ago, on May 18th, Pope John Paul II was born in the small Polish town of Wadowice.

"Để tránh khỏi bị trục xuất đầy ải, vào mùa thu năm 1940, ngài đã đến làm việc ở một mỏ đá của công trường hóa học Solvay" (xem cuốn Tặng Ân và Mầu Nhiệm). "Vào mùa thu năm 1942, ngài đã quyết định gia nhập chủng viện ở Krakow, chủng viện được ĐTGM Krakow là Sapieha bí mật thiết lập ở tư gia của ngài. Khi còn là nhân viên của một xí nghiệp, chàng Karol đã bắt đầu học thần học bằng các thứ sách giáo khoa cũ; và vì thế, vào ngày 1/11/1946, ngài đã được thụ phong linh mục" (cùng nguồn vừa trích dẫn). Dĩ nhiên, chàng Karol chẳng những học thần học bằng sách vở, mà còn qua kinh nghiệm của mình về tình trạng khó khăn mà ngài và Quê Hương của ngài gặp phải. Đó như là một đặc tính của toàn thể đời sống và công việc của ngài. Ngài đã học nơi các sách vở, nhưng các vấn đề được các cuốn sách này đặt ra đã trở thành thực tại ngài sâu xa cảm nghiệm và trải nghiệm. Là một vị Giám Mục trẻ - Giám Mục Phụ Tá từ năm 1958 sau đó làm Tổng Giám Mục Krakow từ năm 1964 - Công Đồng Chung Vaticanô II đã trở nên học đường của toàn thể đời sống và hoạt động của ngài. Những vấn đề quan trọng đã hiện lên, nhất là liên hệ với Đồ Án thứ 13 là Đồ Án sau đó trở thành Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes, là những vấn đề của ngài. Các câu trả lời đã được khai triển bởi Công Đồng mở đường cho sứ vụ của ngài với tư cách là Giám Mục, và sau đó là Giáo Hoàng.

From the Heart of God: Vatican II & Pope John Paul II | Communio

ĐTGM Karol Wojtyla trong Công Đồng Chung Vaticano II

Khi Hồng Y Wojtyla được chọn làm Vị Thừa Kế Thánh Phêrô ngày 16/10/1978, thì Giáo Hội đang ở trong một tình trảng thê thảm. Những luận cứ của Công Đồng này đã được dẫn giải công khai như là một thứ tranh cãi về chính Đức Tin, những tranh luận dường như đánh mất đi tính chất vô ngộ và vững chắc của Công Đồng. Chẳng hạn có một vị linh mục Bavarian coi xứ đã nhận định về tình trạng này khi nói rằng: 'cuối cùng chúng ta đã đi đến chỗ tin tưởng sai lầm'. Cái cảm giác không có gì còn vững chắc nữa, hết mọi sự đều có vấn đề này lại càng bừng lên trước phương pháo áp dụng việc canh tân phụng vụ. Thế là phụng vụ hầu như là những gì có thể làm sao thì làm. Đức Phaolô VI đã kết thúc Công Đồng một cách phấn khởi và cương quyết, thế nhưng sau đó ngài đã đã phải đối diện với các vấn đề áp đảo hơn bao giờ hết, đến độ việc hiện hữu của chính Giáo Hội cuối cùng cũng có vấn đề nữa. Vào lúc ấy, các nhà xã hội học đã so sánh tình trạng của Giáo Hội với tình trạng của Liên Sô dưới thời cai trị của Gorbachev, trong đó cơ cấu quyền lực của Nhà Nước Liên Sô đã bị sụp đổ theo tiến trình canh tân đổi mới của nó.

Bởi thế mới thật sự là một sứ vụ hầu như bất khả thực hiện đang đợi chờ vị tân Giáo Hoàng. Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã khơi lên một năng lực mới với Chúa Kitô và với Giáo Hội của Người. Những lời của ngài ở bài giảng đăng quang giáo triều của ngài: "Đừng sợ! Hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô!" Lời kêu gọi cùng với cung giọng ấy đã làm nên đặc tính cho toàn bộ giáo triều của ngài, và đã biến ngài thành con người phục hồi giải phóng của Giáo Hội. Điều này là do bởi sự kiện là vị tân Giáo Hoàng ấy xuất thân từ một xứ sở tích cực chấp nhận Công Đồng này, một sứ sở hân hoan canh tân mọi sự hơn là có thái độ ngờ vực và bấp bênh trong tất cả mọi sự.

Do not be afraid. Open wide the doors... - Today's Gospel Reading ...

Pope St. John Paul II. Credit: L'Osservatore Romano

Vị Giáo Hoàng này đã đi khắp thế giới, với 104 chuyến tông du, loan báo ở bất cứ nơi đâu ngài đến Phúc Âm như là một sứ điệp của niềm vui, nhờ đó ngài dẫn giải những gì bắt buộc để bênh vực những gì là Thiện Hảo và những gì cần phải tỏ ra với Chúa Kitô.

Trong 14 Thông Điệp của mình, ngài đã trình bày một cách toàn vẹn đức tin của Giáo Hội cùng với giáo huấn của Giáo Hội theo kiểu cách loài người. Khi làm như vậy ngài đã không thể nào tránh được việc làm bừng lên mối mâu thuẫn trong Giáo Hội ở Tây Phương, vốn đã bị vây phủ bởi những gì là ngờ vực và bấp bênh.

Throwback Thursday: Habemus John Paul II – Catholic Telegraph

Hôm nay đây, dường như cần phải xác định tâm điểm thực sự, từ phối cảnh của những gì chúng ta có thể đọc thấy sứ điệp được chất chứa ở trong các bản văn khác nhau. Chúng ta có thể thấy được nó ở vào giờ phút qua đời của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chết vào những giây phút đầu tiên của Lễ LTXC mới được thiết lập. Xin cho tôi thêm 1 chút nhận định riêng tư là những gì dường như cho thấy chiều kích quan trọng nhất nơi bản chất và công việc của vị Giáo Hoàng này. Ngay từ ban đầu, Đức Gioan Phaolô II đã cảm thấy hết sức thấm thía sứ điệp của nữ tu Faustina Kowalska ở Krakow, vị nhấn mạnh đến LTXC như là một yếu tố thiết yếu của đức tin Kitô giáo. Chị đã hy vọng một thánh lễ như vậy sẽ được thiết lập. Sau khi tham vấn, vị Giáo Hoàng này đã chọn Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh. Tuy nhiên, trước quyết định cuối cùng, ngài đã hỏi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cho biết xem quan điểm của thánh bộ này về tính cách thích đáng của ngày ấy. Chúng ta đã đáp lại một cách tiêu cực, vì một ngày cổ kính, truyền thống và ý nghĩa như Chúa Nhật "mặc Áo Trắng - in Albis" kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh không được chồng chất thêm những ý nghĩ mới nào khác. Chắc chắn là câu trả lời của chúng tôi không dễ gì được Đức Thánh Cha chấp nhận. Tuy nhiên, ngài đã rất khiêm tốn chấp nhận như thế, và còn chấp nhận cả lần thứ hai hồi đáp tiêu cực của chúng tôi nữa. Sau hết, ngài đã dung hòa ở chỗ vẫn giữ thể thức lịch sử của Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, nhưng bao gồm cả LTXC theo sứ điệp nguyên vẹn của LTXC. Tôi thường thấy xẩy ra những trường hợp tương tự, làm tôi cảm thấy khâm phục trước tấm lòng khiêm nhượng của vị đại Giáo Hoàng này, vị đã từ bỏ những ý nghĩ ngài yêu thích, vì ngài không được chấp nhận bới các cơ quan chính yếu cần phải bàn hỏi theo qui định được lập ra.

Pope John Paul II greets Cardinal Joseph Ratzinger during his inauguration October 22, 1978. Credit: Vatican Media

Khi Đức Gioan Phaolô II thở hơi cuối cùng trên thế gian này, thì Giờ Kinh Tối Đầu của Lễ LTXC vừa chấm dứt. Điều ấy đã làm sáng tỏ giờ chết của ngài, đó là ánh sáng của LTXC xuất hiện như là một sứ điệp an ủi về cái chết của ngài. Trong cuốn sách cuối cùng của mình là Hồi Niệm và Căn Tính, được xuất bản trước khi ngài qua đời, vị Giáo Hoàng này lại đã tóm lược sứ điệp LTXC. Ngài đã tỏ cho thấy rằng Nữ Tu Faustina đã chết trước khi xẩy ra những gì là kinh hoàng của Thế Chiến Thứ II, nhưng đã cống hiến câu trả lời của Chúa cho tất cả những gì là xung đột bất khả chịu đựng ấy. Chúa Kitô như thể muốn nói qua Nữ Tu Faustina như thế này: "Sự dữ không phải là vinh thắng cuối cùng. Mầu nhiệm Phục Sinh khẳng định rằng sự thiện mới chiến thắng cuối cùng, sự sống sẽ chiến thắng sự chết, và yêu thương sẽ thắng vượt hận thù".

Suốt cuộc đời của mình, vị Giáo Hoàng này đã tìm cách chiếm hữu cho mình trọng tâm khách quan về đức tin Kitô giáo, tín lý về ơn cứu độ, và giúp cho người khác cũng được như vậy nữa. Qua Chúa Kitô phục sinh, LTXC là để giành cho hết mọi cá thể. Mặc dù trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu được ban cho chúng ta chỉ ở nơi đức tin, nó còn quan trọng về triết lý nữa, vì nếu LTXC không phải là một sự kiện, thì chúng ta sẽ không tìm thấy đường đi nước bước của mình ở trong một thế giới mà quyền lực của sự thiện chống lại sự dữ là những gì bất khả nhìn nhận. Cuối cùng thì vượt cả lên trên tầm mức lịch sử khách quan này, hết mọi người không trừ ai đều phải nhận biết rằng cuối cùng thì LTXC còn mãnh liệt hơn cả nỗi yếu hèn của chúng ta. Hơn nữa, đến đây, mới có thể thấy được rằng mối liên kết nội tại giữa sứ điệp của Đức Gioan Phaolô II và những ý hướng nồng cốt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đó là, Đức Gioan Phaolô II không phải là một nhà luân lý ngặt nghèo, như có một số người có thiên kiến vẽ vời về ngài. Lấy trọng điểm là LTXC, ngài cống hiến cho chúng ta cơ hội để chấp nhận đòi hỏi luân lý đối với con người, cho dù chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn đáp ứng đòi hỏi luân lý ấy. Lại nữa, những nỗ lực về luân lý của chúng ta được thực hiện theo chiều hướng LTXC, một LTXC cho thấy mình là một quyền lực chữa lành cho nỗi yếu hèn của chúng ta.

Khi Đức Giáo Hoàng đang hấp hối chết thì Quảng Trường Thánh Phêrô đầy người, nhất là nhiều giới trẻ, những con người muốn gặp ngài lần cuối cùng. Tôi không thể quên được giây phút Đức TGM Sandri loan báo tin Vị Giáo Hoàng qua đời. Nhất là giây phút cái chuông khổng lồ của Quảng Trường Thánh Phêrô vang lên tin này vẫn là những gì bất khả quên lãng. Vào ngày an táng của ngài, có nhiều biển ngữ ghi những chữ "Phong Thánh ngay - Santo subito!" Đó là một tiếng kêu xuất phát từ cuộc gặp gỡ Đức Gioan Phaolô II từ mọi phía. Không phải ở quảng trường này mà còn ở cả giới trí thức khác nữa trong việc bàn về chuyện ban cho Đức Gioan Phaolô II tước hiệu "Đại".

Chữ "thánh" liên quan đến lãnh vực của Thiên Chúa, còn chữ "đại" thì về chiều kích của nhân loại. Theo tiêu chuẩn của Giáo Hội, thì thánh đức có thể được nhìn nhận bởi 2 tiêu chuẩn đó là các nhân đức anh hùng và phép lạ. Hai tiêu chuẩn này liên hệ mật thiết với nhau. Vì chữ "nhân đức anh hùng" không có nghĩa là một thứ đạt được về Thế Vận Hội, mà là một cái gì đó trở nên hữu hình nơi và qua một người nào đó, không phải của riêng họ mà là công việc của thiên Chúa được nhận biết nơi và qua người ấy. Đó không phải là một thứ đấu chọi về luân lý, mà là thành quả của việc từ bỏ những gì cao cả của bản thân mình. Vấn đề ở đây là một con người biết để cho Thiên Chúa tác động nơi họ, nhờ đó công việc và quyền năng của Thiên Chúa trở nên hữu hình qua họ.

Tiêu chuẩn về phép lạ cũng được áp dụng như thế: cả ở đây nữa, điều đáng kể không phải là một cái gì đó có tính cách cảm xúc đang xẩy ra, mà là việc tỏ hiện hữu hình nơi sự thiện hảo chữa lành của Thiên Chúa, một sự thiện hảo chữa lành vượt trên tất cả mọi khả năng thuần túy của con người. Một thánh nhân là một con người hướng về Thiên Chúa và được Thiên Chúa thấm nhập. Một con người thánh thiện là một con người lìa khỏi bản thân mình để chúng ta có thể nhìn thấy và nhận biết Thiên Chúa. Việc cứu xét yếu tố này về pháp lý bao nhiêu có thể, là mục đích của hai tiến trình phong chân phước và phong hiển thánh. Nơi trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, cả hai đều được thực hiện một cách triệt để bằng việc áp dụng các qui định. Bởi vậy mà giờ đây ngài hiện lên trước mắt chúng ta như một Người Cha, vị làm cho LTXC và lòng lành của Thiên Chúa trở nên hữu hình cho chúng ta. 

Vấn đề định nghĩa chữ "đại" cho đúng đắn lại càng khó khăn hơn. Trong giòng lịch sử dài gần 2 ngàn năm của vai trò giáo hoàng, tước hiệu "Đại" vẫn được giữ với hai vị giáo hoàng mà thôi, đó là Đức Lêo I (440-461) và Grogorio I (590-604). Trong trường hợp của cả hai vị này, chữ "đại" đều có nghĩa chính trị, thế nhưng lại chính là vì một điều về mấy nhiệm của chính Thiên Chúa đã trở nên hữu hình qua việc thành đạt về chính trị của các vị. Nhờ đối thoại, Đức Lêo Cả đã có thể thuyết phục được Attila, Vua Mông Cổ, tha cho Roma - thành phố của Đức Vua Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Không cần vũ khí, quân quốc hay quyền lực chính trị, mà chỉ bằng quyền lực của niềm xác tín về đức tin của mình mà ngài đã có thể thuyết phục được một tay bạo chúa đáng sợ tha cho Roma. Trong cuộc tranh đấu giữa tinh thần và quyền lực ấy, tinh thần đã chứng tỏ mình mãnh liệt hơn.

Cuộc thành công của Đức Gregoriô I không ngoạn mục như thế, nhưng ngài đã có thể lập lại việc bảo vệ Roma trước quân Lombard - cả ở đây nữa, cũng bằng việc tinh thần chống lại quyền lực và tinh thần đã vinh thắng.

Nếu chúng ta so sánh ca hai câu chuyện với câu chuyện của Đức Gioan Phaolô II, thì tính cách giống nhau của nó là những gì không sai lầm. Đức Gioan Phaolô II cũng không có quân quốc hay quyền lực chính trị. Trong cuộc bàn luận về việc hình thành tương lai của Âu Châu và Đức quốc vào Tháng 2 năm 1945, chúng ta đã nghe biết về phản ứng của Vị Giáo Hoàng cũng cần phải được lưu ý. Bấy giờ Stalin đặt vấn đề: "Ngài Giáo Hoàng có bao nhiêu quân đoàn vậy?" Đúng thế, ngài chẳng có một quân đoàn nào hết. Tuy nhiên, quyền lực của đức tin đã được biến thành một quyền lực cuối cùng đã giải thể chế độ quyền lực Liên Sô vào năm 1989, và thực hiện được một khởi đầu mới. Đức tin của vị Giáo Hoàng này là những gì không thể chối cãi là một yếu tố thiết yếu trong việc sụp đổ của các quyền lực. Và như thế thì tính chất cao cả đã xuất hiện nơi Đức Lêo I và Đức Grêgoriô I chắc chắn cũng là những gì hiển nhiên ở đây nữa.

Chúng ta hãy để ngỏ vấn đề danh xưng "đại" có được chấp nhận hay chăng. Thật sự là quyền năng và sự thiện hảo của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình nơi Đức Gioan Phaolô II trước tất cả chúng ta. Trong thời điểm Giáo Hội lại chịu khổ bởi việc đàn áp của sự dữ thì, đối với chúng ta, ngài dấu hiệu hy vọng và tin tưởng vậy.

Thánh Gioan Phaolô II quí mến, xin cầu cho chúng con!

Biển Đức XVI


https://zenit.org/articles/pope-benedict-writes-letter-on-great-mercy-of-pope-st-john-paul-ii/

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 


ĐTC PHANXICÔ: LỜI TỰA CHO TÁC PHẨM VỀ THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

 

News - Pope Francis Should Follow John Paul II's Lead on Climate ...

 

Trong Lời Tựa "Tri Ân Tưởng Nhớ Một Chứng Nhân Thánh Đức" của mình cho tác phẩm dầy 128 trang sánh "Gioan Phaolô II 100 Năm: Các Ngôn Từ và Hình Ảnh", ĐTC Phanxicô gọi ngài là "vị đại chứng nhân về LTXC".

Khi Thánh Gioan Phaolô II được bầu chọn làm giáo hoàng thì Đức Phanxicô đang làm bề trên giám tỉnh Dòng Tên ở Á Căn Đình. Ngài cho biết khi tin tức loan báo vị tân giáo hoàng này được bầu chọn thì ngài đang lái xe. Khi tên "Wojtyla" thoạt tiên ngài lại tưởng là vị giáo hoàng người Phi châu.

"Tôi đã nghe thấy những lời nói đầu tiên của ngài và đã có một cảm giác rất tốt đẹp. Cái ấn tượng này được củng cố ngay sau đó, khi tôi được biết rằng ngài đã từng là tuyên úy đại học, giáo sư triết học, một tay leo núi, một tay trượt tuyết, một tay thể thao, một con người cầu nguyện nhiều. Tôi rất ư là thích ngài. Tôi liền cảm thấy rất mộ mến ngài".

Lần đầu tiên hai nhân vật này gặp nhau vào lần ĐTC Gioan Phaolô II tông du Á Căn Đình vào năm 1987, thời điểm ĐTC còn là linh mục và đang "ở trong lúc tăm tối trong đời của tôi", sau thời gian viết luận án tiến sĩ ở Đức và cũng "để xa khỏi bầu khí căng thẳng trong đời sống tu trì ở tỉnh dòng của tôi".

Lần thứ hai xẩy ra vào năm 1994 trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về Đời Sống Thánh Hiến Tu Trì, với tư cách là giám mục phụ tá của TGP Buenos Aires. Cả 2 vị còn gặp nhau lại ở những Thượng Nghị Giám Mục khác và những cuộc viếng thăm ngũ niên (ad limina) khác nữa.

Năm 2001 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban tước Hồng Y cho vị TGM Bergoglio này. "Tôi cảm thấy một ước muốn mãnh liệt, trong khi tôi quì để lãnh nhận mũ hồng y, đó là tôi không chỉ trao đổi dấu hiệu chúc bình an mà còn hôn CẢ tay ngài nữa. Có một số người phê phán tôi về cử chỉ này, thế nhưng đối với tôi thì đó là những gì tự phát".

ĐTC Phanxicô đã phong hiển thánh cho vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của mình vào lễ LTXC Chúa Nhật 27/4/2014. Đức Phanxicô đã nói: "Chỉ cần nhìn vào đời sống của ngài...xông mùi chiên. Ngài là một vị mục tử đã yêu thương dân chúng và dân chúng cũng đáp lại bằng một tình yêu muôn vàn".

"Nhiều lần trong đời làm linh mục và giáo phẩm của mình, tôi đã nhìn vào ngài, cầu xin cho được ơn trung thành với Phúc Âm, như ngài đã làm chứng cho các Phúc Âm vậy. Mười năm năm chúng ta xa cách ngài từ khi ngài qua đời. Tuy không xa lắm nhưng cũng là một thời gian đủ dài đối với thành phần vị thành niên và giới trẻ không biết ngài, hay đối với những ai chỉ có phất phơ ký ức mơ hồ về đời thơ ấu của ngài. Vì thế, vào dịp 100 năm sinh nhật của ngài, thật là phải khi cử hành việc tưởng niệm vị đại chứng nhân đức tin này, vị được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội của Người và nhân loại". (Câu trong Lời Tựa này của ĐTC Phanxicô đã được HĐGM Balan trích lại ở đoạn kết bức thư của hàng giáo phẩm Balan này)

 

ĐTGM MICHALIK OF PRZEMYSL BALAN: MẤY GIAI THOẠI ĐÁNG NHỚ

 Forty years later, Polish bishops revisit election of Pope John ...

HĐGM Balan cử hành ngày 16/10/2018, kỷ niệm đúng 40 năm ĐHY Wojtyla được bầu làm giáo hoàng (16/10/1978), đã ghi lại những điều được ĐTGM Michalik thuật lại về vị giáo hoàng Balan này, ở vào thời điểm mật nghị hồng y bầu chọn ngài.

Vị TGM này, bấy giờ còn là việc trưởng đại học Balan ở Roma, đã đi đón ĐHY Wojtyla ở phi trường ngay trước mật nghị hồng y sửa soạn bầu giáo hoàng kế vị Đức Giopan Phaolô I chợt qua đời sau 33 ngày làm giáo hoàng. Trên đường đến viếng xác Đức Gioan Phaolô I ở Đền Thờ Thánh Phêrô, vị TGM đã hỏi vị giáo hoàng sắp được bầu chọn rằng có bao nhiêu vị hồng y ngài chưa từng biết.

"Vị Hồng Y này đã suy nghĩ về câu hỏi này và trả lời là 7. Đối với tôi thì đó là một câu trả lời gián tiếp, tức là thực sự không có vị Hồng Y nào khác ngoài 7 vị hồng y được ngài quen biết riêng. Điều ấy cho thấy cơ hội của vị hồng y chúng ta đáng kể trong cuộc mật nghị sắp tới bấy giờ".

ĐHY Wojtyla đến đại học viện này thường vào các bữa ăn và các giờ kinh nguyện hằng ngày trước khi mật nghị bắt đầu. "Chúng tôi nói đùa với nhau, nhận định về những tường trình của báo chí, và đôi khi đã nói ra một cách nghiêm chỉnh". Nhưng vị hồng y Balan này bấy giờ lúc nào cũng coi những lời nói đùa cùng với những bàn luận ấy bằng một nụ cười, đôi khi ngài đáp lại một cách tếu táo nữa".

HĐGM Balan nói rằng ĐHY Wojtyla là một nhân vật chính trong Giáo Hội, đã tham dự các thượng nghị giám mục thế giới, đã giảng các cuộc tĩnh tâm cho Giáo Triều Roma, và là một người bạn với Đức Phaolô VI.

Thế nhưng, vị hồng y này là một vị giáo sĩ và là một học giả trọng vọng như vậy, ngài vẫn tỏ ra khiêm tốn. Vào ngày mật nghị hồng y bầu giáo hoàng, "một trong các vị linh mục đã cầu nguyện tự phát rằng Hồng Y Karol Wojtyla được làm giáo hoàng". Vị hồng y này đã đáp lại bằng lời nguyện trích lại những lời của Chúa Kitô trong Phúc Âm Thánh Mathêu: "Satan, hãy xéo cho khuất mắt Ta". Và "sau cùng ngài đã thêm ý chỉ của ngài, xin vị đầy tớ của Chúa, vị được sẽ bầu chọn chấp nhận một cách khiêm nhượng và tuân theo ý Chúa".

 

Polish bishops call for John Paul II to be named co-patron of Europe

Polish bishops call for John Paul II to be named a doctor of the Church

Polish bishops open beatification process for parents of St John Paul II

Polish Bishops Issue Letter for Saint Pope John Paul II Centenary (Full Text)

 

In this difficult time for us all – when we struggle with the coronavirus pandemic and question the future of our families and society – it is worth asking what he would he say to us today? What message would speak to us his countrymen in May 2020? First come to our minds these words which he spoke to us in the homily inaugurating his pontificate. “Do not be afraid. Open wide the doors for Christ,” emphasizes the Praesidium of the Polish Bishops’ Conference in a letter on the occasion of the 100th anniversary of the birth of John Paul II.

The letter of the Praesidium of the Polish Episcopate will be read in churches on Sunday, May 17, on the eve of the anniversary of the birth of the Polish Pope. The bishops recall, among others, the words that St. John Paul II said in his homily beginning his pontificate in 1978: “Do not be afraid. Open wide the doors for Christ. To his saving power open the boundaries of States, economic and political systems, the vast fields of culture, civilization, and development. Do not be afraid. Christ knows +what is in man+. He alone knows it”. “Yes, Christ knows, what each of us carries within ourselves, He perfectly knows our joys, worries, hopes, fears, and yearnings. Only he can answer the question, which we ask ourselves today,” they wrote.

“If the Polish Pope lived today, he would surely understand people who are in isolation and quarantine. He would pray for the sick, the dead, and their families. He himself was repeatedly sick and suffered in conditions of isolation hospital, with no possibility of celebrating Mass with the faithful. His brother Edmund died at the age of 26, as a young doctor when he contracted an illness from a sick patient, giving whilst attending to them. His tombstone has the inscription +He gave his young life was given to aid suffering humanity+. To commemorate his older brother, our holy Pope kept a medical stethoscope on his desk. Saint John Paul II understood and valued the work of doctors, nurses, paramedics, and medical workers, for whom he often prayed and with whom he met,” we read in the letter.

The Praesidium of the Episcopate stresses that the Pope from Poland visited 132 countries and about 900 towns. “His teaching is still valid. It is worth reaching for it, particularly through the internet and through social media, making use of the possibilities, offered by new technology. Already in the year 2002, the Pope called the whole church to set out into the deep, the deep of cyberspace,” the bishops point out. “Today, when during the pandemic of the coronavirus the world is fighting for every human life, it should be remembered that John Paul II demanded the protection of human life from conception to natural death,” they add.

The letter also recalls the words of Cardinal Stanislaw Dziwisz describing the moment of the assassination attempt on the life of John Paul II: “I remember that at the time of the assassination in St. Peter’s square, [the Pope] remained calm and composed, although the situation was dramatic and the threat to his life was enormous. When asked by me, he confirmed that he felt pain caused by wounds, also showed me their places. However, we cannot speak of any panic. Before he lost consciousness, he immediately entrusted himself to Mary and said that he would forgive the one who shot him”.

The bishops also quote Pope Francis, who in the introduction to the book Saint John Paul II, 100 years. Words and Images published in the Vatican on the occasion of the centenary of the birth of John Paul II, confessed: “Many times during my priestly and episcopal life I looked at him, asking in my prayers for a gift of fidelity to the Gospel, just as he testified to the Gospels themselves”.

We publish the full text of the Letter:

THE PRAESIDIUM

of the Polish Bishops conference’s

Letter on the occasion of the 100th anniversary

of the birth of John Paul II

Dear Brothers and Sisters!

1. This year we celebrate the hundredth anniversary of the birth of Saint. John Paul II, who was born on May 18, 1920 in Wadowice. This great saint has made an invaluable contribution to the history of our country, Europe, the world, and the history of the universal Church. Much has been said and written about Karol Wojtyla, and his biography is well known and has even been seen in various films. In this difficult time for us all – when we struggle with the coronavirus pandemic and question the future of our families and society – it is worth asking what he would he say to us today? What message would speak to us his countrymen in May 2020?

First, come to our minds these words which he spoke to us in the homily inaugurating his pontificate. “Do not be afraid. Open wide the doors for Christ. To his saving power open the boundaries of States, economic and political systems, the vast fields of culture, civilization, and development. Do not be afraid. Christ knows „what is in man”. He alone knows it.” (22.10.1978). Yes, Christ knows, what each of us carries within ourselves, He perfectly knows our joys, worries, hopes, fears, and yearnings. Only he can answer the question, which we ask ourselves today.

St. John Paul II was a man, whose life clearly showed the suffering and the uncertainty of tomorrow. His path to sanctity lead ranks of difficult life experiences, such the premature death of his beloved mother or the atrocities of the Second World War. He accepted these events with the faith that God ultimately guides human history, and death is not the Creator’s desire. If the Polish Pope lived today, he would surely understand people who are in isolation and quarantine. He would pray for the sick, the dead, and their families. He himself was repeatedly sick and suffered in conditions of isolation hospital, with no possibility of celebrating Mass with the faithful. His brother Edmund died at the age of 26, as a young doctor when he contracted an illness from a sick patient, giving whilst attending to them. His tombstone has the  inscription “He gave his young life was given to aid suffering humanity.” To commemorate his older brother, our holy Pope kept a medical stethoscope on his desk. Saint John Paul II understood and valued the work of doctors, nurses, paramedics, and medical workers, for whom he often prayed and with whom he met.

2. The beginning of the road to the Priesthood of Karol Wojtyła took place during World War II. Together with his compatriots, he was a victim of two totalitarian systems: national and international socialism. They both rejected God. Both grew up on a pride, contempt, and hatred for the other. Both took freedom and dignity from people. Both carried fear and death. Both these systems also worked closely together to exterminate the Polish intelligentsia and transform the Polish nation into slaves. At that time, young Karol Wojtyła was a worker in the quarries of the Solvay chemical factory in Łagiewniki near Kraków.

The next chapter of the book of St. John Paul II is his service as a priest and bishop of Cracow. After two years of study in Rome, he became a vicar and catechist at the parish in Niegowici, later he worked in Krakow. He lectured in seminaries and universities. On September 29, 1958, he was ordained an auxiliary bishop of the Archdiocese of Kraków, and in 1964 he became its metropolitan archbishop. He actively participated in all sessions of the Second Vatican Council. In 1967, Pope Paul VI created him cardinal. During the communist regime, he strongly defended Christian values. Open to dialogue, he saw his brother in everyone. He constantly appealed for respect for the dignity of every human being. He emanated with pastoral enthusiasm. He devoted a lot of heart to working with young people, students, and young married couples. Trips to the mountains, skiing, camps in the bosom of nature served him to bring people closer to God. He joked, listened, and taught, setting high goals and requirements for young people. „The discovery of Christ is the most beautiful adventure of your life” – he said first to young people in Poland, and then – around the world.

And so, the historic day came on October 16, 1978, when Cardinal Karol Wojtyła was elected pope. Here it turned out just how important the figure of Cardinal Stefan Wyszyński was in his life.  After being elected Pope, John Paul II said: „There would not be on the See of Peter, this Polish Pope, who today full of the fear of God, but also full of confidence begins a new pontificate, if it wasn’t for Your faith,  your resolve not to flee from prison and suffering, Your heroic hope , Your untiring entrustment to the Mother of the Church. If it was not for Jasna Góra. ” Both were deeply connected with the Jasna Góra sanctuary. There, they entrusted everything to the Mother of God.

The Cardinal’s election of Karol Wojtyła as the successor of St. Peter opened a new chapter, not only in his life, but likewise in the history of the Church in Poland and in the world. Less than a year later, the words of prayer resounded in Poland: „I am calling, I, son of Polish land, and I, John Paul II, the Pope. I am calling from the depths of this Millennium, I am calling on the eve of the Feast of Pentecost, I am calling with you all: Let Your Spirit descend! Let Your Spirit descend and renew the face of the earth. This land! ” These words, spoken on June 2, 1979 during Mass. at the then Victory Square in Warsaw, they became a turning point in the process of Polish democratic changes. They gave the courage and the hope Poles needed at that time. Today – in retrospect – we can treat them as prophetic words.

3. St. John Paul II preached the Gospel to the Whole World. He visited 132 countries and about 900 places. His teaching is still valid. It is worth reaching for it, particularly through the internet and through social media, making use of the possibilities, offered by new technology. Already in the year 2002 the Pope called the whole church to set out into the deep, the deep of cyberspace.

In proclaiming the need to respect the rights of every human person, the Pope defended the most weak and vulnerable. Today, when during the pandemic of the coronavirus the world is fighting for every human life, it should be remembered that John Paul II demanded the protection of human life from conception to natural death. He emphasized that in no area of ​​life could civil law replace a properly formed conscience. When many are concerned about demographic change, depopulation and aging of Europe, his words are still a valid warning: „a nation that kills its own children is a nation without a future.” In 1991, in Radom, Saint. John Paul II said: „This cemetery of the victims of human cruelty in our century is joined by another great cemetery: the cemetery of the unborn, cemetery of the defenseless, whose face even their own mother did not recognize, accepting or succumbing to pressure to take their lives before they even born. And yet they already had this life, they were already conceived, they developed under the heart of their mothers, without feeling any mortal threat. And when that threat became a reality, these defenseless human beings struggled to defend themselves. The television camera has preserved this desperate defense of the unborn child in the womb against aggression. I once watched such a film – and to this day I cannot free myself from it, I cannot free myself from its memory. It is difficult to imagine a more terrible situation in its moral human dimension.

„Poles and Poland were a very important part of the life of Saint John Paul II, who after years confessed:” The affairs of my homeland have always been and are very close to me. Everything that my nation experiences is deeply carried in my heart. I consider the good of the homeland to be my good” (audience to Poles on the occasion of the 20th anniversary of the pontificate, 1998). Poland was the country most frequently visited by the Holy Father – he made nine pilgrimages to his homeland. He always came with a specific message to his compatriots, adapted to the current religious and political situation. Each of the pilgrimages was treated by Poles as a national retreat, and millions of people participated in the meetings with the Pope. Saint John Paul II called on Poles for social justice and mutual respect. and social solidarity. Solidarity – it means: one and the other, if there is a burden, it is to be carried together, in common, in community. So never again, one against the other, one against the other. And never a “burden” to be born by man alone. (Gdańsk, 1987).

4. For many people the witness about the truth of the Gospel, which St. John Paul II gave to the world sounded most convincing when he had to personally deal with suffering and illness, and at the end of his life faced the necessity of death. He first encountered the experience of great suffering with the assassination attempt on May 13, 1981. Cardinal Stanisław Dziwisz, long-time personal secretary of St. John Paul II and a witness of his holiness, remembered this extremely dramatic time: „I remember that at the time of the assassination in St. Peter’s square, [the Pope] remained calm and composed, although the situation was dramatic and the threat to his life was enormous. When asked by me, he confirmed that he felt pain caused by wounds, also showed me their places. However, we cannot speak of any panic. Before he lost consciousness, he immediately entrusted himself to Mary and said that he would forgive the one who shot him. „

On the last day of his earthly pilgrimage, April 2, 2005, John Paul II was full of inner peace and submission to the will of God. As Cardinal Dziwisz recalls, the Pope was „immersed in prayer, he was aware of his condition and what was happening to him. He asked to read fragments of the Gospel according to Saint John.  He farewelled his colleges, among them Cardinal Jospeh Ratzinger, the nuns who looked after him, the photographer Arturo Mari. When we were celebrating Mass, he was getting weaker, with and ever lessening awareness, but still ready to go to the Father’s house.”

During the funeral of John Paul II, on April 8, 2005, the wind closed the Gospel book on his casket with a strong gust. As if he had closed the book of his life. At the end of the ceremony, the faithful gathered in St. Peter called out „Santo Subito!” „Immediately a saint!” In this way they asked the Church to proclaim what they were sure of: this Pope was a truly a holy man!

We are very happy that on May 7 this year – almost exactly on the hundredth anniversary of the birth of John Paul II – in the basilica of Nativity of the Blessed Virgin Mary in Wadowice, where he was baptized, with the consent of the Holy See began the beatification process of his parents: Servants of God Emilia and Karol Wojtyłów. We know well that there would be no man, priest and bishop like Karol Wojtyła, if his parents had not had great faith.

5. Pope Francis, who canonized John Paul II, in the introduction to the book published in the Vatican on the occasion of the centenary of the birth of the Polish Pope confessed: „Many times during my priestly and episcopal life I looked at him, asking in my prayers for a gift of fidelity to the Gospel, just as he testified to the Gospels themselves. Fifteen years separate us from his death. It may not be much, but it is a long time for teenagers and young people who did not know him or who have only a few vague memories of his childhood. For this reason, on the hundredth anniversary of his birth, it was right to commemorate this great holy witness of faith whom God gave to his Church and humanity. (San Giovanni Paolo II,100 anni, Parole e Immagini, Prefazione di Papa Francesco [Saint John Paul II, 100 years. Words and images, with an Introduction by Pope Francis], Città del Vaticano, Libreria Editrice Vaticana 2020, s. 3, 6).

From the death of Saint. John Paul II, people from all over the world pray constantly at his grave in the Basilica of Saint. Peter. Through him, they ask God for necessary favors. Let us join them and pray – through his intercession – for the intentions that we carry deeply in our hearts. Let us pray for our homeland, Europe, and the whole world. Let us pray for the pandemic to end, for the sick, the dead and their families, for doctors, medical service and all those who risk their lives for our safety. Let the hundredth anniversary of the birth of the Polish Pope be a call to brotherhood and unity for us. Let it be a source of hope and trust in God’s Mercy.

Saint John Paul II, pray for us. Amen.

 

Archbishop Stanisław Gądecki

Archbishop of Poznań

President of the Polish Episcopal Conference

Vice-President of the Council of the European Bishops’ Conference (CCEE)

 

Bishop Artur G. Miziński

Secretary General of the Polish Bishops’ Conference

 

Archbishop Marek Jędraszewski

Archbishop Metropolitan of Cracow

Deputy President of the Polish Bishops’ Conference

 

Warsaw, 7 May 2020

 

This letter is to be read on Sunday, May 17, 2020.