SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Bài Ðọc I: 1 V 3, 5. 7-12
"Xin ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan".
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, tại Gabaon, ban đêm, Chúa hiện ra cùng Salomon trong giấc mộng và phán rằng: "Ngươi muốn gì thì hãy xin, Ta sẽ ban cho ngươi". Salomon thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Ðavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa dân Chúa chọn, một dân đông đảo không thể đếm và ước lượng được. Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này?"
Ðiều Salomon kêu xin như trên đã đẹp lòng Chúa, nên Chúa phán cùng Salomon rằng: "Vì ngươi đã xin điều đó, mà không xin sống lâu, được giàu có, của cải, mạng sống quân thù, lại xin cho được khôn ngoan để biết xét đoán, thì đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin, và ban cho ngươi tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118, 57 và 72. 76-77. 127-128. 129-130
Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp của Chúa biết bao! (c. 97a)
Xướng: 1) Lạy Chúa, con xưng thực kỷ phần của con là tuân giữ những lời ban dạy của Ngài. Ðối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn. - Ðáp.
2) Xin Chúa tỏ lòng thương hầu uỷ lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa. Nguyện Chúa xót thương cho con được sống, vì luật pháp Ngài là sự sung sướng của con. - Ðáp.
3) Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ. - Ðáp.
4) Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn con vẫn tuân theo. Sự mạc khải lời Ngài soi sáng và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Rm 8, 28-30
"Người đã tiền định cho chúng ta trở nên giống hình ảnh Con Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh. Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính?, thì Người cũng cho họ được vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 44-46 {hoặc 44-52}
"Anh bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.
{"Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Trong ngày tận thế cũng vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không?" Họ thưa rằng: "Có".
Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái mới, cũ trong kho mình".}
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Kho tàng khôn ngoan nơi những kẻ yêu mến Thiên Chúa
1) Lạy Chúa, con xưng thực kỷ phần của con là tuân giữ những lời ban dạy của Ngài. Ðối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn.
2) Xin Chúa tỏ lòng thương hầu uỷ lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa. Nguyện Chúa xót thương cho con được sống, vì luật pháp Ngài là sự sung sướng của con.
3) Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ.
4) Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn con vẫn tuân theo. Sự mạc khải lời Ngài soi sáng và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm.
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 13, 1-11
"Dân này sẽ như chiếc đai lưng không còn có thể xài được nữa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi mua sắm một dây đai lưng, rồi thắt vào lưng, và ngươi đừng nhúng vào nước". Và tôi đi mua dây đai theo lệnh Chúa, rồi tôi thắt vào lưng.
Lời Chúa phán cùng tôi lần thứ hai rằng: "Ngươi hãy cởi dây đai ngươi đã mua sắm và đang thắt ngang lưng, rồi chỗi dậy đi đến Êuphratê, giấu nó trong hốc đá". Và tôi ra đi giấu nó trong hốc đá như lời Chúa truyền dạy.
Sau nhiều ngày, Chúa lại phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy, đi đến Êuphratê mà lấy dây đai lưng Ta đã truyền ngươi đem giấu ở đó". Tôi ra đi đến Êuphratê, và lấy dây đai lưng ngay chỗ tôi đã giấu. Nhưng kìa, dây đai lưng đã mục nát cả, không còn xài được nữa.
Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Ðây Chúa phán: Ta sẽ khiến cho lòng kiêu căng của Giuđa và lòng kiêu căng tột độ của Giêrusalem ra mục nát như vậy. Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Và Chúa phán tiếp: "Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Ðnl 32, 18-19. 20. 21
Ðáp: Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi (c. 18a).
Xướng: 1) Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi; đã quên Chúa, Ðấng đã tạo thành ngươi. Chúa đã thấy, và Người đã nổi cơn thịnh nộ: vì con trai con gái Người đã trêu chọc Người. - Ðáp.
2) Chúa phán: Ta sẽ che giấu mặt Ta khỏi chúng, và nhìn xem tương lai chúng sẽ ra sao: vì là dòng giống ngỗ nghịch và là con bất hiếu. - Ðáp.
3) Chúng đã trêu chọc Ta bằng thứ chẳng phải là Chúa, đã lấy sự dối trá mà chọc giận Ta: Ta sẽ trêu chúng bằng thứ không phải là dân tộc, và sẽ dùng dân tộc dại dột làm cho chúng tức giận. - Ðáp.
Alleluia: Ga 17, 17b và a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là chân lý, xin hãy thánh hoá chúng con trong sự thật. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 31-35
"Hạt cải trở thành cây đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian".
Ðó là lời Chúa.
Hình ảnh hạt cải và nắm men trong cặp dụ ngôn được Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, được tiêu biểu nơi chiếc "đai lưng" của Tiên Tri Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm nay, một dây đai lưng, trước hết được thắt vào lưng của vị tiên tri này, sau đó cởi ra đem giấu đi, (như men được vuì trong bột), và sau hết là lấy lại cái giây thắt lưng đã giấu đi đó, thì thấy nó đã bị mục nát mất rồi, (như hạt cải trong lòng đất cần phải mục nát đi như hạt lúc miến - xem Gioan 12:24 - mới phát triển trọn vẹn tầm vóc của mình và mới sinh hoa trái). Tuy nhiên, chính cái giây thắt lưng bị mục nát đi này có một ý nghĩa lưỡng diện, như chính Lời Chúa mạc khải trong Bài Đọc 1 hôm nay:
Một đàng, tự nó đã bị mục nát, trở thành đồ bỏ: "Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Bởi: "Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi" (câu họa của bài Đáp Ca hôm nay).
Đàng khác, lại nhờ đó mới đáng và càng đáng Thiên Chúa xót thương, khi không bỏ họ, vẫn gắn bó với họ, đến độ họ nhận ra LTXC mà trở về với Ngài: "Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe".
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 14, 17-22
"Lạy Chúa, xin hãy nhớ lại, xin Chúa chớ huỷ bỏ giao ước giữa Ngài và chúng con".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ngày đêm mắt ta rơi lệ không ngừng, vì trinh nữ con gái dân ta bị trọng thương, vết tích quá trầm trọng. Nếu ta đi ra đồng, thì đây những kẻ bị giết bằng gươm; nếu ta vào thành phố, thì đây những kẻ chết đói. Tiên tri và tư tế đều đi đến đất nước mình chẳng quen biết.
Chớ thì Chúa ruồng bỏ Giuđa sao? Hay lòng Chúa ghê tởm Sion rồi sao? Vậy tại sao Ngài đánh phạt chúng con đến nỗi không chữa được nữa? Chúng con mong đợi sự hoà bình mà không gặp sự lành; và chúng con mong đợi kỳ lành bệnh, thì đây toàn là xui xẻo.
Lạy Chúa, chúng con nhìn nhận những sự độc dữ của chúng con và sự gian ác của cha ông chúng con, vì chúng con đã phạm đến Chúa. Vì thánh danh Chúa, xin đừng để chúng con phải nhục nhã; vì toà vinh quang của Chúa, xin đừng để chúng con nhuốc hổ; xin Chúa nhớ lại, xin đừng huỷ bỏ giao ước giữa Chúa với chúng con.
Trong các tượng thần dân ngoại, chớ thì có vị nào làm cho mưa xuống chăng? Hay là tầng trời có thể đổ mưa xuống chăng? Nào Ngài chẳng phải là Thiên Chúa chúng con mong đợi sao? Vì chính Chúa tạo thành tất cả những sự đó.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 78, 8. 9. 11 và 13
Ðáp: Lạy Chúa, vì vinh quang danh Chúa, xin giải thoát chúng con (c. 9bc).
Xướng: 1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi! - Ðáp.
2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài. - Ðáp.
3) Xin cho tiếng tù binh rên xiết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời, đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ngợi khen Chúa. - Ðáp.
Alleluia: Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phân rẽ tư tưởng và là ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 36-43
"Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe". Người đáp lại rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".
Ðó là lời Chúa.
1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi!
2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài.
3) Xin cho tiếng tù binh rên xiết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời, đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ngợi khen Chúa.
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 15, 10. 16-21
"Tại sao tôi cứ buồn sầu mãi? Nếu ngươi quay trở về, ngươi sẽ hiên ngang
trước mặt Ta".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Mẹ hỡi, khốn cho con, tại sao mẹ đã sinh ra con là kẻ hay tranh luận và cãi vã trong khắp xứ? Con không cho vay mượn và cũng không ai cho con vay mượn, thế mà mọi người đều nguyền rủa con.
Lạy Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, con lấy lời Chúa làm của ăn. Lời của Chúa trở nên sự vui mừng và hân hoan cho lòng con, vì danh Chúa được kêu cầu trên con.
Con không ngồi trong đám người chơi bời; con hãnh diện vì các việc tay Chúa làm. Con chỉ ngồi một mình, vì Chúa đã khiến con đầy lời Chúa đe phạt. Tại sao con cứ buồn sầu mãi, và vết thương con trở thành hiểm nghèo bất trị? Nó trở nên như nước giả dối chóng cạn.
Vì vậy, Chúa phán thế này: "Nếu ngươi quay trở về, Ta sẽ cho ngươi về đứng trước mặt Ta: nếu ngươi phân biệt được vật quý với vật hèn, ngươi sẽ nên như miệng Ta, người ta sẽ quay về với ngươi, và ngươi không phải quay về với họ. Ta sẽ khiến ngươi nên tường đồng kiên cố cho dân này. Họ sẽ giao chiến với ngươi, nhưng họ không thắng được, vì Chúa phán: Ta ở cùng ngươi để giải thoát và cứu chữa ngươi. Ta sẽ giải phóng ngươi khỏi tay kẻ độc dữ, và sẽ cứu chữa ngươi khỏi tay kẻ hung bạo".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 58, 2-3. 4-5a. 10-11. 17. 18
Ðáp: Thiên Chúa là chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ (c. 17d).
Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu con thoát lũ địch nhân; bảo vệ con khỏi bọn người nổi lên chống đối! Xin giải gỡ con khỏi những kẻ chuyên làm điều ác, và cứu con xa thoát bọn sát nhân. - Ðáp.
2) Kìa chúng đang gài bẫy để sát hại con; âm mưu chống đối con là bọn người quyền thế. Lạy Chúa, con không vương tội ác lỗi lầm; dầu con vô tội, chúng cũng ùa tới tấn công. - Ðáp.
3) Lạy Chúa là sức mạnh con, con hướng thân tìm về Chúa, vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con. Thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con; lạy Chúa, xin Ngài ra tay nâng đỡ, khiến cho con được vui nhìn quân nghịch phải thua. - Ðáp.
4) Phần con, con sẽ ca ngợi quyền năng Chúa, và mỗi buổi sáng, con hoan hỉ vì đức từ bi của Chúa, vì Chúa đã trở nên đồn lũy bảo vệ con, và chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ. - Ðáp.
5) Lạy Chúa là sức mạnh con, con ca ngợi Chúa; vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con, thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con. - Ðáp.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 44-46
"Anh bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh trở về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.
Ðó là lời Chúa.
"Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy".
"Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc
đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì
mình có mà mua viên ngọc ấy".
Hai dụ ngôn về Nước Trời này có liên hệ hết sức mật thiết với nhau bất khả phân ly, có tính cách tu đức hơn là thần học. Ở chỗ, một đàng thì "kho báu trong ruộng" được tìm thấy, một đàng thì đi tìm được: "viên ngọc quí". Một đàng thụ động: "kho báu trong ruộng" và một đàng chủ động: "đi tìm ngọc đẹp".
1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu con thoát lũ địch nhân; bảo vệ con khỏi bọn người nổi lên chống đối! Xin giải gỡ con khỏi những kẻ chuyên làm điều ác, và cứu con xa thoát bọn sát nhân.
2) Kìa chúng đang gài bẫy để sát hại con; âm mưu chống đối con là bọn người quyền thế. Lạy Chúa, con không vương tội ác lỗi lầm; dầu con vô tội, chúng cũng ùa tới tấn công.
3) Lạy Chúa là sức mạnh con, con hướng thân tìm về Chúa, vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con. Thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con; lạy Chúa, xin Ngài ra tay nâng đỡ, khiến cho con được vui nhìn quân nghịch phải thua.
4) Phần con, con sẽ ca ngợi quyền năng Chúa, và mỗi buổi sáng, con hoan hỉ vì đức từ bi của Chúa, vì Chúa đã trở nên đồn lũy bảo vệ con, và chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ.
5) Lạy Chúa là sức mạnh con, con ca ngợi Chúa; vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con, thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con.
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 18, 1-6
"Như hòn đất nơi tay thợ gốm thế nào, thì các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Có lời Chúa phán cùng Giêrêmia rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy, đi xuống nhà thợ gốm, và ở đấy ngươi sẽ nghe lời Ta". Tôi liền xuống nhà thợ gốm, và đây anh đang nắn đồ trên bàn quay. Cái bình đất do tay anh nắn đã vỡ nát, anh lại nắn cái khác theo như ý anh muốn làm. Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Chúa phán: Hỡi nhà Israel, nào Ta chẳng làm được cho các ngươi như người thợ gốm này sao? Hỡi nhà Israel! Ðây, như hòn đất trong tay người thợ gốm thế nào, thì các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145, 2abc. 2d-4. 5-6
Ðáp: Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ (c. 5a).
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy khen ngợi Thiên Chúa; tôi sẽ khen ngợi Thiên Chúa trong cả cuộc đời; bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa. - Ðáp.
2) Ðừng tin cậy vào những vị quân vương, vào con người phàm không thể ban ơn cứu độ. Lúc y tắt thở, y sẽ trở về bụi đất; bấy giờ những lời bàn của y cũng tiêu tan. - Ðáp.
3) Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ, người đặt hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình: Người là Ðấng đã tạo thành trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang chứa đựng. Người là Ðấng giữ trung tín muôn đời. - Ðáp.
Alleluia: Tv 24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 47-53
"Người ta lựa cá tốt bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Ðến ngày tận thế cũng như vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không?" Họ thưa: "Có".
Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái cũ, mới trong kho mình". Khi Chúa Giêsu phán các dụ ngôn đó xong, thì Người rời khỏi nơi ấy.
Ðó là lời Chúa.
1) Linh hồn tôi ơi, hãy khen ngợi Thiên Chúa; tôi sẽ khen ngợi Thiên Chúa trong cả cuộc đời; bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa.
2) Ðừng tin cậy vào những vị quân vương, vào con người phàm không thể ban ơn cứu độ. Lúc y tắt thở, y sẽ trở về bụi đất; bấy giờ những lời bàn của y cũng tiêu tan.
3) Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ, người đặt hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình: Người là Ðấng đã tạo thành trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang chứa đựng. Người là Ðấng giữ trung tín muôn đời.
Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám Mục
Tiến Sĩ Hội Thánh
(+450)
Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô
(kim ngôn) bởi tài hùng biện đặc biệt của Ngài. Ngài sinh vào khoảng
năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo phận Imola là
Cornêlliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức giám
mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng trên con đường trong tu
viện.
Năm 430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo
phận Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và
giáo dân đã xin Đức giám mục Iomola nhập đoàn phải họ để đi Roma yết
kiến Đức giáo hoàng Sixtô III coi Phêrô như người được tiền định để
làm giám mục Ravenna. Ngài liền đặt Phêrô làm giám mục Ravenna, kế
vị Đức giám mục Gioan năm 433. Các đại biểu của Giáo phận này lúc
đầu tỏ ý bất bình, nhưng rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo hoàng
Sixtô III cho biết thị kiến của mình.
Vâng theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám
mục và trở về Ravenna. Trong bầu khí tiếp đón nồng nhiệt, Ngài nói:
- Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến
chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng,
như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị
em. Vậy anh chị em hãy mau mắn vâng phục cách thích đáng đối với tác
vụ rất thánh của tôi.
Đầy nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu
tượng còn rớt lại, cũng như lên án sự giả tạo của giáo dân. Trong
một cuộc lễ vào đầu năm, Ngài đã phá những cuộc diễn hành đáng tội
trên đường phố:
- Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không
thể vui hưởng với Chúa Kitô.
Ngài đã nhiệt tâm rao giảng. Ngày nay
chúng ta còn giử lại được khoảng 180 bài giảng của Ngài. Lời lẽ đơn
sơ nhưng đầy nhiệt huyết. Người ta không thể quên được những lời
như:
- Nằm trong thói hư tính xấu, chúng ta sẽ
bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ thực sự đứng thẳng khi biết chỗi dậy để
tiến thẳng tới bằng các việc lành.
- Ai biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy
ngay rằng là Cha đang ở đó, vì họ.
- Mọi sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên
Chúa là Cha hết người sẽ trả lại cho họ.
- Các tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng
ta sống cho thế hệ mai sau. Không ai sống cho mình cả.
Người ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi
sống bác ái:
- Biết nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh,
nếu người nghèo than khóc tù nhân rên siết, dân tị nạn than thở,
người lưu đày thổn thức, người Do thái mừng lễ bằng thuế thập phân,
còn người Kitô hữu nghĩ sao khi họ không mừng bằng một phần trăm của
cải ? Tôi đau buồn, phải, tôi đau buồn vì các đạo sĩ trải vàng trên
nôi Chúa Kitô trong khi các Kitô hữu để cho thân thể Chúa Kitô trống
trải, khi mà những người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi không có
gì. Thiên Chúa muốn xin cái anh em có chứ không phải cái anh chị em
không có, khi mà Ngài thương nhận hai đồng tiền của bà góa. Hãy tận
tâm với Đấng tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với anh chị em.
Thánh Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh
tiếng, đến nỗi Đức giáo hoàng Lêo I đã trao cho Ngài đọc tại công
đồng Chalcedonia một luận án chống lại lạc thuyết của Eutychèr, Ngài
cũng còn viết một bức thư cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta vâng
phục Giáo hội.
Sau cùng, sau khi cai quản giáo phận
Ravenna trong 18 năm, thánh giám mục biết rằng mình sắp tới hồi kết
thúc các nỗ lực. Ngài muốn lui về Imola để dọn mình chết. Ngày 3
tháng 12 năm 450 Ngài đã từ trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ
Hội Thánh.
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 26, 1-9
"Toàn thể dân chúng tập họp trước Thiên Chúa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Khi Gioakim, con của Giosia vua nước Giuđa mới lên cai trị, thì Chúa phán rằng: "Ðây Chúa phán: Ngươi hãy đứng giữa tiền đàng đền thờ Chúa, và bảo mọi thành phố nước Giuđa đến thờ lạy trong đền thờ Chúa, hãy nói cho họ biết tất cả những lời Ta truyền cho ngươi nói với họ: ngươi chớ bớt một lời; may ra ai nấy nghe mà trở lại, và bỏ đàng tội lỗi của mình, mong Ta hối tiếc tai hoạ Ta định giáng xuống họ, vì sự gian ác họ ưa thích. Và ngươi hãy bảo họ rằng: Ðây Chúa phán: Nếu các ngươi không nghe Ta để bước đi trong lề luật Ta đã ban cho các ngươi, để nghe lời các tiên tri tôi tớ Ta mà ban đêm Ta chỗi dậy và điều động sai đến các ngươi, và các ngươi không nghe, thì Ta sẽ để đền thờ này như Silô, sẽ khiến thành này bị hết thảy các dân trên địa cầu nguyền rủa".
Các tư tế, các tiên tri, toàn dân đều nghe Giêrêmia nói những lời ấy trong đền thờ Chúa. Khi Giêrêmia nói hết những lời Chúa truyền cho ông nói với toàn dân, thì các tư tế, các tiên tri, và toàn dân bắt ông và nói rằng: "Ngươi phải chết! Tại sao ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri rằng: 'Ðền thờ này sẽ như Silô, thành này sẽ hoang vu không ai cư ngụ'?" Và toàn dân tập họp phản đối Giêrêmia trong đền thờ Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68, 5. 8-10. 14
Ðáp: Lạy Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi (c. 14c).
Xướng: 1) Những kẻ thù ghét con vô cớ, chúng nhiều hơn số tóc trên đầu con. Chúng thực là mạnh thế hơn con, những con người phản hại con trái lẽ: điều mà con không lấy, con cũng phải đền ư? - Ðáp.
2) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi; điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con. - Ðáp.
3) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa con. Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. - Ðáp.
Alleluia: Tv 24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 54-58
"Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc ư? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê quán Người, và giảng dạy người ta trong hội đường, khiến người ta ngạc nhiên và nói rằng: "Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy? Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ ông chẳng phải là bà Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh em ông sao? Và chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?" Và họ vấp phạm đến Người.
Nhưng Chúa Giêsu phán cùng họ rằng: "Không tiên tri nào mà không được vinh dự, trừ nơi quê quán và nhà mình". Người không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin.
Ðó là lời Chúa.
"'Nếu các ngươi không nghe Ta để bước đi trong lề luật Ta đã ban cho các ngươi, để nghe lời các tiên tri tôi tớ Ta mà ban đêm Ta chỗi dậy và điều động sai đến các ngươi, và các ngươi không nghe, thì Ta sẽ để đền thờ này như Silô, sẽ khiến thành này bị hết thảy các dân trên địa cầu nguyền rủa'. Các tư tế, các tiên tri, toàn dân đều nghe Giêrêmia nói những lời ấy trong đền thờ Chúa. Khi Giêrêmia nói hết những lời Chúa truyền cho ông nói với toàn dân, thì các tư tế, các tiên tri, và toàn dân bắt ông và nói rằng: 'Ngươi phải chết! Tại sao ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri rằng: Ðền thờ này sẽ như Silô, thành này sẽ hoang vu không ai cư ngụ'? Và toàn dân tập họp phản đối Giêrêmia trong đền thờ Chúa".
Tuy nhiên, cái chứng cớ cho thấy những lời tiên báo của các vị tiên tri là chính xác đúng như những gì Thiên Chúa muốn cho các vị nói, chẳng những, trước hết và trên hết, ở chính Lời Chúa, lời tiên báo, mà còn ở thái độ của các vị bất khuất tất cả mọi chống đối, phản kháng và sát hại các vị nữa. Vì là tiên tri đích thực nên các vị đã có sẵn một tâm tình như Thánh Vịnh 68 ở Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Những kẻ thù ghét con vô cớ, chúng nhiều hơn số tóc trên đầu con. Chúng thực là mạnh thế hơn con, những con người phản hại con trái lẽ: điều mà con không lấy, con cũng phải đền ư?
2) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi; điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con.
3) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa con. Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa.
Thánh Inhaxiô Loyola Đôi nét về thánh Ignatius Loyola Sưu tầm |
Thánh Ignatius sinh tại Loyola vào năm 1491, và sau đó theo đuổi binh nghiệp. Ngài bị thương trong cuộc chiến bảo vệ thành Pamplona và được chuyển về hậu tuyến để dưỡng thương. Trong thời gian ấy, ngài đã đọc về cuộc đời của Chúa Kitô và hạnh tích các thánh, và nhờ đó mà đến chỗ hoán cải. Thánh Ignatius lên đường sang Paris để học thần học. Tại đó, ngài qui tụ được một số anh em đồng chí nguyện. Sau đó, cùng với nhóm anh em ấy, ngài đã thành lập dòng Tên tại Roma. Thánh nhân qua đời tại kinh thành Muôn Thuở vào năm 1556. 8.1 Sách thiêng liêng tác động đến việc hoán cải của thánh Ignatius. Thánh Ignatius Loyola ghi lại trong quyển Tự Thuật: Cho mãi đến năm hai mươi sáu tuổi, tôi vẫn mê mải những sự phù phiếm thế gian. Tôi tìm được niềm vui đặc biệt trong binh nghiệp và trong các hoạt động của mình, tôi rất thèm khát danh giá.1 Sau khi bị thương ở chân trong cuộc chiến bảo vệ thành Pamplona, Ignatius đã được chuyển về quê hương và nằm liệt tưởng chừng sắp chết. Sau thời gian dài dưỡng thương, ngài hồi phục sức lực. Trong thời gian này, vì rất thích đọc những tiểu thuyết thế tục hư cấu về giới hiệp sĩ, Ignatius yêu cầu đem đến cho ngài những thứ sách ấy để giải khuây. Vì không còn tìm được một quyển sách nào thuộc loại ấy, nên người ta đã đem quyển ‘Cuộc Đời Chúa Kitô’ và một quyển hạnh tích các thánh đến cho ngài.2 Ignatius rất xúc động khi đọc những quyển sách này, và đã suy nghĩ rất nhiều trong thời gian dưỡng thương trên giường bệnh. Trong khi đọc biết về cuộc đời Chúa Giêsu và hạnh tích các thánh, Ignatius đã ngưng lại để suy tư về bản thân: ‘Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi cũng thực hiện những điều mà thánh Phanxicô hoặc thánh Đaminh đã làm?’ Và rồi, ngài để tâm suy nghĩ thật lâu và thấu đáo về tất cả những công việc lành thánh của các vị thánh ấy.3 Ignatius cảm thấy hạnh phúc khi sống theo gương các thánh, và phiền sầu khi bỏ ngang những soi động này. Được soi sáng từ bài học ấy, Ignatius đã bắt đầu suy nghĩ chân thành hơn và sám hối về cuộc đời dĩ vãng.4 Như thế, Thiên Chúa đã dần dần đi vào tâm hồn của ngài. Từ một hiệp sĩ liều mình vì một lãnh chúa trần gian, Ignatius đã trở thành một hiệp sĩ anh dũng vì Đức Vua Vĩnh Cửu là Chúa Giêsu Kitô. Vết thương tại Pamplona, việc đọc sách thiêng liêng, thời gian dưỡng thương lâu dài tại Loyola, việc suy nghĩ và suy gẫm trong sự cộng tác với ơn thánh, và những trạng huống linh hồn ngài đã phải trải qua trong thời gian này đã thực hiện cuộc hoán cải triệt để trong cuộc sống của ngài. Từ những giấc mộng về cuộc đời trần tục đến với sự tận hiến quyết liệt cho Chúa Kitô dưới chân Đức Mẹ Montserrat, Ignatius đã đạt đến sự trưởng thành hoàn toàn trong kỳ tĩnh tâm tại Manresa.5 |
Hãy cân nhắc các thần khí
xem có phải bởi Thiên Chúa hay không
Trích tự
thuật của thánh I-nha-xi-ô do linh mục Lu-y Gon-xan-ve ghi lại.
Lúc
bấy giờ, I-nha-xi-ô rất say mê đọc những sách vô bổ và dối trá ;
những sách này thuật lại những việc phi thường của các danh nhân.
Khi cảm thấy khoẻ, I-nha-xi-ô xin người ta đem lại cho mình vài
quyển để đọc giết thời giờ. Nhưng ở trong nhà ấy, người ta không tìm
được quyển nào như vậy. Vì thế người ta đưa cho anh cuốn sách nhan
đề “Cuộc đời Đức Ki-tô”, và một cuốn khác nhan đề “Bông hoa các
thánh”, cả hai đều được viết bằng tiếng mẹ đẻ.
Nhờ
năng đọc các sách này, anh bắt đầu có cảm tình với những điều viết
trong đó. Đôi lần anh ngưng đọc để suy nghĩ những điều mình mới đọc
; hoặc đôi khi anh nghĩ đến những điều vô bổ anh đã quen suy nghĩ
trước đây, và nhiều điều tương tự khác xuất hiện trong trí anh.
Thiên Chúa đã rủ lòng thương giúp anh loại trừ khỏi tâm trí anh
những gì anh vừa đọc. Quả vậy, khi anh đọc cuộc đời Đức Ki-tô, Chúa
chúng ta và cuộc đời các thánh, thì anh đã suy nghĩ nhiều và tự hỏi
: “Vậy giả như tôi làm điều mà thánh Phan-xi-cô đã làm, thì sao ?
Giả như tôi làm điều mà thánh Đa-minh đã làm, thì sao ?” Và như thế
anh để tâm suy nghĩ rất nhiều điều. Nhưng các tư tưởng ấy chỉ tồn
tại một thời gian. Và rồi vì anh bận rộn với các công việc khác, nên
những chuyện vô bổ và trần tục ấy lại xen vào ; những chuyện này kéo
dài một thời gian khá lâu. Hết tư tưởng này đến tư tưởng kia tiếp
nối nhau cầm giữ anh rất lâu.
Tuy
nhiên có sự khác biệt giữa những tư tưởng ấy : khi nghĩ đến những tư
tưởng phàm tục, anh cảm thấy rất thích thú ; nhưng khi mỏi mệt không
suy nghĩ, anh cảm thấy buồn bã và khô khan. Còn khi nghĩ đến việc
theo đuổi những chuyện khắc khổ mà anh biết các vị thánh đã quen
sống, thì không những lúc đang nghĩ đến những chuyện ấy, anh cảm
thấy tâm hồn vui thú, và ngay cả lúc thôi nghĩ đến, anh vẫn thấy
mình sung sướng. Nhưng chính anh không nhận ra, cũng không nghĩ đến
sự khác biệt này, cho đến một ngày kia, khi mắt tâm trí anh được mở
ra, anh ngạc nhiên nhận ra sự khác biệt này ; nhờ kinh nghiệm, anh
hiểu rằng có loại tư tưởng để lại buồn rầu, có loại tư tưởng để lại
niềm vui. Và đó là suy luận đầu tiên anh thu lượm được về những điều
thuộc về Thiên Chúa. Sau này, khi làm linh thao, anh bắt đầu được
soi sáng để hiểu biết về sự cân nhắc các thần khí và dạy các môn đệ
của mình.
Dòng Tên (còn gọi là Dòng
Chúa Giêsu, tiếng
Latinh: Societas Iesu, viết tắt: SJ) là
một dòng tu của Giáo hội Công giáo có trụ sở tại Roma. Dòng
do Inhaxiô nhà Loyola, người Basque Tây
Ban Nha, cùng một số bạn hữu sáng lập và được Giáo
hoàng Phaolô III phê chuẩn năm 1540.
Dòng Tên dấn thân vào hoạt động tông đồ và truyền giảng Phúc Âm trên
khắp thế giới: Âu, Á, Phi, Mỹ.
Từ lâu đời, Dòng Tên đã nổi bật với công việc giáo
dục, nghiên
cứu, và thăng tiến văn hóa. Sang thế kỷ 21 Dòng Tên hoạt động trên 100 quốc gia
với 19.200 tu sĩ (năm 2007).
Bề trên Tổng quyền của Dòng hiện nay là linh
mục Arturo Sosa.
Sau thời gian tuổi trẻ đầy tham vọng và với binh nghiệp sáng
chói, Inhaxiô (tên gốc: Ignacio López), một quý tộc xứ Loyola (Tây
Ban Nha), đã đi tìm các trải nghiệm về tôn giáo Thiên
chúa. Sau nhiều cuộc mò mẫm tìm tòi, ông tuyên bố đã tìm thấy tiếng
gọi thiêng liêng cứu các linh hồn (chính lời của ông) và
phụng sự chúa Kitô. Ông bắt đầu học thần
học tại Đại học Paris rồi dần dần tập hợp quanh mình
các bạn hữu trong Chúa, sẵn sàng làm việc để vinh danh
Chúa (khẩu hiệu tiếng latin Ad maiorem Dei gloriam trong Giáo hội Công giáo).
Thánh Inhaxiô thành Loyola, người thành lập dòng Tên
Ngày 15
tháng 8 năm 1534, Inhaxiô cùng 6 bạn sinh viên khác trong
đó có François Xavier và Pierre Favre (người được
thụ phong linh mục đầu tiên của Dòng Tên) họp lại ở Montmartre và
quyết định hiến thân cho Chúa, lập ra Đoàn Giêsu, khấn hứa
giữ khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục (bề trên). Inhaxiô đã gợi ý
cho các bạn tên Đoàn Giêsu để nhắc nhở các tu sĩ dấn thân triệt để
làm chiến sĩ phục vụ Chúa. Tên Societas Iesu được ghi trong Sắc chỉ Giáo hoàng công
nhận Dòng năm 1539.
Từ Tu sĩ dòng Tên (Jésuite) hay "Giêsu hữu" xuất hiện sau năm
1545, khi đó người theo Tin
Lành gán cho với nghĩa xấu là "Người đạo đức giả"[3].
Năm 1537, Inhaxiô cùng các bạn
sang Ý để
xin Giáo hoàng Phaolô III công nhận Dòng và đã được Giáo hoàng
công nhận trong sắc chỉ Regimini militantis ecclesiae năm 1539. Ngày 21
tháng 7 năm 1550, Giáo hoàng Julius III tái công nhận Dòng trong sắc chỉ
"Exposcit debitum".
Khi Cải cách Kháng nghị đang lan tràn, Giáo hội Công
giáo thấy cũng cần phải có một cuộc nội cải cách, do đó Giáo hoàng Phaolô III đã triệu tập Công đồng Tridentinô (ở
Trento, Ý từ 1545-1563), trong đó các tu sĩ Dòng Tên đã góp phần
quan trọng trong Phong trào Phản Cải cách.
Ban đầu, dòng Tên hoạt động chủ yếu trong lãnh vực truyền giáo, nhưng từ năm
1547, dòng đã quay sang tập trung vào lãnh vực giáo
dục cho tới cuối thế kỷ 16. Năm 1551, Dòng đã mở 1 trường
trung học ở Rôma, trong khi các tu sĩ
của Dòng đã có mặt ở Congo, Brasil, Angola và cả Đế quốc Ottoman với trường trung học thánh
Benoît lập năm 1583.
Khi Inhaxiô qua đời năm 1556),
Dòng đã có trên 1.000 tu sĩ và 60 năm sau, Dòng có trên 13.000 tu sĩ
trên toàn châu
Âu. Inhaxiô được Giáo hoàng Paul V tôn phong Chân phước năm 1609 và được Giáo hoàng Gregory XV phong Thánh năm 1622.
Trong suốt lịch sử của Dòng Tên, họ đã phải trải qua những năm
tháng gian khổ.[4] Các
năm 1704 và 1742, Giáo hoàng ra lệnh
cấm các nghi lễ Trung Hoa, mang nét của thuyết hỗn hợp (syncretism)
mà các nhà truyền giáo dòng Tên đã tôn trọng.
Quốc gia châu Âu đầu tiên nỗ lực trục xuất Dòng Tên là Bồ Đào Nha. Vào năm 1758, các tu sĩ Dòng Tên bị
quan Tổng trưởng Đế quốc (tương đương Thủ tướng) Sebastião José de Carvalho e Melo gán
cho cái tội mưu sát vua José I. Không những thế,
Melo còn tiến hành tuyên truyền bài trừ Dòng Tên trên khắp châu Âu,
để các nước khác ủng hộ ông ta. Cuối cùng, vào năm 1759, ông ta ban bố sắc
lệnh đuổi Dòng Tên ra khỏi Bồ Đào Nha. Không lâu sau, Pháp theo chân
Bồ Đào Nha, quan Tổng trưởng Ngoại giao là Công tước Choiseul và ái
thiếp của vua Louis XV là Nữ Hầu tước Pompadour chống
đối ảnh hưởng của Dòng Tên. Họ gán cho Dòng tội mưu sát vua Louis
XV, dù không phải là chủ mưu.[4] Họ
bị những người theo thuyết Giansêniô (Jansénisme) và các triều
thần tấn công, rồi bị cấm và bị trục xuất khỏi Pháp năm 1763-1764, khoảng 200 trường của
họ bị đóng cửa. Theo gót Pháp, vua Tây Ban Nha là Carlos III đã trục xuất Dòng Tên ra khỏi
đất nước (1767),
không những thế, ông ta còn đuổi các tu sĩ Dòng Tên ra khỏi ra khỏi
xứ Napoli (1767)
và xứ Parma (1768) - những xứ nằm dưới
quyền thống trị của thân quyến của ông ta.[4]
Cuối cùng, vào năm 1773, Giáo hoàng Clêmentê XIV - trước áp lực quá
lớn của các nền quân chủ Pháp, Tây Ban Nha và Napoli, phải quyết
định bãi bỏ Dòng Tên. Nữ
hoàng Áo là Maria Theresia bất đắc dĩ thi hành mệnh lệnh.[4] Lệnh
của Giáo hoàng chỉ không có hiệu lực ở hai nước Phổ và Nga - các nền quân chủ phi Công giáo và không chịu ảnh hưởng
của thế lực Giáo hoàng. Vua Phổ
là Friedrich II Đại Đế đang thực hiện chính sách khoan dung tôn giáo,[6] không
những thế ông còn đề cao nền tri thức của Dòng Tên. Vị vua này đã
gây bất ngờ đối với trào lưu triết học Khai sáng tiến bộ thời đó.[7] Tương
tự, Nữ hoàng Nga là Ekaterina II Đại Đế cũng tôn trọng tài năng xuất
sắc của các tu sĩ Dòng Tên, bà cho rằng họ sẽ giúp ích cho nền văn
hóa nước nhà.[4]
Nhờ có Quốc vương Friedrich II Đại Đế và Nữ hoàng Ekaterina II Đại
Đế mà Dòng Tên vẫn còn tồn tại được. Dòng Tên được Giáo hoàng Piô VII tái lập vào năm 1814,[4] tuy
nhiên các cuộc công kích họ vẫn tiếp tục suốt thế kỷ 19:
·
Tại Pháp, các tu sĩ dòng Tên[8] bị
trục xuất lần nữa vào năm 1880 và lần nữa năm 1901.
·
Tại Thụy
Sĩ, mãi tới năm 1973 mới
bãi bỏ luật cấm các tu sĩ dòng Tên hoạt động. Luật này được ban hành
từ năm 1848.
Tuy nhiên các ngăn cấm và chống đối nói trên cũng không ngăn cản
được Dòng Tên. Họ đã tái lập các phái bộ truyền giáo ở Bắc
Mỹ hoặc ở Madagascar.
Họ đã lập các trường đại học trong thế kỷ thứ 19. Họ cũng đã xuất bản các tạp chí
tinh thần như "Études", "Christus" và "Projet" ở Pháp, "Relations"
ở Quebec (Canada),
"la Civiltà Cattolica" ở Ý, "La Nouvelle Revue
Théologique" ở Bỉ[9],
tuần san "America" ở Hoa
Kỳ (từ năm 1909).[10] .
Dòng cũng có nhiều cơ sở giáo dục ở Pháp và có cả các đại học riêng về thần học và triết
học ở Centre Sèvres, Paris và ở Brussel[11].
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai họ cũng tới Tchad và
trở lại Nhật Bản.
Tính đến ngày 1
tháng 1 năm 2005, Dòng có 19.850 tu sĩ
ở rải rác tại 112 quốc gia trên thế giới[12],
so với khoảng 35.000 năm 1964. Cũng giống như các dòng khác của Giáo
hội Công giáo, Dòng Tên cũng bị giảm ơn gọi (đi tu). Ngày nay phần
lớn các tu sĩ dòng Tên có mặt tại châu Á (khoảng 3.500 ở Ấn
Độ), ở châu Mĩ Latin và châu
Phi. Hiện dòng có khoảng 900 người dự tu.
Bề trên Tổng quyền của Dòng hiện nay là Arturo Sosa, người Venezuela,
được bầu trong Đại Công nghị dòng lần thứ 36 ngày 14 tháng 10 năm 2016,[13] thay
thế cho linh mục Adolfo Nicolás người Tây
Ban Nha. Đặc biệt, vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Hồng y Jorge Mario
Bergoglio người Argentina thuộc Dòng Tên được bầu làm giáo
hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, ông lấy tông hiệu là Giáo hoàng Phanxicô.
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng_T%C3%AAn
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 26, 11-16. 24
"Thật Chúa đã sai tôi đến nói với các ngươi những lời đó".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Trong những ngày ấy, các tư tế và các tiên tri nói cùng các đầu mục và toàn dân rằng: "Người này đáng xử tử, vì nó đã nói tiên tri chống lại thành này, như tai các ngươi đã nghe". Giêrêmia nói cùng tất cả các đầu mục và toàn dân rằng: "Chúa đã sai tôi đến nói tiên tri về đền thờ này và về thành này tất cả những lời các ngươi đã nghe. Vậy giờ đây, các ngươi hãy cải thiện đời sống và những điều các ngươi ưa thích, hãy nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, thì Chúa sẽ hối tiếc tai hoạ Người đã phán chống lại các ngươi. Phần tôi đây, tôi ở trong tay các ngươi, các ngươi cứ đối xử với tôi điều mà các ngươi cho là tốt là phải. Nhưng các ngươi hãy hiểu biết rằng: nếu các ngươi giết tôi, thì các ngươi sẽ đổ máu vô tội lên chính các ngươi, lên thành này và dân cư của nó. Vì thật Chúa đã sai tôi đến với các ngươi để nói vào tai các ngươi tất cả những lời đó".
Những đầu mục và toàn dân nói cùng các tư tế và các tiên tri rằng: "Không được xử tử người này, vì ông đã nhân danh Chúa là Thiên Chúa chúng ta mà nói với chúng ta". Vậy Ahica con của Sapha ra tay bảo vệ Giêrêmia, để ông khỏi bị nộp vào tay dân chúng định giết ông.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68, 15-16. 30-31. 33-34
Ðáp: Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương, xin nhậm lời con (c. 14).
Xướng: 1) Nguyện cứu con thoát nơi bùn nhơ kẻo bị chìm; xin giải thoát con khỏi tay những người ghen ghét, và thoát khỏi những đầm nước thẳm sâu. Xin đừng để cho ba đào lôi cuốn; xin đừng để cho vực thẳm nuốt trửng, cũng đừng để cho giếng ngậm miệng nhốt con. - Ðáp.
2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14, 1-12
"Hêrôđê sai người đi chặt đầu Gioan, và các môn đệ của Gioan đi báo tin cho Chúa Giêsu".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy làm vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy múa trước mặt mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ nó dặn trước, nên nó nói: "Xin vua đặt đầu Gioan Tẩy Giả trên đĩa này cho con". Vua lo buồn, nhưng vì đã trót thề rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền làm như vậy. Ông sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục, và để đầu Gioan trên đĩa đem trao cho cô gái, và nó đem cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi đi báo tin cho Chúa Giêsu.
Ðó là lời Chúa.
1) Nguyện cứu con thoát nơi bùn nhơ kẻo bị chìm; xin giải thoát con khỏi tay những người ghen ghét, và thoát khỏi những đầm nước thẳm sâu. Xin đừng để cho ba đào lôi cuốn; xin đừng để cho vực thẳm nuốt trửng, cũng đừng để cho giếng ngậm miệng nhốt con.
2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.