SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XXX Thường Niên Năm A và Chẵn 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Chúa Nhật

 


Chúa Nhật 30 Quanh Năm Năm A

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: Xh 22, 21-27

"Nếu các ngươi hà hiếp các cô nhi quả phụ, Ta sẽ nổi giận các ngươi".

Trích sách Xuất Hành.

Ðây Chúa phán: "Ngươi chớ làm phiền lòng và ức hiếp khách ngoại kiều: vì các ngươi cũng là khách ngoại kiều ngụ trong đất Ai-cập. Các ngươi đừng làm hại cô nhi quả phụ. Nếu các ngươi hà hiếp những kẻ ấy, họ sẽ kêu thấu đến Ta, và chính Ta đã nghe tiếng họ kêu van. Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, sẽ dùng gươm giết các ngươi, vợ các ngươi sẽ phải goá bụa, và con cái các ngươi sẽ phải mồ côi.

"Nếu ngươi cho người nghèo khó nào trong dân cùng định cư với ngươi mượn tiền, thì ngươi chớ hối thúc nó như kẻ đặt nợ ăn lãi quen làm, và chớ bắt nó chịu lãi nặng. Nếu ngươi nhận áo sống của người láng giềng cầm cố, ngươi hãy trả lại cho kẻ ấy trước khi mặt trời lặn: vì nó chỉ có một áo ấy che thân, và không còn chiếc nào khác mặc để ngủ; nếu kẻ ấy kêu van đến Ta, Ta sẽ nhậm lời nó, vì Ta là Ðấng thương xót".

Ðó là lời Chúa. 

Ðáp Ca: Tv 17, 2-3a. 3bc-4. 47 và 51ab

Ðáp: Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa (c. 2).

Xướng: 1) Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa, lạy Chúa là Ðá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh. - Ðáp.

2) Lạy Chúa là Thiên Chúa, là sơn động chỗ con nương mình, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù con. Con xướng ca ngợi khen cầu cứu Chúa, và con sẽ được cứu thoát khỏi tay quân thù. - Ðáp.

3) Chúa hằng sống, chúc tụng Ðá Tảng của con, tán tụng Thiên Chúa là Ðấng cứu độ con. Ngài đã ban cho vương nhi Ngài đại thắng, đã tỏ lòng từ bi với Ðấng được xức dầu của Ngài. - Ðáp. 

Bài Ðọc II: 1 Tx 1, 5c-10

"Anh em đã bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa để phụng sự Người và để trông đợi Con của Người".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Anh em thân mến, khi chúng tôi còn ở giữa anh em, anh em biết chúng tôi sống thế nào vì anh em. Và anh em đã noi gương chúng tôi và noi gương Chúa, đã nhận lấy lời rao giảng giữa bao gian truân, với lòng hân hoan trong Thánh Thần, đến nỗi anh em đã nên mẫu mực cho mọi kẻ tin đạo trong xứ Macêđônia và Akaia.

Vì từ nơi anh em, lời Chúa vang dội không những trong xứ Macêđônia và Akaia, mà còn trong mọi nơi; lòng tin của anh em vào Thiên Chúa đã quá rõ rồi, đến nỗi chúng tôi không còn nói thêm làm gì nữa. Vì người ta thuật lại việc chúng tôi đã đến với anh em thế nào, và anh em đã bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa làm sao để phụng thờ Thiên Chúa hằng sống và chân thật, để trông đợi Con của Người từ trời mà đến, "Ðấng mà Người đã làm cho từ cõi chết sống lại", là Ðức Giêsu, Ðấng đã giải thoát chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến.

Ðó là lời Chúa. 

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu thương người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mt 22, 34-40

"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, những người biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại, đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?"

Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".

Ðó là lời Chúa.

 Samuel De La Rosa on Twitter: "Evangelio (Lc 11, 29-32) "... así como Jonas  fue una señal para los habitantes de Ninive, lo mismo será el Hijo del  hombre para la gente

Suy Nghiệm Lời Chúa:

"Allah Vĩ Đại" chống khủng bố

 

Theo chiều hướng sống đạo của thành phần “những người biệt phái” đặt vấn đề với Chúa Giêsu trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Nhật XXX Thường Niên A, thì họ coi trọng Thiên Chúa hơn con người, nên họ giữ luật Ngài ban một cách kỹ lưỡng và cẩn thận, trong khi đó, họ lại khinh khi người khác, những con người bình dân không biết lề luật Chúa như họ, nhất là thành phần thu thuế và gái điếm sống phản lại với lề luật của Chúa.

Phải chăng đó là lý do, sau khi “nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại, đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?’" Dĩ nhiên câu họ mong đợi Chúa Giêsu trả lời cho họ sẽ theo đúng như ý nghĩ của họ, đúng như chủ trương sống đạo của họ, đó là Thiên Chúa trên hết, kiểu “Allah vĩ đại” của tín đồ Hồi giáo nói chung, nhất là của một số thành phần cuồng tín quá khích nói riêng, đến độ dám nhân danh Thiên Chúa để khủng bố, để sát nhân, và trước khi ra tay thì hô vang “Allah vĩ đại”.

Nhưng họ có ngờ đâu, Chúa Giêsu cũng làm cho cả họ nữa tịt ngòi không nói năng gì được nữa, chẳng khác gì “những người Sadốc câm miệng” trước họ, qua những gì Người trả lời cho thành phần không tin chuyện phục sinh về vấn đề người chết sống lại ở đoạn Phúc Âm trước đó mà Giáo Hội không chọn đọc tiếp ngay sau Bài Phúc Âm tuần XXIX Thường Niên Năm A vừa rồi.

Câu trả lời của Chúa Giêsu mà họ không ngờ và cũng để nhắc nhở thành phần thông luật, giữ luật và dạy luật như họ trong dân chúng bao gồm cả mến Chúa lẫn yêu người, chứ không phải chỉ mến Chúa mà không yêu người, hay trong khi mến Chúa mà lại tỏ ra khinh người, bằng không, mến Chúa một cách bôi bác, què quặt, không thể nào có chuyện mến Chúa như thế, hay có chuyện mến Chúa chân thật ở đây.

"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".

Trước khi liên kết bài Phúc Âm với Bài Đọc 1 và Bài Đọc 2 hôm nay cũng như với bài Đáp Ca, chúng ta hãy tìm hiểu cho thật rõ ràng ý nghĩa của hai giới răn được Chúa Giêsu đề cập đến trong bài Phúc Âm hôm nay, nhờ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của 2 bài Đọc 1 và Bài Đọc 2 hôm nay trong phần Phụng Vụ Lời Chúa nói chung.

"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi", nghĩa là yêu Chúa hết mình, và "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", nghĩa là yêu người như mình.

Vậy, thế nào là yêu Chúa hết mình: Nếu không phải là "yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi". Theo thứ tự thì "hết lòng" trước, rồi mới tới "hết linh hồn" và sau hết là "hết trí khôn". Tại sao không theo thứ tự khác? Như ở Phúc Âm Thánh Luca (10:27) "hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn". Thật ra, cả hai Phúc Âm Thánh Mathêu và Thánh Luca đều trích lại từ Sách Đệ Nhị Luật (6:4-5): "hết tấm lòng, hết linh hồn và hết sức lực". Nếu căn cứ vào gốc của câu thì trước tiên là "yêu Chúa hết tấm lòng", sau đó tới "yêu Chúa hết linh hồn" và sau cùng mới đến "yêu Chúa hết sức lực", cả 3 đều phải liên kết với nhau bất khả thiếu và bất khả phân ly. Tại sao?

Có thể suy luận như thế này: "yêu Chúa hết tấm lòng" đây có nghĩa là thật sự cảm nhận được lòng Chúa yêu thương mình, ở chỗ, ý thức về bản thân mình là một tạo vật vô cùng thấp hèn và chẳng có công lênh gì mà được Ngài đoái thương, đó là ý nghĩa "yêu Chúa hết linh hồn", nhờ đó, và chỉ có thế, mới có thể "yêu Chúa hết sức mình" của mình, ở chỗ đáp lại lòng thương yêu nhưng không vô cùng của Chúa đối với mình, bằng cách tuân theo tất cả những gì Chúa muốn nơi mình, và cũng nhờ đó, mà mới có thể "yêu người như bản thân mình".

Và thế nào là yêu người như mình: Nếu "yêu người như bản thân mình" chỉ ở chỗ công bằng: về tiêu cực, mình không muốn người khác làm cho mình điều gì (chẳng hạn không muốn ai nói xấu mình, ăn trộm của mình, sát hại mình v.v.) thì cũng đừng làm cho họ như vậy (theo Khổng giáo), và về phần tích cực, mình muốn muốn người khác làm cho mình điều gì (như thông cảm tha thứ cho mình, hoặc giúp đỡ mình khi cần, giữ lời hứa với mình v.v.) thì hãy làm cho họ như vậy (xem mathêu 7:12), thì thứ luật vàng này vẫn không thể coi ngang hàng với "cũng giống giới răn thứ nhất và trọng nhất" là yêu Chúa hết mình, mà chỉ có tính cách nhân bản và thuần nhân bản, thuộc tầm mứcc loài người với nhau hơn là thần linh cao trọng.

Đúng thế, chỉ khi nào chúng ta cảm nghiệm thấy được tình yêu vô cùng nhân hậu đới với loài người tạo vật thấp hèn xấu xa tội lỗi bất xứng của chúng ta, thì bấy giờ, chúng ta mới có thể "yêu người chính bản thân mình", nghĩa là "như" chúng ta được Chúa yêu, hay nói cách khác, chúng ta được Chúa yêu thương "như" thế nào thì chúng ta cũng yêu thương người khác "như " vậy, dù họ có thể nào chăng nữa, có hèn kém hơn chúng ta, có xấu xa đến mấy, có đáng khinh đến đâu, có là kẻ thù của chúng ta chăng nữa. Vì chúng ta đã để cho tình yêu thương của Chúa đối với chúng ta ấy, từ chúng ta, qua các tác động đức ái trọn hảo của chúng ta, tràn đến tha nhân như thế, mà tình yêu tha nhân của chúng ta mới "trọng nhất".

Chúng ta cứ đọc Bài Đọc 1 - nhấn mạnh đến yêu người, và Bài Đọc 2 - nhấn mạnh đến mến Chúa, chúng ta sẽ khám phá ra được ý nghĩa thật sự của giới luật "thứ nhất và trọng nhất" liên quan đến phần hai của một giới luật duy nhất "yêu người như chính bản thân mình", ở chỗ, cả 2 Bài đọc đều cho thấy yêu người như mình từ yêu Chúa hết mình.  

Thật vậy, nếu thành phần đặt vấn đề trong bài Phúc Âm hôm nay, một vấn đề mà họ tự cho mình là thành phần thông luật và dạy luật trong dân thì họ phải biết những gì Thiên Chúa đã qui định và nhắc nhủ cha ông họ cũng như cho chính họ trong lề luật của Ngài chứ, điển hình như những gì Ngài phán qua Moisen là vị trung gian của Ngài sai đến cứu dân tộc của họ khỏi thân phận làm tôi bên Ai Cập ở trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Ngươi chớ làm phiền lòng và ức hiếp khách ngoại kiều: vì các ngươi cũng là khách ngoại kiều ngụ trong đất Ai-cập. Các ngươi đừng làm hại cô nhi quả phụ. Nếu các ngươi hà hiếp những kẻ ấy, họ sẽ kêu thấu đến Ta, và chính Ta đã nghe tiếng họ kêu van. Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, sẽ dùng gươm giết các ngươi, vợ các ngươi sẽ phải goá bụa, và con cái các ngươi sẽ phải mồ côi”.

Ai cho mình là tin Thiên Chúa và “yêu mến Chúa là Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn” của mình, nhưng lại không “yêu thương kẻ khác như chính mình” thì kẻ ấy vẫn còn đang lầm lạc, đang vô tình tôn thờ ngẫu tượng mà không biết, chưa thực sự nhận biết Thiên Chúa là ai và như thế nào, tưởng Ngài là một vị Thiên Chúa vô cùng công minh chính trực, chỉ biết giáng phạt, chẳng khác nào như một ác thần hay hung thần, hơn là một vị Thiên Chúa như chính Ngài đã tự nhận trong Bài Đọc 1 hôm nay: “Ta là Đấng Thương Xót”. Nghĩa là chúng ta được Thiên Chúa xót thương thế nào thì hãy thương nhau "như" vậy, và cũng có nghĩa là con người chỉ cảm nghiệm thấy được lòng thương xót Chúa họ mới có thể thương nhau thôi.

Nếu Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của dân Do Thái trong going lịch sử cứu độ của họ là một ác thần hay hung thần thì chính dân Do Thái đã bị Ngài tiêu diệt từ lâu rồi, ngay khi họ quay lưng phản bội Ngài bằng việc tôn thờ con bò vàng của họ khi Moisen lên núi lãnh nhận hai bia đá lề luật của Thiên Chúa. Một hung thần hay ác thần lúc nào cũng có thể nổi cơn thịnh nộ trước con người vô cùng hèn yếu, xấu xa tội lỗi và thẳng tay trừng phạt họ thì chẳng bao giờ truyền dạy con người những lời lẽ ở trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Nếu ngươi cho người nghèo khó nào trong dân cùng định cư với ngươi mượn tiền, thì ngươi chớ hối thúc nó như kẻ đặt nợ ăn lãi quen làm, và chớ bắt nó chịu lãi nặng. Nếu ngươi nhận áo sống của người láng giềng cầm cố, ngươi hãy trả lại cho kẻ ấy trước khi mặt trời lặn: vì nó chỉ có một áo ấy che thân, và không còn chiếc nào khác mặc để ngủ; nếu kẻ ấy kêu van đến Ta, Ta sẽ nhậm lời nó, vì Ta là Ðấng thương xót".

Đó là lý do, Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, ở trong Bài Đọc 1 hôm nay, đã nhắc nhở Kitô hữu dân ngoại thành Thessalonica qua Thư Thứ Nhất ngài gửi cho họ về đời sống đạo chân chính của họ như sau: “Anh em đã bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa làm sao để phụng thờ Thiên Chúa hằng sống và chân thật, để trông đợi Con của Người từ trời mà đến, ‘Đấng mà Người đã làm cho từ cõi chết sống lại’, là Ðức Giêsu, Ðấng đã giải thoát chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến”.

Sở dĩ  thành phần dân ngoại ở Thessalonica trở thành Kitô hữu sống đạo một cách chân chính như thể là vì  họ đã “noi gương chúng tôi và noi gương Chúa”, một gương mẫu mến Chúa yêu người:  Anh em biết chúng tôi sống thế nào vì anh em”, hay đúng hơn một tấm gương vì Chúa mà thương người, nhờ đó, tấm gương này đã trở  nên như hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa, và nhờ đó người khác nhận biết Chúa mà trở về với Ngài, như chính vị tông đồ dân ngoại Phaolô, vị đã từng là một biệt phái mến Chúa nhưng không yêu người, ở chỗ, vì chỉ  nhiệt thành hay quá  nhiệt thành với Chúa nên đã đi bách hại Kitô hữu, nay chàng Saolê hung hăng mù quáng ấy lại trở thành nhân chứng trung thực và sống động hơn ai hết của Lòng Thương Xót Chúa giữa muôn dân.

Tuy nhiên, để được như vậy, để có thể “bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa làm sao để phụng thờ Thiên Chúa hằng sống và chân thật”, không phải là chuyện dễ, con người tự mình mù quáng không thể làm được, nếu không có ơn Chúa, nếu không được Thiên Chúa ra tay cứu độ, điển hình nhất là trường hợp của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô. Bởi thế, Thánh Vịnh 17 ở Bài Đáp Ca hôm nay đã chất chứa những cảm thức đầy xác tín và chí lý sau đây:

1) Lạy Chúa là dũng lực con, con yêu mến Chúa, lạy Chúa là Ðá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh.

2) Lạy Chúa là Thiên Chúa, là sơn động chỗ con nương mình, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù con. Con xướng ca ngợi khen cầu cứu Chúa, và con sẽ được cứu thoát khỏi tay quân thù.

3) Chúa hằng sống, chúc tụng Ðá Tảng của con, tán tụng Thiên Chúa là Ðấng cứu độ con. Ngài đã ban cho vương nhi Ngài đại thắng, đã tỏ lòng từ bi với Ðấng được xức dầu của Ngài.

 




​​

 


Thứ Hai

Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 4, 32 - 5, 8

"Anh em hãy sống trong tình thương như Ðức Kitô".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, anh em hãy ăn ở hiền hậu với nhau, hãy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô.

Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người: hãy sống trong tình thương, như Ðức Kitô đã yêu thương chúng ta và phó mình làm của dâng và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa vì chúng ta.

Còn như tội tà dâm và mọi thứ tội ô uế hay là gian tham, thì dù nhắc đến tên chúng cũng đừng nói tới nơi anh em, như thế mới xứng hợp với các thánh. Cả những chuyện hoa tình, tục tĩu và giễu cợt, tất cả những cái đó đều bất xứng. Tốt hơn là hãy nói những lời cảm tạ Chúa.

Bởi chưng anh em hãy biết rõ điều này là: tất cả những kẻ tà dâm, ô uế hay tham lam, là một thứ nô lệ thần tượng, đều không được hưởng phần gia nghiệp trong nước của Ðức Kitô và Thiên Chúa. Ðừng để ai lấy hão huyền mà phỉnh gạt anh em, vì những điều ấy mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đổ xuống trên những con cái ngỗ nghịch. Vậy anh em chớ thông đồng với những kẻ ấy. Xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng hiện nay anh em là sự sáng trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con cái sự sáng.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

Ðáp: Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người (c. Ep 5, 1).

Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng. Nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.

2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa: lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.

3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 94, 8ab

Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 13, 10-17

"Chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc người con gái của Abraham này trong ngày Sabbat sao?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, nhân ngày Sabbat, Chúa Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Và đây có một người đàn bà bị quỷ ám làm cho bà đau yếu đã mười tám năm. Bà bị khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được. Khi Chúa Giêsu xem thấy bà, Người liền gọi bà đến mà bảo rằng: "Hỡi bà kia, bà được khỏi tật của bà". Rồi Người đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa.

Nhưng viên trưởng hội đường tức giận, vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbat, nên ông cất tiếng bảo dân chúng rằng: "Có sáu ngày người ta phải làm việc: vậy thì các người hãy đến xin chữa bệnh trong ngày đó, chớ đừng đến trong ngày Sabbat".

Chúa trả lời và bảo ông ta rằng: "Hỡi những kẻ giả hình, chớ thì trong ngày Sabbat, mỗi người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan cột trói nó đã mười tám năm nay, chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabbat sao?"

Khi Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người đều hổ thẹn, và toàn dân vui mừng vì những việc lạ lùng Người đã thực hiện.

Ðó là lời Chúa. 


The many layers of the story of the women bent double in Luke 13 | Psephizo

 

Suy Nghiệm Lời Chúa:

 

Chữa lành hơn là trừ quỉ


m nay, Thứ Hai Tuần XXX Thường Niên, bài Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho người đàn bà khòm lưng 18 năm trường ở trong hội đường vào một ngày hưu lễ.

"Khi ấy, nhân ngày Sabbat, Chúa Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Và đây có một người đàn bà bị quỷ ám làm cho bà đau yếu đã mười tám năm. Bà bị khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được. Khi Chúa Giêsu xem thấy bà, Người liền gọi bà đến mà bảo rằng: 'Hỡi bà kia, bà được khỏi tật của bà'. Rồi Người đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa".

Sở dĩ người đàn bà này bị khòm lưng 18 năm như vậy không phải là vì bà bị dị tật bẩm sinh ngay từ khi mới sinh, hay vì một chứng bệnh quái lạ nào khác, hoặc vì bị tai nạn vào một lúc nào đó trong đời của bà, mà là vì "bà bị quỷ ám". Chính Chúa Giêsu cũng đã xác định hiện tượng này trong câu Người cảnh giác "viên trưởng hội đường tức giận, vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbat" và "tất cả những kẻ chống đối Người": "Người con gái của Abraham này, Satan cột trói nó đã mười tám năm naychớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabbat sao?". 

Trong biến cố chữa lành này, Chúa Giêsu đã tự động ra tay chứ không cần phải chờ cho tới khi nữ nạn nhân khòm lưng 18 năm đáng thương này kêu xin Người, như bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Khi Chúa Giêsu xem thấy bà, Người liền gọi bà đến mà bảo rằng: 'Hỡi bà kia, bà được khỏi tật của bà'. Rồi Người đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa".

Chắc đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu gặp nữ nạn nhân đáng thương này và bà cũng bắt gặp Người lần đầu tiên, trong một hội đường, nơi có thể bà hằng tuần đến nghe lời Chúa, và cũng là nơi có thể Chúa Giêsu mới tới lần đầu. Không biết bà đã nghe ai nói về Người hay chưa, về các phép lạ Người làm, mà bà khi nghe thấy Chúa Giêsu giảng dạy khôn ngoan hơn các luật sĩ và biệt phái như thế mà cũng vô cảm, như không biết Người là ai, trong khi đó người mù ngồi ăn xin ở vệ đường ở thành Giêricô, như trong bài Phúc Âm của Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm B cho thấy, đã nhào đến van xin Người chữa lành đôi mắt của anh ta cho bằng được.

Có thể bà cần phải nhìn thấy dung nhan vô cùng hiền hậu và ánh mắt chinh phục của Người nữa bà mới có thể nhận biết Người là ai và như thế nào, trong khi đó, như Phúc Âm thuật lại, "bà bị khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được". Ở đây, chúng ta thấy hai hình ảnh rất sâu xa:

Trước hết, vì con người "không thể trông lên được", không biết Chúa là ai, mà Thiên Chúa cần phải đến với con người trước, cần phải đoái trông đến con người, để chính Ngài làm cho họ có thể như nữ nạn nhân khòm lưng "đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa", nghĩa là có thể ngước trông lên Ngài, có thể nhận biết Ngài, có thể theo Ngài, có thể làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến.

Sau nữa, hình ảnh người đàn bà "khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được đây", gây ra bởi bị quỉ ám, là hình ảnh con người nói chung đã vướng mắc nguyên tội, do ma quỉ là "tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44), cho dù họ có được thánh tẩy bởi Phép Rửa, cũng vẫn đầy những mầm mống tội lỗi và đam mê nết xấu, liên lỉ xu hướng về tội lỗi ("khòm lưng" luôn chúi đầu và chúi mặt xuống đất), có thể vấp ngã bất cứ lúc nào (người khòm lưng, chứ không phải gù lưng, rất dễ ngã xuống đất, nếu nhỡ có một ai đó đụng vào sau lưng, như thể bị ma quỉ cám dỗ xúi bậy).  

Tại sao trong trường hợp này Chúa Giêsu không trừ quỉ cho người đàn bà khòm lưng 18 năm này, mà lại chữa lành cho bà thôi, không như trường hợp Người đã trừ quỉ cho một người bị câm do quỉ ám (xem Mathêu 9:32-33)? Thật ra, chữa lành cho nữ nạn nhân cho khỏi bị khòm lưng này cũng là cách gián tiếp trừ quỉ, là cách "tháo xiềng xích" mà satan đã "cột trói" bà, bởi vì nếu quỉ không bị Người khu trừ khỏi bà thì bà vẫn còn bị khòm lưng như thường. 

Trường hợp không trừ quỉ mà chỉ chữa lành này cũng tương tự như trường hợp Người đã chữa lành cho một người bất toại là để chứng tỏ Người có quyền tha tội của Người, một quyền hành Người thực sự có mà nếu Người quả thực không tha được tội cho người bất toại là nguyên nhân gây ra hậu quả tật nguyện của người này, thì Người cũng không chữa lành cho nạn nhân bất toại ấy được (xem Mathêu 9:1-8). 

Hình ảnh người đàn bà "khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được đây", gây ra bởi bị quỉ ám, như trên đã cảm nhận, là hình ảnh con người nói chung đã vướng mắc nguyên tội, nên luôn sống theo xác thịt, luôn hướng hạ ("khòm lưng" - một tật nguyền khiến con người không bao giờ thấy trời, ám chỉ họ không thể nào hướng thượng, mà chỉ thấy đất, chỉ luôn hướng hạ, hướng về trần tục tầm thường, chiều theo xác thịt hèn hạ, có thể sa ngã bất cứ lúc nào).

Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô cũng chỉ cách chữa lành cho những con người xu hướng hạ theo "tội tà dâm và mọi thứ tội ô uế hay là gian tham" "những chuyện hoa tình, tục tĩu và giễu cợt", thành phần bị thánh nhân cho là "những kẻ tà dâm, ô uế hay tham lam, là một thứ nô lệ thần tượng", bị thần tượng thống trị, cuí gầm mình xuống trước thần tượng, bằng cách "hãy ăn ở hiền hậu với nhau, hãy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô", tức là "hãy ăn ở như con cái sự sáng", những con người được chân lý giải phóng luôn "thẳng đứng và ngước đầu lên" (Luca 21:28), như thái độ của một người con Thiên Chúa sống trong tự do và theo tác động của Thánh Linh.

Những con người "thẳng đứng và ngước đầu lên", sau khi được ơn cứu độ chữa lành tật khòm lưng khuất phục, như nạn nhân trong bài Phúc Âm hôm nay, nhờ đó đã được "đứng thẳng", nhưng để tái phát tật "khòm lưng" suốt đời chỉ toàn gập thân xuống không thể trông lên được như trước hay hơn trước, họ cần phải luôn "ngước đầu lên" nữa, ở chỗ, như Thánh Phaolô nhắc nhở trong Bài Đọc 1 hôm nay, đó là "bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người", có thế họ mới được ứng nghiệm như Thánh Vịnh 1 trong bài Đáp Ca hôm nay như sau:

 

1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng. Nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày.

2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa: lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.

3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.

 


 

Thứ Ba


Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 5, 21-33

"Mầu nhiệm này thật lớn lao; trong Ðức Kitô và trong Hội Thánh".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Ðức Kitô. Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Ðức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Ðấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Ðức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy.

Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo, hay phải điều gì khác tương tự, nhưng thánh thiện và vẹn tuyền.

Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Ðức Kitô đối với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người. "Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một thân xác". Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Dù sao, mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như bản thân mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa (c. 1a).

Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra, bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Ðáp.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thấy nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. - Ðáp.

3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Thiên Chúa. Nguyện Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 118, 34

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 13, 18-21

"Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men".

Ðó là lời Chúa.


The Gospel of the day: 27th October – Archdiocese of MaltaPARABLES ABOUT THE MUSTARD SEED AND YEAST [LUKE 13:18-21] | A CHRISTIAN  PILGRIMAGE

Suy Nghiệm Lời Chúa:


Nước Thiên Chúa là một sự sống phát triển


Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Ba Tuần XXX Thường Niên, thuật lại 2 dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng để sánh ví về "Nước Thiên Chúa" như sau:

Dụ ngôn thứ nhất: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

Dụ ngôn thứ hai: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men".

Trong cả hai dụ ngôn này đều cho thấy sự sống của "Nước Thiên Chúa", được tỏ hiện qua sự phát triển của sự sống siêu nhiên và thiêng liêng này, một sự sống thần linh, trước hết, bắt nguồn chỉ là một cái mầm, nhỏ như là một "hạt cải", nhưng sau đó đã "mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

Phải chăng "hạt cải" đây ám chỉ đức tin, "người kia" đây ám chỉ Chúa Kitô, "gieo" đây ám chỉ việc Chúa Kitô tỏ mình ra, nhất là qua cuộc Vượt Qua của Người, "trong ruộng mình" đây ám chỉ trên thế gian này? Nếu những diễn giải theo suy đoán này không sai thì ý nghĩa của dụ ngôn này có thể hiểu là Nước Trời giống như đức tin cứu độ được Chúa Kitô gieo vãi trên thế gian này vậy. 

Chính đức tin cứu độ này, một khi "mọc lên", hình ảnh ám chỉ một Chúa Kitô Phục Sinh, thì sẽ "trở thành một cây to" ám chỉ Giáo Hội Chúa Kitô, một cộng đồng đức tin, đồng thời cũng là một bí tích cứu độ trần gian của Người và với người, một phương tiện cứu độ các linh hồn như "chim trời đến nương náu trên ngành nó".

Sự phát triển tiêu biểu cho sự sống thần linh này còn được ví như "tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men". 

Phải chăng "tấm men" đây ám chỉ lời Chúa hay Phúc Âm và bí tích thánh (Phụng Vụ Thánh Thể); "người đàn bà kia" ám chỉ Giáo Hội; "bỏ vào" ám chỉ áp dụng, cử hành, ban phát; "ba đấu bột" ám chỉ 3 thành phần làm nên cộng đồng dân Chúa, cộng đồng đức tin, đó là giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ (tất nhiên giáo sĩ bao gồm cả hàng giáo phẩm); "đều dậy men" ám chỉ các phần tử của Giáo Hội được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô để sinh muôn vàn hoa trái thiêng liêng?

Đến đây, nếu các dẫn giải vừa được suy diễn không sai, thì chúng ta thấy 2 dụ ngôn về "Nước Thiên Chúa" này, một liên quan đến "hạt cải" và một liên quan đến "tấm men" liên hệ với nhau. Ở chỗ, một dụ ngôn liên quan đến sứ vụ của Chúa Kitô ("người kia", rõ hơn là "người đàn ông kia - a man") trong công cuộc gieo vãi đức tin cứu độ ("hạt cải") trên thế gian, và một dụ ngôn liên quan đến vai trò của Giáo Hội ("người đàn bà kia") trong việc làm cho 3 thành phần chính yếu của Giáo Hội là giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân được thấm nhuần tinh thần và sự sống của Chúa Kitô. 

Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô nói về cả Chúa Kitô, được ám chỉ nơi hình ảnh "người kia" trong dụ ngôn "hạt cải" đức tin, lẫn Giáo Hội, được ám chỉ nơi hình ảnh "người đàn bà" trong dụ ngôn "tấm men" sự sống thần linh. Nếu cả 2 dụ ngôn "hạt cải" và "tấm men" đều liên quan đến sự sống, một sự sống thần linh vô cùng viên mãn được tỏ hiện nơi tính cách và tầm mức phát triển từ một mầm "hạt cải" nhỏ xíu từ từ biến thành một "cây vĩ đại", và từ "tấm men" bị vuì lấp đi nhưng càng ngày lại càng phồng to lên nơi môi trường 3 đấu bột thế nào, thì "Nước Trời" sẽ trị đến và chỉ trị đến trên trần gian này, bởi tình yêu gắn bó giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người: Một Chúa Kitô là "người kia" đã gieo "hạt cải" đức tin vào lòng các tông đồ từ cuộc vượt qua của Người, và một Giáo Hội là "người đàn bà" biết sử dụng "tấm men" bí tích nói chung và Thánh Thể nói riêng, để thông ban sự sống thần linh vô cùng viên mãn cho Nhiệm Thể của mình có Chúa Kitô là Đầu.

Bài Đáp Ca hôm nay theo chiều hướng của Bài Đọc 1 hôm nay về mối liên hệ yêu thương giữa Chúa Kitô là Đầu và Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người, một Nhiệm Thể là hình ảnh và là thực tại Nước Trời trị đến trên trần gian này, như được một số câu trong Thánh Vịnh 127 về "những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa", thành phần nhờ đó mới có thể góp phần vào cho đến khi "nhìn thấy" được một Nước Trời vinh hiển trị đến nơi hình ảnh "cảnh thịnh đạt của Giêrusalem

 

1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra, bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thấy nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn.

3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Thiên Chúa. Nguyện Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn.




Thứ Tư

 



Phụng Vụ Lời Chúa


  

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 6, 1-9

"Không phải phụng sự loài người, nhưng là tôi tớ của Ðức Kitô".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Hỡi những kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ trong Chúa: đó là lẽ phải. Hãy thảo kính cha mẹ ngươi, đó là giới răn thứ nhất kèm theo lời hứa rằng "để ngươi được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu".

Còn phần anh em là những kẻ làm cha mẹ, anh em chớ làm cho con cái anh em tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng theo lời dạy bảo và khuyên răn của Chúa.

Hỡi những kẻ làm nô lệ, hãy vâng phục các chủ nhân, với lòng tôn sợ, kính nể, và chân thành như vâng phục Ðức Kitô: không phải vâng phục chiếu lệ trước mắt, như để lấy lòng người ta, nhưng như những tôi tớ của Ðức Kitô, tận tâm vâng theo thánh ý Thiên Chúa, hãy chí thú phục vụ, như phục vụ Thiên Chúa, chớ không phải loài người: vì biết rằng hễ ai làm điều gì lành, sẽ được Chúa ban trả sự lành, dầu kẻ ấy là nô lệ hay tự do. Phần anh em là những chủ nhân, anh em hãy cư xử như vậy đối với họ, chớ doạ nạt, vì biết rằng Chúa của họ cũng là Chúa của anh em ngự trên trời: Người không tây vị một ai.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 144, 10-11. 12-13ab. 13cd-14

Ðáp: Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán (c. 13c).

Xướng: 1) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài, Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài. - Ðáp.

2) Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ. - Ðáp.

3) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 118, 135

Alleluia, alleluia! - Xin tỏ cho tôi tớ Chúa thấy long nhan hiền hậu, và dạy bảo con những thánh chỉ của Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 13, 22-30

"Người ta sẽ từ đông sang tây đến dự tiệc trong nước Chúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu rảo qua các đô thị và làng mạc, vừa giảng dạy vừa đi về Giêrusalem. Có kẻ hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" Nhưng Người phán cùng họ rằng: "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được. Khi chủ nhà đã vào đóng cửa lại, thì lúc đó các ngươi đứng ngoài mới gõ cửa mà rằng: "Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi". Chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: "Ta không biết các ngươi từ đâu tới". Bấy giờ các ngươi mới nói rằng: "Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài và Ngài đã giảng dạy giữa các công trường của chúng tôi". Nhưng chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: "Ta không biết các ngươi từ đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt ta".

Khi các ngươi sẽ thấy Abraham, Isaac, Giacóp và tất cả các tiên tri ở trong nước Thiên Chúa, còn các ngươi bị loại ra ngoài, nơi đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng. Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa. Phải, có những người sau hết sẽ trở nên trước hết, và những người trước hết sẽ nên sau hết".

Ðó là lời Chúa.


a narrow passage between to massive rocks - Picture of Panama Rocks Scenic  Park - Tripadvisor

 

Suy Nghiệm Lời Chúa:


                                                                                    Cứu độ: ân sủng không phải công lênh


Hôm nay, Thứ Tư Tuần XXX Thường Niên, trong bài Phúc Âm, Thánh ký Luca thuật lại cho chúng ta về vấn nạn số người được cứu độ, một vấn nạn bất chợt được đặt ra cho Chúa Giêsu khi Người đang "rảo qua các đô thị và làng mạc, vừa giảng dạy vừa đi về Giêrusalem", đích điểm mà Người phải đến để hoàn tất ơn cứu độ - Vậy Người đã trả lời ra sao?

Để hiểu được câu trả lời của Chúa Giêsu, cần phải biết nguyên văn câu hỏi từ một người nào đó trong đám đông đi theo Người bấy giờ"Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?Đây là một câu vừa nghi vấn "phải chăng", vừa khẳng định "chỉ có một số ít sẽ được cứu độ", một câu hỏi chỉ muốn người trả lời xác nhận theo đúng ý của người hỏi, chẳng hạn: "Đúng thế, chỉ có một số ít sẽ được cứu độ mà thôi!"

Sở dĩ người đặt ra câu hỏi này chủ trương "chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" là vì người này cho rằng chỉ có dân Do Thái là dân của Chúa mới là dân thánh, mới được cứu độ, ngoài ra, tất cả dân ngoại đều tội lỗi, xấu xa, đáng ghê tởm, không bao giờ được cứu độ. Chưa hết, ngay cả trong chính dân Do Thái của họ, thì thành phần thu thuế và đĩ điếm được liệt vào hạng tội nhân, cũng chẳng được cứu độ. Thế nên, "chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" là vậy. Còn nữa, là dân Do Thái nhưng phải công chính như thành phần biệt phái và luật sĩ cặn kẽ giữ luật, mới được rỗi, chứ không phải chỉ lơ mơ hoặc loáng thoáng giữ luật mà được rỗi đâu. Nghĩa là vấn đề cứu rỗi là do con người bởi việc họ làm, hơn là do ân ban và nhận ơn.

Nếu thế thì vấn nạn nhân trong bài Phúc Âm hôm nay, tiêu biểu cho chung dân Do Thái và cho riêng thành phần biệt phái cùng luật sĩ này cho rằng việc cứu độ chỉ giành cho những ai tuân giữ luật Chúa, và cứu độ không phải là một "ơn", được gọi là "ơn cứu độ", mà là việc cứu độ liên quan đến việc tuân giữ luật của họ. Ngoài ra, chủ trương việc cứu độ hơn là "ơn cứu độ" này còn ngầm cho rằng không có vấn đề thống hối ăn năn, một khi con người đã sa ngã phạm tội thì kể không được cứu độ nữa. 

Đó là lý do khi được Chúa Giêsu nhắc nhở "ai trong các người không có tội thì cứ ném đá chị ta đi (người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình)" (Gioan 8:7), họ mới chẳng những chợt hổ thẹn bỏ đi từ người lớn tuổi hơn (xem Gioan 8:8), mà còn được nhắc nhở rằng ai cũng có tội, cần phải ăn năn thống hối, chứ đừng lên án và sát phạt người khác làm như thể mình chẳng có tội và chẳng đáng bị ném đá. Và đó cũng là lý do bài Phúc Âm cho Thứ Sáu tuần XXIX Thường Niên tuần trước, Chúa Giêsu nhắc nhở họ về các nạn nhân bị Philatô giết và bị tháp đè chết là tội lỗi hơn họ, bằng không, các thứ đau khổ sẽ xẩy đến cho họ như hậu quả do tội họ gây ra mà không biết ăn năn thống hối.

Phần Chúa Giêsu, Người đã không trả lời dứt khoát với vấn nạn nhân này rằng "sẽ có một số ít sẽ được cứu độ" như họ mong đợi, hay là "sẽ có nhiều người được cứu độ". Người chỉ nói đến điều kiện để được cứu độ mà thôi: "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp". "Cửa hẹp" đây ám chỉ phải bé nhỏ mới lọt, nghĩa là phải "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" (Mathêu 18:30), nghĩa là phải luôn sống tin tưởng vào Đấng cứu độ mình. Đồng thời Người cũng thòng thêm một câu ngay sau đó, một câu như thể Người tỏ ra đồng ý và chấp nhận chiều hướng "sẽ có một số ít sẽ được cứu độ" của người đặt vấn đề với Người, và câu được Người bồi thêm là: "Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được".

Như thế, nếu muốn được cứu độ, tức muốn được lên trời, con người cần phải "vào qua cửa hẹp", trong khi đó, thực tế cho thấy "nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được" thì đúng là phải kết luận rằng: "chỉ có một số ít sẽ được cứu độ" mà thôi. 

Tại sao thế? Tại sao lại xẩy ra chuyện kỳ quặc như thế: "nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được"? Chẳng lẽ người ta muốn được cứu rỗi mà cũng không được hay sao, mà cũng không đúng như ý Chúa muốn cứu độ họ hay sao? Trái lại, cuối cùng còn bị Ngài phủ nhận và chối bỏ một cách phũ phàng cùng nghiêm thẳng xua đuổi nữa: "Ta không biết các ngươi từ đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt ta". Cho dù họ có tự biện minh và bào chữa hợp tình hợp lý rằng: "Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài và Ngài đã giảng dạy giữa các công trường của chúng tôi".

Chính những lời họ tự bào chữa và biện minh này đã thực sự chứng tỏ họ là một trong "nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được", cho dù họ "đã ăn uống trước mặt Ngài và Ngài đã giảng dạy giữa các công trường của chúng tôi", tương tự như tín hữu Công giáo sau này ra trước tòa phán xét có chuyện gì không may thì viện lẽ mình đã tham dự Thánh Lễ, một cử hành phụng vụ bao gồm phần phụng vụ lời Chúa ("Ngài đã giảng dạy giữa các công trường của chúng tôi") và phần phụng vụ Thánh Thể ("ăn uống trước mặt Ngài"), nhưng vẫn bị hư đi!

Những lời họ tự bào chữa và biện minh này còn cho thấy họ quả thực đã chủ trương do các việc họ làm mà họ được cứu độ, hơn là "ơn" cứu độ Chúa ban. Và vì thế, họ ở vào số "nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được". Trong khi đó, thành phần dân ngoại mà họ cho là chắc chắn hư đi, không được rỗi như họ, thì lại được "ơn" cứu độ Chúa ban, như chính Chúa Giêsu đã khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay, khi Người tiên báo cho họ biết rằng: "Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa". Và Người kết luận: "Phải, có những người sau hết sẽ trở nên trước hết (như thành phần dân ngoại), và những người trước hết sẽ nên sau hết (như thành phần dân Do Thái)".

Nếu "cửa hẹp" ám chỉ sống bé nhỏ mới có thể lọt qua, nghĩa là luôn tin tưởng vào Đấng cứu độ của mình, được tỏ hiện bằng đức tuân phục, thì quả thực là thích hợp với những lời Thánh Phaolô khuyên nhủ thánh phần bé nhỏ trong xã hội, bao gồm cả con cái bé nhỏ trong nhà phải tỏ ra "vâng phục" đối với cha mẹ của mình, lẫn những ai mang thân phận nô lệ cũng phải "vâng phục" chủ nhân của mình.

Trái lại, thành phần đóng vai trò lớn hơn là cha mẹ trong gia đình, hay chủ nhân trong xã hội, cũng phải sống bé nhỏ nữa, không phải ở chỗ "vâng phục" như những ai thuộc quyền của mình, mà là tỏ ra tôn trọng người dưới của mình vì Chúa và trong Chúa, Đấng cao trọng hơn hết mọi sự và mọi người, nghĩa là họ phải biết đối xứ với nhau bằng đức tin và đức ái, hơn là bằng cái tôi vĩ đại của mình.

 Chỉ có những tâm hồn nào "vào qua cửa hẹp" là "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" mới được cứu độ, nghĩa là mới được vào Nước Trời, hay là mới được thấu hiểu những mầu nhiệm Nước Trời, nhờ đó mới có được những thâm tín và tâm tình của Thánh Vịnh gia trong bài Thánh Vịnh 144 ở Bài Đáp Ca sau đây:

 

1) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài, Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.

2) Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ.

3) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên.

 

 

Ngày 28 tháng 10

THÁNH SI-MON VÀ THÁNH GIU-ĐA, TÔNG ĐỒ

lễ kính

 

Sts. Simon and Jude, Apostles - Saints & Christian Heroes - The Word Among  Us

Tông đồ Si-mon có biệt danh là Nhiệt Thành, có lẽ vì người thuộc nhóm cực đoan, chống người Rô-ma. Người được xếp thứ mười một trong bản danh sách các Tông Đồ.

Còn thánh Giu-đa, cũng được gọi là Ta-đê-ô, là người đã hỏi Chúa trong Bữa Ăn Tối : “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình cho chúng con, mà không tỏ mình cho thế gian ?” Và ông đã nhận được lời Chúa hứa : “Ai yêu mến Thầy, thì Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.”

 

Bài Ðọc I: Ep 2, 19-22

"Anh em đã được xây dựng trên nền tảng các tông đồ và các tiên tri".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, anh em không còn là khách trọ và là khách qua đường nữa, nhưng là người đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa: anh em đã được xây dựng trên nền tảng của các Tông đồ và Tiên tri, và chính Ðức Kitô làm đá góc tường. Trong Người, tất cả toà nhà được xây dựng cao lên thành đền thánh trong Chúa, trong Người, cả anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 18, 2-3. 4-5

Ðáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).

Xướng: 1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp của Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyện tụng cho đêm kia. - Ðáp.

2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. - Ðáp.

 

Alleluia:

Alleluia, alleluia! - Chúng con ca ngợi Chúa là Thiên Chúa; chúng con tuyên xưng Chúa là Chúa tể; lạy Chúa, ca đoàn vinh quang các tông đồ ca ngợi Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 6, 12-19

"Người chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ: Ðó là Simon mà Người đặt tên là Phêrô và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

ĐTC Biển Đức XVI chia sẻ về 2 Thánh Tông Đồ Simon và Giuđa Thaddeo Thứ Tư  11/10/2006 trong Bài Bài 21 trong loạt 138 bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta chú ý tới hai trong 12 Tông Đồ, đó là Tông Đồ Simon người Canaan và Giuđa được gọi là Thaddêô (đừng nhầm với Giuđa Iscariot). Chúng ta chú ý tới hai vị cùng một lúc, không phải vì trong danh sách 12 Tông Đồ hai vị bao giờ cũng được nhắc đến bên nhau (x Mt 10:4; Mk 3:18; Lk 6:15; Acts 1:13), mà vì không có nhiều chi tiết về hai vị, ngoại trừ Sổ Bộ Tân Ước có một bức thư được cho là của Tông Đồ Giuđa Thaddêô.

 

Tông Đồ Simon được ghép với một hình dung từ khác nhau trong 4 bản liệt kê: trong khi Thánh Ký Mathêu và Marcô diễn tả ngài như là “người xứ Canaan” thì Thánh Ký Luca diễn tả ngài như là “người nhiệt thành”. Thật sự, hai phẩm chất này là những gì tương đương nhau, vì chúng có cùng một nghĩa: đúng vậy, theo tiếng Do Thái thì động từ “qanà” có nghĩa là “nhiệt thành, hăng say”, và có thể được sử dụng để nói về Thiên Chúa liên quan tới nỗi hờn ghen đối với thành phần dân được Ngài tuyển chọn (x Ex 20:5), hay về thành phần bừng lên lòng nhiệt thành hoàn toàn dấn thân phụng sự Thiên Chúa như Elia (x 1Kgs 19:10).

 

Bởi thế, có thể Tông Đồ Simon này, nếu không thực sự thuộc về phong trào duy quốc gia chủ nghĩa của Nhóm Zealots, thì ít là có đặc tính của một lòng nhiệt thành đối với căn tính của người Do Thái, vì thế đối với Thiên Chúa, với dân tộc của mình và với lề luật thần linh. Nếu đúng là thế thì Tông Đồ Simon này hoàn toàn khác hẳn với Tông Đồ Mathêu, vị ngược lại, vì là một người thu thuế, xuất thân từ một hoạt động hoàn toàn được coi là dơ bẩn. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Người cũng như thành phần phụ giúp của Người từ những tầng lớp xã hội và tôn giáo khác nhau, không hề phân cách.

 

Người chú trọng tới con người, chứ không lưu ý tới thứ loại hay qui ước xã hội! Và điều tuyệt vời ở đây là trong các nhóm môn đệ của mình, mặc dù khác nhau, từ thành phần nhiệt thành đến thành phần thu thuế, đều chung sống với nhau, thắng vượt những khó khăn có thể được đặt ra: thật thế, chính Chúa Giêsu là động lực cho việc liên kết này, nơi Người, tất cả đều thấy mình được kết nối. Và điều ấy rõ ràng cống hiến cho chúng ta một bài học, thành phần thường chú trọng tới những gì là khác biệt nhau và có thể là những gì chống đối nhau, quên đi rằng nơi Chúa Giêsu Kitô chúng ta có được một sức mạnh để hòa giải các thứ xung khắc của chúng ta. Và chúng ta hãy nhớ rằng nhóm 12 là một hình ảnh tiền thân của Giáo Hội và vì thế cho thấy trước Giáo Hội cần phải có chỗ cho tất cả mọi đặc sủng, mọi dân nước, mọi chủng tộc, tất cả mọi phẩm chất làm người, tất cả những gì có thể được hòa hợp và hiệp nhất nơi mối hiệp thông với Chúa Giêsu.

 

Về Tông Đồ Giuđa Thaddêô, vị được gọi như thế bởi truyền thống, liên kết hai tên gọi khác nhau: trong khi Thánh Ký Mathêu và Marcô chỉ gọi ngài là “Thaddêô” (Mt 10:3; Mk 3:18), thì Thánh Ký Luca lại gọi ngài là “Giuđa con Giacôbê” (Lk 6:16; Acts 1:13). Biệt danh Thaddêô có một nguồn gốc không rõ ràng và được giải thích như xuất phát từ tiếng Aramaic “taddà”, nghĩa là “ngực” bởi thế có nghĩa là “hào hiệp cao thượng”, hay như tiếng viết tắt của một tên gọi Hy Lạp như “Theodore, Teodoto”. Ngài là vị ít được nói đến.  

 

Chỉ có Thánh Ký Gioan ghi nhận một điều yêu cầu ngài đã tỏ ra cùng Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: Thaddêô nói cùng Chúa Giêsu rằng “Lạy Thày, tại sao Thày chỉ tỏ mình cho chúng con mà thôi và không tỏ ra cho thế gian?” Đó là một vấn nạn có một tầm quan trọng lớn lao hiện tại, một vấn đề chúng ta cũng hỏi Chúa Giêsu rằng: Tại sao Đấng Phục Sinh không tỏ hết vinh quang của mình ra cho các thành phần đối phương để chứng tỏ cho họ thấy rằng Người là người vinh thắng? Tại sao Thiên Chúa lại chỉ tỏ mình ra cho thành phần môn đệ mà thôi? Câu trả lời của Chúa Giêsu là một câu giải đáp huyền nhiệm và có ý nghĩa sâu xa.

 

Chúa Giêsu nói rằng: “Nếu ai yêu mến Thày thì sẽ giữ lời Thày, và Cha Thày sẽ yêu thương họ, rồi Chúng Ta sẽ đến với họ, biến họ làm nơi cư trú của Chúng Ta” (Jn 14:22-23). Tức là Đấng Phục Sinh cũng cần phải được nhìn thấy, được nhận thấy, bằng con tim, nhờ đó Thiên Chúa có thể cư trú nơi họ. Chúa Giêsu không hiện ra như là một thứ đồ vật. Chúa Giêsu muốn đi vào cuộc đời của chúng ta, vì vậy, việc Người tỏ mình ra là một thứ tỏ mình bao hàm và cần có một con tim cởi mở đón nhận. Chỉ có thế chúng ta mới thấy được Đấng Phục Sinh.

 

Xưa kia Tông Đồ Giuđa Thaddêô được cho là tác giả của một trong những bức thư Tân Ước được gọi là “công giáo” vì những bức thư này ngỏ cùng một số rất đông thành phần độc giả. Thật vậy, bức thư này được ngỏ cùng “thành phần được tuyển chọn đang sống trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha và được Chúa Giêsu Kitô gìn giữ bảo trì” (câu 1).

 

Mối quan tâm chính yếu của bản văn này đó là việc Kitô hữu phải coi chừng tất cả những ai lấy ân sủng của Chúa như tấm bình phong che đậy cái phóng túng bừa bãi của họ và lừa đảo anh em mình bằng những giáo thuyết bất khả chấp, gây chia rẽ trong Giáo Hội “bởi ảnh hưởng từ các thứ mơ tưởng của họ” (câu 8). Bởi vậy mà Tông Đồ Giuđa này so sánh họ với thành phần sa đọavà bằng những lời lẽ mạnh mẽ ngài nói rằng “họ theo đường lối của Cain” (câu 11).

 

Ngoài ra, ngài không ngần ngại gán ghép cho họ “như là những đám mây không mưa bị nổi trôi bởi gió cuốn hay những thứ cây cối cuối mùa chẳng sinh hoa kết trái, bị cằn chết, bị mất gốc; như những ngọn sóng hung dữ trên biển cả phun bọt bẩn thỉu; như những thứ tinh tú hoang đàng, đáng là đám sương mù tăm tối trong cõi vĩnh hằng” (các câu 12-13).

 

Ngày nay chúng ta không còn quen với việc sử dụng thứ ngôn từ gây tranh cãi này, thứ ngôn từ dầu sao cũng nói cho chúng ta một điều gì đó quan trọng: Đó là trong tất cả mọi chước cám dỗ hiện hữu, trước tất cả mọi trào lưu của cuộc sống tân tiến, chúng ta cần phải kiên trì gìn giữ lấy căn tính đức tin của mình. Dĩ nhiên đường lối ân huệ và đối thoại được Công Đồng Chung Vaticanô II đã thực hiện một cách khéo léo, chắc chắn sẽ được nhất mực tiếp tục thực hiện. Thế nhưng, đường lối đối thoại này, một đường lối rất ư là cần thiết, vẫn không được làm cho chúng ta quên đi nhiệm vụ cần phải cân nhắc và luôn làm chứng một cách mạnh mẽ những chiều hướng chi phối thuộc căn tính Kitô Giáo của chúng ta là những gì chúng ta không được loại bỏ.

 

Cần phải gìn giữ thật hiện đại cái căn tính ấy, cái căn tính chúng ta có không phải là trò đùa ở một bình diện thuần văn hóa hay ở một mức độ hời hợt, song nó cần phải là những mạnh mẽ, minh bạch và can đảm trước những xung khắc nơi thế giới chúng ta đang sống.

 

Đó là lý do bản văn của bức thư ấy mới tiếp tục viết như thế này: “Thế nhưng, anh chị em thân mến, hãy xây dựng bản thân mình trên đức tin rất thánh của anh chị em, hãy nguyện cầu trong Chúa Thánh Thần, hãy giữ mình trong tình yêu Thiên Chúa, hãy đợi chờ tình thương của Chúa Giêsu Kitô là Chúa của chúng ta nơi cuộc sống trường sinh; hãy tin tưởng, những ai trong anh chị em đang bị chao đảo…” (câu 2-22).

 

Chúng ta thấy rõ là vị tác giả của những giòng chữ này sống trọn vẹn niềm tin của ngài, một niềm tin hàm chứa các thực tại cao cả như tính cách liêm chính và niềm vui về luân lý, lòng tin tưởng và sau hết là việc chúc tụng, tất cả đều được tác động bởi duy sự thiện hảo của vị Thiên Chúa duy nhất của chúng ta và bởi tình thương của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Bởi thế, chớ gì cả Tông Đồ Simon người Canaan và Tông Đồ Giuđa Thaddêô giúp chúng ta biết tái nhận thức một cách mới mẻ và sống một cách thiết tha với vẻ đẹp của đức tin Kitô Giáo, biết thực hiện một chứng từ vừa mạnh mẽ vừa thanh thản.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/10/2006

 

Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời các thánh Tông Đồ rao giảng mà cho chúng con được nhận biết danh Chúa, xin nhậm lời hai thánh tông đồ Si-mon và Giu-đa cầu nguyện, mà cho Hội Thánh được phát triển không ngừng khắp nơi trên thế giới. Chúng con cầu xin

 

 


Thứ Năm

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 6, 10-20

"Anh em hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa để có thể đứng vững".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, về tương lai, anh em hãy can đảm trong Chúa, và trong quyền năng sức mạnh của Người. Anh em hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa, để anh em có thể chống lại được với những mưu chước ma quỷ. Bởi vì chúng ta không những chiến đấu với huyết nhục, mà còn chiến đấu với kẻ chấp chính và quyền thế, với kẻ cai quản thế giới u minh này, và những ác thần trên không gian. Bởi đó, anh em hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa, để có thể kháng cự được trong ngày đen tối, và đứng vững sau khi bình định được tất cả. Vậy anh em hãy đứng vững, thắt đai lưng chân lý, mặc áo giáp công chính, và chân mang giày để sẵn sàng truyền bá Tin Mừng hoà bình. Anh em hãy luôn luôn mang khiên thuẫn đức tin, nhờ đó anh em dập tắt được mọi tên lửa kẻ cực ác. Anh em hãy nhận lấy mũ chiến cứu độ và cầm gươm của Thánh Thần, (tức là lời của Thiên Chúa).

Bằng mọi lời cầu xin và khẩn nguyện, anh em hãy nguyện cầu mọi lúc trong Thánh Thần. Hãy tỉnh thức ân cần lo việc đó, và cũng hãy cầu nguyện cho tất cả các thánh. Hãy cầu nguyện cho cả tôi nữa, để tôi được lợi khẩu khi mở miệng, và can đảm rao giảng mầu nhiệm Tin Mừng mà tôi là sứ giả ngay trong lúc phải mang xiềng xích, hầu khi rao giảng, tôi mạnh dạn nói năng như tôi phải nói.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 143, 1. 2. 9-10

Ðáp: Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa! (c. 1a).

Xướng: 1) Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Ðấng rèn luyện cho tay con biết đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến. - Ðáp.

2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Ðấng phù trợ và giải phóng con, Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu. Ngài bắt chư dân phải khuất phục con. - Ðáp.

3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ ca mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây con sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Ðavít là tôi tớ của Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: x. Ep 1, 17-18

Alleluia, alleluia! - Cha của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã soi lòng trí để chúng ta biết thế nào là sự cậy trông Chúa kêu gọi chúng ta. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 13, 31-35

"Không lẽ một tiên tri phải giết chết ngoài thành Giêrusalem?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong ngày ấy, có mấy người biệt phái đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Xin Thầy lên đường và đi khỏi đây, vì Hêrôđê toan giết Thầy". Người trả lời: "Các ông hãy đi nói với con cáo đó rằng: "Ðây Ta trừ quỷ và chữa lành bệnh tật hôm nay và ngày mai, rồi ngày thứ ba Ta hoàn tất cuộc đời. Nhưng hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Ta còn phải đi đường, vì không lẽ một tiên tri bị giết chết ngoài thành Giêrusalem".

"Ôi Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết hại các tiên tri và ném đá những người đã được sai đến cùng ngươi. Ðã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà ngươi đã không muốn. Thì đây, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang vu. Nhưng Ta bảo cho các ngươi hay: Các ngươi sẽ không còn xem thấy Ta, cho đến khi các ngươi sẽ nói rằng: "Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến!"

Ðó là lời Chúa.


Suy Nghiệm Lời Chúa:

 

Bất chấp con cáo Hêrôđê


Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXX Thường Niên, Phúc Âm của Thánh ký Luca thuật lại lời Chúa Giêsu, Đấng đang tiến về giáo đô Giêrusalem, đích điểm của cuộc hành trình cứu độ của Người với tư cách là một Đấng Thiên Sai Cứu Thế, tiên báo cho những người biệt phái biết, (chứ không phải là các môn đệ của Người biết), lần đầu tiên về cuộc tử nạn của Người ở Giêrusalem.

"Trong ngày ấy, có mấy người biệt phái đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: 'Xin Thầy lên đường và đi khỏi đây, vì Hêrôđê toan giết Thầy'. Người trả lời: 'Các ông hãy đi nói với con cáo đó rằng: Ðây Ta trừ quỷ và chữa lành bệnh tật hôm nay và ngày mai, rồi ngày thứ ba Ta hoàn tất cuộc đời. Nhưng hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Ta còn phải đi đường, vì không lẽ một tiên tri bị giết chết ngoài thành Giêrusalem'".

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Chúa Giêsu ngấm ngầm báo trước về cuộc tử nạn của Người với những người ngoài thành phần môn đệ của Người. Nhưng quả thật là lần đầu tiên với nhóm biệt phái. Ngoài ra, theo Phúc Âm Thánh ký Gioan, ngay từ đầu, Người cũng đã báo trước với chung dân Do Thái nữa ở ngay tại Đền Thờ Giêrusalem, khi Người thách họ "hãy cứ phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại nó" (Gioan 2:19). 

Chưa hết, theo Phúc Âm Thánh ký Mathêu, gần đến giờ của mình, tức là sau khi Người đã vinh quang vào Thánh Giêrusalem và đã thanh tẩy Đền Thờ, Người còn nói với thành phần lãnh đạo dân Do Thái nữa, qua dụ ngôn người con duy nhất của chủ vườn nho là chính bản thân Người bị bọn tá điền sát hại để chiếm gia nghiệp của người con này nữa (xem Mathêu 21:23,37-38).

Ở đây, trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, không biết những người biệt phái báo tin cho Người về âm mưu của quận vương Hêrôđê có hiểu được những gì Người nói liên quan đến cuộc tử nạn của Người sẽ xẩy ra ở giáo đô Giêrusalem hay chăng, tuy nhiên, thành phần biệt phái vẫn âm mưu hại Người nay có một số trong họ lại muốn cứu Người thì phải kể là sự lạ. 

Hơn thế nữa, có người trong họ cũng đã mời Người đến nhà dùng bữa, như nhân vật tên Simon (xem Luca 7:36,40) hay nhân vật thủ lãnh nhóm này ở bài Phúc Âm ngày mai (xem Luca 14:1). Thậm chí có nhân vật biệt phái trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái là Nicôđêmô đã lén lút đến gặp Người ban đêm nữa (xem Gioan 3:1). Chính Chúa Giêsu đã chọn một pharisiêu để làm tông đồ cho dân ngoại là chàng Saulê (xem Tông Vụ 23:6). Như thế đủ cho thấy chúng ta đừng bao giờ "vơ đũa cả nắm" theo thành kiến về cá nhân nào hay về một nhóm nào có "con sâu làm rầu nồi canh"

Về phần Chúa Giêsu, khi nghe tin báo nguy hiểm cho bản thân mình như thế từ những người biệt phái, Người vẫn không hề tỏ ra lo âu sợ hãi và vội vàng tìm cách trốn tránh, trái lại, Người còn bảo những người báo tin ấy hãy đi nói lại với vị quận vương tinh quái như "con cáo" ấy về những gì Người vẫn tiếp tục cần làm và phải làm: "trừ quỷ và chữa lành bệnh tật hôm nay và ngày mai", cho tới khi hoàn tất sứ vụ của Người: "rồi ngày thứ ba Ta hoàn tất cuộc đời". 

Thậm chí Người cũng chẳng ngần ngại công khai cho biết Người trong thời gian ấy đang ở đâu nữa, cứ việc tìm đến với Người nếu muốn, không hề sợ bị bại lộ tông tích: "Nhưng hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Ta còn phải đi đường" để tiến về Giêrusalem và chỗ đó mới là nơi định mệnh của Người: "vì không lẽ một tiên tri bị giết chết ngoài thành Giêrusalem hay sao". 

Nếu Đền Thờ Giêrusalem biểu hiệu cho sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa thì Thành Giêrusalem biểu hiệu cho dân Chúa, nơi Thiên Chúa muốn ở giữa họ (xem Khải Huyền 21:1-3) như là một Emmanuel - Thiên Chúa ở giữa chúng ta (xem Mathêu 1:23 và Gioan 1:14). 

Thế nhưng, cho dù Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ luôn ở với họ vẫn liên lỉ ngoại tình bằng việc hiến mình tôn thờ các ngẫu tượng của họ và các thần ngoại bang, bất chấp thành phần được Thiên Chúa sai đến nhắc nhở họ, bao gồm cả chính Con của Ngài, và vì thế họ sẽ phải hứng chịu hậu quả tương xứng cho tới khi họ nhận biết Người là Đấng Thiên Sai của họ, như Chúa Giêsu đã báo trước ở cuối bài Phúc Âm hôm nay:

"Ôi Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết hại các tiên tri và ném đá những người đã được sai đến cùng ngươi. Ðã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà ngươi đã không muốn. Thì đây, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang vu. Nhưng Ta bảo cho các ngươi hay: Các ngươi sẽ không còn xem thấy Ta, cho đến khi các ngươi sẽ nói rằng: 'Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến!'"

Theo gương Chúa Kitô không hề lo âu sợ hãi hay trốn ẩn nhưng âm mưu của quận vương Hêrôđê, trái lại, Người vẫn cứ tiếp tục hành trình cứu độ của Người cho tới khi đích điểm "Giêrusalem", Kitô hữu giáo đoàn Epheso được Thánh Phaolô khuyên nhủ để chẳng những có thể "chiến đấu với những ác thần", "có thể kháng cự được trong ngày đen tối", có thể "dập tắt được mọi tên lửa kẻ cực ác", đó là họ phải "thắt đai lưng chân lý, mặc áo giáp công chính, và chân mang giày để sẵn sàng truyền bá Tin Mừng hoà bình. Anh em hãy luôn luôn mang khiên thuẫn đức tin, nhờ đó anh em dập tắt được mọi tên lửa kẻ cực ác. Anh em hãy nhận lấy mũ chiến cứu độ và cầm gươm của Thánh Thần, (tức là lời của Thiên Chúa)".

Nghĩa là họ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự, như "Đá Tảng của con", theo tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay từ Thánh Vịnh 143 như sau:

 

1) Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Ðấng rèn luyện cho tay con biết đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến.

2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Ðấng phù trợ và giải phóng con, Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu. Ngài bắt chư dân phải khuất phục con.

3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ ca mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây con sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Ðavít là tôi tớ của Ngài.

 

 



Thứ Sáu

 

Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: (Năm II) Pl 1, 1-11

"Ðấng đã khởi sự trong anh em công việc tốt lành, sẽ làm hoàn tất cho đến ngày của Ðức Kitô".

Khởi đầu bức thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philípphê.

Phaolô và Timôthêu, tôi tớ của Ðức Giêsu Kitô, kính gửi tất cả các thánh trong Ðức Giêsu Kitô ở thành Philípphê, cùng với các chủ tịch giáo đoàn và các phụ tá. Nguyện chúc ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Ðức Giêsu Kitô, ở cùng anh em!

Tôi luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa của tôi mỗi khi nhớ tới anh em, trong mọi kinh nguyện mà tôi hân hoan cầu xin cho anh em, vì anh em đã góp phần rao giảng Tin Mừng ngay từ ngày đầu tiên cho tới bây giờ.

Tôi tin tưởng điều này là Ðấng đã khởi sự trong anh em công việc tốt lành đó, sẽ làm hoàn tất cho đến ngày của Ðức Giêsu Kitô. Mà tôi tưởng nghĩ về mọi người anh em như thế thì chính đáng: vì tôi tích để anh em trong lòng tôi, dù khi tôi mang xiềng xích, dù lúc tôi biện hộ hay củng cố Tin Mừng, mọi người anh em đều thông phần vào sự vui mừng của tôi. Thực, có Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng: Tôi trìu mến tất cả anh em trong lòng Ðức Giêsu Kitô là dường nào. Ðiều tôi khẩn nguyện là lòng yêu mến của anh em mỗi ngày một thêm chan chứa hơn, trong sự thông biết và mọi sự suy hiểu, để anh em biết xác định những điều tốt lành hơn, hầu giữ mình trong sạch và không gì đáng trách trong ngày của Ðức Kitô, dư đầy hoa quả công chính, nhờ Ðức Giêsu Kitô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 110, 1-2. 3-4. 5-6

Ðáp: Vĩ đại thay công cuộc của Chúa (c. 2a).

Xướng: 1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng, trong nhóm hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại thay công cuộc của Chúa tôi, thực đáng cho những người mến yêu quan tâm học hỏi! - Ðáp.

2) Công cuộc của Chúa là sự hùng vĩ oai nghiêm, và đức công minh của Người muôn đời tồn tại. Chúa đã làm những điều lạ lùng đáng nhớ, Người thực là Ðấng nhân hậu từ bi. - Ðáp.

3) Chúa đã ban lương thực cho những ai tôn sợ Ngài, cho tới muôn đời Ngài vẫn nhớ lời minh ước. Chúa tỏ cho dân Ngài thấy công cuộc quyền năng của Ngài, hầu ban cho họ được phần sản nghiệp của chư dân. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 118, 36a và 29b

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin nghiêng lòng con theo lời Chúa răn bảo, và xin rộng tay ban luật pháp của Chúa cho con. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 14, 1-6

"Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không kéo nó lên sao?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào dùng bữa trong nhà một thủ lãnh biệt phái, thì những người hiện diện ở đó dòm xét Người. Bấy giờ có một người mắc bệnh thuỷ thũng ở trước mặt Người. Chúa Giêsu lên tiếng hỏi các Luật sĩ và biệt phái rằng: "Trong ngày Sabbat, có được phép chữa bệnh không?" Các ông ấy làm thinh. Bấy giờ Người kéo kẻ ấy lại, và chữa lành, rồi cho về. Ðoạn Người bảo các ông rằng: "Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?" Nhưng các ông không thể trả lời câu hỏi ấy.

Ðó là lời Chúa.

2019 Lenten Devotional: The Miracles of Christ - Mt. Healthy UMC

Suy Nghiệm Lời Chúa:


Bất chấp cả Ngày Hưu Lễ


Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Sáu Tuần XXX Thường Niên, trình thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành ở ngay trong nhà của một vị thủ lãnh nhóm biệt phái vào ngày hưu lễ, nguyên văn như sau:

"Khi ấy, vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào dùng bữa trong nhà một thủ lãnh biệt phái, thì những người hiện diện ở đó dòm xét Người. Bấy giờ có một người mắc bệnh thuỷ thũng ở trước mặt Người. Chúa Giêsu lên tiếng hỏi các Luật sĩ và biệt phái rằng: 'Trong ngày Sabbat, có được phép chữa bệnh không?' Các ông ấy làm thinh. Bấy giờ Người kéo kẻ ấy lại, và chữa lành, rồi cho về. Ðoạn Người bảo các ông rằng: 'Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?' Nhưng các ông không thể trả lời câu hỏi ấy".

Bài Phúc Âm này cho thấy Chúa Giêsu tấn công địch ngay trong lòng địch, đó là ở ngay trong nhà của một thủ lĩnh biệt phái Người đã chữa lành vào ngay ngày hưu lễ, thành phần biệt phái vẫn hay theo dõi Người để bắt bẻ Người và mưu đồ hại Người, một cuộc tấn công Người cố ý làm, cho dù có đụng đến chủ trương duy luật của thành phần thông luật, giữ luật và dạy luật trong dân chúng ấy.

Thế nhưng, họ thông luật ở chỗ thuộc nhiều luật lệ hơn dân chúng, bao gồm cả việc giữ luật hơn dân chúng, thế nhưng họ lại dẫn giải luật một cách thiển cận và theo thiên kiến vị kỷ, bởi thế, họ không thấy được đâu là tinh thần thực sự của luật và mục đích chính yếu của những gì được gọi là luật, của những gì tự bản chất chỉ là phương tiện giúp con người đạt được cứu cánh của họ hơn là cùng đích của họ. 

Chính vì thế, Chúa Giêsu muốn lợi dụng việc chữa lành cho "một người mắc bệnh thủy thũng" vào ngày hưu lễ ở trong chính nhà của một người lãnh đạo biệt phái để nhờ đó có thể soi sáng cho họ biết những gì họ chủ trương là lệch lạc, là sai lầm, cần phải chỉnh đốn lại:

"Chúa Giêsu lên tiếng hỏi các Luật sĩ và biệt phái rằng: 'Trong ngày Sabbat, có được phép chữa bệnh không?' Các ông ấy làm thinh... Ðoạn Người bảo các ông rằng: 'Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?' Nhưng các ông không thể trả lời câu hỏi ấy".

Sở dĩ thành phần biệt phái thông luật này tỏ thái độ "làm thinh" trước hai câu hỏi tối căn bản được Chúa Giêsu đặt ra gợi ý cho họ suy nghĩ và tự vấn không phải là vì họ chịu thua, hay đang cần giờ để tìm thêm được lý mạnh hầu phản công lại Người, hoặc vì nể mặt Người, mà chính là vì họ "không thể trả lời câu hỏi ấy". 

Nếu "im lặng là đồng lõa" thì phải chăng những người biệt phái chứng kiến thấy việc Chúa Giêsu ngang nhiên chữa lành trong ngày hưu lễ ở ngay nhà của họ, nhất là "không thể trả lời câu hỏi" được Người đặt ra cho họđã hoàn toàn chấp nhận những gì Chúa Giêsu nói là chí lý, là chính xác, là chân thực, cần phải áp dụng thi hành? 

Cũng có thể, nếu họ có thiện chí và tinh thần cởi mở. Bằng không, trái lại, với tinh thần cực đoan và bảo thủ, kèm theo tự ái về thế giá thông luật của mình, họ sẽ vẫn tiếp tục đường lối sai lầm của họ, với những biện minh và dẫn giải chủ quan phi chân lý. Nếu xẩy ra trường hợp đáng tiếc này thì cũng dễ hiểu. Vì bình thường con người ta vẫn hay cố chấp cho dù thực sự biết mình sai, để bảo vệ tiếng tăm mặt mũi của mình. Do đó, họ vẫn tiếp tục ngoan cố làm sai, bất chấp hậu quả gây ra cho bản thân họ cũng như cho những ai được họ dẫn dắt!

Phép lạ chữa lành cho người thủy thủng trong bài Phúc Âm hôm nay không phải hay chưa phải là việc làm vĩ đại bởi quyền năng của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, thậm chí phép lạ cả thể nhất là phép lạ hồi sinh Lazarô cũng thế, vì các phép lạ này chỉ liên quan đến thân xác của con người mà thôi, mà Người đến cứu con người cả xác lẫn hồn, cứu độ toàn thể bản tính đã bị hư đi bởi nguyên tội của họ, những gì vĩ đại quyền năng vô cùng của Thiên Chúa muốn nhắm đến là làm cho con người tin vào Người mà được cứu độ. Và đó là lý do, trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu chỉ lợi dụng nạn nhân thủy thủng để giải thoát những người biết phái và luật sĩ đang bị nô lệ cho lề luật theo khuynh hướng duy luật và tự mãn của họ, nhở đó họ có thể tin vào Người mà được cứu độ và trở thành công chính thực sự.

Đó là lý do, về phần chúng ta là những ai được Thiên Chúa mạc khải về Ngài nơi Chúa Giêsu Kitô là Người Con của Ngài, thì chẳng những tin tưởng và chấp nhận mạc khải ấy, mà còn, như Thánh Phaolô khuyên nhủ Kitô hữu Giáo đoàn Philiphê trong Bài Đọc 1 hôm nay, làm sao để "lòng yêu mến của anh em mỗi ngày một thêm chan chứa hơn, trong sự thông biết và mọi sự suy hiểu, để anh em biết xác định những điều tốt lành hơn, hầu giữ mình trong sạch và không gì đáng trách trong ngày của Ðức Kitô, dư đầy hoa quả công chính, nhờ Ðức Giêsu Kitô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa", như tâm tình hân hoan "ca tụng Chúa" của Thánh Vịnh 110 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng, trong nhóm hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại thay công cuộc của Chúa tôi, thực đáng cho những người mến yêu quan tâm học hỏi!

2) Công cuộc của Chúa là sự hùng vĩ oai nghiêm, và đức công minh của Người muôn đời tồn tại. Chúa đã làm những điều lạ lùng đáng nhớ, Người thực là Ðấng nhân hậu từ bi.

3) Chúa đã ban lương thực cho những ai tôn sợ Ngài, cho tới muôn đời Ngài vẫn nhớ lời minh ước. Chúa tỏ cho dân Ngài thấy công cuộc quyền năng của Ngài, hầu ban cho họ được phần sản nghiệp của chư dân.



Thứ Bảy

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa 


Bài Ðọc I: (Năm II) Pl 1, 18b-26

"Ðối với tôi, sống là Ðức Kitô, còn chết là một mối lợi".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philípphê.

Anh em thân mến, miễn là Ðức Kitô vẫn được rao giảng, đó là điều làm tôi vui mừng, và tôi sẽ còn vui mừng mãi. Vì chưng tôi biết rằng nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ ơn Thánh Thần của Ðức Giêsu Kitô giúp sức, điều đó sẽ đưa tôi đến ơn cứu độ, theo sự tôi chờ đợi và hy vọng, tôi sẽ không hổ thẹn chút nào, trái lại tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng như mọi khi, và giờ đây, dù tôi sống hay tôi chết, Ðức Kitô sẽ được vẻ vang trong thân xác tôi.

Vì đối với tôi, sống là Ðức Kitô, còn chết là một mối lợi. Nhưng nếu sống trong xác thịt này đem lại cho tôi kết quả trong việc làm, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Tôi đang lúng túng trong hai điều này: là ước ao chết để được ở với Ðức Kitô thì tốt hơn bội phần, nhưng cứ ở lại trong xác thịt thì cần thiết cho anh em.

Một khi tin tưởng điều đó, tôi biết rằng tôi sẽ còn ở lại và sẽ lưu lại với tất cả anh em, để anh em được tấn tới và được hân hoan trong niềm tin, ngõ hầu anh em vì tôi mà được tràn đầy hiên ngang trong Ðức Kitô, bởi tôi trở lại với anh em một lần nữa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 41, 2. 3. 5bcd

Ðáp: Hồn tôi khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống (c. 3a).

Xướng: 1) Như nai rừng khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, ôi Chúa trời con! - Ðáp.

2) Hồn tôi khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống, ngày nào tôi được tìm về ra mắt Chúa Trời? - Ðáp.

3) Tôi nhớ lúc xưa đi giữa muôn người, tôi đứng đầu đưa dân tiến vào nhà Ðức Chúa Trời, giữa muôn tiếng reo mừng, ca ngợi.- Ðáp.

 

Alleluia: Tv 147, 12a và 15a

Alleluia, alleluia! - Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa, Ðấng đã sai Lời Người xuống cõi trần ai. - Alleluia. 

Phúc Âm: Lc 14, 1. 7-11

"Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét Người. Người nhận thấy cách những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:

"Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: "Xin ông nhường chỗ cho người này", bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: "Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên", bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc.

"Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

Ðó là lời Chúa.

Catholic Men's Daily Devotional and Bible Study – 30th Week in Ordinary  time – Saturday – Luke 14:1;7-11 | The New Emangelization

Suy Nghiệm Lời Chúa:

Biết thân biết phận thì chỉ đáp ứng hơn là chọn lựa

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Bảy Tuần XXX Thường Niên, tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm qua. Đúng hơn, cả hai bài Phúc Âm hôm qua và hôm nay là một, vì khung cảnh diễn ra đều ở trong cùng một địa điểm là "nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa", nhưng về nội dung thì được Giáo Hội cắt ra làm hai, vì ở nơi đây Chúa đã dạy hai bài học cho thành phần biệt phái đang ăn uống với Người bấy giờ. 

Bài học thứ nhất đã được Chúa Giêsu huấn dụ trong bài Phúc Âm hôm qua về tinh thần và mục đích của lề luật liên quan đến sự kiện Người chữa lành cho người bị bệnh thủy thủng vào ngày hưu lễ. Bài học thứ hai được Người huấn dụ họ sau khi "Người nhận thấy cách những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:  

"Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho người này', bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: 'Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên', bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc. Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".

Bài học thứ hai này trong Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu dạy đó là "hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết", một thái độ khôn ngoan nhất, một chọn lựa tốt lành nhất. Không phải để, về phần tiêu cực, tránh được bẽ mặt khi "ngồi vào chỗ nhất", chỗ mà có thể "có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho người này', bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết". Cũng không phải để, về phần tích cực, được vẻ vang hơn khi "Người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: 'Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên', bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc". 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong các cuộc hội họp, hay ngay cả trong nhà thờ, giáo dân Việt Nam nói riêng thường thích ngồi ở dưới hơn là ngồi ở trên. Cho dù có mời lên chỗ trống còn nhiều ở trên cũng không chịu. Có thể là vì họ sợ ngủ gật. Có thể là vì họ muốn ngồi đấy để chuồn ra ngoài cho dễ, hay biến cho nhanh dù chưa xong lễ. Có thể là vì bạn bè cùng tham dự không chịu thay đổi chỗ ngồi nên ngồi với nhau cho vui. Có thể là vì họ không muốn bị ai dòm ngó đằng sau. Có thể là vì họ có con nhỏ quấy phá muốn tránh chia trí cho mọi người. Có thể là vì họ cảm thấy mình hèn hạ tội lỗi bất xứng chỉ đáng ngồi cuối cùng v.v.

Ai cũng có lý do chính đáng để cứ ngồi ở chỗ cuối. Thế nhưng, chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ câu "hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết" Chúa Giêsu huấn dụ những người biệt phái trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng để huấn dụ cả chúng ta nữa, chúng ta mới thấy đó là một nguyên tắc sống đức tin và đồng thời cũng là một linh đạo rất thiết thực, cần thiết, hữu dụng và không thể không áp dụng để có thể sống bình an và nên trọn lành. 

Thật vậy, vấn đề then chốt ở câu "hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết" này đó là thái độ đáp ứng tuân theo hơn là chủ động chọn lựa. Bởi thế, Chúa Giêsu không bảo rằng "hãy chọn chỗ cuối cùng mà ngồi", mà là "hãy đi mà ngồi vào chỗ cuối cùng". Tại sao thế? Tại vì nếu chúng ta mà "chọn" tức là chúng ta có quyền, chúng ta làm chủ, chúng ta làm theo ý muốn của chúng ta, làm theo ý nghĩ, ý thích, ý riêng của chúng ta, và sẽ chẳng bao giờ vừa với lòng tham vô đáy của chúng ta, không bao giờ hợp với tính hay thay đổi theo cảm giác cảm tình của chúng ta v.v.

Trong đời sống tu đức cũng thế. Bao lâu chúng ta còn làm chủ, còn tự tin, còn cậy mình v.v. thì bấy lâu chúng ta còn xa Chúa, chưa trọn lành, cho đến khi, qua những đau thương thử thách Chúa gửi đến cho chúng ta để thanh tẩy chúng ta, để kéo chúng ta ra khỏi thế gian, chúng ta bấy giờ mới chỉ còn biết bám lấy Chúa, chỉ còn biết tin tưởng vào Ngài và phó thác cho Ngài, nghĩa là bấy giờ nhờ được Chúa hoàn toàn chiếm đoạt và ngự trị, chúng ta mới có thể "nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), mới có thể "thương xót như Cha là Đấng thương xót" (Luca 6:36), mới có thể "yêu nhau như Thày đã yêu thương các con" (Gioan 13:34,15:12).

Đó là lý do chúng ta thấy trong Biến Cố Truyền Tin, Mẹ Maria đầy ân phúc đã không "chọn" chỗ cuối cùng, mà là chấp nhận, là "đi ngồi vào chỗ cuối cùng" của Mẹ đó là thân phận của một nữ tỳ xin vâng (xem Luca 1:38), là chỗ Chúa chọn cho Mẹ - Phải chăng vì thế mà Mẹ đã không hề lên tiếng chối từ cho dù được chọn làm Mẹ Thiên Chúa!?! 

Đó là lý do chúng ta còn thấy chỉ khi nào Tông Đồ Phêrô không còn tự mình đi đây đi đó nữa, mà trái lại, ngài còn bị dẫn đi đến nơi ngài không muốn, hoàn toàn trái ý của ngài, ở trong thế bị động hơn là chủ động như trước, ngài mới có thể thực sự "theo Thày", tức mới thực sự nên giống Đấng chịu đóng đinh là Thày của ngài (xem Gioan 21:18-19). 

Đó cũng là lý do tại sao kẻ lớn nhất trên Nước Trời là kẻ "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" (Mathêu 18:3), như tâm hồn của người nam cao trọng nhất được người nữ sinh ra (xem Mathêu 11:11), đến chỉ để tỏ cho dân chúng biết Đấng đến sau mình (xem Gioan 1:31,27): "Người cần được gia tăng, còn tôi cần bị giảm xuống" (Gioan 3:30).

Trường hợp của dân Do Thái thì sao - họ có "đi mà ngồi vào chỗ cuối cùng" hay chăng, hay là, đúng như Chúa Giêsu nhận thấy họ trong bài Phúc Âm hôm nay rõ ràng là "những kẻ được mời chọn chỗ nhất"? 

Quả thực đúng như thế. Ở chỗ, Thiên Chúa đã kén chọn dân Do Thái giữa các dân tộc trên thế giới này, nhưng thực tế cho thấy, qua giòng Lịch Sử Cứu Độ của họ, họ đã không sống đúng với ơn gọi chuyên biệt này của họ, không "đi mà ngồi vào chỗ cuối cùng" được Thiên Chúa chọn cho ấy, trái lại, họ đã tự "chọn chỗ cuối cùng mà ngồi" cho họ, đó là một "chỗ" vời vợi xa cách Thiên Chúa của họ hơn bao giờ hết và hơn ai hết, "chỗ" ngoại tình với tà thần và sấp mình tôn thờ ngẫu tượng, trắng trợn loại bỏ Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ.

Trong Bài Đọc 1 hôm nay, ở Thư gửi cho Giáo đoàn Philiphê, Thánh Phaolô đã cho thấy ngài thực sự đã "đến ngồi vào chỗ cuối rốt", như Chúa Giêsu đã khuyên thành phần biệt phái và luật sĩ đang dự bữa ở nhà của vị thủ lãnh biệt phái mời Người thích ngồi chỗ cao trọng và ham muốn hư danh, và ngài quá khứ cũng đã từng là một biệt phái hăng say hơn ai hết. Thánh nhân đã "ngồi vào chỗ cuối rốt" ở chỗ hy sinh cho lợi ích của Chúa và anh chị em mình, hơn là chính bản thân mình:

"Đối với tôi, sống là Ðức Kitô, còn chết là một mối lợi. Nhưng nếu sống trong xác thịt này đem lại cho tôi kết quả trong việc làm, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Tôi đang lúng túng trong hai điều này: là ước ao chết để được ở với Ðức Kitô thì tốt hơn bội phần, nhưng cứ ở lại trong xác thịt thì cần thiết cho anh em. Một khi tin tưởng điều đó, tôi biết rằng tôi sẽ còn ở lại và sẽ lưu lại với tất cả anh em, để anh em được tấn tới và được hân hoan trong niềm tin, ngõ hầu anh em vì tôi mà được tràn đầy hiên ngang trong Ðức Kitô, bởi tôi trở lại với anh em một lần nữa".

Cùng với Thánh Phaolô, những tâm hồn nào chỉ muốn "đến ngồi vào chỗ cuối rốt" mới thực sự cảm thấy "hồn tôi khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống", như những tâm tình của Thánh Vịnh 41 trong Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Như nai rừng khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, ôi Chúa trời con!

2) Hồn tôi khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống, ngày nào tôi được tìm về ra mắt Chúa Trời?

3) Tôi nhớ lúc xưa đi giữa muôn người, tôi đứng đầu đưa dân tiến vào nhà Ðức Chúa Trời, giữa muôn tiếng reo mừng, ca ngợi.