GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2021
ĐTC Phanxicô: Lễ Thánh Phêrô và Phaolô - Giảng Lễ và Huấn Từ Truyền Tin
Bài Giảng
Hai vị đại Tông Đồ của Phúc Âm và hai trụ cột của Giáo Hội là Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Hôm nay chúng ta đang cử hành tưởng nhớ các vị. Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào hai vị chứng nhân đức tin này. Ở tâm điểm của truyện đời các vị không phải là những tặng ân và khả năng của các vị, mà là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô đã làm biến đổi cuộc sống của các vị. Các vị đã cảm thấy một tình yêu đã chữa lành các vị và giải thoát các vị. Nhờ đó các vị đã trở thành những tông đồ và những thừa tác viên sống tự do cho những người khác.
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã sống tự do vì các vị được giải phóng. Chúng ta hãy suy nghĩ về điểm chính yếu này.
Thánh Phêrô, tay đánh cá ở Galilêa, đã được giải thoát trước hết khỏi cái cảm quan bất xứng của ngài và khỏi cảm nghiệm sa ngã đắng cay của ngài, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Giêsu. Cho dù là một tay đánh cá tài giỏi, nhiều lần, giữa đêm tối, ngài đã thấm cái cảm giác thất bại đắng cay khi không bắt được gì hết (cf. Lk 5:5; Jn 21:5), để rồi khi thấy lưới cá trống trơn, ngài đã tính gác mái chèo. Mặc dù mạnh mẽ và hăng say đấy, Thánh Phêrô lại thường tỏ ra sợ hãi (Mt 14:30). Cho dù là một người môn đệ nhiệt tình của Chúa, ngài vẫn tiếp tục nghĩ theo tiêu chuẩn thế gian, bởi thế ngài mới không hiểu được và chấp nhận ý nghĩa thập giá của Chúa Kitô (Mt 16:22). Ngay cả sau khi ngài nói rằng ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Chúa Giêsu, thì chỉ cần một chút ngờ vực ngài là một trong những người môn đệ của Chúa Kitô cũng đã khiến ngài run sợ đến chối bỏ Thày mình (Mk 14:66-72).
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã yêu thương Thánh Phêrô và đã dám liều chấp nhận ngài. Người đã phấn khích ngài đừng bỏ cuộc, hãy thả lưới một lần nữa, hãy bước đi trên nước, hãy lấy lại sức mạnh để chấp nhận những gì là mềm yếu của mình, hãy theo Người trên con đường thập giá, hãy hiến mạng sống cho anh chị em của ngài, hãy chăm sóc đàn chiên của Người. Nhờ đó, Người đã giải phóng Thánh Phêrô khỏi sợ hãi, khỏi tính toán chỉ theo những lo toan trần tục. Người đã ban cho ngài lòng can đảm để dám liều trong hết mọi sự cùng với niềm vui được trở nên một tay chài lưới con người ta. Chính Thánh Phêrô, vị được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em mình (Luca 22:32). Người đã ban cho ngài - như chúng ta đã nghe trong bài Phúc Âm - chìa khóa để mở cửa dẫn đến chỗ gặp gỡ Chúa và quyền lực thắt kết cùng tháo cởi: thắt kết anh chị em của mình với Chúa Kitô, và tháo cởi những cái nút thắt cùg với xích xiềng trói buộc cuộc đời của họ (Mt 16:19).
Tất cả những điều ấy có thể chỉ vì - như chúng ta đã nghe thấy trong bài đọc 1 - chính Thánh Phêrô đã được giải thoát. Những xích xiềng ghì giữ ngài như một tù nhân đã bị gẫy đứt, và như vào đêm dân Israel được giải thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập thế nào, ngài cũng đã được thúc giục mau đứng lên, thắt lưng và xỏ giầy vào để tiến bước. Bấy giờ Chúa đã mở cửa ra cho ngài (Acts 12:7-10). Ở đây chúng ta thấy một lịch sử mới của những gì là cởi mở, là giải phóng, là những bẻ gẫy xích xiềng, là xuất hành thoát khỏi ngôi nhà nô lệ. Thánh Phêrô đã có một cảm nghiệm Vượt Qua: Chúa đã giải thoát ngài.
Tông Đồ Phaolô cũng đã cảm nghiệm được cái tự do được Chúa Kitô ban cho. Ngài đã được giải thoát khỏi hình thức áp bức nhất của thân phận nô lệ, đó là thứ nô lệ bản thân mình. Từ tên gọi Saolê, tên của vị vua đầu tiên của Israel, ngài đã trở thành Phaolô, tức là "nhỏ bé". Ngài cũng được giải phóng khỏi lòng nhiệt thành đạo giáo khiến ngài trở thành một tay hăng say bênh vực các truyền thống của tổ tiên (Gal 1:14), và là một tên bách hại hung dữ thành phần Kitô hữu. Giải phóng. Việc tuân giữ những gì là chính thức của đạo giáo và bênh vực truyền thống một cách không khoan nhượng, hơn là ngài cởi mở với tình yêu của Thiên Chúa và anh chị em của ngài, đã là những gì làm cho ngài trở thành khắc nghiệt: ngài là một tay bảo thủ. Thiên Chúa đã giải thoát ngài khỏi điều ấy, tuy thế, Thiên Chúa cũng không miễn cho ngài khỏi những cái mỏng dòn và khốn khó là những gì mang lại cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của ngài hiệu năng hơn, nào là tình trạng căng thẳng của việc tông đồ, nào là tính chất ốm yếu về thể lý (Galata 4:13-14); nào là bạo lực và bách hại, nào là đắm tầu, đói khát, và như ngài đã nói cho chúng ta biết, nào là một cái gai nhức nhối ở xác thịt của ngài (2Corinto 12:7-10).
Nhờ đó mà Thánh Phaolô nhận ra rằng "Thiên Chúa đã chọn những gì là yếu hèn trên thế giới này để kẻ mạnh phải xấu hổ" (1Corinto 1:27), nhận ra rằng chúng ta có thể làm được tất cả mọi sự bởi Đấng kiên cường chúng ta (Philiphe 4:13), và nhận ra rằng không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Người (Roma 8:35-39). Vì lý do ấy mà vào cuối đời của mình - như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ hai - Thánh Phaolô đã có thể nói rằng: "Chúa đã ở bên tôi" và "Người sẽ giải cứu tôi khỏi hết mọi cuộc tấn công xấu xa gian ác" (2Timotheu 4:17). Thánh Phaolô đã có được một cảm nghiệm Vượt Qua: Chúa đã giải thoát ngài.
Anh chị em thân mến, Giáo Hội nhìn ngắm hai vĩ nhân đức tin này và thấy hai Tông Đồ được giải thoát này quyền năng của Phúc Âm trên thế giới của chúng ta đây, chỉ vì trước hết bản thân các vị đã được giải phóng nhờ cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Chúa Giêsu không phán xét các vị hay hạ nhục các vị. Trái lại, Người đã chia sẻ với đời sống của các vị một cách thân thương và gần gũi. Người đã nâng đỡ các vị bằng lời nguyện cầu, thậm chí có những lúc đã khiển trách các vị để làm cho các vị đổi thay. Với Thánh Phêrô, Chúa Giêsu nhẹ nhàng nói rằng: "Thày đã cầu nguyện cho con để đức tin của con khỏi bị vấp ngã" (Luca 22:32). Và với Thánh Phaolô: "Saolê, Saolê, tại sao ngươi bách hại Ta" (Tông Vụ 9:4). Người cũng làm y như thế với chúng ta: Người bảo đảm với chúng ta về sự gần gũi cận kề của Người bằng việc nguyện cầu và chuyển cầu cho chúng ta trước nhan Chúa Cha, và nhẹ nhàng khiển trách chúng ta khi chúng ta sai lạc, nhờ đó chúng ta có thể có sức mạnh mà chỗi dạy và tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta.
Chúng ta cũng được Chúa chạm đến nữa; chúng ta cũng được giải thoát nữa. Tuy nhiên, chúng ta cần được giải thoát hết lần này đến lần khác, vì chỉ có Giáo Hội tự do mới là Giáo Hội khả tín. Như Thánh Phêrô, chúng ta được kêu gọi để thoát khỏi một thứ cảm quan thua bại nơi việc đánh cá thảm khốc đôi khi xẩy ra cho chúng ta. Thoát khỏi nỗi sợ hãi làm tê liệt chúng ta, khiến chúng ta tìm cách ẩn nấp nơi những gì là an toàn của mình, và bóc lột lòng can đảm làm ngôn sứ của chúng ta. Như Thánh Phaolô, chúng ta được kêu gọi thoát khỏi thứ dáng vẻ giả hình bề ngoài, khỏi khuynh hướng tỏ ra mình quyền hành thế lực trên thế gian này, hơn là những gì yếu hèn tạo nên cơ hội cho Thiên Chúa, thoát khỏi một thứ đạo đức làm cho chúng ta trở thành cứng ngắc và bất khả ứng biến uyển chuyển; thoát khỏi những dính dáng quyền lực bấp bênh cũng như khỏi nỗi sợ hãi bị hiểu lầm và bị tấn công.
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô lưu lại cho chúng ta hình ảnh về một Giáo Hội được ký thác vào tay của chúng ta, nhưng được Chúa trung thành và dịu dàng yêu thương dẫn dắt, vì chính Người là Đấng hướng dẫn Giáo Hội. Một Giáo Hội yếu đuối, nhưng có được sức mạnh bởi sự hiện diện của Thiên Chúa. Hình ảnh về một Giáo Hội được giải phóng và có thể cống hiến cho thế giới sự tự do mà chính thế giới không thể có được: tự do khỏi tội lỗi và chết chóc, khỏi tụt hậu, và khỏi cái cảm quan bất chính cùng niềm thất vọng khiến đời sống của con người nam nữ trong thời đại của chúng ta đây trở thành bất nhân.
Hôm nay, trong việc cử hành này cũng như sau đó nữa, chúng ta hãy đặt vấn đề xem thành phố của chúng ta, xã hội của chúng ta và thế giới của chúng ta cần tự do đến đâu? Bao nhiêu xiềng xích cần phải bị chặt đứt và bao nhiêu cánh cửa đóng chặt cần phải được mở ra! Chúng ta có thể giúp vào việc mang lại tự do này, thế nhưng, trước hết, chỉ khi nào chính bản thân chúng ta được giải thoát bằng những gì là mới mẻ của Chúa Giêsu, và biết bước đi trong tự do của Thánh Linh.
Hôm nay, các chư huynh Tổng Giám Mục của chúng ta lãnh nhận áo bào tổng giám mục. Dấu hiệu hiệp nhất với Phêrô này nhắc nhở sứ vụ của vị mục tử hiến mạng sống cho đàn chiên. Chính trong việc hiến mạng sống của mình, bản thân được giải thoát này trở thành phương tiện mang lại tự do cho anh chị em của mình. (Tới đây ĐTC nói về phái đoàn Giáo Hội chính thống đại diện tham dự mừng lễ quan thày Giáo Hội Công Giáo Roma).
Chúng tôi cầu nguyện chư huynh, cho hết tất cả các vị Mục tử, cho Giáo Hội và cho tất cả chúng ta, để, được Chúa Kitô giải phóng, chúng ta trở thành những tông đồ tự do trên khắp thế giới.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết
nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Huấn Từ Truyền Tin
Thân mến chào anh chị em,
Ở tâm điểm của bài Phúc Âm hôm nay (Mt 16:13-19), Chúa chất vấn các môn đệ của Người một câu hỏi quyết liệt: "Các con cho Thày là ai? (v.15). Đó là câu hỏi quan trọng Chúa Giêsu lập lại với chúng ta hôm nay đây: "Thày là ai đối với các con?" Thày là ai đối với các con, những con người đã chấp nhận đức tin nhưng vẫn sợ bắt đầu với Lời của Thày? Thày là ai đối với các con, những con người đã từng là Kitô hữu lâu năm kỳ cựu, nhưng đã đánh mất đi lòng sốt sắng ban đầu của mình chán chường với thói quen? Thày là ai đối với các con, những con người đang trải qua một giai đoạn khó khăn và cần tự phấn chấn để bắt đầu lại? Chúa Giêsu hỏi: Đối với các con thì Thày là ai? Hôm nay chúng ta hãy trả lời Người, thế nhưng phải là một câu trả lời xuất phát từ tấm lòng. Tất cả chúng ta hãy trả lời Người bằng tất cả tâm can của mình.
Trước câu hỏi ấy, Chúa Giêsu đã hỏi các vị môn đệ một câu khác: "Dân chúng cho Thày là ai?" (v.13). Đó là lời trắc nghiệm xem các ý nghĩ về Người và tiếng tăm của Người, thế nhưng vấn đề nổi danh lại không có nghĩa gì với Chúa Giêsu, đó không phải là loại trắc nghiệm ấy. Vậy thì tại sao Người lại đặt câu hỏi như vậy? Để nhấn mạnh đến một thứ khác biệt, đó là cái khác biệt nồng cốt của đời sống Kitô giáo. Có những con người dừng lại ở câu hỏi thứ nhất, đó là những ý nghĩ, và nói về Chúa Giêsu; có những con người, trái lại, nói với Chúa Giêsu, mang đến cho Người đời sống của mình, tham dự vào mối liên hệ với Người, thực hiện một bước quyết liệt. Đó là những gì làm cho Chúa thích thú, ở chỗ, Chúa là tâm điểm ý nghĩ của chúng ta, trở thành điểm đối chiếu của cảm xúc chúng ta; tóm lại, là tình yêu của cuộc sống chúng ta. Không phải là các ý nghĩ về Người; cái đó không thu hút Người. Người chú trọng đến tình yêu của chúng ta, Người có ở trong lòng của chúng ta hay không.
Các vị Thánh chúng ta cử hành hôm nay đã trải qua bước đường ấy và đã trở thành những vị chứng nhân. Bước đường từ ý nghĩ về Chúa Giêsu đến có được Chúa Giêsu trong lòng của các vị đó là thành các nhân chứng. Các vị không phải là thành phần khen tặng Chúa Giêsu, mà là thành phần noi gương bắt chước Người. Các vị không phải là những quan sát viên bàng quan mà là đóng vai chính đối với Phúc Âm. Các vị đã tin tưởng không phải bằng ngôn từ mà bằng việc làm. Thánh Phêrô không nói về sứ vụ mà là sống sứ vụ, ngài là một tay chài lưới con người ta; Thánh Phaolô không viết những tác phẩm học thức, mà là những bức thư về những gì ngài đã sống như ngài hành trình và làm chứng. Cả hai vị đều cống hiến đời sống của mình cho Chúa cũng như cho anh chị em các vị. Các vị phấn khích chúng ta, vì chúng ta có nguy cơ bị sa lầy ở câu hỏi thứ nhất, ở chỗ cống hiến những quan niệm và ý nghĩ, cống hiến những tư tưởng to tát cùng những lời mỹ miều, nhưng lại chẳng bao giờ biến thành hành động. Chúa Giêsu muốn chúng ta đặt mình vào đúng chỗ của nó. Chẳng hạn, biết bao nhiêu lần chúng ta nói rằng chúng ta muốn thấy một Giáo Hội trung thành với Phúc Âm hơn, gần với dân chúng hơn, có tính cách ngôn sứ và truyền giáo hơn, vậy mà, trong thực hành, chúng ta lại không làm gì! Thật là buồn khi thấy nhiều người nói năng, nhận định và tranh luận, nhưng lại có ít người làm chứng. Các nhân chứng không chỉ nói năng mà là sinh hoa kết trái. Thành phần chứng nhân không phàn nàn kẻ khác và thế giới này, nhưng lại bắt đầu nơi chính bản thân họ. Họ nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa không phải để được trưng bày mà là cần được chứng tỏ, bằng chứng từ của mình; không phải để loan báo bằng việc công bố mà để chứng thực bằng gương sống. Đó là những gì được gọi là "đặt mình vào đúng chỗ của nó".
Tuy nhiên, khi nhìn lại đời sống của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, một chống đối có thể nẩy sinh đó là các vị đều là những nhân chứng, thế nhưng các vị lại không luôn nêu gương - các vị đã là thành phần tội nhân mà! Thánh Phêrô đã chối Chúa và Thánh Phaolô đã bách hại Kitô hữu. Thế nhưng - vấn đề là ở chỗ này - các vị cũng làm chứng cho những thất bại của các vị nữa. Thánh Phêrô chẳng hạn, có thể nói với các vị Thánh ký rằng: "Xin đừng viết ra các lầm lỗi tôi gây ra", khiến Phúc Âm trở thành buồn cười. Nhưng không, câu chuyện của ngài vẫn bị lột trần, nó xuất hiện một cách sống sượng trong các Phúc Âm, với tất cả những gì là khốn nạn của nó. Thánh Phaolô cũng vậy, khi ngài thuật lại những lỗi lầm và yếu kém của mình trong các bức thư ngài gửi. Đó chính là chỗ bắt đầu chứng từ của ngài: ở sự thật về bản thân ngài, ở việc chiến đấu với tính cách giả hình và giả trá của ngài. Chúa có thể làm những việc vĩ đại qua chúng ta khi chúng ta không tìm cách bênh vực hình ảnh của mình, nhưng minh bạch với Ngài và với người khác. Hôm nay, anh chị em thân mến, Chúa đang chất vấn chúng ta. Câu chất vấn của Người vẫn là câu - đối với các con thì Thày là ai? Nó xoáy vào chúng ta. Bằng những vị chứng nhân của mình, Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Người thúc giục chúng ta hãy lột bỏ những chiếc mặt nạ của chúng ta ra, hãy từ bỏ những gì là nửa vời, những viện cớ làm cho chúng ta trở thành hâm hâm dở dở và tầm thường. Xin Đức Mẹ là Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, giúp chúng ta trong vấn đề này. Xin Mẹ thắp lên trong chúng ta ước muốn làm chứng cho Chúa Giêsu.
(Sau Kinh Truyền Tin ĐTC nói về Ngày Cầu Cho Lebanon 1/7/2021 và Ngày Kỷ Niệm Mừng 70 Năm Linh Mục của ĐTC Biển Đức XVI 29/6/1951-2021)
After the Angelus
Dear brothers and sisters,
The day after tomorrow, 1 July, a special day of prayer and reflection will take place in the Vatican. Together with the Heads of all the Churches present in the Land of the Cedars, we will let ourselves be inspired by the Word of the Scripture that says: “The Lord has plans for peace” (Jer 29: 11). I invite you all to join spiritually with us, praying that praying that Lebanon may recover from the serious crisis it is going through and show the world once again its face of peace and hope.
1 July will mark the 160th anniversary of the first edition of “L'Osservatore Romano”, the “party newspaper”, as I call it. Best wishes and many thanks for your service. Continue your work with fidelity and creativity.
And today marks an anniversary that touches the hearts of us all: 70 years ago, Pope Benedict was ordained a priest. [Applause] To you, Benedict, dear father and brother, goes our affection, our gratitude and our closeness. He lives in the monastery, a place intended to house the contemplative communities here in the Vatican, so that they could pray for the Church. He is now the contemplative of the Vatican, who spends his life praying for the Church and for the diocese of Rome, of which he is bishop emeritus. Thank you, Benedict, dear father and brother. Thank you for your credible witness. Thank you for your gaze, constantly directed towards the horizon of God: thank you!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết
nhấn mạnh tự ý bằng mầu