GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2021
ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B
Thân mến chào anh chị em,
Bài Phúc Âm cho phụng vụ hôm nay cho chúng ta
thấy có mấy
người luật sĩ và biệt phái cảm thấy ngỡ ngàng trước thái độ của Chúa Giêsu.
Họ cảm thấy quái gỡ vì các
môn đệ của Người cầm đồ ăn mà không thi hành những nghi thức thanh tẩy theo
truyền thống. Họ nói
với nhau rằng: "những kiểu hành
động như thế này là
những gì phản
lại với việc thực hành đạo giáo" (cf. Mk 7:2-5).
Chúng ta cũng có thể tự đặt vấn để: tại
sao Chúa Giêsu và các môn đệ của Người coi thường bỏ qua những
truyền thống này? Dù sao thì chúng đâu
phải là điều xấu, mà là những thói quen tốt lành theo nghi thức, chỉ là
chuyện rửa ráy trước khi ăn thôi mà. Tại sao Chúa Giêsu không tuân giữ nó
chứ? Vì, đối với Chúa Giêsu thì cần phải đem đức tin vào tâm điểm
của nó. Chúng ta thấy điều này đươc lập lại trong
Phúc Âm: việc mang đức tin trở lại tâm điểm. Để tránh đi cái nguy
cơ, xẩy ra cho
thành phần luật sĩ cũng như cho chúng ta, đó là việc tuân giữ những hình
thức bề ngoài, với tất cả tâm hồn và
đức tin. Nhiều lần chúng ta cũng "son phần" linh hồn của chúng ta. Tính cách
hình thức bề ngoài, chứ không phải tâm điểm đức tin thì đó là một nguy cơ.
Nó là nguy cơ về một thứ đạo nghĩa hình thức, ở chỗ bề ngoài có vẻ tốt đẹp
nhưng trong lòng lại không tinh sạch. Bao giờ cũng xẩy ra khuynh hướng muốn
"xếp đặt Thiên Chúa" bằng một thứ sùng mộ bề ngoài nào đó, nhưng Chúa Giêsu
không đặt ra thứ tôn thờ này. Chúa
Giêsu không muốn những hình thức bề ngoài, Người muốn một đức tin từ cõi
lòng.
Thật vậy, ngay sau đó, Người gọi dân chúng đến mà nói về một
sự thật quan trọng đó là: "không có
gì từ ngoài con người vào trong họ mà làm họ ra nhơ bẩn; mà là những điều
xuất phát từ con người mới làm cho họ ra nhơ bẩn" (v.15). Trái lại, những
thứ xấu xa được phát sinh chính "từ bên trong, từ cõi lòng" (v.21). Những
lời này có tính chất cách mạng, vì theo não trạng thời bấy giờ thì có một
số đồ ăn hay những giao tiếp bề ngoài làm cho con người ra nhơ bẩn. Chúa
Giêsu lật ngược lại quan điểm ấy, ở chỗ những gì từ ngoài vào thì không tác
hại, mà là những cái xuất phát từ bên trong.
Anh chị em thân mến, điều này cũng liên quan đến chúng ta nữa. Chúng ta thường
nghĩ rằng sự dữ chính yếu xuất phát từ bên ngoài: từ hành vi cử chỉ của người
khác, từ những ai nghĩ xấu về chúng ta, từ xã hội. Biết bao nhiêu lần chúng ta
trách móc kẻ
khác, xã hội, thế giới, về tất cả những gì xẩy ra cho chúng ta! Bao giờ cũng là
lỗi của "kẻ khác": đó là lỗi của người ta, của thành phần cai trị, do xui
xẻo bất hạnh, v..v. Dường như các thứ vấn đề bao giờ cũng từ bên ngoài. Chúng ta
bỏ giờ để trách móc; nhưng việc bỏ giờ ra trách móc kẻ khác là phí giờ. Chúng ta
trở nên giận dữ, đắng cay và đẩy lòng của chúng ta ra xa Chúa. Như những con
người trong bài Phúc Âm, thành phần phàn nàn, những con người cảm thấy quái dị,
những con người gây tranh luận và không chấp nhận Chúa Giêsu: Người ta không thể
nào thực sự đạo hạnh ở việc phàn nàn trách móc: phàn nàn trách móc gây ra độc
hại, nó dẫn anh chị em đến chỗ giận dữ, bất mãn và buồn khổ, khiến cõi lòng trở
nên khép kín lại trước Thiên Chúa.
Hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi việc
trách móc người khác - như trẻ con: "Không, không phải tôi! Nó do người này,
kẻ kia đó...". Trong nguyện
cầu, chúng ta hãy xin ơn đừng phung phí giờ giấc vào việc phóng uế thế giới
bằng những thứ phàn nàn than van,
vì điều này không phải là Kitô hữu. Trái lại, Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn vào đời sống và thế giới này từ trong cõi
lòng của chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào bên trong, chúng ta sẽ thấy hầu như
tất cả những gì chúng ta khinh khi bè ngoài. Nếu chúng ta thành thực xin
Chúa thanh tẩy tấm lòng của chúng ta, đó là lúc chúng ta sẽ bắt đầu làm cho
thế giới này trở nên sạch sẽ hơn. Vì có một cách bất khả bại để đánh
thắng sự dữ, đó là hãy bắt đầu chế ngự nó bên trong bản thân anh chi em.
Những Vị Giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội, các vị đan sĩ, khi được hỏi: "Đâu
là con đường thánh đức?", các vị thường nói rằng, bước đầu tiên đó là hãy
trách cứ bản thân mình: trách cứ bản thân mình. Trách cứ bản thân chúng ta.
Có bao nhiêu người trong chúng ta, trong ngày sống, vào một lúc nào đó trong
ngày, hay vào một giây phút nào đó trong tuần, có thể trách cứ bên trong bản
thân mình? “Yes, this on did this to me,
the other one … that is barbarity…”. But me? I do the same thing, or I do it
this way... Đó là khôn ngoan: ở chỗ học biết trách cứ bản thân anh chị em.
Hãy cố gắng làm như thế, nó sẽ giúp anh chị em. Nó làm cho tôi cảm thấy
tốt đẹp, khi tôi biết làm như thế, nhưng tốt cho cả chúng ta, cho hết mọi
người.
Xin Trinh Nữ Maria, Đấng đã
làm thay đổi lịch sử bằng việc thanh tẩy tấm lòng của Mẹ, giúp chúng ta
thanh tẩy bản thân chúng ta, bằng cách, trước
hết và trên hết, biết chế
ngự tính xấu trách
móc kẻ khác và phàn nàn về tất cả mọi sự.