GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2021
Thân ái chào anh chị em,
Phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một nam nhân "có nhiều sủa cải" (Mk 10:22), và là kẻ căn cứ vào quá khứ là "một chàng trai trẻ giầu có" (Mt 19:20-22). Chúng ta không biết tên của con người này. Phúc Âm Thánh Marco thực sự nói về anh ta là "một nam nhân", không hề đả động đến tuổi tác hay tên gọi của người này, như cho rằng tất cả chúng ta đều có thể thấy bản thân mình nơi con người ấy, như qua một tấm gương vậy. Việc hội ngộ của chàng ta với Chúa Giêsu quả cho phép chúng ta có thể trắc nghiệm đức tin của chúng ta. Khi đọc thấy câu truyện này, tôi hãy tự trắc nghiệm về đức tin của tôi.
Con người này bắt đầu bằng một câu hỏi: "Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?" (v.17). Hãy chú ý tới các động từ người này sử dụng: "cần phải làm" - "thừa hưởng". Đó là tính cách tôn giáo sống đạo của anh ta: một nhiệm vụ, một việc cần phải đạt thành; "tôi làm một cái gì đó để được cái tôi cần". Thế nhưng đó là một mối thân hữu có tính cách thương mai với Thiên Chúa, a quid pro quo (kiểu hòn đất ném đi hòn chì ném lại). Trái lại, đức tin không phải là một thứ nghi thức lạnh lùng máy móc, kiểu "phải làm mới được". Nó là vấn đề của tự do và tình yêu. Đức tin là một vấn đề về tự do, một vấn đề về tình yêu. Đây là bản trắc thứ nhất: Đối với tôi thì đức tin là gì? Nếu nó chính yếu là một nhiệm vụ hay là một thứ mặc cả thì chúng ta đã sai lệch, vì ơn cứu độ là một tặng ân chứ không phải là một nhiệm vụ, nó nhưng không và không thể mua sắm. Điều đầu tiên cần phải làm đó là vượt thoát bản thân mình cho khỏi một thứ đức tin có tính cách thương mại và máy móc, thứ đức tin luồn lách hình ảnh sai lầm về một vị Thiên Chúa kiểm kê tính toán và kiểm soát, chứ không phải là một người cha. Trong cuộc sống, chúng ta rất thường cảm nghiệm thấy mối liên hệ về thứ đức tin có tính cách thương mại này: tôi làm điều này để Chúa ban cho tôi điều kia.
Chúa Giêsu, tiến sang bước thứ 2, đã giúp đỡ nam nhân này bằng việc cống hiến cho anh ta chân dung của Thiên Chúa. Thật vậy, bản văn viết: "Chúa Giêsu đã trìu mến nhìn anh ta" (v.21): đó là Thiên Chúa! Đó là nơi đức tin đã xuất phát và được tái xuất: chứ không phải từ một nhiệm vụ nào hết, không phải từ một cái gì đó được thực hiện hay vay trả, mà là từ một cái nhìn yêu thương được đón nhận. Nhờ đó mà đời sống Kitô giáo mới trở nên mỹ miều, một khi nó không dựa vào những khả năng của chúng ta và những dự án của chúng ta; mà là vào ánh mắt của Thiên Chúa. Đức tin của anh chị em, hay đức tin của tôi có bị mệt mỏi hay chăng? Anh chị em có muốn hồi sức cho nó hay chăng? Hãy tìm kiếm ánh mắt của Thiên Chúa, ở chỗ, hãy ngồi xuống chiêm ngắm thờ lậy, hay đi làm hòa trong Tòa Giải tội, hãy đứng trước Đấng Chịu Đóng Đanh. Tóm lại, anh chị em đã để Người yêu thương. Đó là khởi điểm của đức tin, ở chỗ, hãy để cho Người yêu thương, cho Chúa Cha yêu thương.
Sau câu hỏi và cái nhìn ấy là bước thứ ba cũng là bước cuối cùng, đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu, Đấng đã nói: "Anh còn thiếu một điều". Đâu là cái người giầu này cón thiếu? Đó là việc ban phát đi một cách nhưng không. "Người hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó" (câu 21). Có lẽ đó cũng là những gì chúng ta còn thiếu nữa. Thường chúng ta chấp nhận những gì là tối thiểu thôi, trong khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy làm những gì tối đa có thể. Biết bao nhiêu lần chúng ta thỏa mãn với việc làm tròn nhiệm vụ của mình - những chỉ thị, một ít kinh nguyện, cùng nhiều điều tương tự như thế - trong khi Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta sự sống, xin chúng ta hãy làm sự sống bừng lên! Trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy rõ ràng sứ điệp này từ nhiệm vụ đến việc ban tặng; Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc nhắc lại các Giới răn: "Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp..., vân vân (v.19), để tiến đến một dự án tích cực, đó là "hãy đi bán, hãy ban tặng mà theo Tôi!" (v.21). Đức tin không thể nào bị giới hạn vào việc "chớ này đừng kia", vì đời sống Kitô giáo là một "chấp nhận", "chấp nhận" yêu thương.
Anh chị em thân mến, một đức tin không ban phát, một đức tin không có tinh cách trao tặng là một đức tin không trọn vẹn. Chúng ta có thể so sánh nó với thứ lương ăn ngon lành bổ béo mà lại thiếu hương vị, hay như một trò chơi hay dở nào đó mà thiếu đích nhắm: không, nó không tốt, vì thiếu "muối". Một đức tin không ban phát, thiếu trao tặng, thiếu các việc bác ái, thì cuối cùng sẽ làm cho chúng ta buồn sầu: giống hệt con người có "bộ mặt sa sầm" và "sầu não" trở về nhà vậy, cho dù anh ta có được Chúa Giêsu đích thân trìu mến nhìn chăng nữa. Hôm nay chúng ta có thể tự vấn xem: "Đức tin của tôi đang ở chỗ nào đây? Tôi có cảm thấy nó như máy móc hay chăng, như một mối liên hệ theo nhiệm vụ hay tha thiết với Thiên Chúa? Tôi có nhớ nuôi dưỡng đức tin bằng việc để cho mình được Chúa Giêsu nhìn ngắm và yêu thương hay chăng? Hãy để mình được Chúa Giêsu nhìn ngắm và yêu thương, hãy để cho Chúa Giêsu nhìn ngắm và yêu thương. "Và nếu được Người lôi kéo, tôi có tự do đáp ứng hay chăng, một cách quảng đại, bằng tất cả tấm lòng của chúng ta?"
Xin Trinh Nữ
Maria, Đấng đã thưa "vâng" trọn vẹn với Thiên Chúa, một tiếng "xin vâng" không
hề có "nhưng" - không phải là dễ dàng thưa "vâng"
mà không có "nhưng" đâu: Đức Mẹ đã chỉ biết thưa "vâng" không hề "nhưng" - chúng
ta hãy tô đậm nét mỹ miều này bằng cách biến sự sống thành một tặng
ban.