GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2021

 

 

ĐẠI DỊCH COVID-19: HUẤN DỤ CHỮA LÀNH CỦA ĐTC PHANXICÔ

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL, chuyển dịch và tuyển hợp

 

Kể từ khi bắt đầu có lệ triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, với Thánh Giáo Hoàng gioan XXIII (28/10/1958 - 3/6/1963), bắt đầu từ ngày 5/9/1959, và buổi triều kiến chung hằng tuần này được lợi dụng để giảng dạy giáo lý cho cộng đồng dân Chúa, bắt đầu từ Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, thì các bài giáo lý thường theo chủ đề về tín lý, như Kinh Tin Kính, về phụng vụ, như Các Bí Tích, về tu đức, như Cầu Nguyện, về luân lý như 10 Điều Răn v.v. Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9/2020, đề tài của các bài giáo lý có một tên gọi khác hẳn, thiên về xã hội, đó là Giáo Lý Chữa Lành, với 9 bài, liên quan đến đạio dịch covid-19, được ĐTC Phanxicô dẫn giải và huấn dụ cộng đồng dân Chúa nói riêng và cộng đồng nhân loại nói chung.

Trong loạt 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội trong Nạn Đại Dịch Covid-19 ấy, người chuyển dịch này có thể tóm gọn chủ trương của ngài vào 5 điểm chính yếu và then chốt bất khả thiếu như thế này:

- Xã hội loài người tân tiến hiện nay đã vốn bị đủ mọi bệnh hoạn về nhân bản, nhưng đại dịch covid-19 càng làm cho các chứng bệnh ấy trầm trọng hơn (1);

- Nhờ đó con người mới có thể diệt trừ một thứ vi khuẩn còn nguy hiểm và kinh khủng tàn ác hơn nữa đó là vi khuẩn vị kỷ và dửng dưng lãnh đạm (2);

- Chỉ có thế, con người mới có thể thoát ra khỏi nạn đại dịch covid-19 một cách tốt đẹp hơn, bằng không sẽ càng trở nên tồi tệ hơn (3).  

- Bởi vậy, để có thể chiến đấu với đại dịch covid-19 toàn cầu nguy hiểm và tệ hại ấy, con người, trước hết và trên hết, phải biết đoàn kết với nhau hơn (4);

- Và còn cần phải đoàn kết với nhau trong cả việc quyết tâm áp dụng các nguyên tắc tối yếu của giáo huấn về xã hội của Giáo Hội Công giáo nữa (5).

 

1- Đại Dịch Covid-19: Trầm trọng hóa một xã hội bệnh hoạn

Bài Giáo Lý 2 (12/8/2020):

Vi khuẩn corona không phải chỉ là một thứ bệnh cần phải đối chọi, mà dịch bệnh này còn tỏ cho thấy rõ hơn nữa những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa. Một trong những thứ bệnh hoạn ấy là một nhãn quan lệch lạc méo mó về con người, một quan điểm coi thường nhân phẩm và mối liên hệ của con người.

Bài Giáo Lý 3 (19/8/2020):

Chứng dịch bệnh này đã phơi bày ra tình trạng khốn khổ của người nghèo, cùng với tình trạng bất bình đẳng sâu nặng đang ngự trị thế giới này. Con vi khuẩn ấy, trong khi nó không phân biệt con người ta, thì lại cho thấy, trên con đường tàn phá của nó, cả những gì là bất bình đẳng và kỳ thị sâu nặng nữa. Và nó lại càng làm trầm trọng thêm những tình trạng bất bình đẳng và kỳ thị này!

Bài Giáo Lý 9 (30/9/2020):

Một thứ vi khuẩn nhỏ bé đang tiếp tục gây ra các vết thương sâu đậm và đang phơi bày ra tất cả những gì là mềm yếu dễ bị tổn thương của chúng ta về cả thế lý, xã hội và tâm linh. Nó đã lột trần tình trạng bất bình đẳng to lớn đang thống trị thế giới này: tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về các thứ sản vật, bất bình đẳng về vấn đề tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, về giáo dục: hằng triệu triệu con trẻ không thể đến trường, và cứ thế mà liệt kê. Những thứ bất công này một là những gì tự nhiên xẩy ra, hai là những gì bất khả tránh. Chúng là công việc của con người, chúng xuất phát từ một thứ mẫu thức phát triển xa rời các thứ giá trị sâu xa nhất. Tình trạng hoang phí lương thực: bằng những thứ hoang phí này người ta có thể nuôi được những người khác. Điều này đã khiến cho nhiều người mất hy vọng và càng gia tăng tình trạng bất ổn và đau thương.

 

2- Đại Dịch Covid-19: Không tác hại bằng vi khuẩn bất nhân

Bài Giáo Lý 2 (12/8/2020):

Vi khuẩn corona không phải chỉ là một thứ bệnh cần phải đối chọi, mà dịch bệnh này còn tỏ cho thấy rõ hơn nữa những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa. Một trong những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa ấy là một nhãn quan lệch lạc méo mó về con người, một quan điểm coi thường nhân phẩm và mối liên hệ của con người. Có những lúc chúng ta nhìn người khác như là những thứ đồ vật, cần được sử dụng và loại bỏ. Loại quan điểm này thực sự là mù quáng và dung dưỡng thứ văn hóa cá nhân chủ nghĩa và hung hăng sa thải nhau, thứ văn hóa biến con người thành một thứ sản vật để tiêu thụ.

Là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không muốn trở thành dửng dưng lãnh đạm hay chỉ biết đến bản thân mình. Hai thái độ không hay này đang chạy ngược chiều với những gì là hòa hợp. Thái độ dửng dưng lãnh đạm, ở chỗ, tôi nhìn về hướng khác. Thái độ chỉ biết đến bản thân, ở chỗ chỉ tìm kiếm lợi lộc riêng tư của mình mà thôi. 

Bất cứ khi nào xẩy ra vị kỷ là cái nhìn của chúng ta không còn vươn tới người khác, tới cộng đồng, mà chỉ tập trung vào bản thân chúng ta, và điều ấy biến chúng ta trở thành dị ngợm, ghê tởm và vị kỷ, hủy hoại đi tình trạng hòa hợp.

Trong khi Tất cả chúng ta hoạt động để thực hiện việc chữa trị một thứ vi khuẩn tấn công mọi người bất kỳ ai, thì đức tin huấn dụ chúng ta hãy nghiêm cẩn và chủ động dấn thân chiến đấu với những gì là dửng dưng lạnh lùng trước những vi phạm đến phẩm giá của con người. Thứ văn hóa dửng dưng lãnh đạm này cùng với nền văn hóa sa thải loại trừ nhau, ở chỗ, những gì không gây ảnh hưởng gì cho tôi thì không khiến cho tôi cần phải chú ý tới. Đức tin bao giờ cũng đòi hỏi là chúng ta hãy để mình được chữa lành và hoán cải chủ nghĩa cá nhân của chúng ta, về phương diện cá nhân hay tập thể, cá nhân chủ nghĩa đảng phái chẳng hạn.

Bài Giáo Lý 3 (19/8/2020):

Việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện. Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này, thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn, đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ, và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội.

Nếu vi khuẩn này đã gia tăng trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và những ai yếu mềm dễ bị tổn thương, thì chúng ta cần phải làm đổi thay thế giới ấy. Theo gương Chúa Giêsu, vị y sĩ của tình yêu thần linh toàn diện, tức là của việc chữa lành cả thế lý, xã hội và tâm linh (xem Jn 5:6-9) - như việc chữa lành ấy được Chúa Giêsu thực hiện - chúng ta cần phải bắt tay ngay lúc này đây, để chữa lành những thứ dịch bệnh gây ra bởi các thứ vi khuẩn tí ti, vô hình, cũng như để chữa lành những thứ vi khuẩn gây ra bởi những thứ bất công sâu nặng và hữu hình. 

Bài Giáo Lý 4 (26/8/2020):

Bệnh dịch này đã phơi bày ra và làm trầm trọng hóa các vấn đề về xã hội, trên hết là vấn đề bất bình đẳng. Một số người có thể làm việc ở nhà, trong khi nhiều người khác lại bất khả. Một số trẻ em, bất chấp khó khăn, vẫn có thể tiếp tục được học hành, trong khi đó rất nhiều em khác lại đột nhiên bị trở ngại việc học hành của mình. Một số các quốc gia quyền lực có thể tung tiền để giải quyết cuộc khủng hoảng này, thì cuộc khủng hoảng này lại có nghĩa là cầm cự nợ nần trong tương lai đối với các quốc gia khác.

Những triệu chứng bất bình đẳng này cho thấy một chứng bệnh về xã hội; nó là một thứ vi khuẩn xuất thân từ một nền kinh tế bệnh hoạn. Chúng ta cần phải nói giản dị là nền kinh tế này bệnh hoạn. Nó đã bị bệnh. Nó bệnh hoạn. Nó là hoa trái của tình trạng tăng trưởng kinh tế mất cân bằng - tình trạng tăng trưởng mất cân bằng là bệnh hoạn - bất chấp những giá trị nhân bản cốt yếu. Trong thế giới ngày nay, một ít người giầu có sở hữu còn hơn cả toàn thể phần còn lại của nhân loại nữa.

Chúng ta đang tiến đến chỗ cận kề với những gì là vượt quá nhiều hạn mức của hành tinh tuyệt vời của chúng ta, với các hậu quả trầm trọng bất khả cứu vãn: từ tình trạng bị mất đi tính chất đa dạng về sinh thể học, cùng với tình trạng thay đổi khí hậu, đến tình trạng mực nước dâng lên, và tình trạng hủy hoại các khu rừng ở miền nhiệt đới. Tình trạng bất bình đẳng về xã hội, và tình trạng suy thoái về môi sinh là những gì đi với nhau và có cùng một nguồn cội (see Encyclical, Laudato Si’, 101), đó là thứ tội muốn chiếm hữu và muốn thống trị anh chị em của mình, muốn chiếm hữu cũng như muốn thống trị thiên nhiên tạo vật và chính Thiên Chúa nữa. 

Bài Giáo Lý 5 (2/9/2020):

Chúng ta xây lên những cái tháp cùng với những nhà chọc trời, thế nhưng chúng ta lại hủy hoại cộng đồng. Chúng ta muốn hiệp nhất các dinh thự và các ngôn ngữ lại với nhau, thế nhưng chúng ta lại tàn sát đi những gì là phong phú của văn hóa. Chúng ta muốn trở thành chủ nhân ông của Trái Đất này, thế nhưng chúng ta lại hủy hoại tính chất đa dạng về sinh thể và mức quân bình về môi sinh. 

Một cục gạch còn quí hơn là một sự sống con người. Hết mọi người trong chúng ta hãy nghĩ đến những gì đang xẩy ra hôm nay đây. Tiếc thay, một cái gì đó theo kiểu mẫu ấy vẫn còn có thể xẩy ra cả đến hôm nay nữa. Khi các phần đầu tư bị rơi ở thị trường tài chính, thì tất cả mọi cơ quan tường trình tin tức - chúng ta đã thấy điều này nơi các tờ nhật báo trong các ngày này đây. Cả bao nhiêu là ngàn con người ta bị gục ngã xuống bởi đói khổ và nghèo khổ, thì lại chẳng có ai nói tới hết.

Bài Giáo Lý 6 (9/9/2020):

Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua đây là do dịch bệnh đang ảnh hưởng đến hết mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau tìm kiếm công ích; bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó một cách tệ hơn. Tiếc thay, chúng ta lại thấy các thứ khuynh hướng lợi lộc phe đảng đang xuất hiện. Chẳng hạn, có một số muốn giành lấy các giải quyết khả dĩ cho bản thân mình thôi, như trong trường hợp các thứ thuốc chủng ngừa, để sau đó đem bán chúng cho người khác. Một số lại lợi dụng tình hình để xui bẩy chia rẽ, bằng việc tìm kiếm các thứ thuận lợi về kinh tế hay chính trị, gây ra hay càng làm trầm trọng thêm các tình hình xung khắc. Có những người lại không lưu tâm gì đến tình trạng khổ đau của người khác, nhìn thấy rồi bỏ qua (see Lk 10:30-32). Họ là thành phần sùng mộ Philatô, phủi tay trước tình trạng khổ đau của kẻ khác.

Trái lại, nếu những vấn đề giải quyết dịch bệnh này mang dấu vết vị kỷ, cho dù là bởi con người ta, bởi thương trường hay bởi quốc gia, chúng ta có lẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona này, nhưng chắc chắn chúng ta không thoát khỏi cuộc khủng hoảng về nhân bản và xã hội được làm sáng tỏ và nổi bật lên ấy bởi thứ vi khuẩn này. Vì thế hãy cẩn thận đừng xây nhà trên cát (see Mt 7:21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, bao gồm, công chính và an bình, chúng ta cần phải thực hiện như thế trên nền đá của công ích (ibid. 10). Công ích là một tảng đá. Đó là công việc của hết mọi người, không phải của một thiểu số chuyên viên.

Bài Giáo Lý 7 (16/9/2020):

Việc khai thác bóc lột tạo vật: đó là một thứ tội. Chúng ta tin rằng chúng ta đóng vai chính yếu, bằng việc chiếm chỗ của Thiên Chúa, để chúng ta hủy hoại đi tình trạng hòa hợp của thiên nhiên tạo vật, tình trạng hòa hợp của dự án Thiên Chúa. Chúng ta đã trở nên những con thú ăn thịt sống (predators), quên rằng ơn gọi của chúng ta chỉ là những quản trị viên của sự sống thôi.

Bài Giáo Lý 9 (30/9/2020):

Đó là lý do tại sao, để thoát khỏi dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần phải tìm cách chữa trị chẳng những vi khuẩn corona là những gì quan trọng, mà còn cả những thứ vi khuẩn to lớn về con người và kinh tế xã hội nữa. Không được giấu diếm chúng hay sơn phết chúng để không còn thấy được chúng nữa. 

Chúng ta thực sự không thể mong đợi một mẫu thức kinh tế nhắm tới việc phát triển một cách bất công và bất khả vững chắc để giải quyết các thứ vấn đề trục trặc của chúng ta. Vấn đề ở đây là không thể, như đã không thể và vẫn sẽ không thể xẩy ra, bất chấp có một số tiên trỉ giả cứ tiếp tục hứa hẹn "nhỏ giọt / trickle-down" chẳng bao giờ xẩy ra (“Trickle-down effect” in English, “derrame” in Spanish - see Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, 54: "một số người vẫn tiếp tục bênh vực cho các thứ thuyết nhỏ giọt / trickle-down theories chủ trương rằng việc tăng trưởng về kinh tế được kích thích bởi vấn đề tự do mậu dịch sẽ chắc chắn thành đạt trong việc mang lại sự công bằng và sự bao gồm hơn nữa trên thế giới - người dịch trích nguyên văn câu ở đoạn 54 của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm cho rõ hơn.)

Chính anh chị em đã nghe được thuyết cái ly, đó là thứ lý thuyết chủ trương rằng cái ly cần phải đầy, thì mức tràn đầy của nó mới trào xuống cho người nghèo và các người khác, nhờ đó họ mới giầu có được. Nhưng vẫn đang xẩy ra hiện tượng đó là cái ly bắt đầu đầy lên, và khi nó gần càng tăng lên, tăng lên, tăng lên, mà chẳng bao giờ trào ra hết. Chúng ta cần phải thận trọng.

 

3- Đại Dịch Covid-19: Thoát khỏi đại dịch tốt hơn hay tệ hơn

Bài Giáo Lý 3 (19/8/2020):

Tất cả chúng ta đều tỏ ra lo lắng về các hậu quả về xã hội gây ra bởi dịch bệnh này. Tất cả chúng ta. Nhiều người muốn trở lại với những gì là bình thường, và tái tấu các hoạt động về kinh tế. Thật sự là thế, tuy nhiên, "cái bình thường" này lại không thể bao gồm cả những gì là bất công về xã hội và những gì làm suy thoái môi sinh. Dịch bệnh này là một thứ khủng hoảng, và chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này giống như trước đó: một là chúng ta thoát ra khá hơn, hay là chúng ta thoát ra tệ hơn. Chúng ta cần phải thoát ra khỏi đó tốt hơn, trong việc đối đầu với bất công xã hội và tình trạng tác hại môi sinh.  

Bài Giáo Lý 4 (26/8/2020):

Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Thứ dịch bệnh này đang đang đẩy chúng ta vào cuộc khủng hoảng. Thế nhưng, chúng ta hãy nhớ rằng sau bất cứ một cuộc khủng hoảng nào, con người ta không còn như trước nữa. Chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy tốt hơn, hay tệ hơn. Đó là sự chọn lựa của chúng ta. Sau cuộc khủng hoảng này, chẳng lẽ chúng ta sẽ tiếp tục guồng máy kinh tế bất công xã hội, cùng với việc suy giảm chăm sóc cho môi sinh, cho tạo vật, cho ngôi nhà chung của chúng ta hay sao? Chúng ta hãy nghĩ về điều ấy. Chớ gì các cộng động Kitô hữu của thế kỷ 21 này phục hồi lại thực tại này - đó là chăm sóc cho tạo vật và công bằng xã hội, cả hai đi với nhau... - có thế chúng ta mới minh chứng cho cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. 

Bài Giáo Lý 5 (2/9/2020):

Bởi thế, ngày nay, tình đoàn kết là con đường dẫn đến thế giới thời hậu dịch bệnh, đến việc chữa lành các thứ bệnh hoạn về tình trạng liên cá thể và xã hội. Không còn một cách nào khác. Một là chúng ta tiến bước theo con đường liên kết này, hay là những gì sẽ trở nên tệ hại hơn. Tôi muốn lập lại điều này: người ta không thể nào ra khỏi một cuộc khủng hoảng mà lại vẫn nguyên như cũ. Dịch bệnh này là một cuộc khủng hoảng. Chúng ta ra khỏi một cuộc khủng hoảng một là khá hơn hay là tệ hơn trước đó. Tùy chúng ta chọn lựa. Và tình đoàn kết thực sự là đường lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn, không phải bằng một cuộc thay đồi nông cạn hời hợt, hay bằng một lớp sơn mới làm cho hết mọi sự giống như thể tốt đẹp. Không phải thế. Mà là tốt đẹp hơn nữa!

Bài Giáo Lý 8 (23/9/2020):

Nhiều người thường không thể tham phần vào việc tái thiết công ích, vì họ là những kẻ bị loại trừ, bị tẩy chay hay bị khinh thường; có những nhóm hoạt động xã hội không thể tiếp tục góp phần của mình, vì họ bị tắc nghẽn về kinh tế hay xã hội. Ở trong một số xã hội, nhiều người không được tự do bày bỏ niềm tin của họ cùng với các giá trị của họ, những ý nghĩ của họ: nếu họ cứ tỏ hiện những điều ấy thì sẽ bị giam nhốt. Ở nơi khác, nhất là ở thế giới tây phương, nhiều người phải kìm nén những niềm xác tín về đạo lý hay đạo giáo của mình. Thế thì không thể nào thoát được cuộc khủng hoảng này, hay ít là thoát được nó tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ thoát khỏi nó tệ hơn.

Một là chúng ta cùng làm, hay không thành công. Một là chúng ta cùng nhau thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, tất cả mọi lãnh vực của xã hội, hai là chúng ta sẽ chẳng bao giờ thoát được nó. Không xẩy ra như thế được. Để thoát được cuộc khủng hoảng này không có nghĩa là đánh bóng các tình hình hiện nay, để chúng có thể hiện lên một cách chính đáng hơn. Không. Để thoát được cuộc khủng hoảng này nghĩa là thực hiện việc thay đổi, và việc thay đổi thực sự được hết mọi người góp phần, tất cả mọi người làm nên một dân tộc. Tất cả mọi ngành nghề, tất cả những ngành nghề ấy. Hết mọi sự với nhau, hết mọi người trong cộng dồng. Nếu hết mọi người không đóng góp thì kết quả sẽ là tiêu cực.

 

4- Đại Dịch Covid-19: Chỉ có thể đối chọi bằng tình đoàn kết

Bài Giáo Lý 2 (12/8/2020):

Dịch bệnh này đã càng cho thấy hết mọi người đều mềm yếu dễ bị tổn thương và liên kết với nhau ra sao. Nếu chúng ta không chăm sóc cho nhau, bắt đầu từ những người hèn kém nhất, với những con người bị ảnh hưởng nhất, bao gồm cả thiên nhiên vạn vật, chúng ta sẽ không thể nào chữa lành được thế giới này.

Bài Giáo Lý 3 (19/8/2020):

Bởi thế, việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện. Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này, thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn, đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ, và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội. Trong việc đáp ứng chữa lành nhị diện này có một chọn lựa, theo Phúc Âm, không thể bỏ qua, đó là việc quan tâm hơn đến người nghèo.

Thật là đáng buồn khi thuốc chủng ngừa Covid-19 chỉ ưu tiên cho thành phần giầu có nhất! Thật là đáng buồn khi thuốc chủng ngừa này trở thành sở hữu của quốc gia này hay quốc kia kia, hơn là toàn cầu và cho chung tất cả mọi người. Thất là tệ hại biết bao khi mà tất cả mọi trợ giúp về kinh tế chúng ta đang thấy xẩy ra - hầu hết là tiền của chung - được tập trung vào việc phục hồi những ngành kỹ nghệ, chứ không đóng góp cho việc bao gồm cả những ai bị loại trừ, bao gồm việc thắng tiến thành phần hèn kém nhất, cho công ích hay cho việc chăm sóc thiên nhiên tạo vật (ibid). Có những tiêu chuẩn chọn lựa để biết đâu là những ngành kỹ nghệ cần phải được giúp đỡ: đó là những tiêu chuẩn nào góp phần vào việc bao gồm những ai bị loại trừ, vào việc thăng tiến kẻ hèn mọn nhất, vào công ích và vào việc chăm sóc cho thiên nhiên tại vật. Bốn tiêu chuẩn tất cả.

Bài Giáo Lý 5 (2/9/2020): 

Dịch bệnh hiện nay đã đẩy mạnh tình trạng liên thuộc của chúng ta, ở chỗ, tất cả chúng ta đều liên kết với nhau, để nên tốt hơn hay trở thành tệ hơn. Bởi thế, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách tốt hơn trước đây, chúng ta cần phải cùng nhau thực hiện như vậy, cùng nhau, chứ không phải là lẻ loi cô độc. Cùng nhau. Không cô độc, vì không thể làm như thế được. Một là cùng nhau thực hiện, hay là không. Chúng ta cần phải cùng nhau mà làm, tất cả chúng ta, trong mối liên kết.

 

"Chữ 'liên kết' được hiểu hơi yếu và có những lúc được hiểu một cách kém cỏi, thế nhưng, nó ám chỉ đến một điều gì đó khác hơn là một ít hành động rời rạc - tác hành lẻ tẻ khác thường - của lòng quảng đại". Hơn thế nhiều! "Nó bao gồm việc sáng tạo của một thứ tâm thức mới; một tâm thức mới nghĩ đến cộng đồng cùng với những gì là ưu tiên của sự sống, phải vượt lên trên việc chiếm hữu các sản vật bởi một thiểu số nào đó" (Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, 188). Đó là ý nghĩa của "mối liên kết". Nó không phải chỉ là vấn đề giúp đỡ người khác - làm vậy cũng tốt, nhưng còn hơn thế nữa - nó là một vấn đề của công lý (see Catechism of the Catholic Church, 1938-1949). Tình trạng liên thuộc, để được liên kết với nhau và sinh hoa kết trái, cần phải ăn sâu cắm chặt vào nhân loại và thiên nhiên là những gì được Thiên Chúa dựng nên; cần phải tôn trọng các khuôn mặt và trái đất này.

Ở giữa các cuộc khủng hoảng này thì tình đoàn kết, được hướng dẫn bởi đức tin, là những gì giúp cho chúng ta có thể chuyển tình yêu của Thiên Chúa thành nền văn hóa toàn cầu hóa của chúng ta, chứ không phải bằng việc xây lên các tháp ngà dinh thự hay là các bức tường - và có biết bao nhiêu là những bức tường đang được xây lên hôm nay đây! - những bức tường chia rẽ, thế rồi sụp đổ, thế nhưng, phải bằng việc nối kết các cộng đồng, và việc duy trì các tiến trình tăng trưởng thật là nhân bản và vững chắc. Tình đoàn kết là những gì sẽ giúp làm như thế. Tôi muốn đặt vấn đề là: tôi có nghĩ đến các nhu cầu của người khác hay chăng? Xin hết mọi người hãy trả lời thật lòng mình.

Bài Giáo Lý 6 (9/9/2020):

Một thứ vi khuẩn không biết gì về các thứ rào cản, các thứ ranh giới, hay các thứ phân biệt về văn hóa hoặc chính trị, là thứ vi khuẩn cần phải đương đầu bằng một tình yêu thương vắng chướng vật, vô biên giới hay bất phân biệt. Tình yêu thương này có thể làm phát sinh ra các cấu trúc xã hội phấn khich chúng ta chia sẻ hơn là đối chọi, giúp cho chúng ta có thể bao gồm thành phần mềm yếu dễ bị tổn thương nhất, chứ không tẩy chay loại trừ họ, giúp cho chúng ta thể hiện những gì tốt đẹp nhất nơi bản tính của nhân loại chứ không phải là những gì tệ hại nhất. Tình yêu thương chân thật không chấp nhận thứ văn hóa thải trừ, nó không hề biết đến thứ văn hóa này. 

Bài Giáo Lý 7 (16/9/2020):

Để thoát khỏi một thứ dịch bệnh, chúng ta cần phải lưu ý đến nhau và chăm sóc cho nhau. Lưu ý đến nhau và chăm sóc cho nhau. Chúng ta cần phải hỗ trợ những ai chăm sóc cho những người yếu kém nhất, những bệnh nhân và lão nhân. À, đang có một khuynh hướng tẩy chay người già, khuynh hướng bỏ rơi họ. Đó là những gì xấu xa. 

Chúng ta cũng cần phải trải dài việc chăm sóc này với cả ngôi nhà chung của chúng ta nữa: với trái đất này cũng như với hết mọi thụ tạo. Tất cả mọi hình thức của sự sống đều được tương liên với nhau (see ibid 137-138), và sức khỏe của chúng ta đều lệ thuộc vào sức khỏe của hệ sinh thái được Thiên Chúa tạo dựng nên và ủy thác cho chúng ta chăm sóc (see Gen 2:15). Nếu lạm dụng chúng, thì đó là một trọng tội gây thiệt hại cho chúng ta và tác hại đến chúng ta, khiến chúng ta bị bệnh (cf. LS 8; 66). 

Bài Giáo Lý 8 (23/9/2020):

Để thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng, như cuộc khủng hoảng hiện nay, một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, đồng thời cũng là một cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế nữa, thì hết mọi người chúng ta được kêu gọi để lãnh nhận trách nhiệm về phần của mình, tức là chia sẻ trách nhiệm với nhau.

Để thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng, cần phải thực thi nguyên tắc bổ trợ, tỏ ra tôn trọng tính cách tự lập và khả năng sáng kiến nơi hết mọi người, nhất là thành phần hèn kém nhất. ... Chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc bổ trợ giúp hết mọi người có thể đảm nhận vai trò của mình cho việc chữa lành, cũng như cho định mệnh của xã hội. Việc áp dụng nó, áp dụng nguyên tắc bổ trợ này là những gì cống hiến niềm hy vọng, cống hiến niềm hy vọng cho một tương lai lành mạnh hơn và cống chính hơn; chúng ta hãy cùng nhau kiến tạo nên tương lai này, khát vọng những gì cao cả hơn, nới rộng các chân trời và lý tưởng của chúng ta (See Discourse to students at the Fr. Félix Varela Cultural Center, Havana – Cuba, 20 September 2015).

 

5- Đại Dịch Covid-19: Chỉ có thể giải quyết bằng giáo huấn xã hội

Bài Giáo Lý 1 (5/8/2020):

Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá ra truyền thống về xã hội của Giáo Hội Công Giáo, có thể giúp gia đình nhân loại ra sao trong việc chữa lành một thế giới đang khổ sở bởi những bệnh hoạn trầm trọng.

Tôi xin trích lại những nguyên tắc chính chặt chẽ liên kết với nhau, như: nguyên tắc về phẩm giá của con người, nguyên tắc về công ích, nguyên tắc về ưu tiên cho người nghèo, nguyên tắc về mục đích phổ quát đối với của cải, nguyên tắc về tình đoàn kết, về tính cách bổ trợ, nguyên tắc về việc chăm sóc ngôi nhà chung. Những nguyên tắc này giúp cho những vị lãnh đạo, những ai có trách nhiệm với xã hội, để nuôi dưỡng việc tăng trưởng, cũng như, trong trường hợp dịch bệnh này, để dưỡng nuôi việc chữa lành các tầng lớp cá nhân và xã hội.

Bài Giáo Lý 9 (30/9/2020):

Trong các tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau, bằng ánh sáng Phúc Âm, chia sẻ về cách thức làm sao để có thể chữa lành thế giới đang đau khổ, bởi một thứ bệnh hoạn đã được nạn dịch bệnh hiện nay nhấn mạnh và làm nổi bật. Thứ bệnh hoạn này vốn đã có đó: cơn dịch bệnh hiện nay càng nhấn mạnh hơn, càng làm nổi bật hơn nữa. Chúng ta đã duyệt qua những con đường về nhân phẩm, về tình đoàn kết và về tính cách bổ trợ, những con đường thiết yếu để phát động nhân phẩm và công ích. Là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta đã đề ra việc theo bước chân của Người, quan tâm đến người nghèo, xét lại việc sử dụng các sản vật về thể lý, và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Giữa cơn dịch bệnh đang bủa vây chúng ta, chúng ta bám lấy các nguyên tắc nơi giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, để mình được hướng dẫn bởi đức tin, đức cậy và đức mến. Ở nơi đây, chúng ta mới thấy được những gì trợ giúp vững chắc để trở thành những con người biến đổi biết mơ mộng lớn lao, những con người không bị ngăn chặn bởi tính chất bần tiện hèn hạ chỉ gây ra chia rẽ và đớn đau, mà là những con người phấn khích thế hệ này cho một thế giới mới tốt đẹp hơn.